Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 393
Toàn hệ thống 999
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365Hoa Lúa; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; 24 tiết khí lịch nhà nông; Chọn giống sắn kháng CMD;Chọn giống sắn Việt Nam; Walt Disney bạn trẻ thơ; Mình về thăm nhau thôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đọc Tô Đông Pha nhớ Nam Trân; Đợi Anh; Ngày 22 tháng 12 năm 1944,  Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng kết bài học thắng lợi của chiến tranh Việt Nam là ‘Từ nhân dân mà ra’, là ‘sự hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân’. Đại tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny đã thấm thía nói: ‘Một quân đội chỉ có thể đánh thắng một quân đội, nhưng một quân đội không thể đánh thắng một dân tộc‘. John Kennedy phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại tác phẩm “Trí tuệ bậc Thầy, Tạp chí George, tháng 11, năm 1998, in trong sách ‘Không phải huyền thoại’, Hữu Mai 2011,  đã viết: “Toàn dân chiến đấu” Giáp nói theo triết lý truyền thống Việt Nam về chiến tranh. Hòa trộn triết lý đó với tuyên truyền chính trị không ngưng nghỉ cho chiến sĩ của mình, ông đã tôi luyện nên một đội quân chiến đấu đầy hiệu quả, chiến thắng kiên cường trước những cú tấn công không cân sức. Quân đội đó đã trở thành một trong số những lực lượng bộ binh thiện chiến nhất trên thế giới hiện nay”. Ngày 22 tháng 12 năm 1984 là ngày mất Nguyễn Hiến Lê, nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhà văn hóa giáo dục nổi tiếng người Việt Nam (sinh năm 1912); Ngày 22 tháng 12 là ngày đông chí, một trong  24 tiết khí lịch nhà nông. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 12: Hoa Lúa;Nguyễn Hiến Lê sao sáng; 24 tiết khí lịch nhà nông; Chọn giống sắn kháng CMD;Chọn giống sắn Việt Nam; Walt Disney bạn trẻ thơ; Mình về thăm nhau thôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đọc Tô Đông Pha nhớ Nam Trân; Đợi Anh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-12;

 

 

HOA LÚA
Hoàng Kim


Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…

Con thăm Thầy
lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

 

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

 

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

 

 

(*) Chùa Giáng giữa đồng xuân. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông. Đại sư sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 nay đã trãi trên 103 tuổi (2019), từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. chùm ảnh chọn lọc của HK, xem tiếp
(**) Thơ Dương Phượng Toại

 

 

NGUYỄN HIẾN LÊ SAO SÁNG TRỜI NAM
Hoàng Kim

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là người được giới trí thức và nhân dân lao động kính trọng vì nhân cách cao qúy, cuộc sống thanh bạch, học vấn uyên bác và hiệu qủa lao động hiếm thấy. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian.

Nguyễn Hiến Lê di sản cuộc đời

Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh ngày 8.1.1912 (nhằm ngày 20 tháng 11 năm Tân Hợi, tháng Tân Sửu, ngày Qúy Mùi, giờ Tân Dậu) quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây nay thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Cha, mẹ và bác ruột của ông đều giữ được truyền thống của tổ tiên mấy đời trước, săn sóc sự học của ông rất chu đáo. Ông thuở nhỏ học ở trường Yên Phụ, trường Bưởi. Năm 1934, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội, ông vào làm việc tại Sở Thủy Lợi ở miền Tây Nam Bộ. Năm 1937, ông cưới vợ là bà Trịnh Thị Tuệ và đổi về làm việc ở Sài Gòn cho đến năm 1945. Trong thời gian này, ông trau dồi tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tự học tiếng Anh. và đã viết được trên ngàn trang sách để luyện văn. Mùa đông năm 1945 đến mùa xuân 1947, ông tản cư ở Tân Thạnh, Long Xuyên và học đông y. Năm 1947, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1953, ông thôi dạy học, chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản, viết sách và viết báo.

Nguyễn Hiến Lê học và viết liên tục và bền bỉ, có hướng rõ rệt, tập trung năng lực, không để phí thì giờ, hi sinh việc xuất bản để dành thời gian viết sách. Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông đã viết được 120 bộ sách về nhiều lĩnh vực,. Sức lao động của ông hiếm thấy với hơn 30.000 trang chia cho 33 năm, trung bình mỗi năm 900 trang. Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hoá Việt Nam, thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ, triết học, giáo dục, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, du kí, dịch tiểu thuyết, tiểu luận phê bình,…

120 tác phẩm của ông có khoảng 80 % là tác phẩm phổ biến rộng cho mọi giới (tiêu biểu nhất là loại sách học làm người, gương danh nhân, tổ chức công việc theo khoa học), còn lại khoảng 20% là sách chuyên khảo có giá trị đặc biệt về học thuật (thuộc lĩnh vực văn học, triết học, sử, cổ văn Trung Quốc). Tác phẩm xếp theo năm xuất bản, bao gồm:

• Tổ chức công việc theo khoa học – 1949
• Đắc nhân tâm (dịch Dale Carnegie) – 1951
• Kim chỉ nam của học sinh – 1951
• Luyện tình cảm (dịch F. Thomas) – 1951
• Để hiểu văn phạm – 1952
• Bảy bước đến thành công (dịch G. Byron) – 1952
• Tổ chức gia đình – 1953
• Thế hệ ngày mai – 1953
• Nghệ thuật nói trước công chúng – 1953
• Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười – 1954
• Săn sóc sự học của con em – 1954
• Hiệu năng – 1954
• Tự học để thành công – 1954
• Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển) – 1955
• Lịch sử thế giới (viết với Thiên Giang) – 1955
• Sống 24 giờ một ngày (dịch Arnold Bennett) – 1955
• Quẳng gánh lo đi và vui sống (dịch Dale Carnegie) – 1955
• Giúp chồng thành công (dịch Dorothy Carnegie) – 1956
• Nghề viết văn – 1956
• Muốn giỏi toán hình học phẳng – 1956
• Bí quyết thi đậu – 1956
• Đông Kinh Nghĩa Thục – 1956
• Rèn nghị lực – 1956
• Luyện tinh thần (dịch Dorothy Carnegie) – 1957
• Luyện văn I (1953), II & III (1957)
• Muốn giỏi toán đại số – 1958
• Thời mới dạy con theo lối mới – 1958
• Gương danh nhân – 1959
• Muốn giỏi toán hình học không gian – 1959
• Gương hi sinh – 1962
• Hương sắc trong vườn văn (2 quyển) – 1962
• Tương lai trong tay ta – 1962
• Kiếp người (dịch Somerset Maugham) – 1962
• Xung đột trong đời sống quốc tế – 1962
• Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (viết với T. V. Chình) – 1963
• Sống đẹp – 1964
• Gương kiên nhẫn – 1964
• Một niềm tin – 1965
• Luyện lý trí – 1965
• Đại cương triết học Trung Quốc (viết chung với Giản Chi) – 1965
• Cách xử thế của người nay (dịch Ingram) – 1965
• Sống đời sống mới (dịch Powers) – 1965
• Cổ văn Trung Quốc – 1966
• Gương chiến đấu – 1966
• Tìm hiểu con chúng ta – 1966
• Xây dựng hạnh phúc (dịch Aldous Huxley) – 1966
• Thẳng tiến trên đường đời (dịch Lurton) – 1967
• Lời khuyên thanh niên – 1967
• Tay trắng làm nên – 1967
• Vấn đề xây dựng văn hoá – 1967
• Tổ chức công việc làm ăn – 1967
• Chiến tranh và hoà bình (dịch Lev Nikolayevich Tolstoy) – 1968
• Chiến Quốc sách (viết chung với Giản Chi) -1968
• Bí mật dầu lửa (dịch Gaillard) – 1968
• Đế Thiên Đế Thích – 1968
• Bài học Israel – 1968
• 40 gương thành công – 1968
• Thư ngỏ tuổi đôi mươi (dịch André Maurois) – 1968
• Sống 365 ngày một năm – 1968
• Những cuộc đời ngoại hạng – 1969
• Bán đảo Ả Rập – 1969
• Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu (dịch Alan Paton) – 1969
• Mưa (tuyển dịch nhiều tác giả) – 1969
• Trút nỗi sợ đi (dịch Coleman) – 1969
• Con đường lập thân (dịch Ennever) – 1969
• Sử ký Tư Mã Thiên (viết chung với Giản Chi) – 1970
• Làm con nên nhớ (viết với Đông Hồ) – 1970
• Tô Đông Pha – 1970
• Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa (dịch) – 1970
• Quê hương tan rã (dịch C. Acheba) – 1970
• Một lương tâm nổi loạn – 1970
• 15 gương phụ nữ – 1970
• Hoa đào năm trước – 1970
• Thư gởi người đàn bà không quen (dịch André Maurois) – 1970
• Einstein – 1971
• Con đường hoà bình – 1971
• Lợi mỗi ngày một giờ – 1971
• Lịch sử văn minh Ấn Độ (dịch Will Durant) – 1971
• Thế giới ngày mai và tương lai nhân loại – 1971
• 33 câu chuyện với các bà mẹ – 1971
• Chấp nhận cuộc đời (dịch L. Rinser) – 1971
• Ý chí sắt đá – 1971
• Chinh phục hạnh phúc (dịch Bertrand Russell) – 1971
• Sống theo sở thích (dịch Steinckrohn) – 1971
• Giữ tình yêu của chồng (dịch Kaufmann) – 1971
• Nhà giáo họ Khổng – Cảo Thơm 1972
• Liệt tử và Dương tử – Lá Bối 1973
• Cầu sông Drina (dịch I. Andritch) – 1972
• Bài học lịch sử (dịch Will Durant) – 1972
• Ý cao tình đẹp – 1972
• Thế giới bí mật của trẻ em – 1972
• Bertrand Russell – 1972
• Cháu bà nội tội bà ngoại – 1974
• Những vấn đề của thời đại – 1974
• Nguồn gốc văn minh (dịch Will Durant) – 1974
• Văn minh Ả Rập (dịch Will Durant) – 1975
• 10 câu chuyện văn chương – 1975
• Mạnh Tử – 1975
• Sử Trung Quốc (3 tập) 1982
• Con đường thiên lý – 1990
• Tôi tập viết tiếng Việt – 1990
• Hồi ký Nguyễn Hiến Lê – (Xuất bản 1992)
• Khổng Tử – viết xong 1978 (Xuất bản 1992)
• Đời nghệ sĩ – (Xuất bản 1993)
• Lão Tử – viết xong 1977 (Xuất bản 1994)
• Trang Tử – viết xong 1975 (Xuất bản 1994)
• Hàn Phi Tử – viết chung với Giản Chi, 1975 (Xuất bản 1994)
• Tuân Tử – viết xong 1975 (Xuất bản 1994)
• Mặc học – viết xong 1976 (Xuất bản 1995)
• Luận ngữ – viết xong 1978 (Xuất bản 1995)
• Đời viết văn của tôi – (Xuất bản 1996)
• Lịch sử văn minh Trung Quốc (dịch Will Durant) – (Xuất bản 1997)
• Gogol – (Xuất bản 2000)
• Tourgueniev – (Xuất bản 2000)
• Tchekhov – (Xuất bản 2000)
• Để tôi đọc lại – (Xuất bản 2001)
• Những quần đảo thần tiên (dịch Somerset Maugham) – 2002
• Kinh Dịch, đạo của người quân tử – viết xong 1979 (Xuất bản 1992, …,2002…)

Nguyễn Hiến Lê ngoài các tác phẩm trên đây còn có 242 bài trên tạp chí Bách Khoa, 50 bài trên các tạp chí Mai, Tin Văn, Văn, Giáo Dục Phổ Thông, Giữ Thơm Quê Mẹ. Ngoài ra ông còn viết lời giới thiệu cho 23 quyển sách.

Năm 1980 ông về lại Long Xuyên. Ông lâm bệnh và mất ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi.

Nguyễn Hiến Lê danh thơm còn mãi

Phần mộ của nhà văn hoá lỗi lạc Nguyễn Hiến Lê tại chùa Phước Ân, gần ngã tư Cai Bường, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Võ, tỉnh Đồng Tháp. Tôi tìm về chùa Phước Ân thăm Người lần theo chỉ dấu của tác giả Trung Thu đã kể lại trên Nguyệt san Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2009 về việc Tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê .

“Mở đầu cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Hiến Lê viết: “Mà có bao giờ người ta nghĩ đến việc thu thập tài liệu trong dân gian không? Chẳng hạn khi một danh nhân trong nước qua đời, phái một người tìm thân nhân hoặc bạn bè của người đã mất, để gom góp hoặc ghi chép những bút tích về vị ấy, rồi đem về giữ trong các thư khố làm tài liệu cho đời sau. Công việc có khó khăn tốn kém gì đâu, mà lại có lợi cho văn hóa biết bao”. Thật không ngờ, điều cụ luôn canh cánh trong lòng, đến khi mất lại vận vào chính đời cụ.

…Vĩnh Thạnh nghèo nàn và ướt át. Tôi phải hỏi tới người thứ tư mới biết chính xác đường vào chùa Phước Ân. Từ ngã tư Cai Bường rẽ tay trái vào hơn 1 km đường đất nữa mới tới. Con đường len lỏi qua những vườn cây ăn trái xanh mướt và một cây cầu gỗ bắc ngang con kênh. Nhà dân nằm im lìm dưới tán lá như trái chín giấu mình sau vòm lá. Không khí thuần khiết hòa vào hương xoài dịu êm khiến tôi ngẩn ngơ. Gia quyến cụ Nguyễn Hiến Lê phải cực kỳ tinh tế và hiểu ý cụ mới đem cụ về an nghỉ chốn bình yên này.

Chùa Phước Ân hiện ra trước mắt tôi vừa trang nghiêm vừa thân thiện. Ngôi chùa đơn sơ ẩn hiện sau lớp lá bồ đề lóng lánh nước mưa. Không một bóng người. Không gian im ắng. Tôi dắt xe chầm chậm qua sân chùa. Một bà cụ mặc áo nâu sòng, mái tóc hoa râm xuất hiện. Biết tôi muốn tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê, bà chậm rãi trả lời. “Trong chùa này chỉ có thầy trụ trì với bà biết ông ấy thôi”. Bà dẫn tôi vào chánh điện. Sau lớp kính mờ ảo của khung ảnh, nụ cười cụ Nguyễn Hiến Lê vẫn tươi rói và đôi mắt dường như vẫn dõi theo trần gian, đôi mắt như thăm thẳm một niềm an lạc. Di ảnh cụ được treo bên cạnh người vợ thứ hai là bà Nguyễn Thị Liệp. Sau khi cụ mất, bà xuất gia đi tu và mong muốn được an nghỉ tại chùa Phước Ân cùng chồng.

Mộ cụ Nguyễn Hiến Lê nằm lọt thỏm trong khoảng 20 ngôi mộ khác. Ngôi mộ của một con người lỗi lạc nhỏ nhắn và giản dị đến nỗi bát nhang không một nén. Nhưng tôi biết, cụ rất ấm cúng khi nằm chung với toàn thể gia quyến trong một khu mộ. Không hoành tráng lộng lẫy. Không bia đá trường cửu. Không khoa trương diễm lệ. Cụ nằm đó bên ngôi chùa trầm mặc nghe kinh kệ là một diễm phúc hiếm ai nghĩ tới. Có lẽ đây là lối đi mãn nguyện nhất đối với một tâm hồn vốn giản dị và thanh sạch. Trong gian phòng ấm cúng bên ly trà nóng, bà cụ hỏi tôi có thân thích gì với cụ Lê không mà lại đi thăm mộ lúc trời mưa gió. Tôi thưa thật, tôi chỉ là người đọc sách của cụ. Tôi tìm mộ cụ chỉ để thắp một nén nhang trước hương hồn cụ để tỏ lòng cảm phục. Bà …hỏi tôi rằng cụ viết sách hay lắm sao mà mất lâu thế vẫn có người nhắc đến. … Tôi cắm vào lư hương trên mộ cụ một nén nhang thành kính. Hương trầm tỏa bay làm cay cay khóe mắt”

Mới đây Trương Vĩnh Khánh , hội Văn hóa Nghệ thuật Đồng Tháp trong bài Đôi dòng về học giả Nguyễn Hiến Lê 1912-1984 thì lại có lời thưa là bạn Trần Trung Thu đã “hỏi thăm chưa đúng chỗ chứ người An Giang & Đồng Tháp chúng tôi không mấy ai lại vô tình không biết và chúng tôi vô cùng tôn kính nhà văn, học giả kiệt xuất ấy.”.

