Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1702
Toàn hệ thống 2739
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CNM365. Chào ngày mới 17 tháng 6. Viện Lúa xây dựng và phát triển; Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc; Thơ dâng theo dấu Tagore.. Ngày 17 tháng 6 năm 1930 ,Nguyễn Thái Học cùng 12 đảng viên Quốc Dân đảng bị chính phủ bảo hộ Pháp chặt đầu do tiến hành Khởi nghĩa Yên Bái. Ngày 17 tháng 6 năm 1885 , Tượng Nữ Thần Tự Do được chở một cách an toàn đến cảng New York trên chiếc tàu hơi nước Isère của Pháp. Ngày 17 tháng 6 năm 1939, ngày mất Nguyễn Khắc Hiếu, hiệu Tản Đà, nhà thơViệt Nam; Bài chọn lọc ngày 17 tháng 6: Viện Lúa xây dựng và phát triển; Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc; Thơ dâng theo dấu Tagore. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-6/

.vienluadbscl



VIỆN LÚA RẠNG DANH TỒ QUỐC
Hữu Đức, Ngọc Thắng


(DẠY VÀ HỌC) Báo Nông nghiệp Việt Nam có chùm bài viết Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc của các tác giả Hữu Đức Ngọc Thắng ghi theo lời trao đổi của giáo sư Bùi Chí Bửu và tiến sĩ
Trần Ngọc Thạch . Bài 1: Sứ mệnh lịch sử tìm giống lúa mới; Bài 2: Bước tiến diệu kỳ; Bài 3: Thành quả và con đường phía trước. (
Viện Lúa xâ dựng và phát triển , Ảnh HK)
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ TÌM GIỐNG LÚA MỚI

Danh tiếng các giống lúa OM đã vượt xa phạm vi địa lý vựa lúa ĐBSCL, được nông dân miền Nam, Tây Nguyên và cả nước lựa chọn gieo trồng. Vượt ngàn vạn dặm theo chân các chuyên gia trồng lúa sang Lào, Campuchia, Brunei đến các nước châu Phi, Mỹ Latinh…, lúa OM minh chứng khả năng thích nghi, sức sống mãnh liệt, góp phần làm rạng danh Việt Nam, quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Từ chiếc nôi nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa kỳ diệu này - hơn 42 năm qua các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đã biết cách chọn ra con đường ngắn nhất, thời gian ngắn nhất để đạt thành tựu hôm nay; xem tiếp https://hocmoingay.blogspot.com/2019/06/vien-lua-rang-danh-to-quoc.html. 

 

vienlua2017

VIỆN LÚA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim

Chúc mừng Viện Lúa xây dựng và phát triển 42 năm qua (1977-2019) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi lấy lúa làm nền, góp phần đưa năng suất lúa từ 2 – 3 tấn/ha/vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL hơn gấp 6 lần từ khoảng 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm 2017- 2019 ,

 

 

vienluathambacgiap
Chúc mừng con đường lúa gạo Việt Nam. Chúc mừng các gương thầy bạn thân thiết, Chúc mừng Viện Lúa với lớp trẻ đang tiếp bước thầm lặng vươn tới tầm cao mới khoa học nông nghiệp, tận tâm cống hiến cho quê hương. Thành tựu 42 năm qua của Viện Lúa (1977-2019) là bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/2019/06/17/vien-lua-xay-dung-va-phat-trien/

THƠ DÂNG THEO DẤU TAGORE
Hoàng Kim

C
ảm nhận về bài viết hay mới đây "
Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc(1)(2)(3)" được trích dẫn đầy đủ ở cuối bài với sự họa thơ của lương y Phan Đào Toàn​ và nhà thơ Phan Chi​ Thắng​. 

Ở đâu bàng hoàng Phố Thị
Ngẫn ngơ suốt cả buổi chiều
Đêm nhảy xe đò về ruộng
Mưa dầm bóng Mẹ liêu xiêu.

Con lên giảng đường học chữ
Lời nào Thầy dạy đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa…

Nhớ ai vừng đông vừa rạng
Ước dòng tin nhắn đầu tiên
Hương đất thơm mùa ruộng cấy
Phương xa vời vợi bạn hiền.

