ThS. ĐỖ THỊ LỢI "Sóng thần" trên lúa
Tuần qua nhiều người bất ngờ khi giá lúa gạo tăng lại sau một thời gian giảm giá nhẹ. Hiện tại giá lúa vụ ĐX tại An Giang đang được giao dịch với giá 5.900 đ/kg, cao hơn 250 – 350 đ/kg so với 10 ngày trước. Việc giá lúa tăng ngay sau thu hoạch rộ vụ ĐX là điều mọi người bất ngờ vì vụ ĐX ĐBSCL được ghi nhận là kỷ lục cả về năng suất cũng như diện tích gieo trồng.
Giá lúa gạo tăng bắt nguồn từ việc Indonesia đẩy mạnh việc mua 400.000 T cho kho dự trữ khi nông dân nước này trải qua mùa thất bát vì rầy nâu. Tháng 9 năm ngoái, tờ tin Jakarta đã cho biết rầy nâu từ Trung Quốc đang quay trở lại hoành hành ở Java, vựa lúa của Indonesia khiến cho sản lượng lúa sẽ không đạt như kế hoạch và năm 2011, theo Bộ trưởng Kinh tế Harta Rajasa, Indonesia sẽ phải nhập khẩu khoảng 3,5 triệu T gạo.
Không chỉ với Indonesia, vụ ĐX năm nay rầy nâu bỗng nhiên tấn công Thái Lan rất sớm với khoảng 48.000 ha lúa ở các tỉnh Ayutthaya, Suphan Buri, Chainat và Buri. Rầy nâu di trú không những bám đầy các trụ đèn đường, đèn quảng cáo mà còn tấn công các nhà hàng, trạm xăng, chợ đêm khiến cho các dịch vụ này phải đóng cửa, ngay cả trụ sở của Vụ Lúa gạo tại Bankok cũng bị rầy tấn công đen kịt. Năm 2010, cũng những cánh đồng này đã có 240.000 ha lúa buộc phá hủy vì bị rầy tấn công.
Việc rầy nâu tấn công cộng với lũ lụt bất thường tại các tỉnh phía Nam Thái Lan khiến cho kế hoạch xuất khẩu lúa gạo sẽ không đạt như kế hoạch. Sức công phá của rầy nâu trên đồng lúa đang được so sánh với sóng thần khiến cho chính phủ nước này đang nghiên cứu sự điều chỉnh sản xuất theo đề xuất của Vụ Lúa gạo (Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan) là giảm diện tích trồng lúa ở một số địa phương từ 3 vụ xuống 2 vụ để “chặt đứt” vòng đời rầy nâu. Thông tin từ Thái Lan khiến cho các nước nhập khẩu gạo nhiều như Philippines, Bangladesh, Indonesia càng thêm lo lắng và giá lúa gạo tăng lên lại.
Nguyên nhân gây nên "sóng thần"
Nguyên nhân gây nên sóng thần là động đất, còn nguyên nhân gây nên sóng thần rầy trên lúa lại là thuốc trừ sâu. Thế kỷ trước nông dân Indonesia từng bị “lên bờ xuống ruộng” do chính sách “trợ giá thuốc sâu” cho nông dân của thời kỳ Tổng thống Suharto. Tuy nhiên khi chế độ Suharto không còn thì các công ty thuốc trừ sâu vẫn phát triển mạnh mẽ. Theo IRRI, trong vòng 10 năm, từ năm 1998 đến 2008, kim ngạch nhập khẩu thuốc BVTV của nước này tăng hơn 30 lần, từ 1.900.000 $ lên 60.600.000 $.
Đóng góp vào sự bùng phát của rầy trên lúa hiện nay còn có sự góp mặt không nhỏ của giới truyền thông khi thuốc trừ sâu được quảng cáo như thác lũ, nhiều hơn cả socola và chất tẩy rửa.
|
Một cuộc phỏng vấn nhanh của nhóm công tác của IRRI với 50 hộ dân thuộc quận Song Phi Nong của tỉnh SuphanBuri, Thái Lan cho biết 100% họ đều được các cửa hàng bán lẻ thuốc trừ sâu giúp đỡ nhiệt tình trong việc vay tiền để mua thuốc mà họ không biết rằng việc gia tăng dùng thuốc sẽ làm cho rầy bộc phát mạnh mẽ hơn. Cũng như ở Việt Nam, thuốc trừ sâu tại Thái Lan được mua bán như một hàng tiêu dùng bình thường và các cửa hàng thuốc đóng vai trò như là “Bác sỹ cây trồng”.
TS Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV, dẫn nguồn tin từ IRRI cho biết rầy gần như đang đồng loạt tấn công các nước châu Á từ Trung Quốc đến Philippines, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan. Điều đáng chú ý là có sự liên hệ giữa cường độ, phạm vi và tác hại của rầy trên lúa với việc phát triển mạnh mẽ công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu ở Trung Quốc. Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 1 trên thế giới về sản lượng thuốc trừ sâu và là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bất cứ ngành công nghiệp nào.
Năm 2000, Trung Quốc mới sản xuất chưa đầy 500.000 T hoạt chất thuốc BVTV nhưng 9 năm sau con số này đã tăng lên gần 2 triệu tấn, hơn 1 triệu T họ sử dụng trong nước và gần 1 triệu T dành cho xuất khẩu, trong đó Việt Nam và Thái Lan là 2 bạn hàng lớn nhất liên tục từ năm 2005 đến nay chiếm 14% sản lượng thuốc xuất khẩu của Trung Quốc.
QUANG NGỌC
Số lần xem trang : 16911 Nhập ngày : 04-04-2011 Điều chỉnh lần cuối : 04-04-2011 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009) NUÔI CÁ SẤU CÔNG NGHỆ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|