Số lần xem
Đang xem 6790 Toàn hệ thống 19942 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Sơn Tùng cuối bài viết ‘Theo con đường của Bác Hồ’ đã viết “Sau khi nước nhà thống nhất, nếu chấp nhận ý kiến của ông (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) về xây dựng kinh tế là: trước hết phải để thời gian khôi phục rồi mới tính đến phát triển, và phải đặt nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; thì chắc chắn là hạn chế được những mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc dân lúc bấy giờ, dẫn đến khủng hoảng đời sống”. Đọc lại và suy ngẫm. https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/01/17/son-tung-ke-chuyen-ho-chi-minh/
CUỘC ĐỜI NHÌN LẠI PHÚC LƯU HƯƠNG
Hoàng Kim
Chúc Mừng đại thọ cụ Trần Thị Bích, pháp danh Nguyên Ngọc, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1923 tại Thừa Thiên Huế, nay đang dần bước tới trăm năm. Cụ Trần Thị Bích là vợ của cố giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Lê Văn Căn là chuyên gia hàng đầu khoa học đất Việt Nam, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1921 tại Điện Bàn Quảng Nam, mất ngày 23 tháng 8 năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh Thầy là cán bộ giảng dạy những lớp đầu tiên của trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội (1964 – 1968) sau đó làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (1968-1976) Quyền Viện trưởng Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng (1976-1978), Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1978-1986) . Cô Trần Thị Bích là kỷ sư nông nghiệp, hoa khôi trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, cùng thầy công tác ở Viện Nông hóa Thổ nhưỡng Thầy Cô thuộc đội ngũ cán bộ nông nghiệp Việt Nam tăng cường sớm nhất cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ sau ngày Việt Nam thống nhất
Ông Đặng Thái Thuận cán bộ lão thành nguyên Phó Cuc Trưởng Cục Trồng trọt và Khuyến Nông Việt Nam đã cùng tiến sĩ Hoàng Kim, nghiên cứu viên chính lâu năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và cựu giảng viên chính khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thăm và chúc thọ Cụ Trần Thị Bích, vợ cố giáo sư Lê Văn Căn, nhân dịp xuân Canh Tý 2020, Viện Miền Nam hướng tới trăm năm Nông nghiệp Miền Nam
Giáo sư Lê Văn Căn trang đời lắng đọng
1. Đất. Lê Văn Căn (Dịch). H- Nông thôn, 1956.
2. Phân hoá học tính chất và công dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1960.
3. Kỹ thuật trồng chuối, dứa, gấc, đu đủ. Đồng tác gả. H- Nông thôn, 1960.
4. Hỏi đáp về phốt phát nội địa. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1961.
5. Đất nước Việt Nam và vấn đề Supe Lân. Lê Văn Căn, H.Pagel. H- Khoa học, 1961.
6. Kinh nghiệm sử dụng phân hoá học. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1961.
7. Khái niệm về đất chua và biện pháp bón vôi. Lê Văn Căn, Pagl. H- Khoa học, 1961.
8. Hỏi đáp về bón vôi. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1961.
9. Đất chua và bón vôi. Lê Văn Căn, H.Pagel. H- Khoa học, 1962.
10. Phân đạm và cách sử dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1965.
11. Hiệu lực phôtphorit bón cho lúa ở miền Bắc Việt Nam. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1966.
12. Sử dụng phân bón trong hoàn cảnh kháng chiến hiện nay. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1967.
13. Phân đạm và cách sử dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1968.
14. Nông hoá học. Đồng tác giả. H- Khoa học, 1968.
15. Kinh nghiệm 12 năm sử dụng phân hoá học ở miền Bắc Việt Nam. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1968.
16. Giá trị một số nguồn phân lân địa phương. Lê Văn Căn. H- Giáo dục, 1968.
17. Hỏi đáp về phân lân. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1970.
18. Sổ tay phân bón. Lê Văn Căn. NXB Giải phóng, 1975.
19. Bón vôi: Lý luận và thực tiễn. Lê Văn Căn. H- Khoa học và Kỹ thuật, 1977.
20. Nông hoá (Giáo trình). Đồng tác giả. H- Nông nghiệp, 1978.
Tưởng nhớ giáo sư Lê Văn Căn, tôi nhớ hoài lời dặn “Hoàng Kim theo thầy Mai Văn Quyền làm khoa học cây trồng, cần lưu ý mối quan hệ cây trồng – đất nước – con ngướì – vũ trụ, đúc kết trong Từ điển Bách khoa Nông nghiệp là sách thầy tặng. Bách khoa thư Việt Nam là công cụ tích hợp”. Tấm gương khoa học và tư cách nhân hậu của Thầy mãi mãi soi sáng cho con.
Trăm năm Nông nghiệp miền Nam, giáo sư Phạm Văn Biên có ước nguyện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam sẽ có thể đúc kết thành tựu và bài học trăm năm nhìn lại, sẽ có những hình ảnh và bài viết bảo tồn và phát triển.
Ông Bảy Nhị
tên thật ông là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông có bài viết “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…” đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật đầu năm 2013, làm dư luận sững sờ vì hay và thật. Trước đó, ông cũng có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy đã là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.
Tôi có một kỷ niệm quý rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?
Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.
Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.
