Số lần xem
Đang xem 1063 Toàn hệ thống 3369 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Thương đồng hồ sinh học
Mồng Một như ngày thường
Nhắc thức dậy với con
Thung dung trên đường sáng
Nhớ ngôi sao thăm thẳm
Người xưa thanh thận cần
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Đêm lạnh nhớ Đào Công
Đêm thiêng không nỡ ngủ
Bút hoa ý chảy nhanh
Lục Ngôn Mã Tiền Khóa
Xuất thần cùng Khổng Minh
CHÚC Xuân đời thêm tuổi mới
MỪNG ngày sống trọn tin yêu
NĂM tháng đủ đầy tình nghĩa
MỚI thương êm ấm lâu dài
VUI yêu xuân thêm tuổi thọ
KHÒE người nhàn thích an nhiên.
TỪ MEKONG NHỚ NEVA Hoàng Kim
ngắm bức tượng Mẹ của nước Nga lồng lộng trên nền trời tại đỉnh đồi gần sông Neva và gần trung tâm thành phố Sankt Peterburg, tôi nhớ về nước Nga. Biểu tượng sâu sắc lắng đọng nhất trong lòng về nước Nga là sông Neva và sông Volga, đặc biệt là khúc sông chảy qua thủ đô phương Bắc Sankt Peterburg nơi có biểu tượng này của sức mạnh Nga. Nhiều bạn bè tôi thích Trường Đại học Quốc gia Moskva (MGU) nơi được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nơi đó thời Stalin đã ra lệnh xây dựng tại nền cũ MGU tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó. Thế nhưng khi bình tâm nhìn lại sức mạnh Nga ở khoa học kỹ thuật công nghệ hay đất nước và con người thì có vẻ như Neva và Volga trong bản tính Nga là kỳ vĩ hơn.
Sông Neva và sông Volga là những sông mẹ của nước Nga vĩ đại dường như rất giống sông Mekong và sông Hồng của Việt Nam. Đó là mạch sống và nôi sức mạnh tiềm tàng đất nước.
Neva là dòng sông mẹ thứ hai của nước Nga ví như sông Mekong là dòng sông mẹ thứ hai của người Việt, dòng sông mở rộng hi vọng và tương lai của dân tộc Việt. Neva có thành phố Sankt Peterburg lịch sử, niềm tự hào thiêng liêng của tổ quốc Nga. Nơi đây là cửa ngõ hải quân Nga vươn ra các đại dương và thế giới . Nơi đây cũng là điểm giao tranh quyết liệt nhất, lưu dấu những đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày 27 tháng 1 năm 1944 là ngày kỷ niệm thành phố Sankt Peterburg bên dòng Neva được giải phóng sau 872 ngày đêm vây hãm của phát xít Đức làm chết gần một triệu người Nga trong thành phố vì bom đạn, đói khát và bệnh tật.
Volga là dòng sông Nữ hoàng, dòng sông Mẹ, dòng sông Chủ gia đình, dòng sông Người cần mẫn, dòng sông Huyết mạch của Tổ quốc Nga. Sông Volga là đường giao thông chính xuyên châu Âu nơi có trên 150.000 con suối và sông nhỏ nước Nga hòa dòng nước của mình vào đó, nơi có khoảng 40% dân số Cộng hòa Liên Bang Nga sinh sống trong lưu vực của dòng sông vĩ đại này. Sông Volga ví như sông Hồng của Việt Nam là dòng sông mẹ vĩ đại, nôi của người Việt cổ, nền văn minh sông Hồng, chốn tổ của nghề lúa.
Ngày 25 tháng 1 năm 1755, Trường Đại học Quốc gia Moskva được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nhà chọc trời Moskva: Tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời thời Stalin ra lệnh xây dựng trên nền cũ MGU đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó, thế nhưng có vẻ như Neva và Volga kỳ vĩ hơn.
Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được nhân dân Nga và Tổng thống Putin rất mực ngưỡng mộ. Nữ hoàng Elizaveta Petrovna sinh ngày 29 tháng 12 năm 1709 mất ngày 5 tháng 1 năm 1762, đăng quang năm 1741 và qua đời năm 1762. Trong 20 năm bà cầm quyền lãnh thổ Nga rộng 16 triệu kilômét vuông. Bà là vị Nữ hoàng trí tuệ phi thường đã khuyến khích nhà khoa học M. V. Lomonosov thiết lập Trường Đại học Moskva và ra sắc lệnh thành lập Trường Đại học Quốc gia Moskva vào ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Bà cũng là người có tầm nhìn và tài năng sử dụng hiền tài kiệt xuất trọng dụng I. I. Shuvalov sáng lập Viện Hàn lâm Mỹ thuật của Đế quốc Nga ở kinh đô Sankt-Peterburg, trọng dụng kiến trúc sư lỗi lạc Bartolomeo Rastrelli xây dựng những công trình kiến trúc di sản thế giới như Cung điện Mùa Đông và Đại giáo đường Smolny tại Sankt-Peterburg.
Nhân dân Nga có cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga đã được bình chọn, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II với Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được đánh giá là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Sông Neva và sông Volga thao thiết chảy gợi cho chúng ta một tầm nhìn tham chiếu.