Ông Trương Vĩnh Khánh đã bổ sung thêm một số tư liệu và ông Vũ Ngọc Tiến đã gửi cho Viet-studies: “Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 20 tháng 11 âm lịch năm Tân Hợi nhằm ngày 8 tháng 01 năm 1912 (Giấy khai sinh ghi ngày 8/4/1912). Nguyên quán làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội ). Ông là một học giả, nhà nghiên cứu văn hoá kiệt xuất, xuất thân trong một gia đình nho học, thân phụ là Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như. Thuở nhỏ ông học ở trường tiểu học Yên Phụ – trường Bưởi (Trung học), Trường Cao Đẳng Công Chánh (Hà Nội ) – Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh miền tây Nam Bộ. Sau cách mạng tháng 8/1945, ông từ bỏ đời sống công chức về Long Xuyên dạy học trường Trung học Thoại Ngọc Hầu (collège de Long Xuyen). Năm 1952, ông lên Sài Gòn mở nhà xuất bản biên dịch sách, sáng tác và viết báo. Tính đến năm 1975, ông đã cho xuất bản hơn 100 tác phẩm về nhiều lĩnh vực như: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân du ký, dịch tiểu thuyết, sách học làm người… Từ năm 1975 cho đến lúc qua đời, ông còn trước tác được hơn 20 tác phẩm. Trong số đó có những cuốn như: “Lịch sử thế giới, Đông kinh nghĩa thục, Văn minh Arập, Sử Trung Quốc, Lịch sử văn minh Trung Quốc, nguồn gốc văn minh, Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam, gương danh nhân và kinh dịch”(in theo bản thảo chép tay của Nguyễn Hiến Lê mới xuất bản năm 1992 của nhà xuất bản Văn học Hà Nội, được đánh giá là một công trình khảo cứu có giá trị khoa học đặc sắc về văn hóa phương Đông. Vào năm 1967, chính quyền Sài Gòn đã trao tặng ông cùng Giản Chi: Giải nhất ngành biên khảo và giải tuyên dương sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật (1973). Đi kèm với danh hiệu cao quí đương thời là tấm ngân phiếu một triệu đồng (tương đương 25 cây vàng lúc đó). Học giả Nguyễn Hiến Lê đã công khai từ chối nhận giải với lý do “nên dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả cũng không dự giải. Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên. Ông lâm bênh và mất lúc 8 giờ 50 phút ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại bênh viện An Bình – chợ Lớn TP Hồ Chí Minh- hưởng thọ 72 tuổi. Hoả thiêu vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 tại đài thiêu Thủ Đức. Di cốt Nguyễn Hiến Lê được đem về chôn cất trong khuôn viên nhà bà Nguyễn Thị Liệp (vợ thứ 2 quê ở Long Xuyên, còn bà cả tên Tuệ người miền Bắc). Năm 1999 Bà Liệp tạ thế và được an táng trong khuôn viên chùa Phước Ân, ở rạch Cai Bường, thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Di cốt của ông cũng được đem đặt trên phần mộ của bà. Hiện người con trai của ông là Nguyễn Nhật Đức và bà Tuệ (vợ cả) đang định cư tại Pháp“.

Ông Trương Vĩnh Khánh cũng đã ứng tác bài thơ trước mộ cụ Nguyễn Hiến Lê khi cùng nhóm văn bút Lấp Vò là Từ Quang, Trịnh Kim Thuấn đưa nhà văn Vũ Ngọc Tiến đến chùa Phước Ân viếng mộ học giả, nhà văn khả kính Nguyễn Hiến Lê nhân tiết Thanh Minh 24/3 âm lịch – Quý Tỵ:

” Về miền Tây viếng thăm thầy
Trăm năm một cõi – đám mây vô thường
Cả đời nặng nợ văn chương
Chồng Nam, vợ Bắc đoạn trường lắm thay!

Quê hương thương nhớ lắt lay
Trăm nghìn trang sách – trắng tay phong trần
Nghiêng nghiêng bóng nắng chiều xuân
Mờ mờ sương khói, trầm luân kiếp người.

Ngẩn ngơ vườn tháp lệ rơi
Tấm bia, ngọn cỏ nhàu phơi úa màu
Văn chương để lại ngàn sau
Xác thân lưu lạc thấm đau nỗi đời.

Tài hoa nặng nợ – số trời
Xót Thầy nằm đó trông vời cố hương!…”

Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy

Trong hồi ký của mình, Nguyễn Hiến Lê đã viết “Tự bạch” về nhân sinh:

  1. Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải tạo cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tùy khả năng mỗi người.
  2. Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng đế hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết bàn hay Thiên đàng
  3. Quan niệm thiện ác thay đổi tùy nơi, tùy thời. Cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội đó cho là thiện, cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa mà hóa ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ đạo tòng phu, tòng tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội thời nông nghiệp; tới thời kỹ nghệ không còn lợi cho gia đình, xã hội nên mất giá trị. Khi sản xuất được ít, đức tiết kiệm được đề cao; ngày nay ở Âu Mỹ, sản xuất vật dụng thừa thãi quá, nên sự phung phí gần thành một bổn phận đối với xã hội. Tuy nhiên vẫn có một số giá trị vĩnh cửu, từ hồi loài người bắt đầu văn minh, dân tộc nào cũng trọng, như đức nhân, khoan hồng, công bằng, tự do, tự chủ,…
  4. Đạo nào cũng phải hợp tình, hợp lý (bất viễn nhân) thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng.
  5. Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, trị gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí, dũng, luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.
  6. Nên trọng dư luận nhưng cũng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm, nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm.
  7. Mỗi người đã phải đóng một vai trò trong xã hội thì tôi lựa vai trò thư sinh. Sống trong một gia đình êm ấm giữa sách và hoa, được lòng quý mến, tin cậy của một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách mà được hàng vạn người hoan hô, mà còn có phần giúp ích cho xã hội được nhiều hơn bạn chính khách nữa. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nhận một chức tước gì của chính quyền.
  8. Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi.
  9. Văn thơ phải tự nhiên, cảm động, có tư tưởng thì mới hay. Ở Trung Hoa, thơ Lý Bạch, văn Tô Đông Pha hay nhất. Ở nước ta, thơ Nguyễn Du tự nhiên, bình dị mà bài nào cũng có giọng buồn man mác.
  10. Tôi khuyên con cháu đừng làm chính trị, nhưng nếu làm thì luôn luôn phải đứng về phía nhân dân.
  11. Một xã hội văn minh thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập, cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi; tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng chính kiến của một người.
  12. Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề luật sư không phải là nghề tự do thì không gọi là xã hội tự do được.
  13. Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh và lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không.
  14. Chỉ nên hưởng cái phần xứng đáng với tài đức của mình thôi. Nếu tài đức tầm thường mà được phú quý hoặc được nhiều người ngưỡng mộ thì sẽ mang họa vào thân.
  15. Hôn nhân bao giờ cũng là một sự may rủi. Dù sáng suốt và chịu tốn công thì cũng không chắc gì kiếm được người hợp ý mình; phải chung sống năm ba năm mới rõ được tính tình của nhau. Từ xưa tới nay tôi thấy cuộc hôn nhân của ông bà Curie là đẹp nhất, thành công nhất cho cả cá nhân ông bà lẫn xã hội. Hiện nay ở Mỹ có phong trang kết hôn thử, tôi cho rằng chưa chắc đã có lợi cho cá nhân mà có thể gây nhiều xáo trộn cho xã hội.
  16. Có những hoa hữu sắc vô hương mà ai cũng quý như hoa hải đường, hoa đào; nhưng đàn bà nếu chỉ có sắc đẹp thôi, mà không được một nét gì thì là hạng rất tầm thường. Chơi hoa tôi thích nhất loại cây cao; có bóng mát, dễ trồng và có hương quanh năm như ngọc lan, hoàng lan. Ở đâu tôi cũng trồng hai loại đó.
  17. Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té. Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được.
  18. Cơ hồ không thay đổi được bản tính con người: người nóng nảy thì tới già vẫn nóng nảy, người nhu nhược thì tới già vẫn nhu nhược. Nhưng giáo dục vẫn có ích. Không nên cho trẻ sung sướng quá. Phải tập cho chúng có quy củ, kỷ luật, biết tự chủ và hiểu rằng ở đời có những việc mình không thích làm nhưng vẫn phải làm; và làm thì phải làm ngay, làm đàng hoàng, làm cho xong.
  19. Thay đổi bản tính con người như Mặc Tử, như Karl Marx muốn là chuyện không dễ một sớm một chiều. Thế giới còn những nước nhược tiểu nhiều tài nguyên thì còn bọn thực dân họ chỉ thay đổi chính sách thôi. Thực dân nào cũng vậy. Khi họ khai thác hết trên mặt đất, trong lòng đất thì họ sẽ khai thác biển, đáy biển, Họ còn sống lâu. Tuy nhiên cũng phải nhận rằng sự bóc lột trong một nước tân tiến thời nay đã giảm nhiều, thì sau này sự bóc lột các dân tộc nhược tiểu cũng sẽ giảm đi lần lần.
  20. Xã hội bao giờ cũng có người tốt và kẻ xấu. Như Kinh Dịch nói, lúc thì âm (xấu) thắng, lúc thì dương (tốt) thắng; mà việc đời sau khi giải quyết xong việc này thì lại sinh ra việc khác liền; sau quẻ Ký tế (đã xong) tiếp ngay quẻ Vị tế (chưa xong). Mình cứ làm hết sức mình thôi, còn thì để lại cho các thế hệ sau.
  21. Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng.

Nguồn: Nguyễn Hiến Lê,1980. “Đời viết văn của tôi” Nhà Xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1996, 400 trang; Tiểu sử học giả Nguyễn Hiến Lê theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội in trong “Kinh Dịch, đạo của người quân tử”, Nhà Xuất bản Văn học 1992, trang 7-8; Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

22. Ông viết trên trang đầu sách Không Tử, cuốn sách mà ông viết xong 1978, xuất bản 1992: “Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các đời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”

Nguyễn Hiến Lê nhân cách người hiền

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365Hoa Lúa; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; 24 tiết khí lịch nhà nông; Chọn giống sắn kháng CMD;Chọn giống sắn Việt Nam; Walt Disney bạn trẻ thơ; Mình về thăm nhau thôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đọc Tô Đông Pha nhớ Nam Trân; Đợi Anh; Ngày 22 tháng 12 năm 1944,  Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng kết bài học thắng lợi của chiến tranh Việt Nam là ‘Từ nhân dân mà ra’, là ‘sự hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân’. Đại tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny đã thấm thía nói: ‘Một quân đội chỉ có thể đánh thắng một quân đội, nhưng một quân đội không thể đánh thắng một dân tộc‘. John Kennedy phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại tác phẩm “Trí tuệ bậc Thầy, Tạp chí George, tháng 11, năm 1998, in trong sách ‘Không phải huyền thoại’, Hữu Mai 2011,  đã viết: “Toàn dân chiến đấu” Giáp nói theo triết lý truyền thống Việt Nam về chiến tranh. Hòa trộn triết lý đó với tuyên truyền chính trị không ngưng nghỉ cho chiến sĩ của mình, ông đã tôi luyện nên một đội quân chiến đấu đầy hiệu quả, chiến thắng kiên cường trước những cú tấn công không cân sức. Quân đội đó đã trở thành một trong số những lực lượng bộ binh thiện chiến nhất trên thế giới hiện nay”. Ngày 22 tháng 12 năm 1984 là ngày mất Nguyễn Hiến Lê, nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhà văn hóa giáo dục nổi tiếng người Việt Nam (sinh năm 1912); Ngày 22 tháng 12 là ngày đông chí, một trong  24 tiết khí lịch nhà nông. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 12: Hoa Lúa;Nguyễn Hiến Lê sao sáng; 24 tiết khí lịch nhà nông; Chọn giống sắn kháng CMD;Chọn giống sắn Việt Nam; Walt Disney bạn trẻ thơ; Mình về thăm nhau thôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đọc Tô Đông Pha nhớ Nam Trân; Đợi Anh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-12;

 

 

HOA LÚA
Hoàng Kim


Bao năm Trường Viện là nhà
Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương
Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng…

Con thăm Thầy
lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng (*) giữa đồng xuân
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai

Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (**)

 

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

 

 

(*) Chùa Giáng giữa đồng xuân. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viết “Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng. Nhân tươi quả tốt được thu nhiều” và ấn chứng bạch ngọc (hạt gạo trắng ngần) cho người có tâm nguyện theo nghề nông. Đại sư sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 nay đã trãi trên 103 tuổi (2019), từng nói: “Sống ở trên đời này được bao nhiêu năm, theo tôi, không phải là thước đo giá trị của đời người. Con rùa nó sống hàng ngàn năm thì đã sao? Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo, ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay.( …) nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi” . Đại sư Thích Phổ Tuệ là người đóng góp nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.Thiền sư Thích Phổ Tuệ là đệ Tam pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. chùm ảnh chọn lọc của HK, xem tiếp
(**) Thơ Dương Phượng Toại

 

 

NGUYỄN HIẾN LÊ SAO SÁNG TRỜI NAM
Hoàng Kim

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là người được giới trí thức và nhân dân lao động kính trọng vì nhân cách cao qúy, cuộc sống thanh bạch, học vấn uyên bác và hiệu qủa lao động hiếm thấy. Trong “Lời mở đầu” tác phẩm “Đời viết văn của tôi” Nguyễn Hiến Lê đã viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời. Tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy, ngọn đèn văn hóa, sao sáng trời Nam. Cuộc đời và di sản của Nguyễn Hiến Lê là mẫu mực nhân cách người hiền còn mãi với thời gian.

Nguyễn Hiến Lê di sản cuộc đời

Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh ngày 8.1.1912 (nhằm ngày 20 tháng 11 năm Tân Hợi, tháng Tân Sửu, ngày Qúy Mùi, giờ Tân Dậu) quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây nay thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Cha, mẹ và bác ruột của ông đều giữ được truyền thống của tổ tiên mấy đời trước, săn sóc sự học của ông rất chu đáo. Ông thuở nhỏ học ở trường Yên Phụ, trường Bưởi. Năm 1934, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội, ông vào làm việc tại Sở Thủy Lợi ở miền Tây Nam Bộ. Năm 1937, ông cưới vợ là bà Trịnh Thị Tuệ và đổi về làm việc ở Sài Gòn cho đến năm 1945. Trong thời gian này, ông trau dồi tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tự học tiếng Anh. và đã viết được trên ngàn trang sách để luyện văn. Mùa đông năm 1945 đến mùa xuân 1947, ông tản cư ở Tân Thạnh, Long Xuyên và học đông y. Năm 1947, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1953, ông thôi dạy học, chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản, viết sách và viết báo.

