Số lần xem
Đang xem 1401 Toàn hệ thống 3197 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim
Bác Hồ có ham muốn tột bậc được nói thật giản dị: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Sức mạnh Việt cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh. Việt Nam con đường xanh muốn có được lòng tin của dân phải là con đường sạch. ‘BOT cán bộ’ là vấn nạn của quốc gia. Định hướng chiến lược quốc gia cần chuyển đổi mạnh đúng hướng và diệt trừ tham nhũng thì Việt Nam mới phát triển được.
Giáo sư Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Luật (Luat Nguyen) cựu Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL tác giả cụm công trình lúa gạo Việt giải thưởng Hồ Chí Minh đã phản biện khuyến khích bài viết.”Hoan nghênh Việt Nam con đường xanh!”. Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp ở ĐBSCL càng cho thấy ý nghĩa của lời khuyến “Thứ nhất canh trì; Thứ nhì canh viên; Thứ ba canh điền.” (thứ nhất nuôi cá; thứ nhì nghề vườn; thứ ba làm ruộng)..Cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL cũng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực này. Còn câu: “Thứ nhất thả cá; Thứ nhì gá bạc ” thì chỉ nên phát triển theo ý đầu; còn ý gá bạc thì Tổng thống Mỹ Trump chê xổ số ở Việt Nam vì “Nhà cái” là Nhà Nước!
Hoàng Kim cho rằng Tổng thống Mỹ Trump có thể nói việc “gá bạc” theo ngầm ý sâu sắc hơn. Trung Mỹ cuộc đối đầu lịch sử, Trung Nga ‘vành đai và con đường’; Nga Mỹ bàn cờ thế sự; là một thế lớn nhiều ẩn số. Tổng thống Mỹ Trum chưa bao giờ và chưa khi nào coi thường đối thủ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông luôn dành thái độ tôn trọng “kỳ phùng địch thủ” đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin, ngay cả những khi gay cấn nhất.
Về ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.
Việt Nam con đường xanh là phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn nhấn mạnh 1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” 2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định; 3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.
Việt Nam và Trung Quốc hiện tại đều nhấn mạnh vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định, đồng hành với diệt trừ tham nhũng và phục hồi. Việt Nam đã có truyền thống ‘bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng để đầu tư cho những trong điểm. Đây là điểm khác Việt Nam và Mỹ về cấu trúc văn hóa, kinh tế .
(còn nữa…)
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH mời đọc toàn văn bài viết cập nhật tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/
Tài liệu dẫn:
‘BOT CÁN BỘ” LÀ VẤN NẠN QUỐC GIA Báo VNExpress, tác giả TS. Nguyễn Thị Hường, ngày 10 tháng 7 năm 2019 (*)
Những người chạy chức, chạy quyền sau khi được bổ nhiệm phải tham nhũng để “thu hồi vốn”. Khi cán bộ ‘ngồi nhầm chỗ’ (*) Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường, Phó trưởng Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội – Học viện Hành chính Quốc Gia, chia sẻ với độc giả VnExpress bài viết về vấn nạn chạy chức, chạy quyền:
Lâu nay cụm từ BOT (viết tắt từ Build-Operate-Transfer, tức là: Xây dựng – Kinh doanh, khai thác – Chuyển giao) thường dùng trong lĩnh vực xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đang được dùng theo nghĩa chuyển. Trên nhiều tờ báo đăng tải một số ý kiến: có hay không hiện tượng “BOT chùa” (Mặc dù cách ví von này có vẻ hơi nặng nề). Vậy liệu những vấn nạn “chạy bằng được và chạy lấy được” để làm cán bộ như trên đã nêu, liệu có thể coi là một hình thức “BOT cán bộ” được không…?
Đối với bất cứ cơ quan hay tổ chức nào, cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển. Ở một số trường hợp, cán bộ là linh hồn của tổ chức và tác động sâu sắc đến tổ chức. Cán bộ mạnh, tổ chức mạnh, cán bộ yếu, tổ chức sẽ bị chậm hoặc không phát triển. Tầm ảnh hưởng và sự quyết định, chi phối tổ chức của người cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý là không thể phủ nhận. Chính vì vai trò của người cán bộ, nhất là cán bộ cốt cán quan trọng như vậy, nên việc cất nhắc, bổ nhiệm, thăng chức phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ càng.