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

PHỐ THỊ
Phan Đào Toàn

Phố thị người xe mắc cửi
Vỉa hè sóng sánh bia hơi
Chân trần miên man diệu vợi
Chói đèn cao áp – Trăng ơi…

Biết không mãi nhờ được bạn
Toàn dân buôn mận bán mơ
Hết đời trả chưa xong nợ
Nắng mưa gội trắng chiêm mùa…

Thương con chiều ra Phố thị
Đáy bồ, mầm chữ lơ thơ
Đem tuổi xanh ra tỉ thí
Vốn khởi đầu là: Ước mơ…

Ở ĐÂU?
Phan Chí Thắng

Ở đâu có một ngôi nhà bé
Cửa sổ đèn khuya bóng em ngồi
Giai điệu dân ca ngân nhè nhẹ
Tự tình dạ khúc gửi xa xôi

Ở đâu có một khuôn vườn lặng
Em nở dùm tôi những nụ hồng
Chim hót chào reo bình minh nắng
Sương mòn xao xuyến như mắt mong

Ở đâu có một trời thương nhớ
Em thấu dùm tôi nỗi cháy lòng
Ở đâu có một con thuyền nhỏ
Chở những vần thơ tôi sang sông

Phan Chí Thắng
trích dẫn trong tập
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Ở đâu bàng hoàng Phố Thị…
Xem thêm — với Hoang Long tại Tt Long Phu,long Phu, Soc Trang. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tho-dang-theo-dau-tagore

 

 

 

 

 

NHA TRANG
Hoàng Kim


Nha Trang anh chị tôi ở đấy
Bạn học thân từ thuở ấu thơ
Trời xanh như ngọc người phúc hậu
Biển lam màu nắng xuân bốn mùa.

Như lúa đồng xuân đón thái dương
Hoa hướng dương soi tỏ nẻo đường
Đất lành chim đậu người hiền ở
Ana (1) Nha Trang và Yersin (2)

(1) Ana truyện bà chúa Ngọc
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/05/truyen-ba-chua-ngoc/
(2) Nha Trang và Yersin
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/nha-trang-va-yersin/ — cùng với Hue DO Thi Minh và Hồ Hải Sâm.


vienluadbscl



VIỆN LÚA RẠNG DANH TỒ QUỐC
Hữu Đức, Ngọc Thắng


(DẠY VÀ HỌC) Báo Nông nghiệp Việt Nam có chùm bài viết Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc của các tác giả Hữu Đức Ngọc Thắng ghi theo lời trao đổi của giáo sư Bùi Chí Bửu và tiến sĩ
Trần Ngọc Thạch . Bài 1: Sứ mệnh lịch sử tìm giống lúa mới; Bài 2: Bước tiến diệu kỳ; Bài 3: Thành quả và con đường phía trước. (
Viện Lúa xâ dựng và phát triển , Ảnh HK)
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ TÌM GIỐNG LÚA MỚI

Danh tiếng các giống lúa OM đã vượt xa phạm vi địa lý vựa lúa ĐBSCL, được nông dân miền Nam, Tây Nguyên và cả nước lựa chọn gieo trồng. Vượt ngàn vạn dặm theo chân các chuyên gia trồng lúa sang Lào, Campuchia, Brunei đến các nước châu Phi, Mỹ Latinh…, lúa OM minh chứng khả năng thích nghi, sức sống mãnh liệt, góp phần làm rạng danh Việt Nam, quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Từ chiếc nôi nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa kỳ diệu này - hơn 40 năm qua các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đã biết cách chọn ra con đường ngắn nhất, thời gian ngắn nhất để đạt thành tựu hôm nay.

1. 1 Cột mốc vàng

 

Vào những ngày tháng 5 lịch sử, các nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL thường có những cuộc gặp gỡ, họp mặt “ôn cố tri tân” những kỷ niệm một thời không thể nào quên. TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nhận định: Những công lao, thành quả từ những công trình nghiên cứu khoa học của Viện đóng góp vào thành tựu chung với hàng triệu nông dân cả nước phát triển ngành hàng lúa gạo đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận đánh giá rất cao.

14-56-04_nghien_cuu_li_to_giong_lu_om_cu_vien_lu_dbscl_-_nh_nvt

Nghiên cứu lai tạo giống lúa OM của Viện lúa ĐBSCL. Ảnh: NVT.

“Một thế hệ vàng” các nhà khoa học được khơi nguồn từ những cán bộ nông nghiệp thời kỳ đầu từ miền Bắc chi viện cùng các nhà khoa học trẻ phía Nam lần lượt tiếp bước, với ngọn lửa nhiệt thành say mê nghiên cứu cây lúa. Lớp cán bộ kỳ cựu buổi đầu của Viện hồi tưởng: Sau năm 1975 đất nước hòa bình thống nhất. Nhưng hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, nông thôn nghèo nàn, lạc hậu và hầu như phải xây dựng lại từ đầu. Một đất nước độc lập, tự chủ nhưng câu hỏi lớn nhất vào lúc đó là làm thế nào tự túc lương thực để đủ lúa gạo cho người dân?