Nguyễn Hiến Lê học và viết liên tục và bền bỉ, có hướng rõ rệt, tập trung năng lực, không để phí thì giờ, hi sinh việc xuất bản để dành thời gian viết sách. Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông đã viết được 120 bộ sách về nhiều lĩnh vực,. Sức lao động của ông hiếm thấy với hơn 30.000 trang chia cho 33 năm, trung bình mỗi năm 900 trang. Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hoá Việt Nam, thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ, triết học, giáo dục, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, du kí, dịch tiểu thuyết, tiểu luận phê bình,…

120 tác phẩm của ông có khoảng 80 % là tác phẩm phổ biến rộng cho mọi giới (tiêu biểu nhất là loại sách học làm người, gương danh nhân, tổ chức công việc theo khoa học), còn lại khoảng 20% là sách chuyên khảo có giá trị đặc biệt về học thuật (thuộc lĩnh vực văn học, triết học, sử, cổ văn Trung Quốc). Tác phẩm xếp theo năm xuất bản, bao gồm:

• Tổ chức công việc theo khoa học – 1949
• Đắc nhân tâm (dịch Dale Carnegie) – 1951
• Kim chỉ nam của học sinh – 1951
• Luyện tình cảm (dịch F. Thomas) – 1951
• Để hiểu văn phạm – 1952
• Bảy bước đến thành công (dịch G. Byron) – 1952
• Tổ chức gia đình – 1953
• Thế hệ ngày mai – 1953
• Nghệ thuật nói trước công chúng – 1953
• Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười – 1954
• Săn sóc sự học của con em – 1954
• Hiệu năng – 1954
• Tự học để thành công – 1954
• Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển) – 1955
• Lịch sử thế giới (viết với Thiên Giang) – 1955
• Sống 24 giờ một ngày (dịch Arnold Bennett) – 1955
• Quẳng gánh lo đi và vui sống (dịch Dale Carnegie) – 1955
• Giúp chồng thành công (dịch Dorothy Carnegie) – 1956
• Nghề viết văn – 1956
• Muốn giỏi toán hình học phẳng – 1956
• Bí quyết thi đậu – 1956
• Đông Kinh Nghĩa Thục – 1956
• Rèn nghị lực – 1956
• Luyện tinh thần (dịch Dorothy Carnegie) – 1957
• Luyện văn I (1953), II & III (1957)
• Muốn giỏi toán đại số – 1958
• Thời mới dạy con theo lối mới – 1958
• Gương danh nhân – 1959
• Muốn giỏi toán hình học không gian – 1959
• Gương hi sinh – 1962
• Hương sắc trong vườn văn (2 quyển) – 1962
• Tương lai trong tay ta – 1962
• Kiếp người (dịch Somerset Maugham) – 1962
• Xung đột trong đời sống quốc tế – 1962
• Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (viết với T. V. Chình) – 1963
• Sống đẹp – 1964
• Gương kiên nhẫn – 1964
• Một niềm tin – 1965
• Luyện lý trí – 1965
• Đại cương triết học Trung Quốc (viết chung với Giản Chi) – 1965
• Cách xử thế của người nay (dịch Ingram) – 1965
• Sống đời sống mới (dịch Powers) – 1965
• Cổ văn Trung Quốc – 1966
• Gương chiến đấu – 1966
• Tìm hiểu con chúng ta – 1966
• Xây dựng hạnh phúc (dịch Aldous Huxley) – 1966
• Thẳng tiến trên đường đời (dịch Lurton) – 1967
• Lời khuyên thanh niên – 1967
• Tay trắng làm nên – 1967
• Vấn đề xây dựng văn hoá – 1967
• Tổ chức công việc làm ăn – 1967
• Chiến tranh và hoà bình (dịch Lev Nikolayevich Tolstoy) – 1968
• Chiến Quốc sách (viết chung với Giản Chi) -1968
• Bí mật dầu lửa (dịch Gaillard) – 1968
• Đế Thiên Đế Thích – 1968
• Bài học Israel – 1968
• 40 gương thành công – 1968
• Thư ngỏ tuổi đôi mươi (dịch André Maurois) – 1968
• Sống 365 ngày một năm – 1968
• Những cuộc đời ngoại hạng – 1969
• Bán đảo Ả Rập – 1969
• Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu (dịch Alan Paton) – 1969
• Mưa (tuyển dịch nhiều tác giả) – 1969
• Trút nỗi sợ đi (dịch Coleman) – 1969
• Con đường lập thân (dịch Ennever) – 1969
• Sử ký Tư Mã Thiên (viết chung với Giản Chi) – 1970
• Làm con nên nhớ (viết với Đông Hồ) – 1970
• Tô Đông Pha – 1970
• Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa (dịch) – 1970
• Quê hương tan rã (dịch C. Acheba) – 1970
• Một lương tâm nổi loạn – 1970
• 15 gương phụ nữ – 1970
• Hoa đào năm trước – 1970
• Thư gởi người đàn bà không quen (dịch André Maurois) – 1970
• Einstein – 1971
• Con đường hoà bình – 1971
• Lợi mỗi ngày một giờ – 1971
• Lịch sử văn minh Ấn Độ (dịch Will Durant) – 1971
• Thế giới ngày mai và tương lai nhân loại – 1971
• 33 câu chuyện với các bà mẹ – 1971
• Chấp nhận cuộc đời (dịch L. Rinser) – 1971
• Ý chí sắt đá – 1971
• Chinh phục hạnh phúc (dịch Bertrand Russell) – 1971
• Sống theo sở thích (dịch Steinckrohn) – 1971
• Giữ tình yêu của chồng (dịch Kaufmann) – 1971
• Nhà giáo họ Khổng – Cảo Thơm 1972
• Liệt tử và Dương tử – Lá Bối 1973
• Cầu sông Drina (dịch I. Andritch) – 1972
• Bài học lịch sử (dịch Will Durant) – 1972
• Ý cao tình đẹp – 1972
• Thế giới bí mật của trẻ em – 1972
• Bertrand Russell – 1972
• Cháu bà nội tội bà ngoại – 1974
• Những vấn đề của thời đại – 1974
• Nguồn gốc văn minh (dịch Will Durant) – 1974
• Văn minh Ả Rập (dịch Will Durant) – 1975
• 10 câu chuyện văn chương – 1975
• Mạnh Tử – 1975
• Sử Trung Quốc (3 tập) 1982
• Con đường thiên lý – 1990
• Tôi tập viết tiếng Việt – 1990
• Hồi ký Nguyễn Hiến Lê – (Xuất bản 1992)
• Khổng Tử – viết xong 1978 (Xuất bản 1992)
• Đời nghệ sĩ – (Xuất bản 1993)
• Lão Tử – viết xong 1977 (Xuất bản 1994)
• Trang Tử – viết xong 1975 (Xuất bản 1994)
• Hàn Phi Tử – viết chung với Giản Chi, 1975 (Xuất bản 1994)
• Tuân Tử – viết xong 1975 (Xuất bản 1994)
• Mặc học – viết xong 1976 (Xuất bản 1995)
• Luận ngữ – viết xong 1978 (Xuất bản 1995)
• Đời viết văn của tôi – (Xuất bản 1996)
• Lịch sử văn minh Trung Quốc (dịch Will Durant) – (Xuất bản 1997)
• Gogol – (Xuất bản 2000)
• Tourgueniev – (Xuất bản 2000)
• Tchekhov – (Xuất bản 2000)
• Để tôi đọc lại – (Xuất bản 2001)
• Những quần đảo thần tiên (dịch Somerset Maugham) – 2002
• Kinh Dịch, đạo của người quân tử – viết xong 1979 (Xuất bản 1992, …,2002…)

Nguyễn Hiến Lê ngoài các tác phẩm trên đây còn có 242 bài trên tạp chí Bách Khoa, 50 bài trên các tạp chí Mai, Tin Văn, Văn, Giáo Dục Phổ Thông, Giữ Thơm Quê Mẹ. Ngoài ra ông còn viết lời giới thiệu cho 23 quyển sách.

Năm 1980 ông về lại Long Xuyên. Ông lâm bệnh và mất ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi.

Nguyễn Hiến Lê danh thơm còn mãi

Phần mộ của nhà văn hoá lỗi lạc Nguyễn Hiến Lê tại chùa Phước Ân, gần ngã tư Cai Bường, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Võ, tỉnh Đồng Tháp. Tôi tìm về chùa Phước Ân thăm Người lần theo chỉ dấu của tác giả Trung Thu đã kể lại trên Nguyệt san Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2009 về việc Tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê .

“Mở đầu cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Hiến Lê viết: “Mà có bao giờ người ta nghĩ đến việc thu thập tài liệu trong dân gian không? Chẳng hạn khi một danh nhân trong nước qua đời, phái một người tìm thân nhân hoặc bạn bè của người đã mất, để gom góp hoặc ghi chép những bút tích về vị ấy, rồi đem về giữ trong các thư khố làm tài liệu cho đời sau. Công việc có khó khăn tốn kém gì đâu, mà lại có lợi cho văn hóa biết bao”. Thật không ngờ, điều cụ luôn canh cánh trong lòng, đến khi mất lại vận vào chính đời cụ.

…Vĩnh Thạnh nghèo nàn và ướt át. Tôi phải hỏi tới người thứ tư mới biết chính xác đường vào chùa Phước Ân. Từ ngã tư Cai Bường rẽ tay trái vào hơn 1 km đường đất nữa mới tới. Con đường len lỏi qua những vườn cây ăn trái xanh mướt và một cây cầu gỗ bắc ngang con kênh. Nhà dân nằm im lìm dưới tán lá như trái chín giấu mình sau vòm lá. Không khí thuần khiết hòa vào hương xoài dịu êm khiến tôi ngẩn ngơ. Gia quyến cụ Nguyễn Hiến Lê phải cực kỳ tinh tế và hiểu ý cụ mới đem cụ về an nghỉ chốn bình yên này.

Chùa Phước Ân hiện ra trước mắt tôi vừa trang nghiêm vừa thân thiện. Ngôi chùa đơn sơ ẩn hiện sau lớp lá bồ đề lóng lánh nước mưa. Không một bóng người. Không gian im ắng. Tôi dắt xe chầm chậm qua sân chùa. Một bà cụ mặc áo nâu sòng, mái tóc hoa râm xuất hiện. Biết tôi muốn tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê, bà chậm rãi trả lời. “Trong chùa này chỉ có thầy trụ trì với bà biết ông ấy thôi”. Bà dẫn tôi vào chánh điện. Sau lớp kính mờ ảo của khung ảnh, nụ cười cụ Nguyễn Hiến Lê vẫn tươi rói và đôi mắt dường như vẫn dõi theo trần gian, đôi mắt như thăm thẳm một niềm an lạc. Di ảnh cụ được treo bên cạnh người vợ thứ hai là bà Nguyễn Thị Liệp. Sau khi cụ mất, bà xuất gia đi tu và mong muốn được an nghỉ tại chùa Phước Ân cùng chồng.

Mộ cụ Nguyễn Hiến Lê nằm lọt thỏm trong khoảng 20 ngôi mộ khác. Ngôi mộ của một con người lỗi lạc nhỏ nhắn và giản dị đến nỗi bát nhang không một nén. Nhưng tôi biết, cụ rất ấm cúng khi nằm chung với toàn thể gia quyến trong một khu mộ. Không hoành tráng lộng lẫy. Không bia đá trường cửu. Không khoa trương diễm lệ. Cụ nằm đó bên ngôi chùa trầm mặc nghe kinh kệ là một diễm phúc hiếm ai nghĩ tới. Có lẽ đây là lối đi mãn nguyện nhất đối với một tâm hồn vốn giản dị và thanh sạch. Trong gian phòng ấm cúng bên ly trà nóng, bà cụ hỏi tôi có thân thích gì với cụ Lê không mà lại đi thăm mộ lúc trời mưa gió. Tôi thưa thật, tôi chỉ là người đọc sách của cụ. Tôi tìm mộ cụ chỉ để thắp một nén nhang trước hương hồn cụ để tỏ lòng cảm phục. Bà …hỏi tôi rằng cụ viết sách hay lắm sao mà mất lâu thế vẫn có người nhắc đến. … Tôi cắm vào lư hương trên mộ cụ một nén nhang thành kính. Hương trầm tỏa bay làm cay cay khóe mắt”

Mới đây Trương Vĩnh Khánh , hội Văn hóa Nghệ thuật Đồng Tháp trong bài Đôi dòng về học giả Nguyễn Hiến Lê 1912-1984 thì lại có lời thưa là bạn Trần Trung Thu đã “hỏi thăm chưa đúng chỗ chứ người An Giang & Đồng Tháp chúng tôi không mấy ai lại vô tình không biết và chúng tôi vô cùng tôn kính nhà văn, học giả kiệt xuất ấy.”.

Ông Trương Vĩnh Khánh đã bổ sung thêm một số tư liệu và ông Vũ Ngọc Tiến đã gửi cho Viet-studies: “Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 20 tháng 11 âm lịch năm Tân Hợi nhằm ngày 8 tháng 01 năm 1912 (Giấy khai sinh ghi ngày 8/4/1912). Nguyên quán làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội ). Ông là một học giả, nhà nghiên cứu văn hoá kiệt xuất, xuất thân trong một gia đình nho học, thân phụ là Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như. Thuở nhỏ ông học ở trường tiểu học Yên Phụ – trường Bưởi (Trung học), Trường Cao Đẳng Công Chánh (Hà Nội ) – Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh miền tây Nam Bộ. Sau cách mạng tháng 8/1945, ông từ bỏ đời sống công chức về Long Xuyên dạy học trường Trung học Thoại Ngọc Hầu (collège de Long Xuyen). Năm 1952, ông lên Sài Gòn mở nhà xuất bản biên dịch sách, sáng tác và viết báo. Tính đến năm 1975, ông đã cho xuất bản hơn 100 tác phẩm về nhiều lĩnh vực như: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân du ký, dịch tiểu thuyết, sách học làm người… Từ năm 1975 cho đến lúc qua đời, ông còn trước tác được hơn 20 tác phẩm. Trong số đó có những cuốn như: “Lịch sử thế giới, Đông kinh nghĩa thục, Văn minh Arập, Sử Trung Quốc, Lịch sử văn minh Trung Quốc, nguồn gốc văn minh, Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam, gương danh nhân và kinh dịch”(in theo bản thảo chép tay của Nguyễn Hiến Lê mới xuất bản năm 1992 của nhà xuất bản Văn học Hà Nội, được đánh giá là một công trình khảo cứu có giá trị khoa học đặc sắc về văn hóa phương Đông. Vào năm 1967, chính quyền Sài Gòn đã trao tặng ông cùng Giản Chi: Giải nhất ngành biên khảo và giải tuyên dương sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật (1973). Đi kèm với danh hiệu cao quí đương thời là tấm ngân phiếu một triệu đồng (tương đương 25 cây vàng lúc đó). Học giả Nguyễn Hiến Lê đã công khai từ chối nhận giải với lý do “nên dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả cũng không dự giải. Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên. Ông lâm bênh và mất lúc 8 giờ 50 phút ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại bênh viện An Bình – chợ Lớn TP Hồ Chí Minh- hưởng thọ 72 tuổi. Hoả thiêu vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 tại đài thiêu Thủ Đức. Di cốt Nguyễn Hiến Lê được đem về chôn cất trong khuôn viên nhà bà Nguyễn Thị Liệp (vợ thứ 2 quê ở Long Xuyên, còn bà cả tên Tuệ người miền Bắc). Năm 1999 Bà Liệp tạ thế và được an táng trong khuôn viên chùa Phước Ân, ở rạch Cai Bường, thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Di cốt của ông cũng được đem đặt trên phần mộ của bà. Hiện người con trai của ông là Nguyễn Nhật Đức và bà Tuệ (vợ cả) đang định cư tại Pháp“.

Ông Trương Vĩnh Khánh cũng đã ứng tác bài thơ trước mộ cụ Nguyễn Hiến Lê khi cùng nhóm văn bút Lấp Vò là Từ Quang, Trịnh Kim Thuấn đưa nhà văn Vũ Ngọc Tiến đến chùa Phước Ân viếng mộ học giả, nhà văn khả kính Nguyễn Hiến Lê nhân tiết Thanh Minh 24/3 âm lịch – Quý Tỵ:

” Về miền Tây viếng thăm thầy
Trăm năm một cõi – đám mây vô thường
Cả đời nặng nợ văn chương
Chồng Nam, vợ Bắc đoạn trường lắm thay!

Quê hương thương nhớ lắt lay
Trăm nghìn trang sách – trắng tay phong trần
Nghiêng nghiêng bóng nắng chiều xuân
Mờ mờ sương khói, trầm luân kiếp người.

Ngẩn ngơ vườn tháp lệ rơi
Tấm bia, ngọn cỏ nhàu phơi úa màu
Văn chương để lại ngàn sau
Xác thân lưu lạc thấm đau nỗi đời.

