ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hoa thiên lý không chỉ là nguồn thực phẩm rau sạch, chế biến thành các món ăn rất bổ dưỡng, tốt cho người già và trẻ em, mà từ lâu được đông y dùng chữa các bệnh rôm sảy mùa hè, trị giun kim, bệnh trĩ, đặc biệt là chữa chứng mất ngủ, đau nhức mình mẩy… Chính vì vậy thị trường tiêu thụ rất mạnh, nhiều người giàu lên nhờ trồng loại cây này, tiêu biểu là ông Nguyễn Văn Hạnh (Út Tẻo) hiện ở ấp Gia Huỳnh, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, khi mạnh dạn phá bỏ vườn tạp chuyển sang trồng hoa thiên lý, một năm thu 250 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hạnh cho biết, trước đây gia đình ông ở phường 9, quận 5, thành phố HCM, làm nghề sửa xe ô tô. Do tuổi tác mỗi ngày càng cao, nghề sửa xe không phù hợp với ông nữa. Năm 1995 ông tìm về xã Gia Lộc - Trảng Bàng, nơi có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có món bánh canh, bánh tráng phơi sương nổi tiếng từ lâu, để xây dựng trang trại.
Ông Hạnh cho hay, ông gom vốn liếng mua được 3 công đất. Ngày đầu mới về làm vườn còn lúng túng lắm, ngoài chăn nuôi mấy con heo, gà, trồng mấy bụi tre, mấy cây bưởi, chẳng biết làm gì. Đang loay hoay chưa biết trồng cây gì, thì người anh trai, trước đây đi tập kết ở miền Bắc gợi ý nên trồng cây thiên lý. Bởi vì cây thiên lý rất dễ trồng, ai trồng cũng được, vừa trồng làm cảnh vừa làm thức ăn rất tốt, nghe hay hay thế là tôi đồng ý và nhờ người anh xin cho một ít cây giống mang về trồng thử. Nhờ chịu khó cần cù, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng KHKT vào giàn thiên lý của mình, cây lớn nhanh như thổi, bông sai quá trời. Lứa bông đầu tiên tốt quá, nhà ăn không hết, mang cho hàng xóm mỗi người một ít. Lúc đầu nhiều người còn không dám ăn, vì cây thiên lý lúc đó ở đây còn xa lạ với người dân lắm, hơn nữa cả huyện Trảng Bàng chưa có ai trồng. Sau một thời gian, qua thực tế và qua các thông tin trên báo đài, mọi người được biết đến giá trị của bông thiên lý nhiều hơn.
Ông Hạnh kể tiếp, có thời gian nhiều mối lái ở mãi đâu, ngày nào cũng tới mua số lượng nhiều, mà chỉ có nhà mình trồng thì không cung cấp đủ. Ông vận động anh em trong gia đình cùng làm, thấy có hiệu quả, nhiều người tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm, mua giống về trồng. Năm 1998 ông đã trở thành người nông dân đầu tiên chuyên cung cấp cây giống và hoa thiên lý, mỗi ngày bán từ 2.000 – 3.000 hom giống, hái trên 150kg bông thiên lý. Khi thị trường tiêu thụ càng nhiều, thì với diện tích 3.000m2 của nhà ông không đủ cung cấp, ông đã phải thuê thêm 9.000m2 đất để trồng cây thiên lý. Nhà ông bông thiên lý đổ đầy từ trong nhà ra ngoài sân, chỗ nào cũng bông thiên lý, thậm chí không có chỗ kê bàn để uống nước. Mấy năm liền bông thiên lý trúng giá, được mùa, ông đã xây được nhà kiên cố.
Qua nhiều năm gắn bó với nghề trồng cây thiên lý, ông đã đúc kết được một số kinh nghiệm và muốn chia sẻ với bà con nông dân.
Cách trồng: Trồng bằng hom, chọn những dây bánh tẻ, không già quá, không non quá ở giàn thiên lý đã thu hoạch được 1 năm, chiết làm giống. Dùng xơ dừa, tro trấu, trộn ướt bó vô mắt của dây thiên lý, 20 ngày sau chỗ chiết ra rễ là cắt trồng được. Cày bừa kỹ trước khi trồng, đánh rạch sâu 10 cm, cây x cây 2 m, đặt bầu xuống phủ đất kín mặt là được. Lưu ý: trồng sâu quá cây bị chết, kém phát triển, tỷ lệ sống thấp. Trồng xong tưới nước luôn, sau 30 ngày tưới phân ure, liều lượng không đáng kể, 1kg pha nước phun sương tưới cho 1.000m2. Cây cao 30 cm, tiến hành bón phân chuồng hoai mục + phân ure (300kg phân chuồng, 5kg phân ure) trộn đều bón cho 1.000m2. Khi cây leo tới giàn bắt đầu bón NPK, 5 kg bón cho 1.000m2, 10 ngày sau bón lần 2 theo tỷ lệ tăng dần.
Cây thiên lý thuộc họ thân leo, cho nên cần phải làm giàn. Có thể làm bằng cột bê tông, hay bằng cây tre, cột dài 2,5 m, chôn xuống đất 50cm. Cứ 3,5m chôn 1 cột, trên đầu căng dây kẽm gai (loại 2 ly), 50 cm căng 1 dây.
Chăm sóc: Nếu chăm sóc tốt, tuổi thọ kéo dài được 10 năm, mùa nắng ngày tưới 1 lần, mùa mưa không cần tưới. Khi cây đã phát triển tốt, về mùa mưa cần tỉa bớt lá và nhánh để cho cây quanh hợp tốt, nếu để lá phát triển nhiều, thì bông kém phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh: Hiện nay nhiều hộ trồng thiên lý trong địa bàn tỉnh Tây Ninh, nhất là huyện Châu Thành, một số diện tích đang bị bệnh, người dân thường gọi là bệnh từ bi, hiện tượng lá sun lại, cây vàng dần không phát triển, dẫn tới bị chết, hiện tại chưa có cách chữa.
Mới đây ông Hạnh đã mày mò nghiên cứu tìm ra cách điều trị bệnh này. Cần kiểm tra phát hiện sớm, có thể dùng thuốc PENALLY đặc trị rầy, liều lượng 100g cho 4 bình 16 lít, có thể kết hợp với OSHIN 20wp 1 gói pha nước để xịt, cây sẽ hết bệnh.
Thu hoạch: Cây thiên lý từ khi trồng tới khi thu hoạch lứa đầu là 3 tháng. Thu hoạch rộ ngày nào cũng hái, hiện nay mỗi ngày ông hái từ 50 – 60kg, bán với giá 25.000đ/kg.
HIẾU CẦU Số lần xem trang : 16833 Nhập ngày : 08-09-2010 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam CÁCH CHĂM SÓC CHO QUẢ BƯỞI LỚN ĐỀU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) BỆNH MÁU TRẮNG Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) NHÂN GIỐNG GÀ KHÔNG LÔNG CHO VÙNG KHÍ HẬU NÓNG (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) ĐBSCL: THỊ TRƯỜNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VÀO MÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) NỖI LO TRONG MÙA MUỐI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) MUỐN CÂY BÔNG TRANG RA NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN, 13 NĂM THẾ GIỚI NHÌN LẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) BÓN PHÂN CHO CHUỐI TIÊU HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) ĐBSCL: Bình chọn giống lúa triển vọng trong vụ ĐX 2008-2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|