Đi tìm về miền đất mới vùng đồng bằng tươi trẻ, miền Tây Nam bộ đất đai màu mỡ, ruộng lúa phì nhiêu với gần 2 triệu ha đất trồng lúa.Tuy nhiên trong thời chiến tranh ruộng vườn còn bỏ hoang rất nhiều, phần lớn diện tích đất lúa canh tác một vụ chủ yếu với các giống lúa mùa địa phương cho năng suất rất thấp. Một số giống lúa mới ngắn ngày du nhập về từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI trước năm 1975, nông dân trong vùng quen gọi là lúa Thần Nông… chưa trồng được bao nhiêu. Trong hoàn cảnh đó, với tầm nhìn xa xuất phát từ sáng kiến của Viện sỹ Lương Định Của, nhà nông học nổi tiếng của nước ta: Vùng ĐBSCL nên có một Viện nghiên cứu lúa gạo xứng tầm với vị trí của Việt Nam trên thế giới.

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, nhớ lại: Những năm đầu tiên vô cùng gian khó, có thể nói rằng bắt đầu từ con số 0. Sau ngày lịch sử 30/4/1975, Viện sỹ Lương Định Của đã lặn lội đến Nông trường Cờ Đỏ để tìm hiểu nơi sẽ xây dựng Viện. Sau khi ông mất vào tháng 12/1975, các học trò của ông đã tiếp tục công việc này.

Trên ruộng đất mới phù sa bồi đắp, có điều kiện tự nhiên tiếp giáp sông, rạch thông thương, sau này hình thành mạng lưới thủy lợi kênh mương ngang dọc, tưới tiêu cho hệ thống ruộng lúa thực nghiệm giống lúa mới cho cả vùng. Như vậy ngay từ buổi đầu cho thấy, mục tiêu thành lập của Viện Lúa ĐBSCL là xây dựng một cơ sở nghiên cứu lúa gạo xứng tầm với vị trí của Việt Nam trên thế giới để khai thác lợi thế của ĐBSCL là vựa lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và tham gia xuất khẩu.

Những người tiên phong thời ấy chân trần lội ruộng, khảo sát tại Thơm Rơm (Thốt Nốt), Nông trường Quyết Thắng (hiện nay là nông trường Sông Hậu và Cờ Đỏ) và Trại giống của tỉnh Hậu Giang (nay thuộc TP Cần Thơ). Sau cùng, vị trí Viện Lúa định vị tại ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Ô Môn (cũ), nay là xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, để khởi công xây dựng.

1.2 Định hình bước đi 

 

Viện Lúa ĐBSCL là tên gọi chính thức từ năm 1985, được thành lập ngày 8/1/1977 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ngô Thúc Đồng, với tên gọi là Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL (1977 - 1985). Từ năm 2010 đến nay Viện Lúa ĐBSCL là thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Cách TP Cần Thơ hơn 20km, con đường rẽ từ quốc lộ 91 vào Viện yên bình, cây xanh nối dài bóng mát. Trên diện tích phần đất được giao 360ha là cánh đồng ruộng vùng trũng sâu, sình lầy, còn cơ sở vật chất - kỹ thuật trong những ngày đầu hầu như chưa có gì. Đến năm 1984 trụ sở trung tâm cơ quan nghiên cứu của Viện là tòa nhà được thiết kế hình chữ U hai tầng (một trệt một lầu) được xây dựng hoàn thành, bao gồm các gian phòng phân khu chức năng hành chính và cấu trúc chính của hai dãy nhà song lập dành cho các phòng nghiên cứu, thí nghiệm chọn tạo giống.

Song, tiềm lực lớn lao của Viện xây dựng và định hình bền vững đến ngày nay chính là hình thành một khuôn viên rộng với 5.000m2 nhà lưới và hơn 40ha ruộng thực nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho việc chọn tạo giống lúa. Hàng năm, từ Viện chọn ra 20 - 30 dòng lúa triển vọng, đủ năng lực chọn tạo giống lúa mới theo yêu cầu cho cả vùng ĐBSCL.

14-56-04_nong_dn_thm_qun_giong_lu_moi_om_ti_ruong_thuc_nghiem_vl_dbscl_-_nh_hd
Nông dân tham quan giống lúa mới OM tại ruộng thực nghiệm VL ĐBSCL. Ảnh: Hưng Phú.


Theo TS Trần Ngọc Thạch, trong giai đoạn đầu (1977 - 1982) nhiệm vụ trọng tâm là tập trung công tác xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ, nhưng đồng thời cũng tiến hành công tác nghiên cứu khoa học dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Ấn Độ. Giai đoạn này du nhập giống từ IRRI (chương trình INGER và IRTP) và Ấn Độ, Thái Lan để khảo nghiệm trên diện rộng; giống 724 (Trần Như Nguyện) được khu vực hóa. Giai đoạn này giống IR36 và TN73-2 là giống chủ lực của ĐBSCL, cùng với khoảng 600 giống lúa mùa địa phương đang canh tác trên vùng lúa nước sâu, lúa nổi.