Pie đại đế là người đã hiến trọn đời mình để sông Neva trở thành huyền thoại, Sankt-Peterburg trở thành cửa chính của nước Nga nhìn ra thế giới, vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo, đêm trắng bình minh phương Bắc thành miền di sản. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Lê Nin theo kết quả bình chọn của nhân dân Nga trong cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Ông là kiến trúc sư của những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg, là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V – một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế hay Pierre Đại đế, Pie Đại đế. Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.
Pie đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức đã bình chọn Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie đại đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie đại đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie đại đế đã tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối và rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng se sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalin rất ngưỡng mộ Pie đại đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được ! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu , qua gợi mở của người thư ký Stalin , mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ” giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie đại đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.
Hoàng Kim Stalin là nhân vật lịch sử vĩ đại gây tranh cãi ở nước Nga. Stalin tên đầy đủ là Joseph Stalin. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm 1879 mất ngày 5 tháng 3 năm 1953, là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953. Ngày nay, Stalin là một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh luận. Nhiều nhà sử học và người phương Tây xem Stalin là một bạo chúa, giáo sư Richard Lorenz, giáo sư về lịch sử Đông Âu cho rằng Stalin đã lựa chọn một con đường tốn kém nhất để đưa Liên Xô đạt tới một xã hội công nghệ, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nhờ quá trình này mà Liên Xô đã giành thắng lợi trong thế chiến thứ hai. Trong khi đó, quan điểm của người dân Liên bang Nga về Stalin khá khác biệt, với một tỉ lệ đáng kể xem ông là một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân. Hướng dẫn cho giáo viên lịch sử được xuất bản vào năm 2008 của chính phủ Nga thì trình bày về Stalin như một lãnh đạo “quản lý hiệu quả” và “người hiện đại hóa”.
Stalin là một nhà cách mạng Bolshevik tham gia vào Cách mạng tháng Mười năm 1917, Stalin nhậm chức Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1922, khi đó chỉ là một vị trí ít có quyền lực. Stalin chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực sau khi Lenin qua đời năm 1924 và đến khoảng cuối thập niên 1920 ông nắm quyền tối cao tuyệt đối ở Liên Xô qua các thời kỳ công nghiệp hóa và hợp tác hóa những năm 30, Chiến tranh Xô-Đức và thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh vị trí lãnh đạo đảng, ông cũng từng đảm nhiệm các vị trí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Dân ủy (tức Bộ trưởng) Quốc phòng Liên Xô, và tự phong hàm Đại Nguyên soái Liên Xô.
Stalin trong thời kỳ cầm quyền của mình, một mặt, đã lãnh đạo Liên Xô chiến thắng Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Liên Xô cùng với việc Quốc tế Cộng sản đóng ở Moskva, đã trỗi dậy thành một siêu cường. Nhờ vậy, danh tiếng và ảnh hưởng của Stalin lan khắp thế giới. Mặt khác Stalin đã tiến hành các biện pháp đàn áp các đối thủ chính trị hoặc những người mà ông cho là nguy hiểm, đỉnh cao là những năm 1930.
Stalin lúc còn sống rất được mọi người nể trọng và e ngại, có rất ít ai giỡn mặt hoặc đùa bỡn về ông, ngoại trừ vài câu chuyện như truyện Josip Broz Tito chỉ rãi rác. Tito viết thư cho Stalin: “Chúng tôi học hỏi và theo gương của hệ thống Xô- viết, nhưng chúng tôi phát triển chủ nghĩa xã hội theo dạng thái khác… Mỗi người chúng tôi dầu có yêu đất chủ nghĩa xã hội Liên Xô bao nhiêu cũng không thể yêu hơn tổ quốc của chính chúng tôi“. Khi Stalin đi xa hơn, ra lệnh thủ tiêu Tito nhưng thất bại. Tito lại gửi thư cho Stalin: “Đừng gửi người sang giết tôi. Chúng tôi đã bắt được 5 tên, một tên mang bom, một tên khác mang súng trường… Nếu ông không ngưng gửi sát thủ, tôi buộc phải gửi một sát thủ sang Moskva, và tôi sẽ không cần gửi sát thủ thứ nhì đâu.”
Tiếu lâm Liên Xô sau khi Stalin mất đã lâu, mới kể chuyện một thời, như chuyện “Stalin bị mất tẩu”: “Một hôm Stalin bị mất tẩu và cho rằng có kẻ đã lấy cắp tẩu của mình. Liền điều động người điều tra tìm ra thủ phạm. Hôm sau ngài tìm ra tẩu của mình và gọi gấp cấp dưới hãy thả những kẻ tình nghi. – “Thưa đồng chí tôi không thể thả 10 người đó được.” – “Tại sao?” – “Tất cả bọn họ đã nhận tội trước máy quay của cơ quan điều tra, và đã được đưa lên truyền hình quốc gia…” “Trong trại cải tạo” : “Trong trại cải tạo ở Siberia, ba tù nhân nói chuyện và hỏi vì sao họ vào đây. Một người nói: “Tôi bị tù vì hay đi làm muộn năm phút, và người ta xử tôi tội phá hoại sản xuất.” Người thứ nhì tiếp: “Tôi thì hay đi làm sớm năm phút và bị buộc tội làm gián điệp, theo dõi công xưởng cho địch.” Còn người thứ ba t thở dài: “Tôi luôn đi làm đúng giờ và họ hỏi vì sao thì tôi lại chìa đồng hồ đeo tay ra và bị tù vì dùng hàng Phương Tây.”
