Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 692
Toàn hệ thống 2486
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.

 

Muốn mắt sáng, mắt hoạt động tốt, lâu bền, chậm lão hoá, cần phải bổ tạng can, dưỡng huyết được đầy đủ. Có rất nhiều phương pháp trị liệu giúp bổ can để cho đôi mắt sáng . Sau đây là một vài bài thuốc có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, làm sáng mắt:

Bài 1: Hoa cúc trắng 15g, quyết minh tử (hay thảo quyết minh) 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Cách chế biến như sau: Rang thảo quyết minh cho  có mùi thơm, để nguội, rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước lã vừa đủ nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường kính trắng. Mỗi ngày ăn hai lần. Mỗi liệu trình 7 ngày. Bài thuốc này có công hiệu mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, rất tốt đối với những người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp.

Cải bó xôi.

Chú ý: Người bị tiêu chảy không nên ăn cháo này.

Bài 2: Gan gà 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Cách chế biến như sau: gan gà rửa sạch, thái mỏng, táo đỏ bỏ hột, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng.

Bài 3:  Gan lợn 60g, táo đỏ 8 quả, hoài sơn (củ khoai mài) 20g. Cách chế biến như sau: Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Các thứ rửa sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ 3 giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.

Bài 4: Gan lợn 100g, cải bó xôi 250g. Cách chế biến như sau: Gan lợn rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị, cải bó xôi rửa sạch, nấu canh để ăn trong bữa cơm.

Bài 5: Trứng gà 2 quả, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín. Nêm gia vị cho vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.

Hoa cúc trắng.

Bài 6: Lươn 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen 60g, táo đỏ 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Cách chế biến như sau: Lươn làm sạch, đậu đen ngâm mềm, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, hầm khoảng ba giờ cho nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm. 

Lưu ý: Các bài thuốc trên nếu dùng liên tục thì liệu trình từ 7-10 ngày. Nếu dùng kéo dài, thường xuyên thì dùng 3 lần/tuần. Những người bị bệnh gan mạn tính tăng huyết áp, bệnh đường tiêu hóa... không nên sử dụng.    

Lương y Công Bẩy

Số lần xem trang : 14966
Nhập ngày : 06-04-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Sức khỏe và đời sống

  CÁCH ĂN UỐNG CHO TỪNG BỆNH (12-12-2008)

  ĂN UỐNG KHOA HỌC ĐỂ GIẢM SỎI THẬN (12-12-2008)

  CHỮA BỆNH LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG BẰNG RAU BẮP CẢI (11-12-2008)

  LÁ LỐT CHỮA NHỨC XƯƠNG KHỚP (10-12-2008)

  CHỮA BỆNH TỪ RAU MÔNG TƠI (10-12-2008)

  NHỮNG PHƯƠNG THUỐC HAY TỪ RAU CẦN (10-12-2008)

  BÀI THUỐC NAM ĐẶC TRỊ CẢM CÚM (10-12-2008)

  CÔNG DỤNG CỦA LÁ TRẦU KHÔNG (10-12-2008)

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007