Tuy nhiên, trong thực tế “Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, “cánh hẩu” xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội”. Bên cạnh đó là nạn ” chạy chức chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội” đang diễn ra nhức nhối, gây bức xúc trong công luận. Vậy tại sao vẫn “chậm được ngăn chặn, đẩy lùi” tình trạng này” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khoá XII).
Trở lại chuyện BOT, hợp đồng BOT được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư vì mục đích sinh lợi, do vậy, họ sẽ phải tính toán các yếu tố có liên quan nhằm đạt được lợi nhuận tối ưu nhất. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, nhà đầu tư được quyền khai thác để thu hồi vốn và có được lợi ích về mặt kinh tế hoặc lợi ích tương đương. Hết thời hạn được quyền khai thác, nhà đầu tư sẽ bàn giao lại cho nhà nước.
Hiểu một cách bản chất, đây là bài toán đôi bên cùng có lợi, và người được thụ hưởng nhiều nhất là người dân. Trong việc bổ nhiệm cán bộ thì sao. Những người “chạy quy hoạch, chạy chức, chạy quyền” cũng phải bỏ một khoản kinh phí nhất định để đầu tư. Chẳng thế mà dư luận có nhiều đồn đoán “ghế này, vi trí kia bao nhiêu tiền?”… Sau khi đạt được kết quả là một vị trí như mong đợi, họ sẽ tiến hành “thu hồi vốn” và kiếm lời. Thật khó nói rằng người ta chạy chức là để được cống hiến(!). Họ sẽ trả lại chức (chuyển giao) khi tìm kiếm được cơ hội đầu tư cho một “dự án chức vụ” lớn hơn, hoặc về hưu. Nếu bản thân người có mưu cầu chức vụ không đủ tiềm lực để đầu tư, sẽ diễn ra tình trạng “gọi vốn”. Nghĩa là các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng bỏ vốn để đưa nhân sự của mình ngồi vào cái ghế đã định. Khi mọi chuyện đã “đâu vào đó’, sẽ là quy trình thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận.
Sự xuất hiện những “sân sau ” của nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng bắt đầu từ đây. Cái khác giữa BOT thông thường và “BOT cán bộ” có lẽ là ở hiệu ứng và ngoại ứng của nó. Nếu như BOT thông thường, nhà nước và nhà đầu tư thực hiện các dự án là để phục vụ cho lợi ích cộng đồng, thì “BOT cán bộ” chỉ thuần tuý là lợi ích của người ra quyết định bổ nhiệm và người được bổ nhiệm. Các dự án xây dựng dựa trên khung pháp lý, nếu trong sạch, sẽ tạo hiệu ứng tốt đối với cộng đồng ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Và những ngoại ứng nếu có cũng đa số là ngoại ứng tích cực. Tuy nhiên trong “BOT cán bộ” thì ngược lại. Bởi lẽ việc đầu tư chức vụ là lĩnh vực không thể tường minh, do đó rất khó giám sát. Mặt khác, hành vi “chạy chức, chạy quyền” tạo hiệu ứng xấu, bị phản đối mạnh mẽ vì bản thân nó khong được coi là trong sạch. Nhiều ngoại ứng tiêu cực diễn ra trong diện rộng và tác động lâu dài, hệ luỵ khó lường trước.
Hiện BOT ở nước ta chỉ diễn ra trong một số lĩnh vực như: giao thông, xây dựng, đào tạo. Những “BOT cán bộ” thì diễn ra hầu như trong tất cả mọi lĩnh vực, mọi cấp bậc. Khi nhà nước ký với nhà đầu tư, nhà nước vẫn là chủ sở hữu của các dự án với quyền lực và quyền lợi tập thể. Nhưng ở “BOT cán bộ”, cá nhân quyết định, và dĩ nhiên, quyền lực và quyền lợi thuộc về cá nhân.
Xuất hiện càng nhiều “BOT cán bộ” là nguy cơ, là vấn nạn quốc gia, vì để khai thác nhằm thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận, những “nhà đầu tư vào dự án BOT cán bộ ” sẽ buộc phải tham nhũng và nhận hối lộ. Do đó, khó hý vọng về một tương lai phát triển, nhất là phát triển ổn định và bền vững khi vẫn có khá nhiều người ngồi ở những vị trí quan trọng song lại thiếu năng lực, thiếu phẩm chất, lấy quan hệ, tiền bạc thay thế thực lực.
