Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 785
Toàn hệ thống 2588
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ đổi mới đến nay, sự phát triển của công nghệ sinh học (CNSH) cùng những ứng dụng của nó đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương Lâm Đồng.

 

Sự phát triển đó đã tạo nên sự tiến bộ đáng kể trên nhiều lĩnh vực, như CNSH tế bào – mô thực vật, CNSH kết hợp kỹ thuật hạt nhân, CNSH – vi sinh ứng dụng trong nông nghiệp, y dược, tài nguyên nấm, môi trường… Và đồng thời, nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học và cá nhân các nhà khoa học cũng đã để lại dấu ấn đậm nét trên những lĩnh vực này.

Theo TS Lê Thị Châu – Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên (đóng tại Đà Lạt), trong 30 năm qua, Viện Sinh học Tây Nguyên đã chủ trì và tham gia trên 60 đề tài khoa học từ cấp cơ sở đến cấp nhà nước. Qua đó, Viện đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển khoa học công nghệ, trong đó có CNSH, của địa phương Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung; đồng thời, góp một phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Lâm Đồng. Một trong những dấu ấn lưu lại khá đậm nét của Viện này là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng công nghệ cấy ghép hợp tử trong chăn nuôi trâu, bò được triển khai tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Khánh Hòa trong thời gian hơn 5 năm.

Từ đề tài này, các nhà khoa học đã cho ra đời con bê dị hợp tử đầu tiên của Việt Nam trên đất Lâm Đồng làm tiền đề căn bản để ngành nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến này trong chăn nuôi trâu, bò và một số động vật khác ở Việt Nam. Một dấu ấn khác cũng của Viện Sinh học Tây Nguyên là nghiên cứu và phát triển cây thông đỏ Taxus wallichiana ở Lâm Đồng làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư. Rồi nữa, trong những năm qua, Viện cũng đã triển khai đạt kết quả tốt đề tài trồng thử nghiệm cây thanh hao hoa vàng vùng Tây Nguyên nhằm thăm dò khả năng phát triển giống cây này trên diện rộng để sản xuất thuốc chữa bệnh sốt rét. Đây là đề tài nằm trong chương trình khoa học nhà nước nghiên cứu toàn diện về cây thanh hao hoa vàng do Bộ Y tế và Viện Khoa học Việt Nam chủ trì; chương trình đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong KHKT.

Một trong số những đơn vị trung ương có đóng góp nhiều cho tỉnh Lâm Đồng về nghiên cứu và ứng dụng KHKT nói chung và CNSH nói riêng trong những năm qua là Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam – một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu đa ngành có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam. Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam – TS Phạm Xuân Tùng – cho biết: “Với Lâm Đồng, trong nhiều năm qua, ngoài những đóng góp của các đơn vị trực thuộc Viện đứng chân trên địa bàn tỉnh thì những nghiên cứu và ứng dụng khoa học, trong đó có CNSH của Viện đã góp một phần vào việc phát triển KT-XH của địa phương, đặc biệt là những đóng góp trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp”.

Những năm qua, ngoài những nghiên cứu trên lĩnh vực trồng trọt để phục vụ cuộc sống, Viện cũng đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển KT-XH tỉnh Lâm Đồng trên lĩnh vực chăn nuôi. Ở lĩnh vực này, đáng kể là Viện đã xây dựng được mô hình cải tạo đàn bò, cung cấp giống bò có chất lượng để cải tạo đàn bò địa phương. Theo báo cáo của Viện, trong 5 năm qua, Viện đã đã đào tạo cho ngành chăn nuôi của tỉnh Lâm Đồng trên 80 lượt cán bộ chuyên ngành chăn nuôi gia súc, thụ tinh nhân tạo, khuyến nông tại các huyện  trên địa bàn. Nằm trong khuôn khổ chương trình phát triển KT-XH Tây Nguyên, một trung tâm nghiên cứu và huấn kuyện chăn nuôi gia súc lớn của Viện đã xây dựng được tại tỉnh Lâm Đồng 4 mô hình chăn nuôi bò đực giống lai tạo với bò địa phương.