Tri Tôn, Tịnh Biên là những huyện khó khăn của tỉnh An Giang. Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng. Bạn xem chùm ảnh cũ trong blog của tôi để rõ hơn cách làm. Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo. Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân. Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên. Tôi đã có tám năm gắn bó với mảnh đất này. Đi đâu người dân cũng khen ông sáu Kiệt và ông bảy Nhị. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Vùng đất hoang hóa sình lầy nay đã thành vựa lúa. Tỉnh An Giang nay đã thành vùng lúa sản lượng cao nhất nước.
“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc. Ảnh đầu trang là hình ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với các giống mì cao sản ngắn ngày trên ruộng tăng vụ ở vùng đất An Giang. Ảnh gần cuối trang là hình thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1. An Giang cũng là nôi ứng dụng đầu tiên của Việt Nam và thế giới đối với những dòng khoai mì đột biến theo hướng ngắn ngày. Chúng tôi những người tạo chọn giống củ mì thật biết ơn ông Bảy Nhị. Không có ông thì củ mì của tôi khó có thể đến được với kênh ông Kiệt. Dường như đó là nhân duyên. Ông Bảy Nhị là ông cán bộ cách mạng gắn bó với dân và ấn tượng đẹp trong lòng tôi để tình tự kể.
Bài viết của ông Bảy Nhị gửi ông Bá Thanh thật ấn tượng. Nguyên văn bài viết đó như sau:
Viết gửi anh Nguyễn Bá Thanh
“Tháng 10-2001, nhậm chức chủ tịch ủy ban được bốn tháng, tôi dự cuộc họp Chính phủ có Thủ tướng Phan Văn Khải chủ trì cùng các phó thủ tướng Vũ Khoan, Nguyễn Công Tạn. Với tâm trạng “phút 89” ấy nên khi dự hội nghị, tôi mạnh dạn phát biểu: “Sự trì trệ của bộ máy là do cơ chế tổ chức. Cụ thể là tôi làm chủ tịch tỉnh mà không có quyền thay đổi cán bộ sở, kể cả trưởng phòng. Và ngay như hiện nay, đến Thủ tướng cũng không dễ cách chức được tôi, vì tôi là do tỉnh ủy cử và nhất là do Bộ Chính trị quản lý”.
Tôi theo dõi thái độ Thủ tướng và các phó thủ tướng, ai nấy đều rất vui vẻ. Tôi bước xuống trong sự tán thưởng của hội nghị. Anh Đoàn Mạnh Giao, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khi đi ngược chiều với tôi lên để giới thiệu người phát biểu kế tiếp, ngang tôi anh kê vào tai nói: “Ông nói hay quá, tôi thay cậu tài xế mà cũng không được”.
Đến lượt anh Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: “Tôi thấy đại hội vừa xong, phân công cấp ủy viên mới rồi, hay cơ quan đang ổn định biên chế công tác, bỗng dưng rút người ra đi học. Làm vậy khác nào đội banh có 11 người, ông rút ra một người không đá thì đội hình còn lại làm sao mà đá? Còn nói cách chức cán bộ thì cỡ trưởng phòng thôi, mới bàn mà nó nghe thì nó tính cách chức mình trước rồi”. Hội trường vỗ tay!
Đến phiên anh Út Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, phát biểu thì vừa có duyên vừa “văn chương” sinh động ngược với vẻ bề ngoài: “Thơ ông Tố Hữu có câu: Đảng ta có trăm tay (tai) nghìn mắt. Câu này suy ra: Đảng ta có 50 người làm mà có đến 500 người ngồi nhìn thì ai mà dám làm, làm sao chịu nổi?!”. Cả hội trường lại vỗ tay và cười rộ.
Hội nghị Chính phủ tháng 10-2001 trở thành kỷ niệm để đời trong tôi. Và có lẽ đối với Thủ tướng Phan Văn Khải cũng vậy, gặp nhau ông hay nói: “Hội nghị mà có Bảy Nhị, Út Phương, Bá Thanh là vui lắm”. Tại hội nghị Chính phủ tháng 10-2003, khi phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng nói: “Hội nghị Chính phủ năm sau (2004) chúng ta không nghe được Bảy Nhị và Út Phương phát biểu nữa, sẽ rất buồn, vì hết khóa này hai người không còn làm chủ tịch nữa. Lần họp này xem như Chính phủ chia tay hai người!”. Tự nhiên tôi thấy Thủ tướng trở nên thân tình vì ông hiểu được cán bộ, hiểu được cái khó của cơ chế.
Tôi và anh Út Phương nghỉ hưu từ sau Đại hội X, nay ngót hơn bảy năm, chỉ còn anh Bá Thanh – bí thư Đà Nẵng – tiếp tục công tác, để lại cho Đà Nẵng những dấu ấn và tiếng lành vang cả nước. Nay anh cũng tròn 60 tuổi, tuổi sung mãn của một chính khách như thường thấy ở các nước khác, nhưng ở ta thì anh cũng đang ở “phút 89” như tôi năm nào. Có điều cái thế và lực của anh có khác hơn: ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Nội chính trung ương. Với thế và lực vượt trội này, nếu thành công, chỉ vài phút đầu lịch sử thì cái tuổi và nhiệm kỳ công tác của anh sẽ còn “thêm hai hiệp phụ” để dứt điểm cái thế nhùng nhằng với tham nhũng đã thành quốc nạn hiện nay!
