Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 11497
Toàn hệ thống 12986
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Nhằm giúp nông dân phát triển nông nghiệp bền vững, hạn chế dùng phân hóa học, các Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD); Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED); Trung tâm Phát triển Cộng đồng Bền vững (S-CODE) thuộc tổ chức CIFPEN đã xây dựng mô hình SX và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình ở một số địa phương, đạt được kết quả tốt được Hội đồng Khoa học của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA), Bộ TN- MT, Bộ NN- PTNT đánh giá cao và trao tặng CCRD Cúp vàng cùng với Danh hiệu “Đơn vị điển hình tiên tiến xuất sắc” trong công tác phát triển các mô hình SX bền vững và bảo vệ môi trường.

 

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS) là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ phế thải nông nghiệp như: phân trâu, bò, lợn, gà, rơm rạ, cỏ dại, thân cây ngô, đậu, lạc, mía…được ủ với men vi sinh. Phân HCVS tự làm chứa mật độ vi sinh vật(VSV) hữu ích cao, phân giải lân, cố định đạm, khử mùi, kháng sinh...giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Thực tế trên thị trường đã có bán một số loại men ủ phân khác nhau, trong đó có bán phân vi sinh được SX ở quy mô công nghiệp, loại này rất khác với phân HCVS mà người dân có thể tự làm.

Muốn SX được phân HCVS, nông dân phải dùng men vi sinh. Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD), là đơn vị cung cấp men vi sinh (BiOVAC). Men này chứa 1 tập đoàn các chủng vi sinh vật hữu ích sẽ giúp phân hủy các loại nguyên liệu thu gom được trong thời gian 45- 50 ngày thành phân HCVS có giá trị dinh dưỡng cao cho cây trồng. Hiện các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Binh Dương, Đắk Lắk...đã triển khai áp dụng quy trình này tại hộ gia đình thu được kết quả khả quan.

Từ năm 2007, Trung tâm PED đã đưa TBKT này vào dự án “Hỗ trợ đồng bào tái định cư thủy điện Bản Vẽ ổn định cuộc sống” (Dự án do OHK tài trợ). Đã có trên 90% hộ gia đình trong tổng số gần 2.000 hộ tái định cư đã và thường xuyên sử dụng tiến bộ kỹ thuật này. Kết quả đã phục hồi toàn bộ đất vườn (đất mới khai hoang) của vùng tái định cư để người dân có thể trổng trọt. Năm 2009, PED đã phối hợp với Hội LH Phụ nữ Thái Nguyên mở rộng sử dụng phân hữu có vi sinh tại các vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên, đã lập 13 đại lý bán men ủ phân tại 13 bản tái định cư, và đã bán được hơn 1.500 gói men. PED còn chuyển giao kỹ thuật và cung ứng men cho HND huyện Anh Sơn (Nghệ An), đã có hơn 200 hộ sử dụng.

Các Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD) tại 28 Phố Phạm Tuấn Tài, P.Nghĩa Tân, Q.Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT: (04)3 793 0380; Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển (PED) tại số 58, ngõ 162, Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, ĐT: 04 3 872 4509; Văn phòng dự án Môi trường và Cộng đồng, địa chỉ Cầu Gừng, Mậu Chử, Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam, ĐT: 0351 3.774.376, là các địa chỉ tin cậy giúp nông dân triển khai và áp dụng công nghệ SX phân hữu cơ vi sinh.

Cùng với Trung tâm CCRD, PED, Trung tâm S-CODE cũng triển khai và thực hiện dự án này. Sau gần 2 năm thực hiện dự án tại 3 xã tại tỉnh Hà Nam, nông dân đã SX hơn 500 tấn phân hữu cơ vi sinh đưa vào đồng ruộng cho kết quả tốt. Sau Hà Nam một số địa phương khác như Tiền Hải – Thái Bình và Thanh Sơn- Phú Thọ, nông dân đã tham gia SX phân HCVS .Theo đó để SX 1 tấn phân HCVS, hộ gia đình cần có 1 lán che mưa nắng và nền cao để ủ các các nguyên liệu gồm phế thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt (trấu, rơm rạ, cỏ dại, bèo tây, thân cây ngô, đậu, cỏ voi, lá mía, bã mía…) khối lượng 2- 2,5m3 hoặc bã thải từ hầm biogas 500-600 lít, hoặc phân gia súc gia cầm 300-400kg trở lên. Số nguyên liệu trên dùng 500gr men ủ (theo từng loại men), cộng với chất xúc tác vi sinh học BiCAT 0,5 lít.

Hiệu quả của việc dùng phân HCVS được các địa phương đánh giá cao như giảm được 35-40% lượng phân hoá học mà vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng. Cây trồng khoẻ mạnh và cứng cáp hơn trong qua trình sinh trưởng, giảm các loại nấm bệnh và sâu bệnh, qua đó giảm được thuốc trừ sâu và nâng cao chất lượng cây trồng. SX các mặt hàng nông sản an toàn, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Làm cho đất canh tác tăng thêm độ mùn, độ mầu mỡ trong mỗi vụ trồng trọt.

PV

Số lần xem trang : 16888
Nhập ngày : 29-06-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

  NUÔI CÁ SẤU CÔNG NGHỆ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007