Chúng ta đang mạnh dạn làm rõ và minh bạch hoá các dự án BOT xây dựng. Hy vọng cũng sẽ quyết liệt lôi ra ánh sáng và chặn đứng các dự án “BOT cán bộ ” để lấy lại niềm tin của người dân, tạo động lực cho những người có tài, có tâm, có tầm, có nhiệt huyết cống hiến cho dân, vì nước.
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim
Cháu mang đến cho ông “Đợi mưa”
“Năm mươi năm nhớ lại” Người Hiền
“Ngõ nhà Lão Hâm” Phan Chí Thắng
Cuộc đời giản dị của ông đầy ý nghĩa.
Nguyễn Du 250 năm nhìn lại
Tô Đông Pha thơ ngoài ngàn năm
Hoàng Kim ngày xuân đọc Trạng Trình
Đào Duy Từ còn mãi với non sông
“Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan”
Chúng ta thường nghĩ nhà văn hạnh phúc hơn người không viết văn, được sống nhiều số phận, được qua nhiều cuộc tình, những số phận con người và tình yêu khổ đau hạnh phúc của họ do chính nhà văn xây dựng nên.
Có một người duy nhất hơn thế. Ông không sáng tạo những Romeo và Juliet, không vẽ lên hòn vọng phu, không để những mối tình cuốn theo chiều gió. Ông chứng kiến tất cả những cái đó, với tư cách người viết thư thuê.
Từng có nhiều người không biết đọc biết viết, nhiều người không biết ngoại ngữ. Nên họ cần ông.
Toà nhà Bưu điện không như siêu thị, không phải viện bảo tàng để người ta lưu lại lâu. Người ta vội vàng đến, vội vàng đi. Việc họ cần là gửi bưu thiếp, lá thư hay món đồ.
Ông không nhớ hết bao nhiêu cuộc tình của những kẻ ở “hai đầu nỗi nhớ” mà ông từng tham gia làm cầu nối. Để viết thư giúp, ông phải hiểu, phải thấu hiểu, phải cảm những gì người ta muốn người bên kia biết và hiểu. Ông không đơn thuần là người viết giúp, nói giúp mà vô tình thành người để người ta tâm sự, người ta chia vơi nỗi đau, nhân lên niềm vui. Cũng có lúc ông như vị cha đạo ngồi nghe con chiên xưng tội. Không có tình yêu nào mà không có tội, có tội, trớ trêu thay, lại vì quá yêu.
Nhiều lần mấy tháng thư không có hồi âm. Tự dưng ông sốt ruột, không biết chuyện gì xảy ra với người nhận thư ở phương trời xa lắc. Ông bồn chồn lo lắng rồi thở phào nhẹ nhõm khi người đàn bà nọ chạy đến tìm ông, mắt sáng lên nghe ông đọc hoặc dịch từng câu một lá thư vừa mới nhận.
Năm nay ông đã ngót nghét 90, già yếu, một mắt mờ. Hàng ngày ông vẫn đạp xe đến Bưu điện Sài Gòn xế bên Nhà thờ Đức Bà, ngồi cạnh chiếc bàn nhỏ Bưu điện bố trí cho ông nhiều năm nay.
Thời hiện đại có điện thoại Internet miễn phí, có email, messenger, có Google dịch. Khách hàng của ông ít dần.
Ông vẫn ngồi đó, gầy gò nhỏ bé. Ông muốn thở cái không khí trong sảnh nhà Bưu điện, muốn nhìn thấy người ta vội vã ra vào, mỗi người là một thiên tiểu thuyết. Hơn ai hết, ông biết điều đó.
Ông không viết văn, không kể về những câu chuyện tình ông từng “tham gia”. Sống để bụng chết mang theo, đó là đạo đức nghề nghiệp.
Nhưng tôi không thể không viết về ông, về người viết thư thuê duy nhất còn sống.
Chắc chắn có nhiều đôi nhờ ông mà đến được với nhau hạnh phúc.
Họ mang ơn ông và cuộc đời giản dị của ông đầy ý nghĩa.
Ông tên là Dương Văn Ngộ, sinh năm 1930, thạo tiếng Anh tiếng Pháp.