Tài hoa nặng nợ – số trời
Xót Thầy nằm đó trông vời cố hương!…”

Nguyễn Hiến Lê trí tuệ bậc Thầy

Trong hồi ký của mình, Nguyễn Hiến Lê đã viết “Tự bạch” về nhân sinh:

  1. Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải tạo cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại đã tiến về nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tùy khả năng mỗi người.
  2. Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng đế hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết bàn hay Thiên đàng
  3. Quan niệm thiện ác thay đổi tùy nơi, tùy thời. Cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội đó cho là thiện, cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa mà hóa ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ đạo tòng phu, tòng tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội thời nông nghiệp; tới thời kỹ nghệ không còn lợi cho gia đình, xã hội nên mất giá trị. Khi sản xuất được ít, đức tiết kiệm được đề cao; ngày nay ở Âu Mỹ, sản xuất vật dụng thừa thãi quá, nên sự phung phí gần thành một bổn phận đối với xã hội. Tuy nhiên vẫn có một số giá trị vĩnh cửu, từ hồi loài người bắt đầu văn minh, dân tộc nào cũng trọng, như đức nhân, khoan hồng, công bằng, tự do, tự chủ,…
  4. Đạo nào cũng phải hợp tình, hợp lý (bất viễn nhân) thì mới gọi là đạo được. Tôi không tin rằng hết thảy loài người chỉ thấy đời toàn là khổ thôi; cũng không tin rằng hết thảy loài người thích sống tập thể, không có của riêng.
  5. Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, trị gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí, dũng, luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.
  6. Nên trọng dư luận nhưng cũng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm, nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm.
  7. Mỗi người đã phải đóng một vai trò trong xã hội thì tôi lựa vai trò thư sinh. Sống trong một gia đình êm ấm giữa sách và hoa, được lòng quý mến, tin cậy của một số bạn và độc giả, tôi cho là sướng hơn làm một chính khách mà được hàng vạn người hoan hô, mà còn có phần giúp ích cho xã hội được nhiều hơn bạn chính khách nữa. Nhưng làm nhà văn thì phải độc lập, không nhận một chức tước gì của chính quyền.
  8. Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi.
  9. Văn thơ phải tự nhiên, cảm động, có tư tưởng thì mới hay. Ở Trung Hoa, thơ Lý Bạch, văn Tô Đông Pha hay nhất. Ở nước ta, thơ Nguyễn Du tự nhiên, bình dị mà bài nào cũng có giọng buồn man mác.
  10. Tôi khuyên con cháu đừng làm chính trị, nhưng nếu làm thì luôn luôn phải đứng về phía nhân dân.
  11. Một xã hội văn minh thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập, cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi; tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng chính kiến của một người.
  12. Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề luật sư không phải là nghề tự do thì không gọi là xã hội tự do được.
  13. Khi nghèo thì phải tận lực chiến đấu với cảnh nghèo vì phải đủ ăn mới giữ được sự độc lập và tư cách của mình. Nhưng khi đã đủ ăn rồi thì đừng nên làm giàu, phải để thì giờ làm những việc hữu ích mà không vì danh và lợi. Giá trị của ta ở chỗ làm được nhiều việc như vậy hay không.
  14. Chỉ nên hưởng cái phần xứng đáng với tài đức của mình thôi. Nếu tài đức tầm thường mà được phú quý hoặc được nhiều người ngưỡng mộ thì sẽ mang họa vào thân.
  15. Hôn nhân bao giờ cũng là một sự may rủi. Dù sáng suốt và chịu tốn công thì cũng không chắc gì kiếm được người hợp ý mình; phải chung sống năm ba năm mới rõ được tính tình của nhau. Từ xưa tới nay tôi thấy cuộc hôn nhân của ông bà Curie là đẹp nhất, thành công nhất cho cả cá nhân ông bà lẫn xã hội. Hiện nay ở Mỹ có phong trang kết hôn thử, tôi cho rằng chưa chắc đã có lợi cho cá nhân mà có thể gây nhiều xáo trộn cho xã hội.
  16. Có những hoa hữu sắc vô hương mà ai cũng quý như hoa hải đường, hoa đào; nhưng đàn bà nếu chỉ có sắc đẹp thôi, mà không được một nét gì thì là hạng rất tầm thường. Chơi hoa tôi thích nhất loại cây cao; có bóng mát, dễ trồng và có hương quanh năm như ngọc lan, hoàng lan. Ở đâu tôi cũng trồng hai loại đó.
  17. Rất ít khi con người rút được kinh nghiệm của người trước. Ai cũng phải tự rút kinh nghiệm của mình rồi mới khôn, vì vậy mà thường vấp té. Nhưng phải như vậy thì loài người mới tiến được.
  18. Cơ hồ không thay đổi được bản tính con người: người nóng nảy thì tới già vẫn nóng nảy, người nhu nhược thì tới già vẫn nhu nhược. Nhưng giáo dục vẫn có ích. Không nên cho trẻ sung sướng quá. Phải tập cho chúng có quy củ, kỷ luật, biết tự chủ và hiểu rằng ở đời có những việc mình không thích làm nhưng vẫn phải làm; và làm thì phải làm ngay, làm đàng hoàng, làm cho xong.
  19. Thay đổi bản tính con người như Mặc Tử, như Karl Marx muốn là chuyện không dễ một sớm một chiều. Thế giới còn những nước nhược tiểu nhiều tài nguyên thì còn bọn thực dân họ chỉ thay đổi chính sách thôi. Thực dân nào cũng vậy. Khi họ khai thác hết trên mặt đất, trong lòng đất thì họ sẽ khai thác biển, đáy biển, Họ còn sống lâu. Tuy nhiên cũng phải nhận rằng sự bóc lột trong một nước tân tiến thời nay đã giảm nhiều, thì sau này sự bóc lột các dân tộc nhược tiểu cũng sẽ giảm đi lần lần.
  20. Xã hội bao giờ cũng có người tốt và kẻ xấu. Như Kinh Dịch nói, lúc thì âm (xấu) thắng, lúc thì dương (tốt) thắng; mà việc đời sau khi giải quyết xong việc này thì lại sinh ra việc khác liền; sau quẻ Ký tế (đã xong) tiếp ngay quẻ Vị tế (chưa xong). Mình cứ làm hết sức mình thôi, còn thì để lại cho các thế hệ sau.
  21. Hồi trẻ, quan niệm của tôi về hạnh phúc là được tự do, độc lập, làm một công việc hữu ích mà mình thích, gia đình êm ấm, con cái học được, phong lưu một chút chứ đừng giàu quá. Nhưng hồi năm mươi tuổi tôi thấy bấy nhiêu chưa đủ, cần thêm điều kiện này nữa: sống trong một xã hội lành mạnh, ổn định và tương đối thịnh vượng.

Nguồn: Nguyễn Hiến Lê,1980. “Đời viết văn của tôi” Nhà Xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1996, 400 trang; Tiểu sử học giả Nguyễn Hiến Lê theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội in trong “Kinh Dịch, đạo của người quân tử”, Nhà Xuất bản Văn học 1992, trang 7-8; Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

22. Ông viết trên trang đầu sách Không Tử, cuốn sách mà ông viết xong 1978, xuất bản 1992: “Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các đời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”

Nguyễn Hiến Lê nhân cách người hiền

Phan Ngọc Hiền tại bài viết Rành mạch như Nguyễn Hiến Lê đã cho thấy nhân cách của vị học giả đáng kính này nghiêm cẩn trong nghề viết văn và khách quan, rành mạch trong quan niệm sống …

Ông là tấm gương sáng về tinh thần lao động đã để lại một di sản đồ sộ, tới cả trăm cuốn sách có giá trị về nhiều mặt. Ông cũng là một nhân sĩ đáng trọng bởi dù ở hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ được một cách nhìn nhận vấn đề khách quan, trung thực. Điều đặc biệt ở học giả Nguyễn Hiến Lê là không chỉ trong việc viết mà trong cuộc sống đời thường, ông luôn sòng phẳng, rành mạch thể hiện thái độ, quan niệm sống của mình…

1. Trong đời mình, cả hai lần học giả Nguyễn Hiến Lê được chính quyền Sài Gòn đề nghị trao giải Tuyên dương sự nghiệp văn học, nghệ thuật thì cả hai lần ông đều từ chối không nhận. Trả lời thắc mắc của một số bạn hữu, Nguyễn Hiến Lê cho hay: “Nguyên tắc của tôi là không nhận một vinh dự gì do một chính quyền tôi không trọng ban cho”. Được biết số tiền dành cho giải thưởng bấy giờ rất cao, lên tới 1.000.000 đồng, tương đương với 25 lượng vàng.

Xác định điều hữu ích lớn nhất mà mình có thể đóng góp cho đời là việc cầm bút, Nguyễn Hiến Lê đã kiên quyết gạt bỏ những việc làm mà ông cho là vô bổ, mất thời gian, ảnh hưởng tới nghiệp viết của mình. Một lần, chính phủ Nguyễn Văn Thiệu mời Nguyễn Hiến Lê tham gia Hội đồng Giáo dục toàn quốc, ông nhất mực thoái thác với lý do: Việc đề nghị cải tổ giáo dục ông đã có bài đăng trên tạp chí Bách khoa từ năm 1962. Giờ ông không có gì để nói thêm. Vả chăng, đang trong tình hình chiến tranh, có bàn thế chứ bàn nữa cũng chỉ… mất thời giờ. Một lần khác, có vị Bộ trưởng trong chính phủ Sài Gòn cho nhân viên đến mời ông tới “tư dinh” của ông ta nói chuyện riêng, ông đã thẳng thừng cật vấn người này: “Ông ấy lấy tư cách gì mà mời tôi như vậy? Tôi không thuộc quyền ông ấy. Nếu ông ấy mến tôi là nhà văn thì sao lại mời tôi lại thăm ông ấy?”. Lại có lần, Nguyễn Hiến Lê đã không thèm trả lời thư riêng của một vị Bộ trưởng chỉ vì vị này, trong thư gửi ông đã để một viên thư ký… ký thay.

2. Nguyễn Hiến Lê từng tâm sự rằng, hồi trẻ, khi viết văn, ông hơi mắc bệnh khoa trương. Sau này tuổi càng lớn, ông càng trân trọng sự bình dị. Những gì viết trước đây, nếu chưa kịp in thì ông cũng chỉ giữ lại làm kỷ niệm, chứ không cho in lại nữa. Ông ngượng.

Trọng sự bình dị, ông còn trọng cá tính của mình nữa. Một lần, có nhà biên tập sau khi đọc đoạn văn ký sự của ông, đã cất công đảo câu văn lên, câu văn xuống, cắt tỉa, thêm bớt cho “có nhạc hơn”. Ông khen người nọ “sửa khéo” nhưng khi đưa in bài viết, ông giữ nguyên đoạn văn ông viết vì thấy phải nói như thế mới tự nhiên, mới đúng ý, đúng cảm xúc của mình.

Đa phần các sách của Nguyễn Hiến Lê đều bán chạy, song có những đề tài ông biết rất ít người đọc, nhưng vì ông thích, ông vẫn cứ viết. Như cuốn “Một niềm tin”, chỉ được in có hơn nghìn bản mà tới gần chục năm sau sách vẫn chưa tiêu thụ hết.

Khi dịch sách, Nguyễn Hiến Lê thường chọn những cuốn mà bút pháp của tác giả không trái với bút pháp của ông, nghĩa là phải bình dị, tự nhiên. Ông tâm sự ông thích sách của Lev Tolstoy, Somarset Maugham. Dịch “Chiến tranh và hòa bình” của Tolstoy, mặc dù nhận thấy bộ sách “rất dài và có nhiều chương lý thuyết về lịch sử đọc chán lắm”, nhưng ông vẫn dịch trọn, không để sót một dòng. Quan điểm của ông về vấn đề này rất rạch ròi: “Tôi nghĩ tác phẩm đó lớn quá, nước mình nên có một bản dịch đầy đủ, rồi sau muốn phổ biến rộng thì sẽ cắt bớt”.

Nhắc tới các sách dịch của Nguyễn Hiến Lê, độc giả thường nhớ nhiều tới hai cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống” và “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie. Đây là một tác giả có những quan điểm về xử thế mà Nguyễn Hiến Lê rất tâm đắc, song vẫn có chỗ ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm không đồng thuận. Như trong bài viết “Nhân sinh quan của tôi”, Nguyễn Hiến Lê đã nêu ý kiến: “Nên trọng dư luận nhưng không nên nhắm mắt theo dư luận. Biết đắc nhân tâm nhưng cũng có lúc phải tỏ nỗi bất bình của mình mà không sợ thất nhân tâm”.

3. Là người có lối nghĩ Tây học, tân tiến, song Nguyễn Hiến Lê vẫn không sao dung nạp được cách sống tự do thái quá, xem nhẹ sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình như ở một số nước Âu, Mỹ. Ông kể: “Người Âu Mỹ, khi lớn rồi thì ra ở riêng, cả tháng, có khi cả năm không lại thăm cha mẹ một lần; cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão”. Ông cũng than phiền về một nghịch lý trong xã hội Việt Nam, ấy là việc “người già phải giữ cháu cho con, sắp hàng mua thực phẩm cho con, nấu cơm cho con. Mấy bạn già của tôi cũng phàn nàn phải làm “vú đực” cho cháu”.

Năm 1965, một người con trai của Nguyễn Hiến Lê tên là Nhật Đức (khi ấy đang sống và làm việc tại Pháp) đã bất ngờ xin phép bố mẹ cho được kết hôn với một phụ nữ Pháp. Nguyễn Hiến Lê nghe tin vậy thì rất giận. Biết tính con trai đã làm gì là quyết làm bằng được nên ông không… cấm, song cũng nhất định không can dự vào việc này, để hai mẹ con tự lo. Mấy năm sau, người con trai này kêu cầu mẹ mình ở lại Paris trông nom con cái giùm vì hai vợ chồng đang làm thủ tục… ly dị. Nhận được tin con, đầu Nguyến Hiến Lê như bốc hỏa. Ông nhắn cho vợ: “Bảo nó trước kia đã tự ý lựa vợ, tự mưu hạnh phúc cho nó, bất chấp ý kiến cha mẹ thì bây giờ nó cũng phải chịu lấy hậu quả của sự quyết định của nó, chứ tại sao lại cầu cứu tới má nó, bắt má nó bỏ nhà, bỏ cửa công việc dạy học bên đây, làm vú em cho con nó rồi bắt lây cô Liệp (vợ sau của Nguyễn Hiến Lê – PNH) bỏ nhà cửa ở Long Xuyên mà lên đây săn sóc cho tôi”. Ông mắng con là đã Âu hóa quá mau, chỉ thờ cá nhân chủ nghĩa, “không biết tới gia đình, không còn tình của con người nữa”.

Vậy nhưng sau này, khi người con trai nói trên của Nguyễn Hiến Lê đã ly dị vợ rồi, và bà vợ đầu của ông cũng đã ổn định cuộc sống ở Pháp, trong khi cuộc sống trong nước thì đói kém, Nguyễn Hiến Lê lại thấy: Hóa ra, trong cái rủi có cái may. Từ đó, ông quay sang ân hận vì mình đã quá nóng nảy với con. Ông tâm sự: “Đời nó như bị cái gì đó chi phối, nó tưởng nó làm chủ tương lai của nó được, tự tạo hạnh phúc được mà rồi nó thất bại… Kinh nghiệm của cha mẹ không giúp gì được cho con thì tôi còn rầy con tôi làm chi nữa”.

Đối chiếu việc đam mê viết sách của mình với trách nhiệm gia đình, Nguyễn Hiến Lê cũng không khỏi có phút ngẫm ngợi: “Viết đối với tôi như một môn tiêu khiển rẻ tiền nhất. Nhưng đôi khi tôi ân hận rằng vì tôi chúi đầu vào sách, vợ con tôi nhiều lúc cũng thấy chán”.

4. Sau ngày giải phóng miền Nam, mặc dù vợ con đang sống ở Pháp và Nguyễn Hiến Lê hoàn toàn có đủ điều kiện để sang đó định cư theo con đường hợp pháp, song ông vẫn chọn phương thức ở lại trong nước. Một số văn nghệ sĩ ngoài Bắc và nhà văn tham gia kháng chiến ở bưng biền đã tìm đến thăm ông, hỏi han sức khỏe và tình hình công việc. Nguyễn Hiến Lê tiếp chuyện họ một cách lịch sự, cầu thị, song không vồ vập. Đặc biệt, tiếp chuyện thì tiếp chuyện vậy chứ ông “không đáp lễ” (tức không đến thăm trả lễ) ai cả. Ông không muốn để ai đó hiểu lầm là ông muốn ôm chân những người của “chế độ mới”.