Tập đoàn giống lúa trong Ngân hàng Gen được kế thừa từ Trung tâm Long Định và công tác thu thập thời ấy được 2.000 mẫu giống. Rất tiếc, Viện không có phương tiện kho lạnh và năm 1978, trận lũ lịch sử đã làm thất thoát hơn 50% mẫu giống này. Điều may mắn là Viện đã kịp thời hợp tác với Gene Bank của IRRI, gửi sang 1.600 mẫu giống lưu trữ tại đây. Đặc biệt giống lúa Dé An Cựu (hoặc Lúa Dé), giống lúa thơm quí hiếm, dùng để tiến Vua ngày xưa, vẫn còn được bảo quản, với mã số đăng ký của Ngân hàng Gen là IRIS 70-35611 (Lúa Dé), nguồn thu thập tại tỉnh Quảng Trị. Kết quả kiểm tra năm 2015, các mẫu giống lúa nổi ở ĐBSCL có khả năng vươn lóng 10 - 15 cm/ngày vẫn còn được bảo quản tốt.

Nguồn vật liệu lúa địa phương được đánh giá kiểu hình, được tư liệu hóa với 2.200 mẫu giống cùng với hàng trăm mẫu giống lúa hoang. Đây là cơ sở phục vụ lai tạo giống sau này.

Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL (1977 - 1985) là tiền thân Viện Lúa ĐBSCL ngày nay. Thời kỳ mới thành lập, Trung tâm trực thuộc Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (CLT và CTP) do ông Hồ Đắc Song, Viện trưởng Viện CLT và CTP, kiêm Giám đốc Trung tâm. Thời gian không lâu sau đó, ông Trần Như Nguyện được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc. Đến tháng 6/1977, 5 cán bộ khoa học trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 4 là Bùi Bá Bổng, Bùi Chí Bửu, Dương Văn Chín, Lương Minh Châu và Trần Văn Thạnh, được tuyển thẳng vào Trung tâm, cùng với Phạm Sỹ Tân từ Viện CLT và CTP chuyển vào; dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật của ông Nguyễn Thanh Trung, họ đã thực sự là trụ cột của những năm đầu tiên trong lịch sử phát triển của Viện.

II BƯỚC TIẾN DIỆU KỲ

Những cán bộ thời kỳ đầu góp mặt xây dựng, định hình một viện nghiên cứu khoa học về cây lúa tầm cỡ của vùng, bộc bạch rằng nhiệt huyết, ý chí cách mạng hợp cùng sức trẻ say mê khoa học đã giúp họ đồng tâm hợp lực vượt qua khó khăn.

2.1 Khởi đầu

 

Dẫu biết “vạn sự khởi đầu nan” nhưng thực tiễn còn gian nan hơn gấp trăm lần. Theo ký ức của GS Bùi Chí Bửu: “Năm 1979 là thời điểm bắt đầu xây dựng chính thức. Những khó khăn trong cơ chế thời bao cấp, làm cho tiến độ xây dựng rất chậm chạp.

Thời kỳ này, tính xung kích của đoàn viên thành niên mang đến hiệu quả rất quan trọng trong vận chuyển xi măng, sắt thép, đá cát để có lán trại điều hành đầu tiên vào năm 1980. Không ai đếm được có bao nhiêu ngày công lao động, kéo thuyền bằng tay, cả ban đêm lẫn ban ngày, vì sợ mưa làm ướt xi măng”.

Nhưng rồi khó khăn mấy cũng vượt qua nhờ sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Hậu Giang cũ (nay là TP Cần Thơ). Đến năm 1984, tòa nhà chính của Viện Lúa ĐBSCL xây dựng hoàn thành, khang trang. Các bộ môn và phòng chức năng chuyển về làm việc.

15-37-42_nghien_cuu_giong_lu_trong_phong_thi_nghiem_vl_dbscl_-_nh_nvt
Nghiên cứu giống lúa trong phòng thí nghiệm VL ĐBSCL. Ảnh: NVT.


GS Bửu kể: “Công trình xây dựng cơ bản có những đột phá mới kể từ khi Bộ trưởng Lê Huy Ngọ chủ trương xây dựng các đơn vị khoa học có chiều sâu. Công trình 9km đê bao với đường bê tông khép kín, khu nhà nghiên cứu thí nghiệm đã được xây dựng hoàn chỉnh; trên 5.000 m2 nhà lưới đạt tiêu chuẩn phục vụ cho công tác nghiên cứu thực nghiệm; 40ha ruộng thí nghiệm cho lúa và rau màu với hệ thống đường bê tông rất tốt cho từng lô thửa ruộng với hệ thống tưới tiêu chủ động; khu ruộng nhân giống 227ha cũng được san ủi, phân lô hoàn chỉnh với hệ thống tưới tiêu chủ động là cơ sở rất tốt để nhân giống siêu nguyên chủng (SNC), nguyên chủng (NC) và một phần giống xác nhận (XN) cung ứng cho các trung tâm giống các tỉnh và nông dân. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: sân phơi, hệ thống nhà máy sấy, phục vụ sản xuất và chế biến giống lúa đồng bộ, đảm bảo cho công tác nhân giống đạt chất lượng cao”.

