Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 4552
Toàn hệ thống 5874
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sâu tơ có tên khoa học là Plutella xylostella, họ Plutelidae, bộ cánh cứng Lepidoptera.

 

Sâu tơ hại chính của cây họ thập tự ở cả vùng nhiệt đới cũng như vùng ôn đới. Sâu tơ cũng là loại sâu kháng thuốc nhanh nhất, chúng thường gia tăng mật số gây hại nặng trong mùa khô vào tháng 3, 4, 5, về mùa mưa thường giảm mật số, khí hậu ẩm ướt không phù hợp với điều kiện sinh sản nên mật số sâu tơ thường thấp hơn và cũng ít nghiêm trọng hơn.

Con trưởng thành thân dài khoảng 6mm, trung bình 15mm, có màu nâu hơi xám, trên mép của mỗi cánh trước có 3 dấu hình tam giác màu nâu nhạt ngả màu trắng, con cái có màu sáng, bụng lớn hơn con đực. Cả con cái và con đực đều có cánh phía sau màu xám, mép ngoài có lông, khi đậu, cánh của nó sát thân, vì vậy nhìn từ phía trên, các vết hình tam giác ở cánh trước tụ lại có hình kim cương. Chính hình dạng này đã trở thành tên của ngài, ngài ít bay mà thường di chuyển theo gió. Sâu non có màu xanh nhạt, lớn đẫy sức có thể dài tới 13mm, màu đen khi lớn chuyển dần thành hơi vàng. Sâu non tuổi 1 ăn lá như dòi đục lá ở bên trong thịt lá, ba tuổi sau chúng ăn ở mặt dưới lá. Khi bị đánh động chúng nhanh nhẹn chuyển mình lẩn trốn và nhả tơ đưa mình rơi xuống khỏi bề mặt lá.

Trứng nhỏ màu vàng hình bầu dục, đẻ rải rác, thành ổ hoặc thành dây dọc thường ở cuối lá khoảng 15-20 trứng.

Con trưởng thành đẻ ở cuống hoặc dọc theo gân lá, mỗi con cái có thể đẻ 50-400 trứng, khoảng 4-5 ngày thì nở, vào mùa mưa sâu nở chậm hơn, khoảng 5-6 ngày mới nở, sâu non bò xuống bề mặt lá phía dưới, gặm để lấy đường vào lá để ăn, toàn bộ giai đoạn sâu non kéo dài 10-14 ngày. Nói chung nhiệt độ càng cao thì vòng đời càng nhanh.

Sâu tơ ăn và phá hủy toàn bộ lá của hầu hết các cây họ thập tự, phá hại nghiêm trọng ở giai đoạn cây con hoặc mới trồng. Sâu non ăn thịt lá, trừ lại gân khiến cho lá bị lủng lỗ chỗ, biến dạng, tạo điều kiện cho một số bệnh phát triển. Khi mật độ sâu cao và gây hại nặng, diện tích lá gây hại cũng lớn hơn và các lá có thể bị phá hủy hoàn toàn thiệt hại có thể nghiêm trọng khi thời tiết nóng và khô.

Để ngăn ngừa và hạn chế sự gây hại của sâu tơ bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

Hủy bỏ tàn dư cây trồng sau thu hoạch giúp giảm bớt mật độ sâu, lá già và gốc cây có thể dùng ủ phân.

Nên trồng xen với một số loại cây tiết ra mùi khó chịu để ngăn ngừa bướm sâu tơ như cây cà chua, hành, tỏi.

Trồng cây dẫn vụ quanh ruộng cũng góp phần phòng trừ sâu tơ. Cây dẫn vụ nên trồng trước để thu hút sâu hại và nó sẽ thu hút thiên địch.

Sự duy trì một ít sâu non, sâu tơ trên đồng ruộng là cần thiết để duy trì quần thể ong ký sinh.

Tưới phun mưa trong chiều mát cũng có thể là biện pháp phòng trừ sâu tơ. Bởi vì ngăn cản việc giao phối và đẻ trứng của sâu tơ, sâu non cũng có thể bị rửa trôi.

Về biện pháp hóa học bà con sử dụng thuốc Proclaim 1.9EC đây là loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thiên nhiên, đặc trị sâu tơ, sâu xanh da láng, không ảnh hưởng đến môi trường và thiên địch.

Sâu tơ thường gây tính kháng rất nhanh nên bà con thường xuyên thay đổi thuốc, có thể sử dụng thuốc Pegasus 500SC liều sử dụng 200ml cho 1ha.

Thuốc Proclaim 1.9EC và thuốc Pegasus 500SC có thời gian cách lý 3 ngày nên phù hợp cho chương trình sản xuất rau an toàn và chương trình IPM hay chương trình VietGAP.

NGUYỄN VĂN MINH

Số lần xem trang : 17109
Nhập ngày : 26-08-2010
Điều chỉnh lần cuối : 26-08-2010

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  PHÁT HIỆN GIỐNG CHÈ LẠ Ở LÀO CAI (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

  GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/5/2009) (25-04-2009)

  CHUYỆN HAI THUẬN CHẾ GIÀN PHUN THUỐC DIỆT RẦY NÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  MÓN ĂN CHỐNG NÓNG CHO VẬT NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  KINH NGHIỆM NUÔI CÁ TRẮM ĐEN (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  NUÔI CÁ THÁC LÁC CƯỜM Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (25-04-2009)

  Thủy sản VN bị "nói xấu", sao NAFIQAD im lặng? (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (23-04-2009)

  AN GIANG: NUÔI CÁ THÁC LÁC VÁC VỀ ... ĐÔ LA (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009)

  PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI BẰNG NẤM BỆNH (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009)

  VỀ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA XUÂN 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 21/4/2009) (21-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007