Tuy có những điểm bất ưng về cung cách làm việc của một số cán bộ trong chính quyền mới, song Nguyễn Hiến Lê cũng rành mạch thừa nhận: “Xét chung, các học giả miền Bắc có cảm tình với tôi; chính quyền đối với tôi cũng có biệt nhãn”. Ông cũng trung thực ghi lại lời khuyên của học giả Đào Duy Anh với ông: “Ông khuyên tôi nên coi cán bộ ở bưng về như con cháu mình, tìm hiểu họ chứ đừng trách họ. Họ gian lao chiến đấu cả chục năm, nay thành công thì tất nhiên muốn được hưởng lạc, muốn được nắm quyền và tin chắc rằng chính sách của họ đúng, phải có tin như vậy mới làm việc được. Họ ít được học, không có kinh nghiệm hành chánh, cho nên phải dò dẫm…”.

Một lần, khi thấy tình hình sức khỏe của Nguyễn Hiến Lê mỗi ngày mỗi suy, một nhân viên ở Ban Tuyên huấn Thành ủy Sài Gòn đã đề nghị giới thiệu ông vào điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, với chế độ dành cho cán bộ cấp cao của thành phố, Nguyễn Hiến Lê đã nhất mực từ chối. Ông giải thích thái độ đó của mình: “Tôi có công gì với Cách mạng đâu mà vô đó nằm?…Vô đó người ta gọi tôi là đồng chí, tôi sẽ mắc cỡ, chịu sao nổi?”

Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam

P. Schneider một nhà Việt Nam học người Pháp nổi tiếng với nhiều tác phẩm mà nổi bật hơn cả là cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” đã có bài thơ “Ngọn đèn” (L.M. Hoàng lược dịch) tặng cụ Nguyễn Hiến Lê trong lần gặp cuối tác giả cuốn sách: Kinh Dịch đạo của người quân tử (viết xong năm 1978, xuất bản năm 1992)

NGỌN ĐÈN

Tặng Nguyễn Hiến Lê

Xe dừng tôi trước ngõ
“Anh bảo tôi ngồi dưới đèn
Để nhìn nhau cho rõ”
Thành phố đã khác xưa
Thay tên và đổi họ
Riêng một ngọn đèn đây
Hiểu lòng chung thuỷ đó
Vẫn ngọn đèn ngày nào
Bóng sáng tròn mờ tỏ
Ngoài kia là đêm đen
Tương lai đầy khốn khó
Thấy nhau một bận này
Tuyệt mù ngày tái ngộ.

Đêm trước đổi mới (1976-1986), mặc dù Nguyễn Hiến Lê biết rõ loại sách triết học của ông đang dịch và viết cũng như nhà sách Nguyễn Hiến Lê sẽ gặp nhiều khó khăn không thể tự xuất bản tác phẩm ít nhất “ trong mươi năm tới” nhưng ông “vẫn tiếp tục thực hiện cho xong chương trình đã hoạch định, rồi cứ để đó không bao giời in được cũng không sao”.

Viết xong cuốn Kinh Dịch, đạo của người quân tử, năm 1980 ông về lại Long Xuyên. Ông lâm bệnh và mất ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 72 tuổi. Với nhân cách lớn, ông kịp để lại hơn 20 tác phẩm nữa sau ngày đất nước thống nhất, ngoài 100 tác phẩm trước đó.

Nguyễn Hiến Lê là tấm gương đạo đức nghề nghiệp và lương tri của người trí thức, là tinh thần tự lực tự cường đã lập nhà xuất bản của riêng mình để hạ giá thành và xuất bản đúng lương tâm, là tấm gương tự học để trở thành nhà văn hoá ở đỉnh cao. Ông học rất cẩn trọng để viết và viết rất cẩn trọng để dạy làm người. Huỳnh Như Phương trong Một tượng đài của văn hoá đọc đã viết những lời rất trân trọng đối với Nguyễn Hiến Lê:

“Năm 1980, khi nhà văn Nguyễn Hiến Lê quyết định chuyển về ẩn dật ở Long Xuyên, có lẽ ông chưa thể hình dung rằng không đầy mười năm sau, sách của ông sẽ được in lại trang trọng và xuất hiện trên các quầy sách trong một thị trường văn học rất kén chọn độc giả. Lúc đó, nhìn dáng ông thong dong và lặng lẽ lui vào ngõ vắng, hẳn không ít người nghĩ rằng, cùng với sự rút lui của tác giả, những cuốn sách của ông cũng đã qua cái thời của nó.

Còn nhớ, số báo cuối cùng của tạp chí Bách khoa ra ngày 19-4-1975 đã đăng những bài kỷ niệm cuốn sách thứ 100 của Nguyễn Hiến Lê, đánh dấu kỳ tích của một người lao động sáng tạo và học thuật. Vốn là một kỹ sư công chánh từ miền Bắc vào lập nghiệp ở miền Nam, từ năm 1952 ông mới định cư hẳn ở Sài Gòn và tập trung cho nghề văn. Nếu tính từ khi cuốn sách đầu tiên được in vào năm 1949, trong vòng 30 năm, ông đã miệt mài và nghiêm cẩn sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật, trước tác để cống hiến cho đời những cuốn sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: sách học làm người, gương danh nhân, giáo dục, chính trị, ngữ pháp, ký sự, tiểu thuyết, kinh nghiệm viết văn…, đặc biệt là những công trình biên khảo công phu và đồ sộ về triết học.

Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê ghi lại tinh thần làm việc say mê và tính kỷ luật của ông: mỗi ngày, ông dành thời gian để sắp xếp tài liệu, ghi chép, suy nghĩ trước khi ngồi vào bàn viết. Ông có thói quen viết vào buổi sáng và buổi chiều, còn buổi tối dành để đọc sách báo. Trung bình mỗi năm ông in ba cuốn sách, tổng cộng khoảng 900 trang. Có người kêu: thời gian ở đâu mà ông viết được nhiều vậy? Ông bảo: có gì đâu mà nhiều, tình bình quân mỗi ngày chỉ viết có ba trang chứ mấy! Viết văn, nhiều người cứ ngồi chờ cảm hứng đến. Với những người như ông thì muốn có cảm hứng, phải ngồi vào bàn và cầm bút viết ra giấy. Kiên trì, nhẫn nại, toàn tâm toàn ý, Nguyễn Hiến Lê xây dựng sự nghiệp mình như vậy. Thật là đáng trọng một nghị lực, một tính cách, một nhân cách: hơn 20 năm ở Sài Gòn ông chỉ đi ăn đám cưới bốn, năm lần; ông từ chối lời mời dạy học ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn vì sợ thì giờ bị phân tán; hai lần ông lịch sự mà kiên quyết không nhận giải thưởng văn học nghệ thuật để giữ trọn sĩ khí của một nhà văn hoá độc lập với chính quyền.

Những người viết sách ngày nay học được rất nhiều ở Nguyễn Hiến Lê về đạo đức nghề nghiệp và lương tri của người trí thức. Sách của ông không tránh khỏi những thiếu sót nhất định do hạn chế lịch sử, nhưng ông không bao giờ viết điều gì trái với lương tâm, để mười năm, hai mươi năm sau phải hổ thẹn khi đọc lại. Ông luôn luôn đúng hẹn với các nhà xuất bản, cố gắng giao nộp bản thảo trong dạng thức hoàn chỉnh với tất cả khả năng của mình, không để sót những lỗi kỹ thuật vì vô ý. Mỗi lần sách được tái bản, ông đều xem lại, sửa chữa và bổ sung. Ông cẩn trọng đến mức, hồi dịch Chiến tranh và hoà bình, do tình hình chiến sự, ông đã chép tay trên giấy than thành ba bản: một đưa cho nhà xuất bản Lá Bối, một cất ở nhà và một gửi về quê, phòng bị thất lạc.

Những doanh nhân làm sách ngày nay còn có thể học ở Nguyễn Hiến Lê một tấm gương về tinh thần tự lực tự cường. Để không bị các nhà phát hành bóc lột, để góp phần làm giảm giá thành của sách, ông đã lập nhà xuất bản mang tên mình, tìm cách phân phối sách cho các đại lý và hàng tháng đi xe ôm thu hồi tiền bán sách. Sách của nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê, tuy hoạt động dưới thời “thực dân mới”, nhưng cuốn nào cũng mang đậm tinh thần dân tộc, không hề có những nhan đề giật gân, câu khách và những hình bìa diêm dúa như một số cuốn sách bây giờ.

Một điều nữa góp phần khẳng định Nguyễn Hiến Lê như một tượng đài của văn hoá đọc, đó là ông đã thể hiện tấm gương tự học để trở thành nhà văn hoá ở đỉnh cao. Ở Sài Gòn thời đó, ông thường xuyên nhận được những cuốn sách mới nhập về từ Âu Mỹ, ông nắm bắt thông tin về khoa học, tư tưởng trên thế giới một cách nhạy bén, kịp thời; nhưng ông không vồ vập mà cân nhắc, chọn lọc để giới thiệu cái gì có ích cho dân tộc mình. Chưa thấy ai chê ông là người nệ cổ, cũng chưa thấy ai trách ông là người sùng ngoại, xu thời.

Nguyễn Hiến Lê từng nói, để viết ra được một cuốn sách, cần phải đọc thật nhiều sách; viết là một cách học tập, học tập để mà viết. Muốn có gì để nói với mọi người, thì trước hết mình phải nạp năng lượng tri thức và tiêu hoá năng lượng. Nhờ thế, những hạt giống được gieo trong sách mới nẩy mầm và đơm hoa kết trái.”

 
Nguyễn Hiến Lê cốt cách người hiền, sâu sắc cứng cỏi, gần gũi thiên nhiên. Thầy sống tư cách chết yên bình giữa vùng quê yên tĩnh. Phần mộ và nơi lưu dấu của nhà văn, học giả Nguyễn Hiến Lê tại chùa Phước Ân xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thật thanh thản và khiêm nhường. Con người ấy, văn chương ấy quý giá biết bao!

Bàn thờ cụ Nguyễn Hiến Lê trong chùa Phước Ân. Tôi thành kính dâng hương và ngắm nhìn kỹ những dòng chữ: “NGUYỄn HIẾN LÊ từ trần 22.12.1984 (1.12 Giáp Tý) Hưởng thọ 74 tuổi; Tì kheo Ni THÍCH NỮ HUỆ ĐỨC Thế danh Nguyễn Thị Liệp sanh 1909 Kỷ Dậu, Viên tịch 8.7.1999 (26.5 Kỷ Mão); “PHỤNG VỊ PHƯỚC AN ĐƯỜNG THƯỢNG,TỬ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG, TỬ THẬP NHẤT THẾ, húy NHỰT KÍNH, hiệu THIỆN CHÍ NGUYỂN CÔNG HÒA THƯỢNG, GIÁC LINH LIÊN TÒA”. Tôi ngắm nhìn rặng dừa, đồng ruộng và ngộ ra được rất nhiều điều…

Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê hiện có tại nhà sách sông Hương. Các ông Nguyễn Quang Thắng, Châu Hải Kỳ lưu giữ nhiều thông tin và trước tác về người Thầy lỗi lạc này.

Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam.

 

HienLe2
HienLe3

 

Nhớ Người

Tài liệu tham khảo chính
1) Nguyễn Hiến Lê, 1980. “Đời viết văn của tôi” Nhà Xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1996, 400 trang;
2) Châu Hải Kỳ (2007). Nguyễn Hiến Lê – Cuộc đời & Tác phẩm. TP. Hồ Chí Minh: NXB Văn học ;
3) Hoàng Kim (2007) Nguyễn Hiến Lê
http://danhnhanviet.blogspot.com/2007/12/nguyn-hin-l.html;
4) Hoàng Kim (2011) Phan Ngọc Hiền: Rành mạch như Nguyễn Hiến Lê
http://dayvahoc.blogspot.com/2011/03/ranh-mach-nhu-nguyen-hien-le.html ;
5) Tiểu sử học giả Nguyễn Hiến Lê theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội in trong “Kinh Dịch, đạo của người quân tử”, Nhà Xuất bản Văn học 1992, trang 7-8;
6)
TUYỂN TẬP NGUYỄN HIẾN LÊ trên Nhà sách Sông Hương ;
7) Trung Thu ( 2010) Tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê
http://phapluattp.vn/20100101044224103p1112c1113/tim-mo-cu-nguyen-hien-le.htm;
8)  Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt: Nguyễn Hiến Lê
http://vi.wikipedia.org/wiki/ Nguyen_Hien_Le;
9) Trương Vĩnh Khánh 2013. Đôi dòng về học giả Nguyễn Hiến Lê. Vũ Ngọc Tiến đăng trên Viet-studies ngày 5.6.2013 
http://www.viet-studies.info/NguyenHienLe_TruongVinhKhanh.htm

 

 

NÔNG LỊCH TIẾT LẬP ĐÔNG
Hoàng Kim

Đêm lạnh đông về chậm nắng lên
Nghe hơi sương giá buốt bên thềm
Em đi làm sớm trời đang ngủ
Giữ ấm xin đừng vội để quên.

 

 

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

*

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

 

 

24 TIẾT KHÍ NÔNG LỊCH
Hoàng Kim


Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.

6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai ngày xuân mới đến
20 tháng Hai Thiên Địa Nhân hòa.

Đồng dao cho em khuyên em đừng tưởng
Câu chuyện mùa xuân
thêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.

6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.

7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.

Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.

Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc
Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.

Ngày 7 tháng 11 là tiết lập đông
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.

Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.

Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.

Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng
năm tháng đó là em.

 

 

CHỌN GIỐNG SẮN KHÁNG CMD
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự

Bệnh virus khảm lá CMD từ ban đầu Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) là thách thức của các nhà khoa học. “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã được Bộ NNPTNT xác định tại công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV ngày 3 tháng 5 năm 2019. Giống sắn KM419 có năng suất tinh bột cao nhất và diện tích trồng phổ biến nhất Việt Nam. Giống sắn KM419 chống chịu trung bình bệnh CMD và bệnh chổi rồng (CWBD), trong điều kiện áp lực 2 bệnh này ở Việt Nam hiện nay là rất cao. Sự cần thiết cấp bách lai tạo KM419 đưa thêm gen kháng bệnh của giống C39, KM440 (KM94 đột biến); KM397 vào giống sắn ưu tú này .

 

Giống sắn KM419 bìa trái thấp cây, tán gọn, cọng đỏ, chống chịu trung bình với bệnh CMD và CWBD , và các dòng sắn lai ít bệnh CMD và CWBD, so với HLS 11 giữa, cao cây, cọng xanh, nhiễm nặng bệnh CMD

 

Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. Bài viết CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực Trúc Mai, Hoang Long, BM Nguyễn, Nguyen Van Nam, Nhan Pham, Hung Nguyenviet, Hoàng Kim, Jonathan Newby … đang lai hữu tính và bồi dục nâng cao tính kháng cho các giống sắn KM419, KM440, KM397, tốt nhất hiện nay

 

 

Hình ảnh và tài liệu dẫn

 

 

Nguồn gen sắn kháng CMD
Jonathan Newby với Ed Sarobol và 3 người khác ngày 15 tháng 8 năm 2020 đã thông tin: tại Giải pháp bền vững bệnh hại sắn ở Đông Nam Á Webinar Series: No 1: Các hàng sắn ở Tây Ninh minh chứng phát huy được sức mạnh của di truyền học (hình). “Giữ niềm tin: Tiến bộ trong việc phát triển các loại chống CMD khả thi thương mại cho châu Á”. Bài thuyết trình https://cassavadiseasesolutionsasia.net/webinar-series/ từ buổi hội thảo sáng nay có thể được tải xuống tại đây và đã được tích hợp tại đây New progress in cassava breedinghttps://foodcrops.blogspot.com/2020/08/new-progress-in-cassava-breeding.html.

Chúc mừng tiến bộ mới đề tài qua thông tin này.Thật tuyệt vời nguồn gen kháng bệnh CMD.

Hai câu hỏi đối với bạn 1) Giống sắn nhiễm bệnh nặng là HLS 11 (giữa). Giống kháng bệnh CMD trong hình trên là giống sắn gì và quan hệ nguồn gốc di truyền như thế nào đối với giống sắn “KM419 siêu bột cọng đỏ”? 2) Giống sắn này có điểm mới gì về đặc tính nông sinh học trong sự so sánh năng suất bột với giống sắn thương mại chủ lực KM419 và KM94 hiện nay chiếm díện tích trồng 42% và 31% diện tích sắn Việt Nam ?