Truyện Joseph Stalin là bài nghiên cứu lịch sử văn hóa. Thông tin chính được thu thập căn cứ từ các nguồn trích dẫn tuyển chọn tại thư mục Joshep Stalin trên Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và bản Wikipedia tiếng Anh, bản http://www.history.com có cùng thư mục. Bài viết này chắt lọc tư liệu nhằm cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu về một nhân vật lịch sử nước Nga. Thông tin sâu hơn mời đọc tại Joshep Stalin
Báo Nga viết về Nhà chọc trời Moskva:
Tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov
Trường đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov
Việc xây dựng tòa nhà chính của Trường đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) được tiến hành gần bốn năm rưỡi. Nhà chọc trời này trở thành trung tâm của một khu lớn gồm 27 tòa nhà. Đây là một công trình đồ sộ với cơ sở hạ tầng khép kín, là “cả một khu phố trong một tòa nhà” với tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống. Tại đây có một số khoa, khu hành chính, thư viện nghiên cứu, khu dịch vụ, bảo tàng và hội trường sức chứa 1500 người. Các tòa tháp ở hai bên là khu vực ký túc xá cho sinh viên và căn hộ cho các giáo sư. Sự gần gũi giữa sinh viên và giáo viên được thiết kế để tạo ra một kiểu “chiều dọc kiến thức”, là biểu tượng của những đỉnh cao có thể đạt được.
Ở một tháp phía bên cạnh tòa nhà chính được lắp chiếc đồng hồ lớn nhất Moskva. Đường kính đồng hồ có độ dài 9 mét, kim phút dài hơn 4 mét, gấp đôi so với đồng hồ điện Kremlin. Theo dự án ban đầu MGU không có chóp nhọn. Ở độ cao 183 mét người ta định bố trí một bức tượng nhà khoa học Nga vĩ đại Mikhail Lomonosov mà Trường Đại học quốc gia Moskva được mang tên. Tuy nhiên, Stalin, người đích thân giám sát việc xây dựng bảy tòa nhà cao tầng đã gạt bỏ ý tưởng của các kiến trúc sư. Ông ra lệnh cho xây dựng một chop nhọn thay thế bức tượng để MGU cũng tương tự như các tòa nhà cao tầng khác đang được xây dựng trong thời gian đó ở thủ đô.
Ngày nay, chóp nhọn 57 mét với ngôi sao lớn tỏa sáng trên đỉnh tòa nhà chính MGU. Trong thời Xô Viết, có tin đồn rằng bên trong ngọn tháp này là cơ sở thuộc KGB, được cho là để giám sát các động thái của các quan chức cấp cao. Không biết điều này đúng sai như thế nào. Tương tự, không ai biết phía dưới tòa nhà chính có gì? Nhưng chúng ta biết rằng các tầng của tòa nhà chọc trời không chỉ hướng lên phía trên. Ít nhất có ba tầng chìm sâu dưới đất.
Một trong những bí mật của trường đại học tổng hợp mới được phát hiện cách đây không lâu. Hóa ra dưới tòa nhà lớn có một nhánh tàu điện ngầm bí mật. Nhánh này chạy từ điện Kremlin đến sân bay Vnukovo-2, nơi lên xuống của các máy bay bay chính phủ.
Nhưng cho đến ngày nay, có những bí mật của MGU vẫn chưa được khám phá. Người ta đồn rằng ở nơi nào đó sâu dưới lòng đất có một tòa nhà khác được xây dựng không rõ để dùng vào mục đích gì. Ngoài ra, lại đồn rằng có một đường hầm nối trường đại học tổng hợp với nhà nghỉ của Stalin và thành phố ngầm bí mật.
Có khá nhiều câu chuyện đồn đoán bí ẩn tương tự về tòa nhà chính MGU. Những câu chuyện đó càng khiến cho người ta quan tâm nhiều hơn đến một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất Moskva, nơi đào tạo nên hàng ngàn người nổi tiếng, về sau trở thành niềm tự hào của nền khoa học, chính trị và doanh nghiệp Liên Xô và Nga. Còn bản thân tòa nhà chọc trời MGU từ lâu được coi là cao nhất ở châu Âu, ngày nay vẫn còn tô điểm cho Moskva, là một phần lịch sử của thủ đô Nga và là kiệt tác kiến trúc của thành phố.https://www.facebook.com/plugins/video.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fhocbongnga%2Fvideos%2F1297531726962134%2F&show_text=0&width=560 Nguồn: Tiếng nói nước Nga
Thương đồng hồ sinh học
Mồng Một như ngày thường
Nhắc thức dậy với con
Thung dung trên đường sáng
Nhớ ngôi sao thăm thẳm
Người xưa thanh thận cần
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Đêm lạnh nhớ Đào Công
Đêm thiêng không nỡ ngủ
Bút hoa ý chảy nhanh
Lục Ngôn Mã Tiền Khóa
Xuất thần cùng Khổng Minh
CHÚC Xuân đời thêm tuổi mới
MỪNG ngày sống trọn tin yêu
NĂM tháng đủ đầy tình nghĩa
MỚI thương êm ấm lâu dài
VUI yêu xuân thêm tuổi thọ
KHÒE người nhàn thích an nhiên.