Tôi hi vọng và kỳ vọng ở anh, như mấy ngày nay dư luận rộn ràng trên các báo in và báo mạng sau tin anh được Đảng điều về Hà Nội. Những dòng ghi nhớ chuyện vui cũ, vừa là hưởng ứng cùng tình cảm chung của mọi người với anh Bá Thanh, vừa như góp phần phản ánh những chi tiết nhỏ của những lỗi khó sửa mà trên cương vị công tác mới, anh Bá Thanh sẽ gặp như là những vật cản không dễ vượt qua, để các nhà lập pháp nghiên cứu tháo gỡ cho quốc dân nhân sửa Hiến pháp lần này.”
Bài báo hay của ông Nguyễn Minh Nhị gửi ông Nguyễn Bá Thanh theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Tôi chỉ trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua” . Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Kênh ông Kiệt
“Vẫn là Thủ tướng của nhân dân / Vẫn là anh Sáu mọi gia đình/ Lồng lộng bóng soi miền sông nước/ Đời nặng ân tình, đất nặng chân”. Đó là những câu thơ cảm khái khóc tiễn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt của Ông Bảy Nhị.
Một năm sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII đã Quyết nghị đặt tên công trình kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và đặt bia lưu niệm tại đầu kênh để ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng với hệ thống kênh huyết mạch, tháo chua, rửa phèn, mở mang vùng đất hoang hóa của khu vực Tứ giác Long Xuyên.
Báo An Giang, Trường Đại học An Giang đã đăng bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng của tác giả Bảo Trị – Thành Chinh. Báo Đất Việt đăng bài Kênh ông Kiệt của tác giả Võ Ngọc- Bảo Châu. Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài Từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Võ Văn Kiệt của tác giả Quốc Việt. Kỳ 1: Hào lũy đất phương Nam ; Kỳ 2: Trấn giữ biên giới ; Kỳ 3: Thương hồ Vĩnh Tế ; Kỳ 4: Dấu chân lấm bùn của ông Sáu Dân; Kỳ 5: Đào kênh T5 . Tôi đã viết bài Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và đăng lại bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng trên trang HỌC MỖI NGÀY với lòng biết ơn sâu sắc.
Kênh Vĩnh Tế và Kênh Võ Văn Kiệt là hai công trình sống mãi trong lòng dân.
Kênh Vĩnh Tế dài gần 100km chạy dọc biên giới hai tỉnh An Giang, Kiên Giang với vương quốc Campuchia. Kênh do Thượng đạo Khâm sai, trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại chỉ huy hơn 80.000 dân binh đào ròng rã 5 năm liền (1819-1824). Sau khi hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên vợ của Thoại Ngọc Hầu , bà Châu Thị Vĩnh Tế, đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế. Thượng nguồn con kênh tiếp dòng sông Hậu ở thị xã Châu Đốc, hạ nguồn nhập sông Giang Thành ở Hà Tiên để ra biển Tây. Kênh Vĩnh Tế hiện rộng khoảng 40-70m, sâu 3-4m so với mực nước biển tùy từng đoạn. Kênh Vĩnh Tế là tuyến thủy lộ, tuyến kênh biên giới đặc biệt quan trọng mở mang vùng đất Tây Nam Bộ mang tầm vóc của một công trình chiến lược nhất thế kỷ 19 hào lũy đất phương Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, mở mang vùng đất mới.
Kênh Võ Văn Kiệt (kênh T5) dài 48km, rộng 30-36m và sâu 3m, thông kênh Vĩnh Tế ở Tri Tôn, An Giang, chảy qua Hòn Đất, Kiên Giang rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Đây là một cụm “công trình thủy lợi cấp bách” mang dấn ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “bác Sáu Dân” nhằm “thoát lũ biển Tây” ngọt hóa vùng đất năng lác hoang hóa sình lầy của hai tỉnh An Giang, Kiên Giang biến thành đất sản xuất nông nghiệp…. Ông Bảy Nhị đã chia sẻ: “Thời điểm trước năm 1997 (trước khi tuyến kênh T5 hoàn thành) cứ dạo lũ về là các cấp, các ngành lo ngai ngái. Lũ về là những vùng trũng, đầu nguồn lại phải lo cảnh sơ tán dân, cứu đói, cắt lúa chạy lũ. Từ khi hệ thống kênh mương cấp 2, 3 hoàn thành theo Quyết định 99/TTg như: Nạo vét kênh Tám Ngàn, H7, các kênh 5, 13, 16… , phần nào lũ đã khống chế. Tuy vậy, những vùng như Tứ giác Long Xuyên, cảnh lũ trắng đồng vẫn là nỗi lo lớn, buộc những người lãnh đạo phải bàn quyết sách tháo gỡ vấn đề”. “Tứ giác Long Xuyên, vùng đất trũng phèn có diện tích gần 500.000 ha đất nông nghiệp vẫn còn hoang hóa nhiễm phèn, trong đó An Giang chiếm diện tích khá lớn chính là vùng đất chúng ta bỏ quên bấy lâu nay chưa khai phá. Đất không phụ người, chỉ sợ người phụ đất mà thôi”.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến về thăm và làm việc tại An Giang trong hai ngày 21, 22-7-1996, đã đi thị sát cánh đồng Lạc Quới, kênh mương nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên. Thủ tướng đã chỉ thị: “Đề án quy hoạch thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên cần nhanh chóng thực hiện vì nó sẽ giúp khu vực sử dụng được nguồn phù sa vô giá của lũ sông Cửu Long, chính nó sẽ đảm đương việc thoát lũ, rửa phèn khai phá đất nông nghiệp cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy lợi, Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cần nhanh chóng phối hợp lập kế hoạch xây dựng tuyến kênh thoát lũ ra Vịnh Thái Lan”.