Chọn giống sắn kháng CMD niềm tin nổ lực và sự hợp tác.
xem tiếpNhững bài viết liên quan
Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn Việt Nam
Cách mạng sắn Việt Nam
Giống sắn tốt Phú Yên
Sắn Việt và Sắn Thái
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Quản lý bền vững sắn châu Á
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Cassava and Vietnam: Now and Then

 

 

Ngành sắn Việt Nam với trên một tỷ đô la kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đang gặp thảm họa bệnh virus khảm lá sắn CMD. “Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay” Công văn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” đã xác định. Giải pháp chọn giống sắn Việt Nam tiếp nối hiệu quả là sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao sạch bệnh tiếp tục lai tạo với các giống sắn kháng bệnh CMD đã có. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/…/chon-giong-san-viet-n…/

Bệnh hại được các địa phương giám sát chặt chẽ quy mô và mức độ hại, loại trừ giống mẫn cảm và giống có năng suất tinh bột thấp nên chiều hướng kiểm soát khắc phục bệnh CMD dần.được tốt lên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật có công văn chỉ đạo số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” xác định: “Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay” –

Đúc kết nguyên nhân làm dịch bệnh nghiêm trọng và giải pháp khắc phục hiệu quả

Tại Tây Ninh thủ phủ sắn Việt Nam bệnh sắn CMD được công bố dịch hại ngày 21/7/2017. Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Việt Nam đã ban hành lần đầu văn bản số 1605/BVTV-TV Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Disease – CMD) xác định đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại tại Việt Nam. Ngày 28/7/2017, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành quyết định công bố dịch khảm lá cây sắn. Diện tích dịch bệnh khảm lá sắn toàn tỉnh Tây Ninh loang nhanh sáu tháng cuối năm 2017 đến sáu tháng đầu năm 2018 là 31.216 ha chiếm 91,1% tổng diện tích sắn trồng, và lan rộng trên 15 tỉnh.

1. Nguyên nhân làm dịch bệnh nghiêm trọng

1.1 Người dân thiếu triệt để sử dụng hom giống sắn sạch bệnh CMD trên quy mô lớn của các giống sắn KM419, KM94, KM440, KM397, KM505 ít mẫn cảm với bệnh CMD và Bọ phấn trắng (Whitefly), mức nhiễm bệnh quá rộng, dân tiếc tiền và công sức, ngại tiêu hủy và ngại tự đầu tư thay giống tốt sạch bệnh

1.2. Người dân và các cấp hữu quan chưa tiêu hủy triệt để đối với nguồn giống sắn nhiễm bệnh; chưa kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ sự vận chuyển trồng mới cây giống sắn nhiễm bệnh từ vùng này sang vùng khác nên bệnh CMD đã không thể khoang vùng và ngăn chặn kịp thời;

1.3 Người dân và các cấp hữu quan chưa dập dịch được Bọ phấn trắng (Whitefly) là môi giới truyền bệnh làm lây lan bệnh khảm lá CMD,

1.4 Hệ thống liên kết hổ trợ kịp thời các nghiên cứu sâu bệnh CMD ở Việt Nam và Đông Nam Á sử dụng các giống kháng CMD trên nền di truyền của giống sắn năng suất tinh bột cao, phổ thích nghi rộng nhất Việt Nam là sắn KM419 và KM94, thanh lọc giống sạch bệnh và lai tạo với giống kháng CMD có năng suất bột đủ tốt hiện có, do thiếu nguồn đầu tư kịp thời nên sự chọn tạo, khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn, nhân nhanh giống sắn kháng bệnh chưa theo kịp với yêu cầu.

2. Giải pháp khắc phục bệnh hại sắn CMD

2.1 Sự chỉ đạo cấp bách, kịp thời và hiệu quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện khẩn số 5920/ CĐ-BNN-BVTV ngày 19/7/2017 về việc thực hiện cấp bách việc tiêu hủy nguồn bệnh khảm lá sắn (mì) ở tỉnh Tây Ninh và những nơi phát hiện dịch bệnh. Sau đó Bộ đã có ngay Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Disease – CMD) với văn bản số 1605 BVTV -TV 1605/ BVTV-TV ngày 21/7/ 2017 và tiếp đó là chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, công văn số 4142 BNN PTNT ngày 31/5/2018, công văn số 1465 Cục Bảo vệ Thực vật ngày 6/6/ 2018 hướng dẫn chi tiết giải pháp ứng phó dịch hại và cách phòng trừ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật có công văn chỉ đạo số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay” – .

2.2 Xác định rõ kế hoạch hành động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Kết luận tại Hội thảo Quốc tế công bố bởi tiến sĩ Claude M. Fauquest Giám đốc Quan hệ đối tác Sắn toàn cầu Thế kỷ 21 (Director of the Global Cassava Partnership for the 21st Century – GCP21)

Hội nghị sắn quốc tế lần thứ IV, Benin, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 đã tổ chức một phiên họp đặc biệt để báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn gần đây (CMD) ở Đông Nam Á. Mục tiêu của bốn báo cáo này là làm cho cộng đồng sắn quốc tế nhận thức được vấn đề nghiêm trọng và phát triển các đề xuất thực tế cho một kế hoạch hành động nhanh chóng với tất cả các bên liên quan trong khu vực để kiểm soát dịch bệnh CMD ở vùng Đông Nam Á của Thế giới.

Bốn bản báo cáo trình bày tại hội nghị quốc tế gồm: 1) Báo cáo về sự bùng nổ dịch bệnh CMD của Giáo sư Lê Huy Hàm từ AGI, Việt Nam; 2) Báo cáo kinh tế của Tiến sĩ Jonathan Newby từ CIAT – Việt Nam; 3) Báo cáo giám sát của nhà virus học Wilmer Cuellar từ CIAT-Colombia; 4) Báo cáo về các chiến lược được phát triển với các bên liên quan trong khu vực Đông Nam Á của Tiến sĩ C.M. Fauquet, Giám đốc GCP21.

Mục đích của phiên họp này là chứng minh tầm quan trọng của sắn ở khu vực này trên thế giới, sản xuất 55 triệu tấn sắn mỗi năm, cho thấy mức độ lây lan của bệnh CMD và thông báo cho cộng đồng về những nỗ lực phát triển cho đến nay một kế hoạch hành động khu vực. Khảo sát thực địa mở rộng và sự tương tác của các bên liên quan trong khu vực được thực hiện bởi CIAT và các đối tác quốc gia cho thấy CMD chính thức có mặt tại 6 tỉnh của Campuchia và 2 tỉnh miền Nam Việt Nam. Lây lan hiện nay của bệnh được ước tính là ít hơn 10% tổng diện tích trồng sắn. Dựa trên kiến thức hiện tại về dịch bệnh CMD, các chuyên gia đều đồng ý rằng khu vực này đang ở giai đoạn sớm của dịch bệnh khi vẫn có thể hạn chế tác động của căn bệnh này. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng CMD chủ yếu lây lan bằng cách vận chuyển nguyên liệu trồng sắn nhiễm bệnh được sử dụng để trồng các cánh đồng mới. Các vectơ bọ phấn trắng (whitefly) tự nhiên của bệnh có mặt trên sắn trong vùng và đóng vai trò môi giới truyền bệnh trong các lĩnh vực nhưng chúng đóng một vai trò nhỏ cho đến nay trong sự lây lan của bệnh sang các lĩnh vực mới. Quan trọng nhất, các chuyên gia chỉ ra rằng việc vận chuyển và xuất khẩu tinh bột, sắn lát, bột sắn hoặc củ sắn tươi không đe dọa nhập khẩu bệnh thông qua bất kỳ sản phẩm nào làm giảm lo ngại về thương mại trong nước và xuất khẩu. Các nước trong khu vực được khuyến khích chủ động truyền đạt tình trạng của bệnh và tham gia cùng nhau để gắn kết một hành động phối hợp chống lại mối đe dọa virus mới khảm lá sắn trong khu vực.

Kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh virus khảm lá sắn CMD ở châu Phi và châu Á đã chỉ ra rằng nguồn rủi ro lớn nhất để lây lan bệnh này từ sang vùng khác là do sự trao đổi của hom giống sắn từ cây bị nhiễm bệnh. Các cây sắn bị nhiễm bệnh có thể được vận chuyển hàng trăm cây số trong một ngày. Các vectơ bọ phấn trắng ((whitefly) cũng có thể góp phần lan truyền bệnh lên đến 100 km mỗi năm. Biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt trong nước là đặc biệt quan trọng để giám sát vùng bệnh hại và hạn chế sự di chuyển của hom giống bị nhiễm bệnh lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Cần chú ý xác định các khu vực không có bệnh để giữ cho chúng không bị bệnh. Việc thương mại hóa ngành công nghiệp sắn ở Đông Nam Á tạo cơ hội cho việc cải thiện dòng chảy thông tin để ngăn chặn sự di chuyển của các vật liệu trồng giống sắn bị nhiễm bệnh.

Kế hoạch hành động theo vùng có thể bao gồm các bước sau:

Hành động ngắn hạn

+ Tích hợp dữ liệu giám sát liên tục được thu thập bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau làm việc trong khu vực để xác định các khu vực bị ảnh hưởng và bị đe dọa ngay lập tức
+ Lập bản đồ phân bố giống ở các khu vực có tỷ lệ mắc CMD cao bằng cách sử dụng các marker phân tử.
+ Phổ biến thông tin cho các dịch vụ khuyến nông và nông dân để nâng cao nhận thức và quản lý bệnh.
+ Nhân nhanh và phân phối hom giống không có virus (hoặc những giống sắn năng suất bột cao ít bị nhiễm virus khảm lá CMD) cho nông dân ở các vùng bị ảnh hưởng.
+ Tiêu chuẩn hóa các giao thức chẩn đoán và giám sát được sử dụng bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau làm việc trong khu vực

Hành động trung hạn

+ Nhập khẩu, thử nghiệm và nhân của vật liệu giống sắn kháng CMD hiện tại ở một số địa điểm trong khu vực.
+ Giới thiệu cách ly các quần thể này được phát triển bằng cách nhập nội nguồn gen giống sắn kháng CMD từ các giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á .

Hành động dài hạn

+ Sự tích hợp của các gen kháng virus vào giống sắn KU50 (đối với Việt Nam sử dụng hai giống để tích hợp gen kháng virus là KM419 và KM94 có quy mô trồng 42% và 37% diện tích sắn Việt Nam hiện nay) dựa trên lợi ích từ tất cả những đặc tính tốt mà giống được trồng rộng rãi này trong khu vực có thể cung cấp.

+ Cộng đồng sắn quốc tế có mặt tại hội nghị bày tỏ sự sẵn sàng mạnh mẽ của họ để cộng tác với bất kỳ kế hoạch khu vực nào nhằm quản lý sự lây lan của CMD. Đặc biệt, các đồng nghiệp sắn từ lục địa châu Phi có thể cung cấp kiến thức tích lũy rộng rãi về CMD, sự lan truyền và kiểm soát chúng, bao gồm các công cụ chẩn đoán và các giống kháng CMD có năng suất cao.

+ GCP21 đã tập hợp một loạt các bên liên quan trong khu vực Đông Nam Á và đang lập kế hoạch một hội thảo khu vực để xây dựng kế hoạch hành động chi tiết phối hợp với các bên liên quan trong khu vực để nhanh chóng thực hiện các biện pháp can thiệp khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh CMD gây ảnh hưởng tiêu cực đến công nghiệp sắn vùng này.

2.3. Các điểm sáng bảo tồn phát triển sắn bền vững đã được đúc kết

Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững đã đạt những kết quả ngoạn mục trong các thử nghiệm được tổ chức tại Tây Ninh, Phú Yên, Đắk Lắk, Đồng Nai, nơi mà nông dân sử dụng các công nghệ và phương pháp cải tiến tăng năng suất sắn từ 8,5 tấn / ha lên 36 tấn / ha, một sự gia tăng hơn 400 phần trăm (Hoàng Kim, Reinhardt Howeler, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015).

Tại Phú Yên, bốn giống sắn mới KM419, KM440, KM444, KM397 năng suất cao, triển vọng, được bà con nông dân ưa chuộng. Số liệu thu hoạch thực tế tại khảo nghiệm sản xuất ở xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân ngày 11 tháng 9 năm 2015, bốn giống này đều đạt năng suất sắn củ tươi 30,0-36,0 tấn/ ha vượt 25-50% so với giống sắn KM94. Giống sắn KM419 đã đạt năng suất củ tươi 36 tấn/ ha, trên mô hình 4 ha trình diễn so với năng suất sắn KM94 bình quân tại địa phương đạt 22 tấn/ ha. Giống sắn KM419 ở hộ ông Hồ Văn Sang đạt năng suất 58 tấn/ ha.

Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh rãi vụ sắn thích hợp bền vững tại tỉnh Phú Yên, được thảo luận đúc kết, bao gồm:

1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất;

2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu cho năng suất tối đa và kinh tế;

3) Bón phân NPK kết hợp phân HCVS và PC để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất;

4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất;

5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng IPM;

6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh;

7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ;

8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất;

9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn;

10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn.

2.4. Chọn giống sắn Việt Nam thành tựu và bài học tiếp nối

Chọn giống sắn kháng CMD là nổ lực mới. Chọn giống sắn Việt Nam hiện trạng và quan điểm tương lai. Hành động dài hạn. Tích hợp gen kháng virut khảm lá sắn CMD vào tế bào mầm KU50 và KM419 để hưởng lợi từ tất cả các đặc điểm tốt mà hai giống sắn này đã được trồng rộng rãi trong khu vực có thể mang lại. Đối với Việt Nam và Campuchia, hai giống sắn KM419 và KM94 với 42% và 37% diện tích sắn Việt Nam hiện nay, với khoảng 50% và 40% diện tích sắn hiện tại của Campuchia, cần được sử dụng để tích hợp các gen kháng vi-rút: xem thêm Cách mạng sắn Việt Nam

Cassava breeding in Vietnam: current status and future perspective. Long-term action. Introgression of virus resistance genes into KU50-based germplasm to benefit from the all the good traits that this widely cultivated variety in the region can offer. For Vietnam and Cambodia, two varieties are used to integrate antiviral genes: KM419 and KM94 with 42% and 37% of the area of Vietnamese cassava today, with about 50% and 40% of the current cassava area of Cambodia

Câu chuyện Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó Cassava and Vietnam: Now and Then của giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano, người Nhật, chuyên gia chọn giống sắn hàng đầu Thế giới. Cách mạng sắn Việt Nam là chuyện nhiều năm còn kể. Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cach-mang-san-viet-nam/. Sự tiếp nối là sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” Howeler R.H. and T. M. Aye 2015 (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia – From Research to Practice, CIAT, Cali, Colombia, 147 p. Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015; Quản lý bền vững sắn châu Á : Từ nghiên cứu đến thực hành. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam, 148 trang, là những kinh nghiệm quý Sắn Việt Nam một câu chuyện thành công (Cassava in Vietnam : a successful story). “Thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt” (The work summarized in this manual represents the best available advice from more than 50 years of combined research experience and work with farmers to understand their real-life challenges and opportunities. – Clair Hershey, CIAT Cassava program).

“Bệnh virus khảm lá sắn CMD và cách phòng trừ” tài liệu đồng ruộng, ý kiến tư vấn tại đây*

Tài liệu dẫn: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/

 

 

Thông tin khẩn liên quan
BỆNH KHẢM LÁ SẮN CMD

1. KHẨN CẤP NGĂN CHẶN BỆNH KHẢM LÁ SẮN

Khẩn cấp phối hợp hành động ngăn chặn dịch bệnh virus khảm lá sắn. Hội thảo khu vực về kế hoạch kiểm soát bệnh khảm lá sắn ở Đông Nam Á được khai mạc sáng ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã kêu gọi Campuchia và cộng đồng quốc tế chung sức nỗ lực ngăn chặn dại dịch bệnh khảm lá sắn (CMD) đang đe dọa nghiêm trọng đối với toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến và xuất khẩu ở Campuchia và Việt Nam.