Viện lúa có 7 phòng thí nghiệm chuyên ngành đều được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được hầu hết các yêu cầu nghiên cứu khoa học hiện nay bao gồm: Phòng phân tích đất và cây trồng, Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, Phòng thí nghiệm bệnh cây, Phòng thí nghiệm côn trùng, Phòng thí nghiệm di truyền và chọn tạo giống, Phòng thí nghiệm vi sinh vật và Phòng phân tích phẩm chất lúa gạo.

Bên cạnh đó, nhờ chính sách tăng cường cơ sở vật chất khoa học của Bộ NN-PTNT, dự án công nghệ hạt giống; Rockefeller Foundation, chương trình ITEC (Ấn Độ), chương trình CLUES do IRRI và ACIAR (Úc) tài trợ…Viện đã có những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nghiên cứu như hôm nay về công nghệ sinh học, khoa học đất, bệnh cây, côn trùng, trạm khí tượng, công nghệ hạt giống.

2.2 Tạo nguồn

 

Trong chặng đường lịch sử phát triển của Viện, nội dung đào tạo con người là ấn tượng nổi bật. Trong suốt những năm đầu, Viện vừa xây dựng, vừa đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học. Ban Lãnh đạo Viện lúc bấy giờ xác định công tác đào tạo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Từ năm 1982, GS Nguyễn Văn Luật từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) về làm Giám đốc trung tâm và sau này là Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL giai đoạn 1985-1999. GS Luật hồi tưởng: "Thời tôi làm Viện trưởng, có những năm Viện đưa đi rất nhiều cán bộ trẻ đi nghiên cứu sinh, tu nghiệp theo các lĩnh vực chuyên ngành ở các nước có nền tảng nghiên cứu nông nghiệp tiên tiến".

Dấu ấn ngoại giao trong những năm đầu hòa bình mở ra nhiều cơ hội thuận lợi lớn, tạo tiền đề để Viện Lúa ĐBSCL phát triển sau này. Cột mốc ban đầu là sau chuyến thăm Ấn Độ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào đầu năm 1976. Ấn Độ đồng ý hợp tác khoa học hai công trình trọng điểm trong nông nghiệp: Viện Lúa ĐBSCL đặt tại Ô Môn, Hậu Giang (tỉnh cũ) và Trung tâm trâu sữa Murah, đặt tại Bến Cát, Sông Bé (tỉnh cũ).

Cuối 1976, ông Swamminathan thừa ủy quyền của bà Indira Ghandi (cố Thủ tướng Ấn Độ) đến Việt Nam cùng với Thứ trưởng Ngoại giao Lê Duy Trinh, đặt nền móng cho cam kết của lãnh đạo hai nước. Năm 1981, ông E.A. Siddiq, tiến sĩ chuyên ngành di truyền giống, thay mặt ICAR (Hội đồng tư vấn khoa học nông nghiệp Ấn Độ) đến Viện Lúa ĐBSCL soạn thảo chi tiết kế hoạch đào tạo và trang thiết bị viện trợ (với sự tư vấn của nhiều nhà khoa học ở phía Nam thời ấy: Thầy Nguyễn Đăng Long, Lưu Trọng Hiếu, Tô Phúc Tường, Phạm Văn Kim, Nguyễn Văn Huỳnh…).

Viện đã tranh thủ đội ngũ chuyên gia Ấn Độ để đào tạo cán bộ khoa học tại chỗ, đồng thời xây dựng kế hoạch để đưa cán bộ trẻ sang Ấn Độ đào tạo. Viện Lúa Quốc tế (IRRI) kết hợp với UPLB (University of Philippines, Los Banos) là địa chỉ đào tạo rất hiệu quả cho nhiều cán bộ khoa học của Viện cho đến bây giờ.

Sau đó, Viện đã khai thác rất có hiệu quả nguồn học bổng từ các nước Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Italy, Hoa Kỳ, mở ra nhiều hướng hợp tác mới giúp tăng cường tiềm năng nguồn nhân lực khoa học của Viện. Nhiều cán bộ khoa học của Viện đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Ấn Độ đã thực sự trưởng thành và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học và quản lý nhà nước thuộc Bộ NN-PTNT.

2.3 Nảy mầm

Từ những năm 1982-1990, Viện bắt đầu lai tạo lúa với định hướng: “Lúa cao sản ngắn ngày, trồng trước và sau lũ”, giải quyết trước mắt mục tiêu an ninh lương thực của cả nước. Trước 1989, nước ta phải nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn lương thực mỗi năm. Ở ĐBSCL có 1,7-2,0 triệu ha canh tác lúa, chủ yếu là lúa mùa một vụ. Lúa cao sản lúc đó chiếm khoảng 30-40%.

