ThS. ĐỖ THỊ LỢI Ngoài điểm khảo nghiệm ở Văn Giang – Hưng Yên, ngô chuyển gen còn được khảo nghiệm tại xã Sông Xoài, Châu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, do Trung tâm KKN giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Nam bộ phối hợp cùng Cty Syngenta và Mosanto tổ chức.
Không bỏ lỡ cơ hội chứng kiến lần đầu tiên ngô chuyển gen (kháng sâu và thuốc trừ cỏ) được trồng tại Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam bộ, một “thủ phủ” ngô của cả nước, chúng tôi đáp máy bay đi TPHCM, rồi chạy xe thẳng Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi hay tin chúng tôi đi xem ngô chuyển gen, đại diện phía công ty nước ngoài tỏ vẻ chưa muốn công bố sự kiện này lên báo chí, vì thực ra đây là vụ trồng khảo nghiệm đầu tiên, mọi cái đều vô cùng cẩn trọng, nghiêm mật. Chúng tôi phải “cầu viện” đến ThS Nguyễn Quốc Lý, GĐ Trung tâm KKN giống, SPCT và PB Nam bộ, đơn vị “chủ ruộng” khảo nghiệm mới được “cho xem một chút” với điều kiện chỉ đứng ngoài hàng rào xem vì ruộng khảo nghiệm kín cổng cao tường các cửa ra vào đều khóa chặt.
Thôi thế cũng được, chỉ cần nhìn thấy thôi, chúng tôi nghĩ và ai cũng mãn nguyện. Chị Nga, người trực tiếp làm khảo nghiệm dẫn chúng tôi đi tham quan ruộng, không ngớt lời khen ưu điểm ngô kháng sâu và thuốc diệt cỏ. Chị nói: Giống này mà ra sản xuất thì dân mình đỡ khổ. Đặc điểm của đồng đất Nam bộ là diện tích canh tác của nông hộ lớn, đất đai màu mỡ, lợi cho cây trồng nhưng đồng thời cỏ mọc cũng rất ghê và áp lực sâu bệnh rất lớn. Nếu như mỗi hộ có trồng 5 hay 10 công bắp thì chi phí công làm cỏ (thủ công) và phun thuốc trừ sâu tốn hàng triệu mà làm đâu xuể. Chị Nga cười bảo đất Đông Nam bộ này ngớt làm cỏ 1 tháng ra coi chúng mọc đặc như cỏ sân gôn. Bây giờ có giống ngô chịu được thuốc trừ cỏ, rõ là nhà nông đỡ bao cực nhọc, chỉ cần 1 lần phun thuốc cỏ là xong, còn sâu đục thân hay đục bắp khỏi lo, vì giống kháng.
Vẫn là quy trình khảo nghiệm chung với nhiều nghiệm thức khác nhau cùng đối chứng. Với Syngenta, giống ngô của họ vẫn là các giống tốt đang trồng phổ biến tại Việt Nam như NK54, NK66; được chuyển gen GA21 kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate hoặc gen Bt11 phòng trừ sâu đục thân hoặc ngô (Bt11 x GA21) vừa kháng thuốc trừ cỏ vừa trừ sâu đục thân. Phía Cty Monsanto, giống vẫn là giống ngô đang phổ biến trong đại trà C919 nhưng được chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ, gen kháng sâu bộ cánh vảy và tổ hợp lai giữa ngô kháng thuốc trừ cỏ và ngô kháng sâu…
Mục đích cuối cùng khảo nghiệm là chứng minh ngô chuyển gen sẽ: Không tác động đến môi trường và đa dạng sinh học; Kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate hiệu quả tại Việt Nam; Tăng năng suất, hiệu quả kinh tế hơn ngô không chuyển gen; Tiến tới khảo nghiệm diện rộng ngô chuyển gen ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam trước khi đưa ra sản xuất. Chị Nga cho biết các nghiệm thức trồng ngô, vụ 1 bắt đầu được gieo ngày 24/6/2010. Cuối tháng 8 bắp bắt đầu héo râu, cây nào cây nấy mập mạp đẹp như tranh vẽ khác hẳn ngô đối chứng (ngô thường).
Chẳng hạn với ngô kháng sâu, mỗi cây được thả ổ trứng 2 lần, lần đầu ngô vào giai đoạn 9 lá, thả 1 ổ trứng/3-5 cây. Thả lần 2 theo công thức trên, cách lần thứ nhất 1 tuần. Kết quả so với đối chứng cùng thả sâu chẳng bao lâu sau bị chúng cắn te tua, mất đọt thì ở ngô chuyển gen sâu đét lại, chết khô; ở ngô kháng thuốc trừ cỏ, ngô trồng khoảng 1 tháng, chỉ một lần phun thuốc trừ cỏ, 1 tuần sau cỏ chết sạch còn ngô vẫn phát triển bình thường. Với đối chứng không phun, chẳng bao lâu sau trồng, cỏ tốt vượt cả ngô. Hiện tại phía các công ty cũng đã bắt đầu gieo xong ngô vụ khảo nghiệm cơ bản lần 2, để có kết quả đánh giá vào cuối năm nay.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt cho rằng, bước đầu khảo nghiệm với một số thành công về ngô chuyển gen là tín hiệu đánh dấu bước phát triển mới cho cây ngô, loại cây trồng Việt Nam mỗi năm đang phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn ngô thương phẩm. TS Phạm Văn Dư cho biết, Cục Trồng trọt đang hướng phát triển ngô ở ĐBSCL, nhất là đưa vào vụ xuân hè để cắt 1 vụ lúa tránh làm lúa liên tục tạo điều kiện dịch rầy nâu và các loại sâu bệnh bùng phát. Hiện việc đưa ngô vào vùng ĐBSCL đang gặp khó khăn bởi ngoài tập quán trồng lúa, vấn đề thủy lợi thì còn khó khăn phải đề cập là vấn đề cỏ dại. Giả sử có giống ngô kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu đục thân, đục bắp…, chắc chắn việc đưa cây ngô vào ĐBSCL sẽ dễ dàng hơn nhiều vì xét về hiệu quả kinh tế hiện nay ngô vẫn hơn lúa. Trồng ngô, NS 8-10 tấn/ha đạt dễ dàng, nếu giá bán bằng hoặc cao hơn lúa (hiện giá ngô TB 5.000đ/kg, giá lúa thường chỉ trên 4.000 đ/kg), chắc chắn lợi nhuận cao hơn vì chi phí trồng ngô thấp hơn.
Mặt khác còn hiệu quả về môi trường, như ít dùng thuốc bảo vệ thực vật, cắt cầu rầy nâu và đặc biệt trồng ngô tiết kiệm nước. Riêng với Đông Nam bộ, vựa ngô lớn của cả nước nhưng ngô đang bị cạnh tranh bởi cây mì (sắn), mía, cao su… Nếu ngô chuyển gen giảm bớt được công làm cỏ, không phải phun thuốc trừ sâu, chắc chắn nông dân lại quay về với nghề trồng ngô truyền thống…
TRẦN CAO - MINH SÁNG Số lần xem trang : 16968 Nhập ngày : 08-09-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009) NUÔI CÁ SẤU CÔNG NGHỆ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|