TỪ MEKONG NHỚ NEVA Hoàng Kim
ngắm bức tượng Mẹ của nước Nga lồng lộng trên nền trời tại đỉnh đồi gần sông Neva và gần trung tâm thành phố Sankt Peterburg, tôi nhớ về nước Nga. Biểu tượng sâu sắc lắng đọng nhất trong lòng về nước Nga là sông Neva và sông Volga, đặc biệt là khúc sông chảy qua thủ đô phương Bắc Sankt Peterburg nơi có biểu tượng này của sức mạnh Nga. Nhiều bạn bè tôi thích Trường Đại học Quốc gia Moskva (MGU) nơi được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nơi đó thời Stalin đã ra lệnh xây dựng tại nền cũ MGU tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó. Thế nhưng khi bình tâm nhìn lại sức mạnh Nga ở khoa học kỹ thuật công nghệ hay đất nước và con người thì có vẻ như Neva và Volga trong bản tính Nga là kỳ vĩ hơn.
Sông Neva và sông Volga là những sông mẹ của nước Nga vĩ đại dường như rất giống sông Mekong và sông Hồng của Việt Nam. Đó là mạch sống và nôi sức mạnh tiềm tàng đất nước.
Neva là dòng sông mẹ thứ hai của nước Nga ví như sông Mekong là dòng sông mẹ thứ hai của người Việt, dòng sông mở rộng hi vọng và tương lai của dân tộc Việt. Neva có thành phố Sankt Peterburg lịch sử, niềm tự hào thiêng liêng của tổ quốc Nga. Nơi đây là cửa ngõ hải quân Nga vươn ra các đại dương và thế giới . Nơi đây cũng là điểm giao tranh quyết liệt nhất, lưu dấu những đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày 27 tháng 1 năm 1944 là ngày kỷ niệm thành phố Sankt Peterburg bên dòng Neva được giải phóng sau 872 ngày đêm vây hãm của phát xít Đức làm chết gần một triệu người Nga trong thành phố vì bom đạn, đói khát và bệnh tật.
Volga là dòng sông Nữ hoàng, dòng sông Mẹ, dòng sông Chủ gia đình, dòng sông Người cần mẫn, dòng sông Huyết mạch của Tổ quốc Nga. Sông Volga là đường giao thông chính xuyên châu Âu nơi có trên 150.000 con suối và sông nhỏ nước Nga hòa dòng nước của mình vào đó, nơi có khoảng 40% dân số Cộng hòa Liên Bang Nga sinh sống trong lưu vực của dòng sông vĩ đại này. Sông Volga ví như sông Hồng của Việt Nam là dòng sông mẹ vĩ đại, nôi của người Việt cổ, nền văn minh sông Hồng, chốn tổ của nghề lúa.
Ngày 25 tháng 1 năm 1755, Trường Đại học Quốc gia Moskva được Nữ hoàng Elizaveta Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Nhà chọc trời Moskva: Tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov với bảy tòa nhà chọc trời thời Stalin ra lệnh xây dựng trên nền cũ MGU đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Moskva. Ngày nay, đó là một bộ phận không thể thiếu của kiến trúc thủ đô, là tấm danh thiếp Moskva và một phần lịch sử của nó, thế nhưng có vẻ như Neva và Volga kỳ vĩ hơn.
Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được nhân dân Nga và Tổng thống Putin rất mực ngưỡng mộ. Nữ hoàng Elizaveta Petrovna sinh ngày 29 tháng 12 năm 1709 mất ngày 5 tháng 1 năm 1762, đăng quang năm 1741 và qua đời năm 1762. Trong 20 năm bà cầm quyền lãnh thổ Nga rộng 16 triệu kilômét vuông. Bà là vị Nữ hoàng trí tuệ phi thường đã khuyến khích nhà khoa học M. V. Lomonosov thiết lập Trường Đại học Moskva và ra sắc lệnh thành lập Trường Đại học Quốc gia Moskva vào ngày 25 tháng 1 năm 1755, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga. Bà cũng là người có tầm nhìn và tài năng sử dụng hiền tài kiệt xuất trọng dụng I. I. Shuvalov sáng lập Viện Hàn lâm Mỹ thuật của Đế quốc Nga ở kinh đô Sankt-Peterburg, trọng dụng kiến trúc sư lỗi lạc Bartolomeo Rastrelli xây dựng những công trình kiến trúc di sản thế giới như Cung điện Mùa Đông và Đại giáo đường Smolny tại Sankt-Peterburg.
Nhân dân Nga có cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga đã được bình chọn, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II với Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna là người được đánh giá là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Sông Neva và sông Volga thao thiết chảy gợi cho chúng ta một tầm nhìn tham chiếu.