Năm trước, ngày 16 tháng 9 năm 2017 trang Face book Cây Lương thực Khoa Nông học Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh do tiến sĩ Hoang Kim làm chủ bút đã có viết bài “Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ” trao đổi thông tin chi tiết về “Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Disease – CMD) do Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Việt Nam ban hành lần đầu tại văn bản số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017. Theo Cục BVTV, đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại tại Việt Nam.” https://www.facebook.com/daihocnonglam/posts/10213116411646552?__tn__=K-R

Tiến sĩ Claude Fauquest, Giám đốc đối tác sắn toàn cầu cho thế kỷ 21 (GCP21) thông tin: “Bệnh vi rus khảm lá sắn CMD đang lan rộng nhanh chóng giữa năm 2016, đầu tiên gây hại một vài nơi tại Campuchia và bây giờ là tại 5 tỉnh ở Đông Cam-pu-chia và ít nhất một tỉnh (Tây Ninh) ở Việt Nam. Bệnh này lây lan chủ yếu do hom giống và bọ phấn trắng (whiteflies), mặc dù bọ phấn trắng có vai trò nhỏ hơn nhưng sự lây lan rất quan trọng. Một số sáng kiến đã được thực hiện bởi JIICA, CIAT, FAO, ACIAR, nhưng chưa thể kiểm soát bệnh này. Chúng ta cần thiết lập một dự án khu vực đơn giản cho kiểm soát bệnh CMD ít nhất là Campuchia và Việt Nam. Những nước đang bị dịch hại CMD đe dọa như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều cần ghi danh tham gia kế hoạch này. GCP21 có thể phục vụ như là một bộ xúc tác để thúc đẩy sự phát triển của kế hoạch”.

Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoang Long, Mai Trúc Nguyễn Thị (Trúc Mai) , BM Nguyễn (Bạch Mai) đã đề cập chi tiết chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh này, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CMD kết hợpsự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt để phòng trừ, xem chi tiết tại https://cayluongthuc.blogspot.com/2017/09/benh-virus-kham-la-san-va-cach-phong-tru.html

1.1 Hành động khẩn cấp ở Việt Nam và Hội thảo Quốc tế

Bệnh virus khảm lá sắn CMD đã và đang lan rộng trên nhiều tỉnh Việt Nam qua hom giống sắn lấy từ cây bị bệnh và qua môi giới bọ phấn trắng. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có công văn số 4142 BNN PTNT ngày 31/5/ 2018, công văn số 1465 Cục Bảo vệ Thực vật ngày 6/6/2018 hướng dẫn chi tiết giải pháp ứng phó dịch hại và cách phòng trừ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có chỉ thị số 5957 BNN PTNT ngày 6/8/2018 về vấn đề này. Sách cẩm nang thực hành và những ý kiến tư vấn của tiến sĩ Reinhardt Howeler đối với ‘Bệnh vi rus khảm lá sắn CMD và cách phòng trừ” để kiểm soát tốt dịch hại nghiêm trọng CMD và tư vấn thực hành canh tác sắn thích hợp bền vững.

 

 

Ý kiến tư vấn của tiến sĩ Claude M. Fauquest đối với sắn Việt Nam nhấn mạnh:

* KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ SẮN QUỐC TẾ TOÀN CẦU NGÀY 11-15 THÁNG 6 NĂM 2018 VỀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH VI RUS KHẢM LÁ SẮN CMD Ở ĐÔNG NAM Á

Hoàng Kim
lược dịch từ tài liệu nguồn của GS Lê Huy Hàm và TS. Claude M. Fauquest

Hội nghị sắn quốc tế lần thứ IV, Benin, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 đã tổ chức một phiên họp đặc biệt để báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn gần đây (CMD) ở Đông Nam Á. Mục tiêu của bốn báo cáo này là làm cho cộng đồng sắn quốc tế nhận thức được vấn đề nghiêm trọng và phát triển các đề xuất thực tế cho một kế hoạch hành động nhanh chóng với tất cả các bên liên quan trong khu vực để kiểm soát dịch bệnh CMD ở vùng Đông Nam Á của Thế giới.

Bốn bản báo cáo trình bày tại hội nghị quốc tế gồm: 1) Báo cáo về sự bùng nổ dịch bệnh CMD của Giáo sư Lê Huy Hàm từ AGI, Việt Nam; 2) Báo cáo kinh tế của Tiến sĩ Jonathan Newby từ CIAT – Việt Nam; 3) Báo cáo giám sát của nhà virus học Wilmer Cuellar từ CIAT-Colombia; 4) Báo cáo về các chiến lược được phát triển với các bên liên quan trong khu vực Đông Nam Á của Tiến sĩ C.M. Fauquet, Giám đốc GCP21.

Mục đích của phiên họp này là chứng minh tầm quan trọng của sắn ở khu vực này trên thế giới, sản xuất 55 triệu tấn sắn mỗi năm, cho thấy mức độ lây lan của bệnh CMD và thông báo cho cộng đồng về những nỗ lực phát triển cho đến nay một kế hoạch hành động khu vực. Khảo sát thực địa mở rộng và sự tương tác của các bên liên quan trong khu vực được thực hiện bởi CIAT và các đối tác quốc gia cho thấy CMD chính thức có mặt tại 6 tỉnh của Campuchia và 2 tỉnh miền Nam Việt Nam. Lây lan hiện nay của bệnh được ước tính là ít hơn 10% tổng diện tích trồng sắn. Dựa trên kiến ​​thức hiện tại về dịch bệnh CMD, các chuyên gia đều đồng ý rằng khu vực này đang ở giai đoạn sớm của dịch bệnh khi vẫn có thể hạn chế tác động của căn bệnh này. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng CMD chủ yếu lây lan bằng cách vận chuyển nguyên liệu trồng sắn nhiễm bệnh được sử dụng để trồng các cánh đồng mới. Các vectơ bọ phấn trắng (whitefly) tự nhiên của bệnh có mặt trên sắn trong vùng và đóng vai trò môi giới truyền bệnh trong các lĩnh vực nhưng chúng đóng một vai trò nhỏ cho đến nay trong sự lây lan của bệnh sang các lĩnh vực mới. Quan trọng nhất, các chuyên gia chỉ ra rằng việc vận chuyển và xuất khẩu tinh bột, sắn lát, bột sắn hoặc củ sắn tươi không đe dọa nhập khẩu bệnh thông qua bất kỳ sản phẩm nào làm giảm lo ngại về thương mại trong nước và xuất khẩu. Các nước trong khu vực được khuyến khích chủ động truyền đạt tình trạng của bệnh và tham gia cùng nhau để gắn kết một hành động phối hợp chống lại mối đe dọa virus mới khảm lá sắn trong khu vực.

Kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh virus khảm lá sắn CMD ở châu Phi và châu Á đã chỉ ra rằng nguồn rủi ro lớn nhất để lây lan bệnh này từ sang vùng khác là do sự trao đổi của hom giống sắn từ cây bị nhiễm bệnh. Các cây sắn bị nhiễm bệnh có thể được vận chuyển hàng trăm cây số trong một ngày. Các vectơ bọ phấn trắng ((whitefly) cũng có thể góp phần lan truyền bệnh lên đến 100 km mỗi năm. Biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt trong nước là đặc biệt quan trọng để giám sát vùng bệnh hại và hạn chế sự di chuyển của hom giống bị nhiễm bệnh lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Cần chú ý xác định các khu vực không có bệnh để giữ cho chúng không bị bệnh. Việc thương mại hóa ngành công nghiệp sắn ở Đông Nam Á tạo cơ hội cho việc cải thiện dòng chảy thông tin để ngăn chặn sự di chuyển của các vật liệu trồng giống sắn bị nhiễm bệnh.

Kế hoạch hành động theo vùng có thể bao gồm các bước sau:

Hành động ngắn hạn

+ Tích hợp dữ liệu giám sát liên tục được thu thập bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau làm việc trong khu vực để xác định các khu vực bị ảnh hưởng và bị đe dọa ngay lập tức
+ Lập bản đồ phân bố giống ở các khu vực có tỷ lệ mắc CMD cao bằng cách sử dụng các marker phân tử.
+ Phổ biến thông tin cho các dịch vụ khuyến nông và nông dân để nâng cao nhận thức và quản lý bệnh.
+ Nhân nhanh và phân phối hom giống không có virus (hoặc những giống sắn năng suất bột cao ít bị nhiễm virus khảm lá CMD) cho nông dân ở các vùng bị ảnh hưởng.
+ Tiêu chuẩn hóa các giao thức chẩn đoán và giám sát được sử dụng bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau làm việc trong khu vực

Hành động trung hạn

+ Nhập khẩu, thử nghiệm và nhân của vật liệu giống sắn kháng CMD hiện tại ở một số địa điểm trong khu vực.
+ Giới thiệu cách ly các quần thể này được phát triển bằng cách nhập nội nguồn gen giống sắn kháng CMD từ các giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á .

Hành động dài hạn

+ Sự tích hợp của các gen kháng virus vào giống sắn KU50 (đối với Việt Nam sử dụng hai giống để tích hợp gen kháng virus là KM419 và KM94 có quy mô trồng 42% và 37% diện tích sắn Việt Nam hiện nay) dựa trên lợi ích từ tất cả những đặc tính tốt mà giống được trồng rộng rãi này trong khu vực có thể cung cấp.

+ Cộng đồng sắn quốc tế có mặt tại hội nghị bày tỏ sự sẵn sàng mạnh mẽ của họ để cộng tác với bất kỳ kế hoạch khu vực nào nhằm quản lý sự lây lan của CMD. Đặc biệt, các đồng nghiệp sắn từ lục địa châu Phi có thể cung cấp kiến ​​thức tích lũy rộng rãi về CMD, sự lan truyền và kiểm soát chúng, bao gồm các công cụ chẩn đoán và các giống kháng CMD có năng suất cao.

+ GCP21 đã tập hợp một loạt các bên liên quan trong khu vực Đông Nam Á và đang lập kế hoạch một hội thảo khu vực để xây dựng kế hoạch hành động chi tiết phối hợp với các bên liên quan trong khu vực để nhanh chóng thực hiện các biện pháp can thiệp khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh CMD gây ảnh hưởng tiêu cực đến công nghiệp sắn vùng này.

 

 

1.2. Hành động khẩn cấp ở Campuchia và Hội thảo khu vực

FRSH NEWS http://www.freshnewsasia.com Báo Campuchia ngày 18 /9/2018 đưa tin: Hội thảo khu vực về kế hoạch kiểm soát bệnh khảm lá sắn ở Đông Nam Á được khai mạc sáng ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã kêu gọi Campuchia và cộng đồng quốc tế chung sức nỗ lực ngăn chặn dại dịch bệnh khảm lá sắn (CMD) đang đe dọa nghiêm trọng đối với toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến và xuất khẩu ở Campuchia và Việt Nam.

“Bệnh đã nổ ra ở Ấn Độ và Sri Lanka, và lần đầu tiên ở Đông Nam Á vào năm 2015. Và trong những năm gần đây căn bệnh này đã lan sang Việt Nam và Campuchia, và đã tàn phá nghiêm trọng sản lượng sắn ở mức độ kinh hoàng. Do đó cấp thiết để nghiên cứu và đánh giá tình trạng của đại dịch và đề ra biện pháp phòng trừ ngăn chặn sự lây lan CMD một cách hiệu quả nhất. Ông Lincoln lưu ý rằng cây sắn là mối ưu tiên hàng đầu của đất nước Campuchia vì sắn hiện là cây trồng ưu tiên thứ 2 sau lúa gạo, sắn được trồng hàng năm khoảng 400 ngàn hecta và mang lại hơn 13,8 triệu tấn.”Campuchia đã trở thành nhà cung cấp sắn làm nguyên liệu chính và là thành tựu chính ở Đông Nam Á”, ông nói thêm. Trên thực tế, hơn 3,8 triệu tấn sắn được xuất khẩu sang các thị trường khu vực và toàn cầu vào năm 2017, “ông nói.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã đưa ra một số khuyến nghị chính để nghiên cứu xem xét để tìm ra giải pháp chìa khóa giải quyết vấn đề một cách hiệu quả ngăn chặn đại dịch này. Các khuyến nghị bao gồm :

1: Nghiên cứu thêm để tìm các nguồn dịch bệnh và giới thiệu các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn dịch bệnh từ khu vực này sang vùng khác. Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu hoặc ngăn chặn dịch bệnh có thể đe dọa sản xuất sắn.

2: Tất cả các tổ chức và các quan chức có liên quan được giám sát vai trò trong việc điều chỉnh việc nhập khẩu giống sắn từ các nước có dịch bùng phát đến một khu vực đặc biệt dọc theo biên giới.

3: Tiếp tục nỗ lực để tổ chức sản xuất giống do mình làm ra để tránh nhập khẩu hom giống từ vùng có dịch.

4: Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin và giải pháp giữa các nước trong khu vực.

5: Nâng cao nhận thức về bệnh khảm lá vi rus CMD và các biện pháp phòng ngừa cho nông dân, chủ trang trại và nhà sản xuất một cách toàn diện và yêu cầu sự hợp tác từ họ trong trường hợp bùng nổ.

Nguồn tin chi tiết tại đây: http://www.freshnewsasia.com/index.php/en/localnews/99375-2018-09-18-04-33-10.html

Chọn giống sắn Việt Nam

Tài liệu dẫn:

 

 

SẮN VIỆT NAM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CASSAVA CONSERVATION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIETNAM, Trong sách:
Sản xuất sắn bền vững ở châu Á đối với nhiều mục đích sử dụng và cho nhiều thị trường. Reihardt Howeler (biên tập) và nhiều tác giả CIAT 2015. Sách Vàng nghề sắn Thông tin dưới đây là lời cám ơn và một số thư mục tài liệu sắn đã xuất bản

ACKNOWLEDGEMENT

The authors sincerely acknowledge the contributions of many colleagues who participated and contributed to the Vietnam National Cassava Program (VNCP), as shown in the references below.

REFERENCES

Bui Ba Bong. 2012. 45th Anniversary of CIAT: Welcome from Vietnam. Hanoi, Sept 10, 2012.
http://foodcrops.blogspot.com/2012/09/45th-anniversary-of-founding-of-ciat.html)

Buresova, M., Hoang Kim and Tran Ngoc Quyen. 1987. The economics of winged bean on manioc as natural support under the conditions of South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No 20: 101-114. In: CIAT 1990. National Biographies of Cassava in East and Southeast Asia, p. 416.

Food and Agriculture Organization (FAO). 2013. Cassava’s huge potential as 21st century crop.FAO Press Release, June 4, 2013.
http://www.thedominican.net/2013/06/cassava-hugepotential-crop.htmlFood and Agriculture Organization (FAO). 2014.

FAOSTAT.
http://faostat.fao.org/Food and Agriculture Organization (FAO). 2015. FAOSTAT. http://faostat3.fao.org/

Hoang Kim. 2003. Technology of Cassava Breeding. In: N.T. Dan and L.H. Quoc. (Eds.). Varietal Technology of Plant, Animal and Forestry. Volume 2. pp. 95-108.

Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, and Nguyen Thi Thuy. 1990. Breeding sweet potatoes and cassava to appropriate agro-ecological regions of the South. Ministry of Agriculture and Food Industry.Monthly Scientific J. of Technical and Economic Management No. 9. 1990. pp 538-544.

Hoang Kim, K. Kawano, Tran Hong Uy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan and Tran Cong Khanh.1999. Result of selection KM98-1 cassava variety. Recognition document report of KM98-1 variety. Scientific Conference of Agriculture and Rural Development, held in Da Lat. July 29-31, 1999. 29 p.

Hoang Kim, K. Kawano, Pham Van Bien, Tran Ngoc Ngoan, Tran Ngoc Quyen and Trinh Phuong Loan. 2001. Cassava breeding and varietal dissemination in Vietnam from 1975 to 2000. In: R.H. Howeler and S.L. Tan (Eds.). Cassava’s Potential in the 21st Century: Present Situation and Future Research and Development Needs. Proc. 6th Regional Workshop, held in Ho Chi Minh city, Vietnam. Feb. 21-25, 2000. pp. 147-160.
http://danforthcenter.org/iltab/cassavanet

Hoang Kim, Pham Van Bien and R. Howeler 2003. Status of cassava in Vietnam: Implications for future research and development. In: A review of cassava in Asia with country case studies on Thailand and Viet Nam. FAO-IFAD-CIAT-CIRAD-IITA-NRI. Proc. Validation Forum on theGlobal Cassava Development Strategy, held in FAO, Rome, Italy. April 26-28, 2000. Vol/3.Rome, Italy. pp. 103-184
http://www.globalcassavastrategy.net

Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Thi Thuy, Vo Van Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Thi Sam, Truong Van Ho, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Dang Mai, Luong Thi Quyet, Hoang Thi Hien, K. Kawano, R. Howeler, P. Vanderzaag, E. Chujoy, Il Gin Mok, Zhang Dapheng and YehFang Ten. 2006a. Final Report, Breeding of Cassava and Sweet Potatoes Suitable for Agroecological Regions of South Vietnam (1981-2006). Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).