Sau việc đào xong kênh T6, đưa nước từ Vĩnh Tế qua kênh Mới về biển Hà Tiên vào năm 1996. Đầu năm 1997, công trình chống lũ cấp bách kênh T5 – Tuần Thống, Luỳnh Quỳnh, Tân Thành – Lò Gạch, tuyến đê bờ nam Vĩnh Tế; hệ thống cống ngăn, xả lũ và 2 đập điều chỉnh lũ Tha La, Trà Sư; các cống ngăn mặn giữ ngọt thoát lũ ven biển… đã được cấp bách xây dựng theo Quyết định 159/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng loạt công trình thủy lợi phục vụ dẫn ngọt, tiêu chua, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn và hàng vạn cây số bờ bao bảo vệ lúa hè thu được xây dựng đã góp phần quyết định vào việc phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong vùng. Trong đó, kênh T5 có ý nghĩa chiến lược, được khởi công giữa quý I đến cuối tháng 8-1997 là hoàn thành. Đây là công trình thủy lợi hoàn thành nhanh nhất trong lịch sử đào kênh ở Việt Nam. Ngày mùng 8 Tết Mậu Dần 1998 (nhằm ngày 4-2-1998), 50.000 ha đất hai tỉnh An Giang, Kiên Giang được ngọt hóa. Ngày mùng 9 Tết Mậu Dần khởi công nạo vét kênh Vĩnh Tế, điều tiết lũ cùng dòng Võ Văn Kiệt thoát lũ ra biển Tây. Chọn bờ Nam song song tuyến kênh hình thành những tuyến dân cư vượt lũ trên toàn tuyến. Đây là đại công trình thủy lợi gồm hệ thống các kênh T4, T5, T6 thoát lũ, dẫn ngọt, tháo chua, rửa phèn, khai hoang, phục hóa hàng trăm ngàn ha đất .
Những năm sau, cụm từ “lũ đẹp” bắt đầu xuất hiện và định nghĩa “sống chung với lũ “cũng từ đó hình thành, Từ một công trình thủy lợi đã mở mang diện tích sản xuất, giảm thiểu ngập lũ. Ổn định vững chắc hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu; giảm thấp mức lũ chính vụ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm chi phí xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, giảm thiệt hại về người và của mùa lũ về. Từ đó, tạo thế đưa nước ngọt giàu phù sa từ sông Hậu vào kết hợp ngăn mặn, giữ ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường nước, vệ sinh đồng ruộng phục vụ phát triển sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Tất cả đã được kênh T5 đảm trách hiệu quả.
Ngọc phương Nam
Vựa lúa Nam Bộ là ngọc. Đó là Ngọc phương Nam. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Kênh ông Kiệt trong lòng tôi với cây lúa, cây ngô, củ sắn, củ khoai thân thiết ! Ảnh tác giả đang chọn giống sắn mới ở vùng đất Tri Tôn, Tịnh Biên.
Gửi KH
Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên
Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân
Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm
Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.
Tôi nhớ không quên những tấm ảnh kỷ niệm một thời.
Cách đây ít hôm, tôi có giới thiệu với các chuyên gia Nhật Bản, giáo sư tiến sĩ Motoaki Seki – RIKEN PSC và tiến sĩ Hirano – RIKEN Nishina về chùm ảnh của đề tài “Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang” thực hiện năm 2002-2004 tại vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên. Họ đều ngạc nhiên thích thú vì Việt Nam đã triển khai hướng nghiên cứu này từ rất sớm.
Giống khoai lang ở Việt Nam đã được chuyên gia nông nghiệp nước ta hợp tác với chuyên gia Nhật và chuyên gia CIP (Trung tâm Khoai tây Quốc tế) thực hiện từ nhiều năm qua. Các giống khoai lang tốt như Nhật đỏ HL518, Nhật tím HL419, Murasa Kimasari, Nhật vàng Kokey 14, Nhật trắng HL284 đã phổ biến rộng rãi trong sản xuất. Nhiều vùng khoai lang ngon như khoai Nhật tím HL419 ở Bình Minh, Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long, khoai Trùi Sa Trà Đõa ở Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, khoai Lệ Cần ở Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai, khoai Bí Mật ở Lâm Hà, Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng, khoai Nhật đỏ HL518 ở Tuy Đức và Đăk Song của tỉnh Đăk Nông. Nhưng đặc biệt hơn cả là Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất ở tỉnh Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo trồng khoai lang rất thành công.