Pie đại đế là người đã hiến trọn đời mình để sông Neva trở thành huyền thoại, Sankt-Peterburg trở thành cửa chính của nước Nga nhìn ra thế giới, vùng đất bùn lầy, lạnh lẽo, đêm trắng bình minh phương Bắc thành miền di sản. Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, vượt cả Stalin và Lê Nin theo kết quả bình chọn của nhân dân Nga trong cuộc thăm dò ý kiến “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức. Ông là kiến trúc sư của những thành tựu đặc biệt to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi mạnh mẽ một nước Nga lạc hậu, đi sau Tây Âu hàng trăm năm vượt lên trở thành một trong năm đại đế quốc của châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn. Pie đại đế có tố chất quân vương vừa cứng rắn vừa mềm dẽo: vừa nhiệt huyết kiên quyết, vừa bao dung mềm mỏng, vừa tàn nhẫn cứng rắn, vừa tình cảm ân nghĩa. Ông đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nước Nga.
Pie đại đế sinh ngày 10 tháng 6 năm 1672 tại Moskva, mất ngày 8 tháng 2 năm 1725 tại Sankt-Peterburg, là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga từ năm 1721, đồng cai trị với vua anh Ivan V – một người yếu ớt và dễ bệnh tật – trước năm 1696. Ông được tôn là Pyotr Đại đế hay Pierre Đại đế, Pie Đại đế. Ông được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga.
Pie đại đế đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ ở đó và truyền vào Nga. Dưới triều ông, nước Nga có nền kinh tế phát triển và thành lập thể chế nghị viện. Trong việc xây dựng đất nước, Pyotr thường tham vấn những cố vấn tài ba người nước ngoài. Nhờ vậy, dưới triều đại không lâu dài của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước hai cựu thù vào thời đó là đế quốc Ottoman và Thụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Năm 1703, ông hạ lệnh cho xây dựng thành phố Sankt-Peterburg. Chính tại đây, năm 1782 người ta đã hoàn thành việc xây cất tượng Pyotr I – tức tượng “Kị sĩ đồng”. Sankt – Peterburg trở thành một “thành Venezia của phương Bắc”, và trở thành kinh đô nước Nga vào năm 1712. Người ta đã ca ngợi ông như một vị “Đại đế Ross toàn nước Nga”, hay “Cha của Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc thăm dò ý kiến nhân dân Nga “Tên của nước Nga – Sự lựa chọn lịch sử năm 2008″ do kênh truyền hình Rossia cùng với Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Quỹ ý kiến xã hội tổ chức đã bình chọn Pie đại đế là nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga, kế đến là Stalin, Le Nin và Nga hoàng Nikolai II là những nhà lãnh đạo kiệt xuất nhất lịch sử nước Nga. Điều đó đã chứng tỏ những đánh giá của nhân dân Nga xuyên suốt một quá trình trải nghiệm lịch sử lâu dài.
Pie đại đế đã được sự ngưỡng mộ đặc biệt của nhân dân Nga, sử gia và nhân dân nhiều nước trên thế giới. Ông có công lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng hải quân, đội thương thuyền hàng hải và hiện đại hóa nước Nga, xây dựng Sankt-Peterburg, xây dựng hệ thống đường sá kênh đào vĩ đại, hoàn thiện cơ sở pháp luật, cải cách hành chính, lập nên Viện Hàn lâm Khoa học, thiết lập trường xóa mù chữ và dạy toán cấp cơ sở, trường kỹ thuật đào tạo thợ chuyên môn, xưởng in, nâng cao vai trò người phụ nữ,…
Pie đại đế là một vĩ nhân có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, nhận thức đúng đắn và quyết tâm sắt đá cao độ để đi đến đích. Ông nung nấu hoài bão hiện đại hóa nước Nga nằm kề bên Tây Âu lúc ấy đã tiến bộ khá xa. Vua Pie đại đế đã tự mình đóng một chiếc thuyền và học cách điều khiển nó, tổ chức riêng cho mình một đội quân và tập trận thường xuyên để cuối cùng chuyển thành đội quân tinh nhuệ hơn hẳn lực lượng nòng cốt của triều đình. Ông tổ chức một phái bộ sứ thần đi Tây Âu để học hỏi và tuyển chọn nhân tài về giúp cho triều đình của mình. Ông vào vai thợ mộc học nghề ở Hà Lan để tự tay đóng một tàu chiến bắt đầu từ những súc gỗ thô sơ cho đến khi hạ thủy. Vua Pie đại đế sớm nhận ra nước Nga bao la không có hải quân mạnh, chỉ có đội thuyền đi đường sông, chỉ có một cảng biển thông ra thế giới trong sáu tháng mỗi năm; Vua Pie đại đế nhận thức được công dụng diệu kỳ của thuyền buồm có thể đi ngược gió, điều mà các loại thuyền bè của Nga hồi ấy không làm được. Ông đã quyết tâm xây dựng hải quân Nga và tạo dựng cảng biển từ tầm nhìn chiến lược sâu rộng đó.
