ThS. ĐỖ THỊ LỢI Cuối tháng bảy chúng tôi lên Quản Bạ (Hà Giang) gặp lúc bà con đang thu hoạch hồng, một loại quả đặc sản đã trở nên nổi tiếng của huyện vùng cao biên giới phía Bắc này.
Nằm ở độ cao 1.000m so với mực nước biển nên thời tiết, khí hậu của Quản Bạ hầu như mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho việc sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới, trong đó có giống hồng ngâm không hạt của địa phương. Nếu trồng nơi đất tốt, chăm bón đúng kỹ thuật, cây cao, tán lá rộng, năng suất cao và khá ổn định; có thể cho thu hoạch trên 20 năm.
Cây ra hoa từ tháng 3, kết quả tháng 4, có thể cho thu hoạch rải rác từ tháng 8 đến tháng 11, tính rải vụ cao. Lúc mới hái, hồng ở đây to bằng quả trứng gà, vỏ xanh chen lẫn những ánh vàng nhưng sau khi ngâm vài hôm, quả ăn giòn, ngọt đậm, nhiều bột mịn và thơm hơn các giống hồng khác; vỏ quả cứng, thịt quả chắc nên dễ bảo quản và vận chuyển đi xa. Giống hồng ngâm không hạt đã trở thành cây đặc sản, cây xóa đói, giảm nghèo của huyện Quản Bạ.
Theo bà con, đây là giống hồng bản địa đã có từ lâu đời của người Mông, Dao, Tày, Bố Y…, được trồng nhiều ở các xã Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Thanh Vân, Tùng Vài, Quyết Tiến và thị trấn Tam Sơn. Hồng không hạt dễ trồng, chỉ cần chắn rễ vào mùa thu rồi đem ươm cho nẩy chồi, đem trồng vào mùa xuân là cây lên xanh tốt; chỉ 2-3 năm là bói quả, đến năm thứ 4 mỗi cây có thể cho 8-10kg, năm thứ 6-7 đã cho thu 20-25 kg/cây, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 60 triệu đồng/ha nên cả xã có gần nghìn hộ tham gia trồng hồng, người ít dăm bảy cây, nhà nhiều có tới trên 1ha với 400-500 cây.
Số liệu thống kê của Trạm Khuyến nông huyện Quản Bạ cho biết: Diện tích hồng không hạt cả huyện hiện nay còn khoảng 300 ha, trong đó có hơn 100 ha đang cho thu hoạch với sản lượng ước khoảng 100 tấn/năm là nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương và bà con các dân tộc trong huyện. Ông Lệnh Đình Xuyên ở thị trấn Tam Sơn - Quản Bạ cho biết, trong những năm gần đây nhờ trồng hồng mà đời sống bà con được cải thiện, nhiều hộ có mức thu nhập khá. Gia đình ông có 7 cây hồng năm 2008 thu 500 kg bán được 5 triệu đồng; gia đình ông Lục Hầu Thi trồng 10 cây cho thu 7 triệu đồng, ông Chu Minh Phát trồng 25 cây cho thu trên 20 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình còn tranh thủ gieo ươm cây giống bán cho bà con và nhân dân quanh vùng gây trồng đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng/năm…
NGUYÊN KHÊ
Số lần xem trang : 16948 Nhập ngày : 31-08-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam BẢO TỒN CÁ QUÝ TRONG AO CÁ BÁC HỒ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) CHẾ BIẾN THỊT QUẢ CÀ PHÊ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) MÁY GẶT ĐẬP "MADE IN HAI TÍNH" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) MÁY CUỘN ÉP RƠM LÚA CER5070 (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) HAI GIỐNG DƯA CHUỘT LAI MỚI CHO CHẾ BIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) "CHA ĐẺ" CÁ CHÌNH BÔNG ĂN NỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009) CÁCH CHO VŨ SỮA RA TRÁI SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) SẼ CÓ TIÊU CHUẨN CHO NGƯỜI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÓC GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009) TỰ LÀM BẾP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (Báo NNVN - Số ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|