Ít ai biết những giống khoai lang, giống sắn mang lại nguồn thu cao lợi nhuận lớn cho người dân chịu ơn dòng nước mát và những tấm lòng như ông Kiệt, ông Bảy. Tôi biết ơn ông tự đáy lòng mà không nói,
Tôi kể về một thoáng Brazil đất nước con người và 500 năm nông nghiệp Brazil. Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp Brazil trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những biến động của lịch sử vùng đất với các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển. 500 năm nông nghiệp Brazil là bài học lớn cho Nông Nghiệp Việt Nam. Tôi xin được chia sẻ điều này với GS. Nguyễn Tử SiêmNong Hoc Web, OM Lúa Giống và quý thầy bạn nhân dịp kỷ niệm Viện Lúa 40 năm xây dựng và phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Gạo Việt chất lượng và thương hiệu.xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/
Sơn Tùng cuối bài viết ‘Theo con đường của Bác Hồ’ đã viết “Sau khi nước nhà thống nhất, nếu chấp nhận ý kiến của ông (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) về xây dựng kinh tế là: trước hết phải để thời gian khôi phục rồi mới tính đến phát triển, và phải đặt nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; thì chắc chắn là hạn chế được những mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc dân lúc bấy giờ, dẫn đến khủng hoảng đời sống”. Đọc lại và suy ngẫm. https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/01/17/son-tung-ke-chuyen-ho-chi-minh/
CUỘC ĐỜI NHÌN LẠI PHÚC LƯU HƯƠNG
Hoàng Kim
Chúc Mừng đại thọ cụ Trần Thị Bích, pháp danh Nguyên Ngọc, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1923 tại Thừa Thiên Huế, nay đang dần bước tới trăm năm. Cụ Trần Thị Bích là vợ của cố giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Lê Văn Căn là chuyên gia hàng đầu khoa học đất Việt Nam, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1921 tại Điện Bàn Quảng Nam, mất ngày 23 tháng 8 năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh Thầy là cán bộ giảng dạy những lớp đầu tiên của trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội (1964 – 1968) sau đó làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (1968-1976) Quyền Viện trưởng Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng (1976-1978), Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (1978-1986) . Cô Trần Thị Bích là kỷ sư nông nghiệp, hoa khôi trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, cùng thầy công tác ở Viện Nông hóa Thổ nhưỡng Thầy Cô thuộc đội ngũ cán bộ nông nghiệp Việt Nam tăng cường sớm nhất cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ sau ngày Việt Nam thống nhất
Ông Đặng Thái Thuận cán bộ lão thành nguyên Phó Cuc Trưởng Cục Trồng trọt và Khuyến Nông Việt Nam đã cùng tiến sĩ Hoàng Kim, nghiên cứu viên chính lâu năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và cựu giảng viên chính khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thăm và chúc thọ Cụ Trần Thị Bích, vợ cố giáo sư Lê Văn Căn, nhân dịp xuân Canh Tý 2020, Viện Miền Nam hướng tới trăm năm Nông nghiệp Miền Nam
Giáo sư Lê Văn Căn trang đời lắng đọng
1. Đất. Lê Văn Căn (Dịch). H- Nông thôn, 1956.
2. Phân hoá học tính chất và công dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1960.
3. Kỹ thuật trồng chuối, dứa, gấc, đu đủ. Đồng tác gả. H- Nông thôn, 1960.
4. Hỏi đáp về phốt phát nội địa. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1961.
5. Đất nước Việt Nam và vấn đề Supe Lân. Lê Văn Căn, H.Pagel. H- Khoa học, 1961.
6. Kinh nghiệm sử dụng phân hoá học. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1961.
7. Khái niệm về đất chua và biện pháp bón vôi. Lê Văn Căn, Pagl. H- Khoa học, 1961.
8. Hỏi đáp về bón vôi. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1961.
9. Đất chua và bón vôi. Lê Văn Căn, H.Pagel. H- Khoa học, 1962.
10. Phân đạm và cách sử dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1965.
11. Hiệu lực phôtphorit bón cho lúa ở miền Bắc Việt Nam. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1966.
12. Sử dụng phân bón trong hoàn cảnh kháng chiến hiện nay. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1967.
13. Phân đạm và cách sử dụng. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1968.
14. Nông hoá học. Đồng tác giả. H- Khoa học, 1968.
15. Kinh nghiệm 12 năm sử dụng phân hoá học ở miền Bắc Việt Nam. Lê Văn Căn. H- Khoa học, 1968.
16. Giá trị một số nguồn phân lân địa phương. Lê Văn Căn. H- Giáo dục, 1968.
17. Hỏi đáp về phân lân. Lê Văn Căn. H- Nông thôn, 1970.
18. Sổ tay phân bón. Lê Văn Căn. NXB Giải phóng, 1975.
19. Bón vôi: Lý luận và thực tiễn. Lê Văn Căn. H- Khoa học và Kỹ thuật, 1977.
20. Nông hoá (Giáo trình). Đồng tác giả. H- Nông nghiệp, 1978.
Tưởng nhớ giáo sư Lê Văn Căn, tôi nhớ hoài lời dặn “Hoàng Kim theo thầy Mai Văn Quyền làm khoa học cây trồng, cần lưu ý mối quan hệ cây trồng – đất nước – con ngướì – vũ trụ, đúc kết trong Từ điển Bách khoa Nông nghiệp là sách thầy tặng. Bách khoa thư Việt Nam là công cụ tích hợp”. Tấm gương khoa học và tư cách nhân hậu của Thầy mãi mãi soi sáng cho con.
Trăm năm Nông nghiệp miền Nam, giáo sư Phạm Văn Biên có ước nguyện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam sẽ có thể đúc kết thành tựu và bài học trăm năm nhìn lại, sẽ có những hình ảnh và bài viết bảo tồn và phát triển.
Ông Bảy Nhị
tên thật ông là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông có bài viết “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…” đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật đầu năm 2013, làm dư luận sững sờ vì hay và thật. Trước đó, ông cũng có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy đã là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.
Tôi có một kỷ niệm quý rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?
Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.
Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.