Pie Đại đế là người quyết đoán và quyết tâm rất cao. Ông đã xây dựng thành phố Sankt-Peterburg bề thế từ bãi đầm lầy ngay cả trong những năm tháng chiến tranh, ngay cả khi vùng đất mới được chiếm từ Thụy Điển, chưa có hòa ước để hợp thức hóa là thuộc Nga vĩnh viễn. Ông ra lệnh tịch thu chuông nhà thờ để đúc đại bác phục vụ công cuộc chống ngoại xâm bất chấp giáo hội đầy quyền uy phản đối. Ông đòi hỏi các tầng lớp tăng lữ, quý tộc và thương nhân góp chi phí vào việc xây dựng hải quân nếu ai không làm sẽ bị tịch thu gia sản, ai kêu nài sẽ phải đóng góp thêm. Ông ra lệnh đàn ông Nga phải cắt râu cho gọn và tất cả người Nga phải chuyển trang phục truyền thống sang kiểu gọn nhẹ , mục đích để dân Nga tăng năng suất làm việc. Ông thể hiện quyết tâm sắt đá giành đường giao thông hàng hải và căn cứ hải quân Nga bằng việc tranh đoạt Sankt-Peterburg thể hiện qua chính sách là có thể nhượng bộ Thụy Điển bất cứ điều gì ngoại trừ trả lại Sankt-Peterburg. Quyết tâm này được lưu truyền mãi về sau, với kết quả là Sankt-Peterburg vẫn đứng vững trước các cuộc tấn công của vua Karl XII của Thụy Điển, cũng như của Hoàng đế Napoléon I của Pháp và Adolf Hitler của Đức Quốc xã sau này.
Pie Đại đế xác lập được quyền uy tuyệt đối và rất biết trọng dụng nhân tài, cho dù họ là người Nga hoặc người nước ngoài. Ông ban hành luật theo ý muốn, ngay cả quyền xử tử hình bất cứ ai đi ngược lại ý ông. Trong một thể chế quân chủ lập hiến và một bối cảnh xã hội nước Nga trì trệ thì chế độ độc đoán, hà khắc, đôi lúc tàn bạo của ông, có ý nghĩa cải tổ, tuy có làm mất đi một số giá trị truyền thống của xã hội Nga. Những tầng lớp thấp trong xã hội Nga, đặc biệt là nông dân, ít được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của ông, trái lại, họ còn khổ sở hơn vì phải trực tiếp hoặc gián tiếp chịu gánh nặng để xây dựng căn cứ hải quân, xây thành phố Sankt-Peterburg, chi phí cho cuộc chiến với Thụy Điển. Sự biện luận là khi nước Nga hùng cường thì đời sống nông dân Nga cũng được nâng cao hơn.
Pie Đại đế rất sâu sát thực tiễn và hiếu học. Ông đi viếng thăm đủ mọi nơi: nhà máy chế biến, xưởng cưa, nhà máy in, xưởng se sợi, nhà máy giấy, xưởng cơ khí, viện bảo tàng, vườn thực vật, phòng thí nghiệm,… Ông đến thăm và hỏi han các kiến trúc sư, nhà điêu khắc, kỹ sư, nhà thiên nhiên học, người phát minh kính hiển vi, giáo sư giải phẫu học,… Ông học hỏi từ người hành nghề tầm thường nhất để biết cách vá quần áo của mình, đóng một đôi dép cho riêng mình, và còn tập tháo ráp đồng hồ. Ông luôn phân tích tại sao dân Nga quá nghèo và dân Tây Âu quá giàu khi thơ thẩn đi xem phố xá, chợ búa nước ngoại cho đến lúc nghiêm túc gặp các nhà khoa học, các nơi làm việc. Với một sự hiếu học hiếm thấy và sự tự do phóng khoáng trong suy nghĩ mà du học sinh Pyotr Mikhailov đã hiểu rất sâu về thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực :ngoại thương, cảng biển, đội thương thuyền, tôn giáo…. để đúc kết thành chiến lược đồng bộ, tổng thể phát triển nước Nga.
Stalin rất ngưỡng mộ Pie đại đế. Trong “Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân” những bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc, do Lý Kiện biên soạn, Nhà Xuất bản Văn nghệ Thái bạch (Trung Quốc) ấn hành, NXB Văn hóa Thông tin năm 2003, có kể lại câu chuyện lịch sử: Đêm trước của cuộc nội chiến Quốc Cộng kéo dài hơn hai mươi năm, Tưởng Giới Thạch từng giữ mối quan hệ ngoại giao chính thức với Stalin đã dự cảm thầy Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu sẽ trở thành đối thủ khó có thể chiến thắng được. Mẫn cảm và đa mưu, Tưởng Giới Thạch gọi con là Tưởng Kinh Quốc tới giao nhiệm vụ thay mặt ông giao hảo với Stalin (tương tự như quan hệ Trung Mỹ từ lâu ông đã giao độc quyền cho vợ ông là Tống Mỹ Linh). Tưởng Giới Thạch nói với Tưởng Kinh Quốc: ” Cha muốn mời Liên Xô đứng ra thử dàn xếp hộ quan hệ giữa cha và Mao Trạch Đông. Chỉ cần Trung Cộng hạ vũ khí, thống nhất mệnh lệnh hành chính, chúng ta và Mao Trạch Đông vẫn có thể là cộng sự được ! Mao Trạch Đông không nghe cha, nhưng có thể lời nói của Stalin và người Liên Xô đối với họ ít nhiều cũng có tác dụng”. Cuối năm 1945, Tưởng Kinh Quốc sang Liên Xô gặp Stalin trong phòng làm việc ở điện Kremlin. Tất cả vẫn như cũ, duy chỉ có một điều hơi khác lần trước Tưởng Kinh Quốc diện kiến Stalin năm 1931 là “Ngày trước ở sau lưng bàn sách của Stalin treo một bức tranh sơn dầu Lê Nin đứng trên xe tăng kêu gọi nhân dân lao động” Bây giờ thì đổi là bức ảnh Pie Đại đế. Lúc đầu Tưởng Kinh Quốc không hiểu , qua gợi mở của người thư ký Stalin , mới như bừng ra điều đại ngộ. Thì ra ” giờ khác, trước khác” thời thế đã biến đổi. Quả như dự liệu, Stalin muốn đứng trung lập giữa Tưởng và Mao để “tọa sơn quan hổ đấu”. Tưởng Giới Thạch sau lần đi đó của Tưởng Kinh Quốc đã tinh ý nhận biết sự chuyển hóa của đại cục, Tưởng chọn chiến lược ngã hẳn về Mỹ nên dù thua, vẫn neo được Đài Loan cho mãi đến tận ngày nay.