Ở Lâm Đồng, khi nói đến vai trò của các cá nhân đã có nhiều đóng góp cho tỉnh trên lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng CNSH, theo PGS.TS Lê Xuân Thám – Phó GĐ Sở KHCN Lâm Đồng – thì một trong những “dấu ấn” lịch sử CNSH đầu tiên là ông Nguyễn Hậu Tài, người phụ trách Ban KHKT Lâm Đồng và là người đã đưa công nghệ nấm vào khởi phát tại Đà Lạt ngay những năm đầu mới giải phóng.

Ở lĩnh vực CNSH tế bào – mô thực vật tại Lâm Đồng, cũng theo PGS.TS Lê Xuân Thám, nổi bật nhất trong nhiều năm qua là sự phát triển ứng dụng các công nghệ nuôi cấy In vitro mô – tế bào, tạo phôi thực vật trên nhiều nhóm cây trồng chủ lực với những nhà khoa học cần nhắc đến như PGS.TS Nguyễn Văn Uyển (nguyên Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới), TS Hà Ngọc Mai (từ Đại học Paris 7, Cộng hòa Pháp, về Đà Lạt), Trương Trổ (GĐ Liên hiệp Khoa học sản xuất Đà Lạt), TS Nguyễn Tiến Thịnh (Phó trường phòng Công nghệ sinh học Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt), TS Nguyễn Văn Kết (Đại học Đà Lạt), TS Phạm Xuân Tùng (Viện KHKT nông nghiệp miền Nam)…

Và đặc biệt, một trong những nhà khoa học có nhiều thành công trên lĩnh vực này trong những năm gần đây không thể không nhắc đến đó là TS Dương Tấn Nhựt – Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên. Bằng những nghiên cứu và ứng dụng khoa học của mình, trong những năm gần đây, TS Dương Tấn Nhựt đã gặt hái nhiều thành công trên lĩnh vực nuôi cấy mô các loài hoa cúc, lyli, salem, hồng môn, hoa hồng…; và đặc biệt là việc ứng dụng hệ chiếu sáng đơn sắc của công nghệ đèn LED thông qua luận án khoa học được bảo vệ tại Đại học Kagawa (Nhật Bản) vào năm 2002. Gần đây nhất, TS Dương Tấn Nhựt cũng đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trên các lĩnh vực về công nghệ sinh khối sâm K5 Panax vietnamensis, thông đỏ Taxus wallichiana, công nghệ phôi vô tính các loài hồ điệp (Phalaenopsis spp.)… Sự thành công này của TS Dương Tấn Nhựt được đánh giá là đã “mở ra hướng công nghệ tạo giống chủ động và sinh khối chất lượng cao với những công trình phong phú cùng những đề tài tiềm năng lớn” (theo tài liệu của PGS.TS Lê Xuân Thám).

Nền sản xuất của địa phương Lâm Đồng trong vài năm gần đây đã có bước tiến vượt bậc so với trước là đánh giá chân xác của không riêng các nhà quản lý và các nhà hoạch định chiến lược. Hơn thế, theo các nhà khoa học (và cũng không chỉ riêng các nhà khoa học), sự phát triển ấy đã tạo được một nền tảng hết sức căn bản cho sự phát triển mạnh mẽ của nền KT-XH Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung trong tương lai.

Khắc Dũng

Số lần xem trang : 17181
Nhập ngày : 03-09-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH BẠCH TẠNG TRÊN CÂY BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 27/8/2009) (03-09-2009)

  SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ DƯA HẤU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/8/2009) (03-09-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (31-08-2009)

  QUẢN BẠ CÓ GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/8/2009) (31-08-2009)

  GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CAO SẢN DT2001 (Báo NNVN - Số ra ngày 3/8/2009) (31-08-2009)

  LONG AN: TRỒNG THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 27/7/2009) (31-08-2009)

  CẦN HỢP TÁC TRỒNG NẤM SÒ LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 10/7/2009) (23-07-2009)

  TRICHODERMA - TÀI NGUYÊN ĐƯỢC ĐÁNH THỨC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/7/2009) (23-07-2009)

  BỆNH DO NẤM SAPROLEGNIA Ở CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 2/7/2009) (23-07-2009)

  KINH NGHIỆM CHĂM SÓC LÚA MÙA "2 XANH, 2 VÀNG" (Báo NNVN - Số ra ngày 1/7/2009) (23-07-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007