15-37-42_ruong_lu_thuc_nghiem_hon_40_h_o_vl_dbscl_-_nh_nvt
Ruộng lúa thực nghiệm hơn 40 ha ở VL ĐBSCL. Ảnh: NVT.


Diện tích lúa hai vụ tăng dần với tốc độ nhanh nhờ sử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng 110-120 ngày rồi 105-110 ngày và gần đây là 90-100 ngày. Giống OM80 được lai tạo và chọn lọc (của Nguyễn Văn Loãn và các cộng sự) là giống đại trà đầu tiên rất thành công. Thời bấy giờ, giống đại trà du nhập từ IRRI là IR19660 rất thịnh hành sau thời kỳ hoàng kim của IR36.

Theo GS Bùi Chí Bửu, trong giai đoạn này là thời kỳ lai tạo với tốc độ 150-200 cặp lai mỗi năm, là tiền đề để nhiều giống lúa cao sản được phát triển sau đó. Sổ lai được ghi chép liên tục hàng năm, và được quản lý tốt theo hướng dẫn của GS Chandra Mohan, và qui trình của IRRI. Giống OM576 cũng được ra đời trong thời kỳ này, sinh trưởng 120-125 ngày, chịu khô hạn và mặn khá, trở thành giống chủ lực của bán đảo Cà Mau và Đông Nam Bộ trong nhiều năm và hiện nay vẫn còn tồn tại trong sản xuất với nhiều tên như OM576, Hầm Trâu, Siêu Hầm Trâu…

Kết quả sau gần 12 năm (từ khi thành lập 1977), giống lúa OM 80 (nguồn gốc IR36/IR5853-229) mang tên OM do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo được công nhận chính thức vào năm 1988. Giống lúa mới trong thời gian rất ngắn, đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất ở ĐBSCL lúc bấy giờ.

Thành quả đào tạo cán bộ khoa học của Viện có nhiều đóng góp vào thành tựu chung cho nền nông nghiệp nước nhà. Một số cán bộ khoa học sau này lãnh đạo nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, như: Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, Nguyễn Thơ (Tổng GĐ Công ty Bông VN), Nguyễn Minh Châu (Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam - SOFRI), Bùi Chí Bửu (Phó GĐ Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam); Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và PTNT); Nguyễn Xuân Lai (Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng); Nguyễn Trí Hoàn (Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm). Viện lúa ĐBSCL chọn tạo được trên 180 giống lúa và phát triển trên 180 giống lúa các loại. Trong đó có 82 giống được công nhận giống quốc gia. Hiện nay trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa đóng góp 5 giống.III. THÀNH QUẢ VÀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

Từ giữa thập niên 1980 sản xuất lúa gạo ở nước ta đạt bước tiến thần kỳ. Vượt qua giai đoạn thiếu hụt lương thực, ĐBSCL là vựa lúa của cả nước vừa đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời sản lượng lúa hàng hóa không ngừng tăng lên. Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo sánh cùng các quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Đó là thời đoạn bộ giống lúa OM cao sản ngắn ngày của Viện Lúa ĐBSCL phát huy vai trò chủ lực trong sản xuất được chuyển giao rộng khắp cho nông dân.

3.1 Bộ giống chủ lực quốc gia

 

Chỉ trong 9 năm (2007-2015), Viện Lúa ĐBSCL có đến 26 giống lúa OM được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức là bộ giống quốc gia. Một kỳ công đáng ghi nhận về các công trình nghiên cứu của những cá nhân, tập thể các nhà khoa học và cán bộ của Viện suốt năm tháng miệt mài lai tạo.


Nông dân tham quan giống lúa mới OM tại ruộng thực nghiệm Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Hưng Phú.

Đặc biệt tại ĐBSCL, trong 12 giống được trồng phổ biến nhất từ năm 2000 đến nay có 10 giống do Viện chọn tạo (OM1490, OM4498, OMCS2000, OM2517, OM4088, OM3536, OM4218, OM4900, OM6162 và OM6976).

Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt năm 2015, các giống lúa do Viện Lúa chọn tạo được trồng phổ biến ở các vùng Duyên hải miền Trung và Tây nguyên chiếm 37,68%, ở vùng Đông Nam Bộ chiếm 45,38% và đặc biệt ở ĐBSCL chiếm trên 80% diện tích gieo trồng.

GS Bùi Chí Bửu cho rằng: Đây là thời kỳ chuyển hướng cải tiến chất lượng gạo phục vụ xuất khẩu. Viện Lúa đã mất ít nhất 5 năm để cải tiến hạt gạo dài 7 mm và mất ít nhất 10 năm để cải tiến hàm lượng amylose trung bình. Những nghiên cứu cơ bản về di truyền tính trạng chất lượng gạo là đề tài của nhiều luận án tiến sĩ đã được thực hiện tại đây.