Tri Tôn, Tịnh Biên là những huyện khó khăn của tỉnh An Giang. Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng. Bạn xem chùm ảnh cũ trong blog của tôi để rõ hơn cách làm. Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo. Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân. Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên. Tôi đã có tám năm gắn bó với mảnh đất này. Đi đâu người dân cũng khen ông sáu Kiệt và ông bảy Nhị. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Vùng đất hoang hóa sình lầy nay đã thành vựa lúa. Tỉnh An Giang nay đã thành vùng lúa sản lượng cao nhất nước.
“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc. Ảnh đầu trang là hình ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh, cùng anh Ngô Vi Nghĩa với các giống mì cao sản ngắn ngày trên ruộng tăng vụ ở vùng đất An Giang. Ảnh gần cuối trang là hình thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1. An Giang cũng là nôi ứng dụng đầu tiên của Việt Nam và thế giới đối với những dòng khoai mì đột biến theo hướng ngắn ngày. Chúng tôi những người tạo chọn giống củ mì thật biết ơn ông Bảy Nhị. Không có ông thì củ mì của tôi khó có thể đến được với kênh ông Kiệt. Dường như đó là nhân duyên. Ông Bảy Nhị là ông cán bộ cách mạng gắn bó với dân và ấn tượng đẹp trong lòng tôi để tình tự kể.
Bài viết của ông Bảy Nhị gửi ông Bá Thanh thật ấn tượng. Nguyên văn bài viết đó như sau:
Viết gửi anh Nguyễn Bá Thanh
“Tháng 10-2001, nhậm chức chủ tịch ủy ban được bốn tháng, tôi dự cuộc họp Chính phủ có Thủ tướng Phan Văn Khải chủ trì cùng các phó thủ tướng Vũ Khoan, Nguyễn Công Tạn. Với tâm trạng “phút 89” ấy nên khi dự hội nghị, tôi mạnh dạn phát biểu: “Sự trì trệ của bộ máy là do cơ chế tổ chức. Cụ thể là tôi làm chủ tịch tỉnh mà không có quyền thay đổi cán bộ sở, kể cả trưởng phòng. Và ngay như hiện nay, đến Thủ tướng cũng không dễ cách chức được tôi, vì tôi là do tỉnh ủy cử và nhất là do Bộ Chính trị quản lý”.
Tôi theo dõi thái độ Thủ tướng và các phó thủ tướng, ai nấy đều rất vui vẻ. Tôi bước xuống trong sự tán thưởng của hội nghị. Anh Đoàn Mạnh Giao, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khi đi ngược chiều với tôi lên để giới thiệu người phát biểu kế tiếp, ngang tôi anh kê vào tai nói: “Ông nói hay quá, tôi thay cậu tài xế mà cũng không được”.
Đến lượt anh Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: “Tôi thấy đại hội vừa xong, phân công cấp ủy viên mới rồi, hay cơ quan đang ổn định biên chế công tác, bỗng dưng rút người ra đi học. Làm vậy khác nào đội banh có 11 người, ông rút ra một người không đá thì đội hình còn lại làm sao mà đá? Còn nói cách chức cán bộ thì cỡ trưởng phòng thôi, mới bàn mà nó nghe thì nó tính cách chức mình trước rồi”. Hội trường vỗ tay!
Đến phiên anh Út Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, phát biểu thì vừa có duyên vừa “văn chương” sinh động ngược với vẻ bề ngoài: “Thơ ông Tố Hữu có câu: Đảng ta có trăm tay (tai) nghìn mắt. Câu này suy ra: Đảng ta có 50 người làm mà có đến 500 người ngồi nhìn thì ai mà dám làm, làm sao chịu nổi?!”. Cả hội trường lại vỗ tay và cười rộ.
Hội nghị Chính phủ tháng 10-2001 trở thành kỷ niệm để đời trong tôi. Và có lẽ đối với Thủ tướng Phan Văn Khải cũng vậy, gặp nhau ông hay nói: “Hội nghị mà có Bảy Nhị, Út Phương, Bá Thanh là vui lắm”. Tại hội nghị Chính phủ tháng 10-2003, khi phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng nói: “Hội nghị Chính phủ năm sau (2004) chúng ta không nghe được Bảy Nhị và Út Phương phát biểu nữa, sẽ rất buồn, vì hết khóa này hai người không còn làm chủ tịch nữa. Lần họp này xem như Chính phủ chia tay hai người!”. Tự nhiên tôi thấy Thủ tướng trở nên thân tình vì ông hiểu được cán bộ, hiểu được cái khó của cơ chế.
Tôi và anh Út Phương nghỉ hưu từ sau Đại hội X, nay ngót hơn bảy năm, chỉ còn anh Bá Thanh – bí thư Đà Nẵng – tiếp tục công tác, để lại cho Đà Nẵng những dấu ấn và tiếng lành vang cả nước. Nay anh cũng tròn 60 tuổi, tuổi sung mãn của một chính khách như thường thấy ở các nước khác, nhưng ở ta thì anh cũng đang ở “phút 89” như tôi năm nào. Có điều cái thế và lực của anh có khác hơn: ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Nội chính trung ương. Với thế và lực vượt trội này, nếu thành công, chỉ vài phút đầu lịch sử thì cái tuổi và nhiệm kỳ công tác của anh sẽ còn “thêm hai hiệp phụ” để dứt điểm cái thế nhùng nhằng với tham nhũng đã thành quốc nạn hiện nay!