Hoang Kim, Pham Van Bien, R. Howeler, H. Ceballos, Joel J. Wang, Tran Ngoc Ngoan, Tran Cong Khanh, Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Thuy, Tran Ngoc Quyen, Vo Van Tuan, Trinh Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Sam, Tran Thi Dung, Tran Van Minh, Dao Huy Chien,Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Bong, Nguyen Viet Hung, Le Van Luan, Ngo Vi Nghia, Tran Quang Phuoc and Nguyen Xuan Thuong. 2006b. Cassava Development Project Summary (2001-2005). In: Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Proc. 90th Establishment Anniversary (1925-2015).

Hoang Kim, Nguyen Van Bo, Hoang Long, Nguyen Trong Hien, H. Ceballos and R. Howeler. 2010.Current situation of cassava in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. 8th Regional Workshop, held in Vientiane, Lao PDR. Oct 20-24, 2008. pp. 100-112.

Hoang Kim, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Long, Tran Ngoc Ngoan, Le Huy Ham, R. Howeler and M. Ishitani. 2014a. Cassava in Vietnam: Save and Grow. Recent progress of sustainable cultivation techniques for cassava in Vietnam. In: Intern. Symp. “CollaborationBetween Japan and Vietnam for the Sustainable Future – Plant Science, Agriculture and Biorefinery”, held in Hanoi, Vietnam. Dec 8, 2014.

Hoang Kim, Tran Ngoc Ngoan, Nguyen Thi Truc Mai, Vo Van Quang, Nguyen Bach Mai, Nguyen Thi Le Dung, Nguyen Phuong, Hoang Long, Nguyen Minh Cuong, Dao Trong Tuan, Tran Cong Khanh, Nguyen Minh Hieu, Nguyen Van Bo, Nguyen Thi Cach, Nguyen Trong Hien, Le Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2014, 2016). New variety KM419. Recogition Report of KM419 variety, the Ministry of Agriculture and Rural Development, National Council of Plant Varieties, Hanoi. 89p. MARD recognition for trial production in Decision No. 85/QD- 85/ QĐ-BNN-TT Jan 13, 2016.

Hoang Long, Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Bach Mai, Hoang Kim, M. Ishitani and R. Howeler. 2014. Cassava in Vietnam: production and research; an overview. Paper presented at Asia Cassava Research Workshop, hosted by ILCMB- CIAT-VAAS/ AGI, in Hanoi, Vietnam. Nov3, 2014. 15 p.

Howeler, R.H. 2004. Integrated Cassava-based Cropping Systems in Asia: Farming Practices to Enhance Sustainability. End of Project Report − Second Phase of the Nippon Foundation Cassava Project in Asia 1999-2003. CIAT, Cali, Colombia. 120 p.

Howeler, R.H. 2008. Background and general methodology used in the Nippon Foundation Project. In: R.H. Howeler (Ed.). Integrated Cassava-based Cropping Systems in Asia − Working with Farmers to Enhance Adoption of More Sustainable Production Practices. Proc. Workshop on the Nippon Foundation Cassava Project in Thailand, Vietnam and China, held in Thai Nguyen,Vietnam. Oct 27-31, 2003. pp. 5-32.

Howeler, R.H. 2010. Cassava in Asia: A potential new green revolution in the making. In: R.H. Howeler (Ed.). A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed and Fuel to Benefit the Poor. Proc. Eighth Regional Workshop, held in Vientiane, Lao PDR. Oct 20-24, 2008. pp. 34-64.

Howeler, R.H. 2014. Sustainable Soil and Crop Management of Cassava in Asia – A Reference Manual. CIAT, Cali, Colombia. 280 p.Howeler, R.H. and T.M. Aye. 2014. Sustainable Management of Cassava in Asia − From Research to Practice. CIAT, Cali, Colombia. 147 p.

Howeler, R.H. and T.M. Aye. 2015. Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015. Quản lý bền vững sắn châu Á: Từ nghiên cứu đến thực hành, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam. 148 p.

Jin Shu Ren. 2014. Future prospect for tapioca production and trade in East Asia, retired Vice Chairman of Starch Industrial Association of China (SIAC).

Nguyen Bach Mai, Nguyen Minh Anh and Hoang Kim. 2014. Selecting high yield cassava varieties and transferring suitable techniques of intensive cultivation to farmers in Dak Lak (Abstract). J Agriculture and Rural Development. pp. 108-112.

Nguyen Huu Hy. 2015. Achievements of research and development of cassava and sweet potatoes in the period of 1975-2015 . Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam. Proc. 90th anniversary of establishment (1925-2015).

Nguyen Huu Hy, R. Howeler, Nguyen Thi Sam and Tong Quoc An. 1995. Results of research on cassava technical cultivation in the Southeast. In: N.H.Nghia (Ed.). Results of Root Crops (1991-1995). Hanoi Publisher. pp. 39-43.

Nguyen Huu Hy, Pham Van Bien, Nguyen The Dang and Thai Phien. 1996. Recent progress in cassava agronomy research in Vietnam. In: R. H. Howeler (Ed.). Cassava Breeding, Agronomy and Farmer Participatory Research in Asia. Proc. Fifth Regional Workshop, held at CATAS,China. Nov 3-8, 1996. pp. 235-256.

Nguyen Huu Hy, Hoang Kim, R. Howeler, Tran Cong Khanh, Vo Van Tuan and Tong Quoc An. 2000. Developing new varieties of high yield and high starch content, and methods ofsustainable cassava cultivation in gray soil of An Vien commune, Thong Nhat District, Dong Nai Province. In: The Publisher 10th Information of Cassava in Vietnam. Ho Chi Minh City,Vietnam. March 13-14, 2001. pp. 122-133.

Nguyen Huu Hy, Nguyen The Dang, Pham Van Bien, Tran Thi Dung, Nguyen Thi Cach and Thai Phien. 2007a. Cassava agronomy research in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.) Cassava Research and Development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. Proc Seventh Regional Workshop, held in Bangkok, Thailand. Oct 28-Nov 1, 2002. pp. 204-211.

Nguyen Huu Hy, Nguyen Thi Cach and Tong Quoc An. 2007b. Cassava leaf production research in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). Cassava Research and Development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. Proc. Seventh Regional Workshop, held in Bangkok,Thailand. Oct 28-Nov 1, 2002. pp. 494-495.

Nguyen Minh Cuong. 2014. Selection of varieties and determination of the amount of potassium, and its appropriate application for KM419 cultivation in Tay Ninh. MSc thesis, Nong Lam University. Ho Chi Minh City, Vietnam. 147 p.

Nguyen Thanh Phuong. 2011. Studies on intercropping food legumes with cassava on sandy areas in Binh Dinh province. J. Science and Technology of Vietnam Agriculture ISSN 1859-1558 (25) 2011. pp. 97-102.

Nguyen The Dang. 2007. Farmer participatory research on soil erosion control and fertilizer use for cassava in Vietnam 1999-2002. In: R.H. Howeler (Ed.). Cassava Research and Development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. Proc. Seventh Regional Workshop, held in Bangkok, Thailand. Oct 28-Nov 1, 2002. pp. 352-362.

Nguyen The Dang and Dinh Ngoc Lan. 1998. Farmer Participatory Research on cassava in Vietnam: Results and expected developments. In: Hoang Kim and Nguyen Dang Mai (Eds.). Results of Vietnam Cassava Research and Extension. Vietnam Cassava Worshop, held inInstitute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, held in Ho Chi Minh City, Vietnam. March 2-4, 1998. pp. 106-116.

Nguyen Thi Cach, Nguyen Thi Hoa Ly, R. Howeler, Tran Ngoc Ngoan, Tran Van Minh, Hoang Trong Khang, Dao Thi Phuong, Le Van An, Vu Thi Lua, Pham Van Bien, Le Van Phuoc and Hoang Kim. 2007. Farmer participatory variety trials conducted in Vietnam. In: R.H. Howeler(Ed.). Cassava Research and Development in Asia: Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. Proc. Seventh Regional Workshop, held in Bangkok, Thailand. Oct 28-Nov 1, 2002. pp. 363-376.

Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Minh Hieu and Hoang Kim. 2014. Research on cassava cultivation techniques to improve cassava root yields in Dong Xuan District, Phu Yen Province (Abstract). J. Agriculture & Rural Development, No 3 and 4/2014. pp. 76-84.

Nguyen Thi Truc Mai, Nguyen Minh Hieu, Hoang Kim and Nguyen Trong Tung. 2015. Results of research on methods of cassava cultivation in Phu Yen Province. J. Agriculture and Rural Development. pp. 22-29.

Nguyen Thi Thien Phuong, 2012. Selection of peanut varieties for monoculture and intercropping with cassava in Dong Nai Province. Master thesis. Nong Lam University. Ho Chi Minh City, 147 pages.

Nguyen Trong Hien, Trinh Van Mỵ, Nie Xuan Hong, Vu Thi Vui, Nguyen Thien Luong and Tran Van Manh. 2012a. Results of selection and development of cassava variety Sa21-12. MARD recognition for trial production in Decision No. 168/QD-TT-CLT. May 14, 2012.

Nguyen Trong Hien, Trinh Van Mỵ, Nie Xuan Hong, Vu Thi Vui, Nguyen Thien Luong and Tran Van Manh. 2012b. Results of selection and development of cassava variety Sa06. MARD recognition for trial production in Decision No. 169/QD-TT-CLT. May 14, 2012 .

Nguyen Van Bo, Hoang Kim, Le Quoc Doanh, Tran Ngoc Ngoan, Bui Chi Buu, R. Lefroy, Le Huy Ham, Mai Thanh Phung and Tran Vien Thong. 2013. Vietnam cassava achievements and lessons learnt. In: The 11th Extension Forum @ Agriculture, 2013. Subject: “Solutions forsustainable development of cassava”, held by Center for National Agricultural Extension in coordination with the Department of Agriculture and Rural Development, held in Tay Ninh province, Aug 26, 2013.
http://foodcrops.blogspot.com/2013/09/vietnam-cassava-achievementand-learnt.html)

Pham Van Bien and Hoang Kim. 1992. Cassava production and research in Vietnam. Historical review and future direction. In: R.H. Howeler (Ed.). Cassava Breeding, Agronomy and Utilization Research in Asia. Proc. Third Regional Workshop, held in Malang, Indonesia. Oct. 22-27, 1900. pp. 106-123.

Pham Van Bien, Hoang Kim and R. Howeler. 1996. Cassava cultural practices in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). Benchmark Study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proc. of a Workshop, held in Hanoi, Vietnam. Oct. 29-Nov.1, 1992. pp. 58-97.

Pham Van Bien and Hoang Kim. 1998. Vietnam cassava. In: Cassava in the Asian region: current situation and prospects. (Cassava Vietnam in Asia Regional Cassava : Current situation and prospects. In: Hoang Kim and Nguyen Van Mai (Eds.). Results of Research and Extension forCassava in Vietnam. Vietnam Cassava Workshop, held at the Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, held in Ho Chi Minh City, Vietnam. March 2-4, 1998. pp. 9-13.

Pham Van Bien, Hoang Kim, Tran Ngoc Ngoan, R. Howeler and Joel J. Wang. 2007. New developments in the cassava sector of Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). Cassava Research and Development in Asia. Exploring New Opportunities for an Ancient Crop. Proc. SeventhRegional Workshop, held in Bangkok, Thailand. Oct 28-Nov 1, 2002. pp. 25-32.
http://www.ciat.cgiar.org/asia_cassava

Tran Cong Khanh, Hoang Kim, Vo VanTuan, Nguyen Huu Hy, Pham Van Bien, Dao Huy Chien, R. Howeler and H. Ceballos. 2007. Results of breeding and developing variety KM140 .Recognition Document of variety KM140. Acceptance Conference of Ministry of Agricultureand Rural Development. 45 pages . The decision of the Ministry of Agriculture and Rural Development Certificate No. 3468/QD-BNN–TT, Nov 5, 2007. J. Agriculture and Forestry Engineering, Nong Lam University of Ho Chi Minh City, No. 1 & 2/2007. pp. 14-19. “Theresults of breeding and developing variety KM140”. Report for official recognition by the Scientific Council of Agriculture and Rural Development, Ho Chi Minh City. Dec 2009. 54 p.

Tran Cong Khanh, Hoang Kim, Vo Van Tuan, Nguyen Huu Hy, Pham Van Bien, Dao Huy Chien, R. Howeler and H. Ceballos. 2009. Results of breeding and developing variety KM98-5. Report for official recognition by the Scientific Council of Agriculture and Rural Development, Ho ChiMinh City. Dec 2009. 40 p.

Tran Ngoc Ngoan. 2008. Evolution of FPR methodologies used and results obtained in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). Integrated Cassava-based Cropping Systems in Asia − Working with Farmers to Enhance Adoption of More Sustainable Production Practices. Proc. of the Workshop on the Nippon Foundation Cassava Project in Thailand, Vietnam and China, held in Thai Nguyen, Vietnam. Oct 27-31, 2003.pp. 92-104.

Tran Ngoc Ngoan, and R.H. Howeler. 2007. The adoption of new technologies and the socioeconomic impact of the Nippon Foundation cassava project in Vietnam. In: R.H. Howeler (Ed.). Cassava Research and Development in Asia: Exploring New Opportunities for an AncientCrop. Proc. Seventh Regional Workshop, held in Bangkok, Thailand. Oct 28-Nov 1, 2002. pp.387-399.

Tran Ngoc Ngoan, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Cach and Hoang Kim. 2014. Results of regional cassava varietal yield trials at four locations in 2011-2013 (Summary). J. Agriculture and Rural Development. June, 2014.

Tran Ngoc Ngoạn, Nguyen Viet Hung, Hoang Kim, Nguyen Trong Hien, Nguyen Thi Cach, Hoang Kim Dieu, Nguyen Thi Truc Mai, Tran Phuong Dong, Nie Xuan Hong. 2015. Final report of the State-level cassava topics: Research and development of cassava as raw materials for themanufacturing of starch and biofuels. Ministry of Science and Technology, Department of Information Science and Technology. Certificate No. 2015-52-787/KQNC. Nov 13, 2015.

Tran Ngoc Quyen, Hoang Kim, Vo Van Tuan and K. Kawano. 1995. Selection results of the new cassava varieties KM60, KM94, KM95 and SM937-26. Scientific Council for Agriculture and Rural Development Ministry, in Bao Loc, Lam Dong , July 14-16, 1995. 26 p.

Trinh Thi Phuong Loan, Tran Ngoc Ngoan, Hoang Van Tat, Dao Huy Chien et al. 1999. Research results on cassava varietal selection in North Vietnam. Results of cassava research and extension. 8th Vietnam Cassava Workshop, held in Ho Chi Minh City, in 1999. pp. 86-96.

Trinh Thi Phuong Loan, Nguyen Trong Hien, Dao Huy Chien, Tran Ngoc Ngoạn and Nguyen Viet Hung. 2008. The results of breeding and developing variety KM98-7. In: MARD, Agricultural Research Workshop , held at Vietnam Academy of Agricultural Science (VAAS), Hanoi. Sep.13, 2008.

See more…
Những thay đổi gần đây trong ngành sắn Việt Nam
Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững

Good News Disease-resistant cassava to help SE Asian farmers, 21 December 2020, by Jonathan Newby in Sustainable solutions to cassava diseases in mainland SE Asia, https://aciar.gov.au/…/disease-resistant-cassava-help… . Thông tin tích hợp tại Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam Chào ngày mới 22 tháng 12. http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-22-thang-12

 

TS. Nguyễn Châu Niên và Nhóm NLU (ST2+4) hỗ trợ quản lý dịch hại trên sắn tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Nông Nghiệp Hưng Lộc .

 

Giống sắn tốt Phú Yên

 

 

Chọn giống sắn Việt Nam

 

 

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn,  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim

Số lần xem trang : 22128
Nhập ngày : 22-12-2020
Điều chỉnh lần cuối : 22-12-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 3(22-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 3(21-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 3(20-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 3(19-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 3(18-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 3(17-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 3(16-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 3(15-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 3(14-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 3(13-03-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007