Điển hình giống OM3536, gạo ngon, thơm nhẹ, được xem là nguồn gạo trộn với các giống đặc sản cho đến ngày nay. Trong khi giống nếp OM85 vẫn còn là giống nếp chủ lực phục vụ xuất khẩu của Long An, Tiền Giang.

Việc khai thác đột biến phóng xạ được tiến hành với kết quả phát triển thành công giống Tài Nguyên đột biến TN128 và Tép Hành đột biến (của nhà chọn giống TS Phạm Văn Ro và cộng sự). Giống TN128 trở thành giống chủ lực tại Vĩnh Long trong thời gian rất dài.

Cũng từ thập niên 1990, Viện Lúa bắt đầu tiến hành khai thác lúa ưu thế lai với hai giống được công nhận khu vực hóa UTL1 và UTL2. Du nhập gen mục tiêu từ lúa hoang sang lúa trồng được khai thác thành công, tạo ra dòng lúa chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá và chịu phèn.

Tuy nhiên cũng cần nói thêm trong thập niên 1990 (1990-2000), vùng ĐBSCL được Chính phủ quan tâm đầu tư thủy lợi rất mạnh mẽ. Nhờ đó giống lúa cao sản cực ngắn ngày của Viện lúa đã thực sự được phát huy. Nhiều giống được phát triển thành công, trong đó giống có diện tích trồng đại trà lớn và duy trì khá lâu là OM1490.

Còn giống OM269 khá thành công ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Riêng OM1490 theo chân các chuyên gia Việt Nam trong các chương trình hợp tác giúp đỡ kỹ thuật trồng lúa ở các nước như Cuba, Iraq, một số nước Châu Phi, Bangladesh… đã phát huy hiệu quả.

3.2 Cho cây lúa mãi xanh tươi

 

Cuộc “cách mạnh xanh” cho cây lúa ở ĐBSCL thành công không chỉ có giống lúa tốt. Ngay từ những ngày đầu thành lập Viện, những thí nghiệm phân bón cho lúa đã được thực hiện có hệ thống với sự hợp tác của chuyên gia IRRI, Ấn Độ và Nhật Bản. Sau đó, có một vài chương trình hợp tác thông qua dự án CARD hoặc ACIAR của Úc.

Trong 25 năm với nhiều công trình nghiên cứu thí nghiệm phân bón cho lúa, cân đối NPK; gần 20 năm thí nghiệm ảnh hưởng chôn vùi rơm rạ và nhất là với biến đổi khí hậu đặt ra cho canh tác lúa phải quản lý carbon trong đất… đã đóng góp quan trọng cho quá trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật canh tác. Đó là kết quả 16 công trình khoa học của Viện Lúa được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp quốc gia.

Vào thời kỳ chuyển từ lúa mùa một vụ sang trồng lúa cao sản ngắn ngày nông dân ĐBSCL từng mất ăn mất ngủ vì sâu bệnh hoành hành. Vì lẽ đó theo GS Bửu, hoạt động BVTV gắn liền với lịch sử phát triển của sâu bệnh hại tại ĐBSCL, từ khi chuyển đổi cơ cấu lúa mùa một vụ, sang cơ cấu 2 vụ lúa đến 3 vụ lúa/năm, đặc biệt diễn biến rầy nâu và bệnh đạo ôn vô cùng phức tạp. Tác động tích cực của đa dạng sinh học luôn được đặt ở vị trí trọng yếu, trong chiến lược bảo vệ cây trồng, khi hệ thống canh tác truyền thống bị phá vỡ.

Cuộc “cách mạnh xanh” cho cây lúa ở ĐBSCL thành công không chỉ có giống lúa tốt.


Từ đó nhóm các nhà khoa học chuyên ngành BVTV đầu tiên của Viện đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu bệnh cây, côn trùng, tuyến trùng. Viện đã công bố rất sớm vai trò của thiên địch bao gồm con ăn mồi và con ký sinh, khi quản lý rầy nâu ở vào giai đoạn cực trọng của ĐBSCL (trong những năm 1978, 1980, 1986, 1996, 2002, 2007, và 2011).

Viện khởi động sử dụng chế phẩm nấm trắng, nấm xanh: ký sinh rầy nâu, được chính thức trở thành qui trình áp dụng vào năm 2002. Đồng thời Viện là thành viên tích cực trong sáng kiến 3 giảm - 3 tăng hay trước đó, là phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM của FAO) với chiến dịch 30 ngày đầu không phun thuốc trên ruộng lúa.