Tôi hi vọng và kỳ vọng ở anh, như mấy ngày nay dư luận rộn ràng trên các báo in và báo mạng sau tin anh được Đảng điều về Hà Nội. Những dòng ghi nhớ chuyện vui cũ, vừa là hưởng ứng cùng tình cảm chung của mọi người với anh Bá Thanh, vừa như góp phần phản ánh những chi tiết nhỏ của những lỗi khó sửa mà trên cương vị công tác mới, anh Bá Thanh sẽ gặp như là những vật cản không dễ vượt qua, để các nhà lập pháp nghiên cứu tháo gỡ cho quốc dân nhân sửa Hiến pháp lần này.”
Bài báo hay của ông Nguyễn Minh Nhị gửi ông Nguyễn Bá Thanh theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Tôi chỉ trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua” . Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Kênh ông Kiệt
“Vẫn là Thủ tướng của nhân dân / Vẫn là anh Sáu mọi gia đình/ Lồng lộng bóng soi miền sông nước/ Đời nặng ân tình, đất nặng chân”. Đó là những câu thơ cảm khái khóc tiễn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt của Ông Bảy Nhị.
Một năm sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII đã Quyết nghị đặt tên công trình kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và đặt bia lưu niệm tại đầu kênh để ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng với hệ thống kênh huyết mạch, tháo chua, rửa phèn, mở mang vùng đất hoang hóa của khu vực Tứ giác Long Xuyên.
Báo An Giang, Trường Đại học An Giang đã đăng bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng của tác giả Bảo Trị – Thành Chinh. Báo Đất Việt đăng bài Kênh ông Kiệt của tác giả Võ Ngọc- Bảo Châu. Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài Từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Võ Văn Kiệt của tác giả Quốc Việt. Kỳ 1: Hào lũy đất phương Nam ; Kỳ 2: Trấn giữ biên giới ; Kỳ 3: Thương hồ Vĩnh Tế ; Kỳ 4: Dấu chân lấm bùn của ông Sáu Dân; Kỳ 5: Đào kênh T5 . Tôi đã viết bài Kênh ông Kiệt giữa lòng dân và đăng lại bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng trên trang HỌC MỖI NGÀY với lòng biết ơn sâu sắc.
Kênh Vĩnh Tế và Kênh Võ Văn Kiệt là hai công trình sống mãi trong lòng dân.
Kênh Vĩnh Tế dài gần 100km chạy dọc biên giới hai tỉnh An Giang, Kiên Giang với vương quốc Campuchia. Kênh do Thượng đạo Khâm sai, trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại chỉ huy hơn 80.000 dân binh đào ròng rã 5 năm liền (1819-1824). Sau khi hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên vợ của Thoại Ngọc Hầu , bà Châu Thị Vĩnh Tế, đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế. Thượng nguồn con kênh tiếp dòng sông Hậu ở thị xã Châu Đốc, hạ nguồn nhập sông Giang Thành ở Hà Tiên để ra biển Tây. Kênh Vĩnh Tế hiện rộng khoảng 40-70m, sâu 3-4m so với mực nước biển tùy từng đoạn. Kênh Vĩnh Tế là tuyến thủy lộ, tuyến kênh biên giới đặc biệt quan trọng mở mang vùng đất Tây Nam Bộ mang tầm vóc của một công trình chiến lược nhất thế kỷ 19 hào lũy đất phương Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, mở mang vùng đất mới.
Kênh Võ Văn Kiệt (kênh T5) dài 48km, rộng 30-36m và sâu 3m, thông kênh Vĩnh Tế ở Tri Tôn, An Giang, chảy qua Hòn Đất, Kiên Giang rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Đây là một cụm “công trình thủy lợi cấp bách” mang dấn ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “bác Sáu Dân” nhằm “thoát lũ biển Tây” ngọt hóa vùng đất năng lác hoang hóa sình lầy của hai tỉnh An Giang, Kiên Giang biến thành đất sản xuất nông nghiệp…. Ông Bảy Nhị đã chia sẻ: “Thời điểm trước năm 1997 (trước khi tuyến kênh T5 hoàn thành) cứ dạo lũ về là các cấp, các ngành lo ngai ngái. Lũ về là những vùng trũng, đầu nguồn lại phải lo cảnh sơ tán dân, cứu đói, cắt lúa chạy lũ. Từ khi hệ thống kênh mương cấp 2, 3 hoàn thành theo Quyết định 99/TTg như: Nạo vét kênh Tám Ngàn, H7, các kênh 5, 13, 16… , phần nào lũ đã khống chế. Tuy vậy, những vùng như Tứ giác Long Xuyên, cảnh lũ trắng đồng vẫn là nỗi lo lớn, buộc những người lãnh đạo phải bàn quyết sách tháo gỡ vấn đề”. “Tứ giác Long Xuyên, vùng đất trũng phèn có diện tích gần 500.000 ha đất nông nghiệp vẫn còn hoang hóa nhiễm phèn, trong đó An Giang chiếm diện tích khá lớn chính là vùng đất chúng ta bỏ quên bấy lâu nay chưa khai phá. Đất không phụ người, chỉ sợ người phụ đất mà thôi”.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến về thăm và làm việc tại An Giang trong hai ngày 21, 22-7-1996, đã đi thị sát cánh đồng Lạc Quới, kênh mương nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên. Thủ tướng đã chỉ thị: “Đề án quy hoạch thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên cần nhanh chóng thực hiện vì nó sẽ giúp khu vực sử dụng được nguồn phù sa vô giá của lũ sông Cửu Long, chính nó sẽ đảm đương việc thoát lũ, rửa phèn khai phá đất nông nghiệp cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy lợi, Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cần nhanh chóng phối hợp lập kế hoạch xây dựng tuyến kênh thoát lũ ra Vịnh Thái Lan”.
