ThS. ĐỖ THỊ LỢI Sản phẩm thu hoạch của cây lúa là hạt, muốn năng suất lúa cao, chất lượng tốt, giá thành hạ cần bón phân cân đối và hợp lý, đặc biệt là tỷ lệ bón phân giữa đạm và kali. Bón phân cho lúa theo qui luật "2 xanh - 2 vàng" là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cho cây lúa đạt năng suất, chất lượng cao.
Xanh 1: Là bộ lá trên cây lúa có màu xanh đẹp từ lúc gieo mạ (sạ lúa) cho đến kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (khoảng 30-40 ngày sau khi gieo sạ tùy thời gian sinh trưởng từng giống). Giai đoạn này cây lúa cần nhiều lân, đạm, ít kali. Thường bón cho lúa sạ, cấy khoảng 70-80% lượng đạm +1 00% lân + 30-50% kali.
Bón phân cho "Xanh 1" chia ra làm hai lần. Bón lót 100% phân chuồng, phân lân + 30-50% lượng đạm + 20-30% kali và bón thúc sớm đợt 1: 20-30% lượng đạm + 20% lượng kali, giúp cho cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ sớm, đẻ tập trung. Rút cạn nước hai lần, lần một khoảng 5-7 ngày sau bón thúc đợt 1 khoảng 5 ngày. Lần hai khoảng 7-10 ngày khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu có tác dụng hạn chế cây lúa đẻ nhánh vô hiệu. Tỷ lệ bón cân đối đạm, lân, kali đơn cho lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng, đất cát pha, bạc màu vùng trung du, miền núi phía Bắc là 1N : 1P205 : 1-1,2 K2O tính theo hàm lượng nguyên chất.
Lúa cấy sau 30 ngày cấy, lúa sạ sau 40 ngày sạ không cần phòng trừ các loại sâu, bệnh hại vì giai đoạn sinh trưởng này cây lúa có khả năng đền bù cao về lá và nhánh đẻ nếu bị hại. Riêng rầy nâu truyền bệnh vàng lùn xoắn lá lúa ở những vùng lúa bị bệnh cần phải phòng trừ sớm khi phát hiện thấy rầy xuất hiện.
Vàng 1: Ý nói bộ lá trên cây lúa có màu xanh vàng, chăm sóc bón phân lần 1 (lót) và 2 (thúc đẻ) đúng cách như trình bày phần trên, làm cho bộ lá lúa chuyển từ màu xanh thẫm sang màu lá gừng (màu vàng tranh) vào giai đoạn phân hoá đòng (đứng cái, cứt gián khoảng 40-50 ngày sau cấy, sạ) là đạt yêu cầu.
Xanh 2: Giai đoạn lúa trổ bông có bộ lá đòng gồm lá đòng và 3 lá công năng dưới lá đòng có màu xanh bền sẽ cho năng suất lúa cao. Bón phân lần 3 (bón đón đòng) vào thời kỳ trước khi lúa trổ bông khoảng 30 ngày để đạt tiêu chuẩn bộ lá đòng xanh bền như trên cần căn cứ vào màu sắc của lá lúa để quyết định lượng phân cần bón.
Nếu lá lúa vàng tranh, 1 sào Bắc bộ lúa bón 1-2kg ure + 3-4kg kali. Lá lúa xanh thẫm không bón đạm, bón 4-5kg kali. Phân kali đối kháng với đạm, bón nhiều kali làm giảm hút đạm, lá lúa sẽ từ xanh thẫm do thừa đạm sang màu xanh bền theo ý muốn. Chú ý phòng trừ tốt sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại lúa giai đoạn này.
Vàng 2: Giai đoạn lúa chín đỏ đuôi đến thu hoạch: Chăm sóc thời kỳ này sao cho đảm bảo các chất dinh dưỡng vận chuyển từ lá về hạt được thuận lợi, bộ lá đòng lúa chuyển sang màu vàng rơm là tốt. Chăm sóc bằng cách tháo cạn khô ruộng đến nứt chân chim từ khi lúa đỏ đuôi đến thu hoạch. Chú ý phòng trừ rầy nâu, sâu cắn gié phá hại.
KS. Nguyễn Số lần xem trang : 16924 Nhập ngày : 23-07-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam PHÁT HIỆN GIỐNG CHÈ LẠ Ở LÀO CAI (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009) GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/5/2009) (25-04-2009) CHUYỆN HAI THUẬN CHẾ GIÀN PHUN THUỐC DIỆT RẦY NÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009) MÓN ĂN CHỐNG NÓNG CHO VẬT NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009) KINH NGHIỆM NUÔI CÁ TRẮM ĐEN (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009) NUÔI CÁ THÁC LÁC CƯỜM Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (25-04-2009) Thủy sản VN bị "nói xấu", sao NAFIQAD im lặng? (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (23-04-2009) AN GIANG: NUÔI CÁ THÁC LÁC VÁC VỀ ... ĐÔ LA (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009) PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI BẰNG NẤM BỆNH (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009) VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA XUÂN 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|