Pie Đại đế, đến nay sau ba thế kỷ khi ông qua đời (1725-2015) , vẫn sừng sững là một biểu tượng nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga. Ông được những nhà khoa học, văn nghệ sĩ kiệt xuất và quảng đại quần chúng nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ và ca ngợi nồng nàn. Pie đại đế cùng nữ hoàng Ekaterina II là hai người được Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đề cao nhất trong lịch sử nước Nga.
Hoàng Kim Stalin là nhân vật lịch sử vĩ đại gây tranh cãi ở nước Nga. Stalin tên đầy đủ là Joseph Stalin. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm 1879 mất ngày 5 tháng 3 năm 1953, là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953. Ngày nay, Stalin là một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh luận. Nhiều nhà sử học và người phương Tây xem Stalin là một bạo chúa, giáo sư Richard Lorenz, giáo sư về lịch sử Đông Âu cho rằng Stalin đã lựa chọn một con đường tốn kém nhất để đưa Liên Xô đạt tới một xã hội công nghệ, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nhờ quá trình này mà Liên Xô đã giành thắng lợi trong thế chiến thứ hai. Trong khi đó, quan điểm của người dân Liên bang Nga về Stalin khá khác biệt, với một tỉ lệ đáng kể xem ông là một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân. Hướng dẫn cho giáo viên lịch sử được xuất bản vào năm 2008 của chính phủ Nga thì trình bày về Stalin như một lãnh đạo “quản lý hiệu quả” và “người hiện đại hóa”.
Stalin là một nhà cách mạng Bolshevik tham gia vào Cách mạng tháng Mười năm 1917, Stalin nhậm chức Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1922, khi đó chỉ là một vị trí ít có quyền lực. Stalin chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực sau khi Lenin qua đời năm 1924 và đến khoảng cuối thập niên 1920 ông nắm quyền tối cao tuyệt đối ở Liên Xô qua các thời kỳ công nghiệp hóa và hợp tác hóa những năm 30, Chiến tranh Xô-Đức và thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh vị trí lãnh đạo đảng, ông cũng từng đảm nhiệm các vị trí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Dân ủy (tức Bộ trưởng) Quốc phòng Liên Xô, và tự phong hàm Đại Nguyên soái Liên Xô.
Stalin trong thời kỳ cầm quyền của mình, một mặt, đã lãnh đạo Liên Xô chiến thắng Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Liên Xô cùng với việc Quốc tế Cộng sản đóng ở Moskva, đã trỗi dậy thành một siêu cường. Nhờ vậy, danh tiếng và ảnh hưởng của Stalin lan khắp thế giới. Mặt khác Stalin đã tiến hành các biện pháp đàn áp các đối thủ chính trị hoặc những người mà ông cho là nguy hiểm, đỉnh cao là những năm 1930.
Stalin lúc còn sống rất được mọi người nể trọng và e ngại, có rất ít ai giỡn mặt hoặc đùa bỡn về ông, ngoại trừ vài câu chuyện như truyện Josip Broz Tito chỉ rãi rác. Tito viết thư cho Stalin: “Chúng tôi học hỏi và theo gương của hệ thống Xô- viết, nhưng chúng tôi phát triển chủ nghĩa xã hội theo dạng thái khác… Mỗi người chúng tôi dầu có yêu đất chủ nghĩa xã hội Liên Xô bao nhiêu cũng không thể yêu hơn tổ quốc của chính chúng tôi“. Khi Stalin đi xa hơn, ra lệnh thủ tiêu Tito nhưng thất bại. Tito lại gửi thư cho Stalin: “Đừng gửi người sang giết tôi. Chúng tôi đã bắt được 5 tên, một tên mang bom, một tên khác mang súng trường… Nếu ông không ngưng gửi sát thủ, tôi buộc phải gửi một sát thủ sang Moskva, và tôi sẽ không cần gửi sát thủ thứ nhì đâu.”
