ThS. ĐỖ THỊ LỢI Do tác động của hệ vi sinh vật nên năng lượng trong khối thức ăn sau khi ủ chua được tăng cường, chính nhân tố này đã tác động đến quá trình tăng trọng của vật nuôi. Việc thực hiện quy trình ủ chua thân lá, củ khoai lang không hề khó. Nông dân các tỉnh đều có thể làm một cách dễ dàng nhằm giảm chi phí thức ăn...
Mới đây, Viện cây lương thực và Cây thực phẩm đã thử nghiệm hướng dẫn nông dân ở ba tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá, Quảng Trị cánh ủ chua khoai lang làm thức ăn gia súc; quy mô mỗi tỉnh 15 hộ tại 3 huyện. Thời gia ủ chua 2 tuần với thân lá và 3 tuần vởi củ. Trước tiên, muốn ủ chua, bà con phải băm nhỏ dây lá và phơi héo hoặc là củ thì thái lát củ (bà con lên tận dụng những củ không đạt tiêu chuẩn để bán như củ nhỏ, củ hà,... ). Có thể nhiều công thức như ủ chua xấp xỉ 90% dây lá héo + 10% cám gạo + 0,5% muối; xấp xỉ 97,5% dây lá héo + 2,5% đường mật + 0,5% muối; xấp xỉ 94% dây tươi + 6% bột ngô + 0,5% muối; Ủ bằng củ có các công thức 10% củ + xấp xỉ 90% dây tươi + 0,5% muối; 25% củ + xấp xỉ 75% dây tươi + 0,5% muối; xấp xỉ 50% củ + 50% dây tươi + 5% muối. Trộn đều hỗn hơhp trên rồi cho vào thùng chứa, lèn chặt, buộc kín lại. Công cụ dùng để ủ có thể là bao lynon kín hoặc tận dụng nhữnh thùng phuy, vật dụng chứa rồi lót bạt, lynon buộc chặt. Khoai lang ủ chua làm thức ăn cho lợn thịt cùng với thức ăn cám tổng hợp. Trong 2 - 3 ngày đầu chỉ cho lợn ăn 2 bữa một ngày với thức ăn ủ chua cộng với cám tổng hợp sau đó chia khẩu phần ăn của lợn thành 3 bữa.Qua theo dõi cả kết quả ủ chua thân lá lẫn củ của nôgn dân ở 3 tỉnh làm thí điểm đều đạt ở mứuc chất lượng từ trung bình đến tốt. Những hộ đạt trung bình là do túi bị thủng, bị hở hoặc trogn quá trình bảo quản, không buộc kín. Để đảm bảo chất lượng, thức ăn ủ chua luôn giữ trogn điều kiện yếm khí tối đa (lèn chặt, buộc kín, bao không bị thủng, rách,... ). Bà con cũng nên kiểm tra thường xuyên vỏ bao nếu bị chuột cắn hoặc do tác nhân nào đó gây thủng thì phải thay bao khác ngay để tránh thối thức ăn. Cần lưu ý đảo đều nguyên liệu khoai lang với các chất phụ gia tạo tiền đề cho hệ vi sinh vật yếm khí hoạt động. Mỗi lần lấy thức ăn cần buộc chặt để tránh không khí tồn đọng, nên sử dụng hết từng bao một sau đó mới chuyển sang bao khác.
DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG Số lần xem trang : 16888 Nhập ngày : 22-04-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam 10 LOẠI KHÍ THẢI NGUY HIỂM VỚI KHÍ HẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (26-03-2009) Cách thử để nhận biết một số loại phân bón thông thường (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (26-03-2009) TRỒNG HÀNH, NUÔI HEO - LÃI XUẤT TRÊN 100 TRIỆU ĐỒNG/NĂM (Báo NNVN - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009) KHẨN TRƯƠNG PHÒNG TRỪ ĐẠO ÔN HẠI LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009) XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT GIỐNG LÚA Ở NAM BỘ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/3/2009) (25-03-2009) Quảng Nam: Dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng bùng phát mạnh (Báo NNVN - Số ra ngày 24/3/2009) (24-03-2009) ĐÀI LOAN SẢN XUẤT GẠO 7 MÀU (Báo NNVN - Số ra ngày 24/3/2009) (24-03-2009) NHÍM BIỂN: GIỐNG NUÔI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/3/2009) (24-03-2009) Nuôi cá cảnh biển: Thú chơi công phu và có cơ hội phát triển (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (23-03-2009) MUA GÀ H'MÔNG GIỐNG Ở ĐÂU? (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (23-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|