Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7911
Toàn hệ thống 12488
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CÂY LƯƠNG THỰC Tiến sĩ Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hỏi: "Ở Việt Nam mình hiện có tổ chức nào hướng dẫn cho nông dân trồng khoai lang để có thể đạt chất lượng công nhận hữu cơ quốc tế (International Organic Accreditation)?

Tiế
n sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Khoa Nông học Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời: Hiện nay thì chưa, nhưng chúng ta đã có một số địa chỉ xanh tiềm năng trồng khoai lang Nhật đạt chất lượng cao. Giống khoai khoai lang ở Việt Nam đã được chuyên gia nông nghiệp Việt Nam hợp tác với chuyên gia Nhật và chuyên gia CIP (Trung tâm Khoai tây Quốc tế) đã thực hiện từ nhiều năm qua việc tuyển chọn và phát triển các giống khoai lang tốt  phổ biến rộng rãi trong sản xuất hiện nay như khoai Nhật đỏ HL518, Nhật tím HL419, Murasa Kimasari, Nhật vàng Kokey 14, Nhật trắng HL284. Chúng ta đã có những vùng khoai lang ngon như khoai Nhật tím ờ Bình Minh, Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long, khoai Trùi Sa Trà Đõa ở Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, khoai Lệ Cần ở Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai, khoai Bí Mật ở Lâm Hà, Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng, khoai Nhật đỏ HL518 ở Tuy Đức và Đăk Song,của tỉnh Đăk Nông. Đặc biệt là Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất tỉnh Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo. trồng khoai lang rất thành công..

Liên ngành nghiên cứu về nghèo đói dựa trên phương pháp tiếpcận năng lực (Interdisciplinary Study on Poverty based  on Capability Approach) là chủ đề hội thảo mới đây tại trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.  Tiến sĩ Kim Ki Hueng  Trường Đại học Tokyo Nhật Bản đã trình bày báo cáo "Nông nghiệp Hữu cơ ở Nhật Bản Hàn Quốc và Việt Nam" (Organic Agriculture in Japan, Korea and Việt Nam ) và GS Ikemoto Yukio đã trao đổi về " Mối quan hệ giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện nay nhìn từ góc độ nghiên cứu nông nghiệp sinh thái liên ngành". Công trình nghiên cứu đã giới thiệu điển hình  nông trại Nico Yasai tại Đắc Lắc do một thanh niên người Nhật Bản sản xuất rau theo mô hình nông nghiệp sinh thái tại  Nhật Bản. Đây là mô hình canh tác hữu cơ không dùng phân bón hóa học và không phun thuốc trừ sâu bệnh để đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm. Kiểu canh tác này  xuất hiện từ những năm 1970 tại Nhật Bản và trở thành trào lưu thịnh hành ở nước này vào những năm 80. Đến những năm 90, chính phủ Nhật Bản bắt đầu có quy chế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho những sản phẩm nông nghiệp sinh thái đạt chuẩn (JAS – Japan Agricultural Standard). Thị trường rộng lớn của nông nghiệp sinh thái hiện đại đang hướng đến những sản phẩm thân thiện môi trường và sức khỏe thông qua những nông phẩm được công nhận và dán nhãn JAS với sự  liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng  chia sẻ thông tin, gắn bó và ủng hộ lẫn nhau để có được mối quan hệ cung cầu ổn định và lâu dài.
Khoai lang Việt Nam vốn đã có tiền đề hợp tác chọn tạo giống và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác khoai lang thích hợp vùng sinh thái kết nối với Nhật Bản và CIP trong nhiều năm, nay hoàn toàn thuận lợi để phát triển theo hướng xây dựng thương hiệu đạt sản phẩm chất lượng của công nhận hữu cơ quốc tế . Từ đó sẽ có thể hình thành sự khởi đầu tốt đẹp "Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu" .
xem tiếp

GIống khoai lang ở Việt Nam

FOOD CROPS. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính của các giống khoai lang Hoàng Long, Hưng Lộc 4, HL518 (Nhật đỏ), Kokey 14 (Nhật vàng), HL491 (Nhật tím), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), KB1 (Nhật hồng)

 

alt

 

Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới

Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nơi lưu giữ nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế.

Khoai lang Trung Quốc cho năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam.

Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống.

Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng dài trên 115 ngày.(Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 2006)

Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam

Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc hiện có 78 mẫu giống.. Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.

Tại các tỉnh phía Bắc, các giống khoai lang trồng phổ biến hiện có: Hoàng Long, KB1, K51, Tự Nhiên. Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) trong 22 năm (1981-2003), đã tuyển chọn và giới thiệu 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội  từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ)  trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003).

Ở các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Murasa kimasari (Nhật tím) Kokey 14 (Nhật vàng), HL497 (Nhật cam), HL4, Hoàng Long, Chiêm Dâu, Trùi Sa, Bí Đà Lạt, Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Trùi Sa (Cần Sa), Khoai Sữa, Khoai Gạo.

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) và Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU)  trong 22 năm (1981-2003) đã tuyển chọn và giới thiệu 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari..

Những năm gần đây, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá , năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).

Những giống khoai lang phẩm chất ngon đang được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc. Kết quả bước đầu có HL518, HL491, Kokey 14, HL284, HL536 (CIP 083-14), HL574 (Cao sản), HL585, HL597 (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009)

4.3 Nguồn gốc và đặc tính chủ yếu của một số giống khoai lang

Giống khoai lang HOÀNG LONG  là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981. Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

Giống khoa HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987. Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, dây xanh phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.

Giống khoai HL518  do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản = CIP92031 = HL518 (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

Giống khoai Kokey 14 (Nhật vàng) có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).

Giống HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

Giống khoai Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống tuyển chọn và giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị. Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.

Giống khoai HL284 (Nhật trắng) thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000. Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Giống khoai KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004. Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

TS. Hoàng Kim

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Source: http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html

Số lần xem trang : 15357
Nhập ngày : 12-11-2012
Điều chỉnh lần cuối : 21-04-2015

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Tập huấn và Hội thảo

  Việt Nam chốn tổ của nghề lúa(17-09-2010)

  Hiện trạng sắn Việt Nam và sự cải thiện giống sắn (16-04-2010)

  Thông tin về cây nhiên liệu sinh học Việt Nam (10-04-2010)

  Giống sắn KM140 Giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Toàn Quốc 2009(25-12-2009)

  Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim và tập thể, 2008. Tiến bộ mới của ngành sắn Việt Nam (Lao 20-24 Oct. 2008)(14-11-2008)

  Hoàng Kim, Nguyễn Văn Bộ, Reinhardt Howeler, Hernan Ceballos 2008. Hiện trạng sắn Việt Nam và sự chọn lọc các dòng sắn lai đơn bội kép (DH) nhập nội từ CIAT (Bỉ 21-25/7/2008)(14-11-2008)

  Hoàng Kim, Nguyễn Văn Ngãi, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2008. Hiện trạng sản xuất sắn Việt Nam và tiềm năng dùng sắn làm nhiên liệu sinh học (Ấn Độ 1-2/5/2008).(14-11-2008)

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007