Đáng kể, GS Bửu nhận định: Chiến lược đa dạng cây trồng phải dựa trên cơ sở di truyền đa dạng. Ý tưởng quản lý ba cấp độ giống lúa là đóng góp của GS Nguyễn Văn Luật,v ới một bộ giống lúa chủ lực gồm 5-6 giống, trồng tập trung, chiếm khoảng 60% diện tích gieo trồng, bên cạnh là bộ giống bổ sung 8-10 giống có qui mô gieo trồng 1-2%, cộng với nhiều giống triển vọng cho khảo nghiệm trên ruộng nông dân; để có một nền tảng di truyền trên đồng ruộng đa dạng, vừa phục vụ cho sản xuất hàng hóa, vừa giảm thiểu sự tấn công và biến chủng của dịch hại.

3.3 Mô hình quản trị đúng hướng

 

Suốt chặng đường hơn 40 năm, Viện Lúa ĐBSCL được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để từng bước trở thành một Trung tâm khoa học nông nghiệp của vùng ĐBSCL và của cả nước.

Nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống lúa của Viện lúa là thành tựu rõ nét, có tác động hiệu quả đến việc tăng trưởng sản lượng lúa ở ĐBSCL khoảng 5-6 triệu tấn /năm (1977) cho đến nay đạt hơn 25 triệu tấn năm, tăng gấp 4 lần trong vòng 40 năm là một dấu ấn lịch sử.

Mô hình quản trị của Viện chứng minh tổ chức khoa học đáp ứng yêu cầu của một cơ quan nghiên cứu khoa học trong từng giai đoạn. Ngày nay Viện Lúa đang trong giai đoạn cải tiến, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, không chồng chéo chức năng và nhiệm vụ để năng cao hiệu quả hoạt động và phù hợp với tinh thần chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng tự chủ.

Viện có 14 đơn vị trực thuộc, bao gồm: Khối quản lý 3 đơn vị (Phòng Hành chính Tổ chức, Phòng Kế toán - Tài vụ, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế); Khối nghiên cứu 8 đơn vị (Bộ môn BVTV, Bộ môn Công nghệ sinh học, Bộ môn Cơ cấu cây trồng, Bộ môn Cơ điện nông nghiệp, Bộ môn Di truyền Chọn giống, Bộ môn Kỹ thuật canh tác, Bộ môn Khoa học đất và Vi sinh vật, Phòng Thí nghiệm trung tâm) và Khối dịch vụ và sản xuất 3 đơn vị (Phòng khảo nghiệm, kiểm nghiệm và kiểm định giống cây trồng; Phòng sản xuất và dịch vụ giống; Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp).

Trong bối cảnh mới của sự phát triển thị trường lúa giống có nhiều thành phần kinh tế DN và HTX, Tổ hợp tác sản xuất tham gia. Tiếp tục tiến bước trên con đường phía trước, trong bối cảnh thị trường lúa gạo đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ “lượng” sang “chất”.

TS Trần Ngọc Thạch nhận định: “Nếu muốn hướng đến nâng cao giá trị hạt gạo chúng ta phải tham gia vào phân khúc thị trường gạo ngon cao cấp và chấp nhận cạnh tranh với một vài nước đang giữ thế độc quyền. Phân khúc thị trường loại gạo này tuy không lớn, số lượng bán ít nhưng giá trị hạt gạo nâng cao”.

Viện Lúa hoàn toàn làm chủ được phương pháp chọn tạo truyền thống, lai giống và chọn lọc giống. 


Từ những thành tựu đạt được và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tiềm năng về nhân lực, Viện Lúa hoàn toàn làm chủ được phương pháp chọn tạo truyền thống, lai giống và chọn lọc giống.

“Trong 10 năm tới Viện tập trung nghiên cứu giống lúa gắn với thị trường, nâng cao chất lượng gạo phù hợp với thị trường tiêu thụ, đồng thời chọn tạo bộ giống thích ứng trong điều kiện BĐKH; tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Bên cạnh việc cải tiến, nâng cấp những giống lúa cũ phổ biến, khả năng thích nghi rộng, Viện sẽ chọn tạo giống mới có sự phối hợp với Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng.

“Tương lai không xa sẽ cho ra đời bộ giống lúa mới đáp ứng theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng theo yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; đồng thời tổ chức đánh giá lại nguồn tài nguyên bản địa của một số giống lúa địa phương, tìm nguồn gen tốt để khai thác trong chương trình lai tạo..”, TS Thạch nhấn mạnh.

“Lịch sử đang đặt ra cho Viện lúa ĐBSCL những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, và qui mô sản xuất nhỏ. Viện rất mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ, thế hệ những nhà khoa học đang kế tiếp truyền thống vẻ vang của một đơn vị “Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới”.

Giáo sư Bùi Chí Bửu

xem thêm

Viện Lúa xây dựng và phát triển

Số lần xem trang : 19056
Nhập ngày : 17-06-2019
Điều chỉnh lần cuối : 17-06-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 3(15-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 3(14-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 3(13-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 3(12-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 3(12-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 3(10-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 3(09-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 3(08-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 3(07-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 3(06-03-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007