Sau việc đào xong kênh T6, đưa nước từ Vĩnh Tế qua kênh Mới về biển Hà Tiên vào năm 1996. Đầu năm 1997, công trình chống lũ cấp bách kênh T5 – Tuần Thống, Luỳnh Quỳnh, Tân Thành – Lò Gạch, tuyến đê bờ nam Vĩnh Tế; hệ thống cống ngăn, xả lũ và 2 đập điều chỉnh lũ Tha La, Trà Sư; các cống ngăn mặn giữ ngọt thoát lũ ven biển… đã được cấp bách xây dựng theo Quyết định 159/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng loạt công trình thủy lợi phục vụ dẫn ngọt, tiêu chua, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn và hàng vạn cây số bờ bao bảo vệ lúa hè thu được xây dựng đã góp phần quyết định vào việc phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong vùng. Trong đó, kênh T5 có ý nghĩa chiến lược, được khởi công giữa quý I đến cuối tháng 8-1997 là hoàn thành. Đây là công trình thủy lợi hoàn thành nhanh nhất trong lịch sử đào kênh ở Việt Nam. Ngày mùng 8 Tết Mậu Dần 1998 (nhằm ngày 4-2-1998), 50.000 ha đất hai tỉnh An Giang, Kiên Giang được ngọt hóa. Ngày mùng 9 Tết Mậu Dần khởi công nạo vét kênh Vĩnh Tế, điều tiết lũ cùng dòng Võ Văn Kiệt thoát lũ ra biển Tây. Chọn bờ Nam song song tuyến kênh hình thành những tuyến dân cư vượt lũ trên toàn tuyến. Đây là đại công trình thủy lợi gồm hệ thống các kênh T4, T5, T6 thoát lũ, dẫn ngọt, tháo chua, rửa phèn, khai hoang, phục hóa hàng trăm ngàn ha đất .
Những năm sau, cụm từ “lũ đẹp” bắt đầu xuất hiện và định nghĩa “sống chung với lũ “cũng từ đó hình thành, Từ một công trình thủy lợi đã mở mang diện tích sản xuất, giảm thiểu ngập lũ. Ổn định vững chắc hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu; giảm thấp mức lũ chính vụ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm chi phí xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, giảm thiệt hại về người và của mùa lũ về. Từ đó, tạo thế đưa nước ngọt giàu phù sa từ sông Hậu vào kết hợp ngăn mặn, giữ ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường nước, vệ sinh đồng ruộng phục vụ phát triển sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Tất cả đã được kênh T5 đảm trách hiệu quả.
Ngọc phương Nam
Vựa lúa Nam Bộ là ngọc. Đó là Ngọc phương Nam. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Kênh ông Kiệt trong lòng tôi với cây lúa, cây ngô, củ sắn, củ khoai thân thiết ! Ảnh tác giả đang chọn giống sắn mới ở vùng đất Tri Tôn, Tịnh Biên.
Gửi KH
Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên
Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân
Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm
Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.
Tôi nhớ không quên những tấm ảnh kỷ niệm một thời.
Cách đây ít hôm, tôi có giới thiệu với các chuyên gia Nhật Bản, giáo sư tiến sĩ Motoaki Seki – RIKEN PSC và tiến sĩ Hirano – RIKEN Nishina về chùm ảnh của đề tài “Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang” thực hiện năm 2002-2004 tại vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên. Họ đều ngạc nhiên thích thú vì Việt Nam đã triển khai hướng nghiên cứu này từ rất sớm.
Giống khoai lang ở Việt Nam đã được chuyên gia nông nghiệp nước ta hợp tác với chuyên gia Nhật và chuyên gia CIP (Trung tâm Khoai tây Quốc tế) thực hiện từ nhiều năm qua. Các giống khoai lang tốt như Nhật đỏ HL518, Nhật tím HL419, Murasa Kimasari, Nhật vàng Kokey 14, Nhật trắng HL284 đã phổ biến rộng rãi trong sản xuất. Nhiều vùng khoai lang ngon như khoai Nhật tím HL419 ở Bình Minh, Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long, khoai Trùi Sa Trà Đõa ở Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, khoai Lệ Cần ở Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai, khoai Bí Mật ở Lâm Hà, Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng, khoai Nhật đỏ HL518 ở Tuy Đức và Đăk Song của tỉnh Đăk Nông. Nhưng đặc biệt hơn cả là Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất ở tỉnh Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo trồng khoai lang rất thành công.
Ít ai biết những giống khoai lang, giống sắn mang lại nguồn thu cao lợi nhuận lớn cho người dân chịu ơn dòng nước mát và những tấm lòng như ông Kiệt, ông Bảy. Tôi biết ơn ông tự đáy lòng mà không nói,
Tôi kể về một thoáng Brazil đất nước con người và 500 năm nông nghiệp Brazil. Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp Brazil trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những biến động của lịch sử vùng đất với các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển. 500 năm nông nghiệp Brazil là bài học lớn cho Nông Nghiệp Việt Nam. Tôi xin được chia sẻ điều này với GS. Nguyễn Tử SiêmNong Hoc Web, OM Lúa Giống và quý thầy bạn nhân dịp kỷ niệm Viện Lúa 40 năm xây dựng và phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Gạo Việt chất lượng và thương hiệu.xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/