TS. Hoàng Kim
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất ngày 1 tháng 4 năm 2001. Di sản của người nhạc sĩ tài hoa này để lại là Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…” Tình yêu cuộc sống Chào ngày mới 01 tháng 4 ghi nhận ngày mất của Trịnh là một trong ba sự kiện đáng nhớ nhất của ngày này. Bài dưới đây là những ghi nhớ của tôi về Trịnh Công Sơn. xem tiếp
Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn
Sách viết về Trịnh Công Sơn hiện có trên 10 quyển và một khối lượng lớn các bài báo viết về tác phẩm và di sản. Tiếc rằng thông tin về cuộc đời, gia đình và tuổi thơ của Trịnh Công Sơn, hiện vẫn còn nhiều khoảng trống cần tìm hiểu. Tiểu sử Trịnh Công Sơn trên vnexpress, Liên Thành, người nổi tiếng, facebook, ... đều chỉ vắn tắt: Nơi sinh: tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao, hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Quê quán: làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây,...
Thấu hiểu cuộc đời và nhân cách của Trịnh Công Sơn, chúng ta mới có thể cảm thông và hiểu sâu Nhạc Trịnh. Một cõi đi về, Cát bụi, Để gió cuốn đi, Huyền thoại Mẹ,... đều là những tiếng nấc, tiếng lòng thẳm thẳm của một kiếp người mà Trịnh thấu hiểu về đời mẹ, đời cha, đời của các anh em, người thân chung máu mủ gia đình nhưng li tán ở các chiến tuyến khác nhau, bị những khống chế, rình rập, vây bủa, tranh chấp của các thế lực trên thân phận con người mà gia đình của chính Trịnh Công Sơn là người trong cuộc. Tôi thầm lặng thu thập tư liệu và chỉ mới tuyển chọn và tổng hợp về Trịnh Công Sơn ở những thông tin chừng mực tại trang Chào ngày mới 01 tháng 4
https://hoangkimlong.wordpress.com/2015/03/31/chao-ngay-moi-01-thang-4/ theo nguồn chính Trịnh Công Sơn Wikipedia Tiếng Việt để đợi bổ sung thêm những tư liệu cần được kiểm chứng.
Trong các tài liệu chọn lọc chưa đưa vào nguồn Wikipedia Tiếng Việt có tư liệu đặc sắc “Trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” của cựu đại tá Nguyễn Mâu, trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt của Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn: “Chúng tôi xin phép anh linh Trịnh Công Sơn được gọi anh bằng anh như thuở nào. Chúng tôi nói thẳng ở đây rằng giữa chúng tôi không có tình thâm giao nhưng rất hiểu nhau và kính trọng nhau. Thật dễ hiểu: làm sao là bạn thân được khi một người là nhân viên công an rình rập dòm ngó anh và anh lại là một nghệ sĩ có tâm hồn đang đau nhức với cái đau nhức của dân tộc và sáng tác vì cái đau nhức ấy…”. “Anh ấy đã ra đi nhưng bao vấn nạn còn để lại. Chúng tôi đã thực lòng viết ra đây về anh ấy, nhân danh một cựu nhân viên tình báo đã từng bới xới tìm hết tì vết của anh để truy tố. Anh ấy đã nằm xuống và đã trở thành vô hiệu hóa tòa án, công tố, bị can, biện hộ. Tất cả nay trong quyền xét đoán vì văn học sử của mỗi độc giả. Chúng tôi giang tay và cúi đầu thật thấp cầu nguyện chỉ mong linh hồn anh tìm được sự an nghỉ chốn vĩnh hằng”.
Vượt lên trên những chứng cớ “bên ni”, “bên tê” “Trịnh Công Sơn và những hoạt động cộng sản nằm vùng” “Biến động miền Trung”, ”Trò chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan về những “hũ mắm thúi” của cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành ở Mỹ“. Bài viết của ông Nguyễn Mâu in trong quyển sách của ông nhan đề NDB – Ngành Đặc Biệt (The Special Branch) xuất bản vào năm 2007. Người giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Mâu tên là Lê Xuân Nhuận – đại tá Trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt Vùng II chiến thuật. Trong lời giới thiệu, ông Nhuận cho biết đã đọc cả hai bài viết về Trịnh Công Sơn của Liên Thành và của Hoàng Phủ Ngọc Phan và nói rõ: “Nhận định và quyết định của ông Nguyễn Mâu đối với Trịnh Công Sơn chính là thái độ và biện pháp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với nhạc sĩ ấy, ở cấp cao nhất trong toàn quốc (VNCH) và trong thời gian ông Nguyễn Mâu cầm đầu ngành tình báo này.”
Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn
Nhà văn Ngô Minh đã viết trong “Quà tặng xứ mưa” “Nhớ Trịnh Công Sơn”:
“Trịnh Công Sơn là thiên tài âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX . Di sản âm nhạc Trịnh Công Sơn là vô giá , mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam. Bảy năm Trịnh Công Sơn về “với cát bụi”, đã có hơn 10 cuốn sách viết về ông, cuốn mới nhất là tập bút ký “ Cây đàn lia của Hoàng tử be” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu năm 2005. Âm nhạc Trịnh ngày càng lay động chiều sâu tâm thức hàng chục triệu người. Đã là người Việt, từ già đến trẻ không ai không hát Trịnh , không gia đình nào không có trong nhà một băng hay đĩa nhạc Trịnh ….Sống trong đời sống .Cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi. Để gió cuốn đi…
Không chỉ ở Việt Nam, âm nhạc Trịnh Công Sơn cũng ngày càng chinh phục thế giới . Ngay từ năm 1972, Trịnh Công Sơn đã được Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con, trong Ca khúc Da vàng, qua giọng hát Khánh Ly, phát hành trên 2 triệu đĩa. Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển Bách khoa Pháp “Encyclopédie de tous les pays du momde”. Nhạc Trịnh đã có mặt tại nhiều nước Châu Á, châu Âu, Châu Mỹ… Có một chàng trai người Đức mang họ Trịnh luôn cùng mới bạn bè hát Trịnh Công Sơn; Có một cô gái Nhật Bản năm nào cũng sang Việt Nam để viếng mộ Trịnh …
Đặc biệt, ngày 3-2-2004, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York đã công bố “Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới” (WPMA). Sáu tên tuổi âm nhạc nổi tiếng thế giới được giải thưởng lần này là Bob Dylan, Conuntry Joe & the Fish, Hary Belafonte, Joan Baez, Peter, Paul & Mary và Trịnh Công Sơn. WPMA tôn vinh những người đã đem âm nhạc của mình cống hiến cho cuộc đấu tranh vì hòa bình và nhân đạo trên thế giới. Đây là sự kiện âm nhạc quốc tế lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay! Kể từ ca khúc đầu tiên Ướt mi công bố năm 1959, trải 40 năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã để lại gia sản trên 600 ca khúc lay động lòng người.”
“Người ta chia ca khúc Trịnh thành “ ba dòng”: Dòng trữ tình, dòng phản chiến và dòng giải thoát bản ngã!. Lý thuyết là thế , nhưng tôi nghĩ dưới góc nhìn “hòa bình và nhân đạo” thì hầu như ca khúc nào của Trịnh cũng là vút lên từ tận cùng sâu thẳm của tình yêu cuộc sống và nỗi đau phận người. Đó chính là tầm cao, sự vĩnh cửu của âm nhạc Trịnh”.
… “Lần ra Huế dự “ Đêm nhạc Trịnh Công Sơn quyên góp tiền giúp trẻ em nghèo học giỏi”, anh Sơn nâng cùng anh em chén rươụ Chuồn, tâm sự :” Trong lời bài hát của mình không có một từ nào về các địa danh của Huế, nhưng toàn bộ âm nhạc của mình chính là Huế đấy, Huế của kiếp người…”. Vâng, trên 600 ca khúc của Trịnh Công Sơn để lại là một phần của Di sản văn hóa Huế , tồn tại mãi với thời gian…”
Âm nhạc Trịnh Công Sơn là âm nhạc vì con người nên ở lại mãi với hồn người, không biên giới, “cao hơn mọi thành kiến trên đời “ ( chữ Anh Ngọc) . Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc là sự tôn vinh ở tầm cỡ thế giới về Di sản âm nhạc của Trịnh. Đây cũng là sự tôn vinh một nhân cách sống và bản lĩnh sáng tạo của một thiên tài âm nhạc.”
Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn
Trước hôm anh Trịnh Công Sơn mất, có anh Trịnh Xuân Ấn ở Đắk Lắk đi xe đò về rủ tôi xuống gấp thăm anh Sơn đang nằm viện. Tôi bận việc không đi được nên nhờ anh Ấn mang về biếu anh Sơn chai rượu quý lấy từ bàn thờ cha mẹ tôi để anh mời bạn. Không ngờ, đó là những ly rượu cuối cùng mà anh Sơn chia với người thân trước khi anh đi vào cõi vĩnh hằng.
Trong những bức ảnh di sản về anh Sơn cùng bạn hữu, tôi thích nhất bức ảnh anh chụp với anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Bửu Ý (ảnh trên), tiếc là thiếu Ngô Minh trong đó.
Đêm thiêng Trịnh Công Sơn 1 tháng 4 năm 2012,đêm mà tôi đã thức gần trọn để đánh máy lại và đưa lên mạng
Bài ca Trường Quảng Trạch của thầy Trần Đình Côn, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường. Trịnh Công Sơn là anh đầu trong một gia đình đông con. Mẹ anh là bà Lê Thị Quỳnh người Quảng Trạch.(Cha anh là ông Trịnh Xuân Thanh đi lính Pháp ngành tình báo, bị tử nạn xe hơi do chính xe của quân đội Pháp gây ra. Cái chết của cha và sự vất vả nuôi bảy đứa con của mẹ là nỗi ảnh thường trực của Trịnh Công Sơn. Em trai và chồng em gái anh Sơn ở trong quân lực Việt Nam cộng hòa nhưng người anh ruột của chồng em gái lại là chính ủy sư đoàn Điện Biên, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Huyền thoại Mẹ và gốc gác đầu đời anh Sơn và những nốt nhạc nấc lên, yêu thương và cảm thông thân phận con người là từ chính đất này. Đó là kỷ niệm làm tôi nhớ mãi, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường.
Hoàng Kim
Video nhạc tuyển
KimYouTube
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
Trở về trang chính
Hoàng Kim
Ngọc Phương Nam
Thung dung
Dạy và học
Cây Lương thực
Dạy và Học
Tình yêu cuộc sống
Kim on LinkedIn
Kim on Facebook
Số lần xem trang : 16251 Nhập ngày : 05-04-2015 Điều chỉnh lần cuối : 21-04-2015 Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Hoa Lúa(12-05-2013) Ngày xuân thăm Văn miếu Trấn Biên(19-03-2013) Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xuân đọc lại(13-02-2013) Trồng bồn bồn kết hợp nuôi cua cá(04-11-2012) Nông nghiệp thông minh: Luân canh tôm lúa(24-10-2012) Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh(21-10-2012) Những ngôi sao không bao giờ tắt(07-10-2012) Bài học Lựa chọn thành công(26-09-2012) Địa chỉ xanh giống lúa chịu mặn, hạn(20-09-2012) Yên Tử sáng mãi đức Nhân Tông(19-08-2012) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|