Tiếu lâm Liên Xô sau khi Stalin mất đã lâu, mới kể chuyện một thời, như chuyện “Stalin bị mất tẩu”: “Một hôm Stalin bị mất tẩu và cho rằng có kẻ đã lấy cắp tẩu của mình. Liền điều động người điều tra tìm ra thủ phạm. Hôm sau ngài tìm ra tẩu của mình và gọi gấp cấp dưới hãy thả những kẻ tình nghi. – “Thưa đồng chí tôi không thể thả 10 người đó được.” – “Tại sao?” – “Tất cả bọn họ đã nhận tội trước máy quay của cơ quan điều tra, và đã được đưa lên truyền hình quốc gia…” “Trong trại cải tạo” : “Trong trại cải tạo ở Siberia, ba tù nhân nói chuyện và hỏi vì sao họ vào đây. Một người nói: “Tôi bị tù vì hay đi làm muộn năm phút, và người ta xử tôi tội phá hoại sản xuất.” Người thứ nhì tiếp: “Tôi thì hay đi làm sớm năm phút và bị buộc tội làm gián điệp, theo dõi công xưởng cho địch.” Còn người thứ ba t thở dài: “Tôi luôn đi làm đúng giờ và họ hỏi vì sao thì tôi lại chìa đồng hồ đeo tay ra và bị tù vì dùng hàng Phương Tây.”
Truyện Joseph Stalin là bài nghiên cứu lịch sử văn hóa. Thông tin chính được thu thập căn cứ từ các nguồn trích dẫn tuyển chọn tại thư mục Joshep Stalin trên Từ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt, và bản Wikipedia tiếng Anh, bản http://www.history.com có cùng thư mục. Bài viết này chắt lọc tư liệu nhằm cung cấp cho bạn đọc, học sinh và sinh viên Việt Nam tài liệu về một nhân vật lịch sử nước Nga. Thông tin sâu hơn mời đọc tại Joshep Stalin
Báo Nga viết về Nhà chọc trời Moskva:
Tòa chính trường MGU mang tên Lomonosov
Trường đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov
Việc xây dựng tòa nhà chính của Trường đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) được tiến hành gần bốn năm rưỡi. Nhà chọc trời này trở thành trung tâm của một khu lớn gồm 27 tòa nhà. Đây là một công trình đồ sộ với cơ sở hạ tầng khép kín, là “cả một khu phố trong một tòa nhà” với tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống. Tại đây có một số khoa, khu hành chính, thư viện nghiên cứu, khu dịch vụ, bảo tàng và hội trường sức chứa 1500 người. Các tòa tháp ở hai bên là khu vực ký túc xá cho sinh viên và căn hộ cho các giáo sư. Sự gần gũi giữa sinh viên và giáo viên được thiết kế để tạo ra một kiểu “chiều dọc kiến thức”, là biểu tượng của những đỉnh cao có thể đạt được.
Ở một tháp phía bên cạnh tòa nhà chính được lắp chiếc đồng hồ lớn nhất Moskva. Đường kính đồng hồ có độ dài 9 mét, kim phút dài hơn 4 mét, gấp đôi so với đồng hồ điện Kremlin. Theo dự án ban đầu MGU không có chóp nhọn. Ở độ cao 183 mét người ta định bố trí một bức tượng nhà khoa học Nga vĩ đại Mikhail Lomonosov mà Trường Đại học quốc gia Moskva được mang tên. Tuy nhiên, Stalin, người đích thân giám sát việc xây dựng bảy tòa nhà cao tầng đã gạt bỏ ý tưởng của các kiến trúc sư. Ông ra lệnh cho xây dựng một chop nhọn thay thế bức tượng để MGU cũng tương tự như các tòa nhà cao tầng khác đang được xây dựng trong thời gian đó ở thủ đô.
Ngày nay, chóp nhọn 57 mét với ngôi sao lớn tỏa sáng trên đỉnh tòa nhà chính MGU. Trong thời Xô Viết, có tin đồn rằng bên trong ngọn tháp này là cơ sở thuộc KGB, được cho là để giám sát các động thái của các quan chức cấp cao. Không biết điều này đúng sai như thế nào. Tương tự, không ai biết phía dưới tòa nhà chính có gì? Nhưng chúng ta biết rằng các tầng của tòa nhà chọc trời không chỉ hướng lên phía trên. Ít nhất có ba tầng chìm sâu dưới đất.
Một trong những bí mật của trường đại học tổng hợp mới được phát hiện cách đây không lâu. Hóa ra dưới tòa nhà lớn có một nhánh tàu điện ngầm bí mật. Nhánh này chạy từ điện Kremlin đến sân bay Vnukovo-2, nơi lên xuống của các máy bay bay chính phủ.
Nhưng cho đến ngày nay, có những bí mật của MGU vẫn chưa được khám phá. Người ta đồn rằng ở nơi nào đó sâu dưới lòng đất có một tòa nhà khác được xây dựng không rõ để dùng vào mục đích gì. Ngoài ra, lại đồn rằng có một đường hầm nối trường đại học tổng hợp với nhà nghỉ của Stalin và thành phố ngầm bí mật.
Có khá nhiều câu chuyện đồn đoán bí ẩn tương tự về tòa nhà chính MGU. Những câu chuyện đó càng khiến cho người ta quan tâm nhiều hơn đến một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất Moskva, nơi đào tạo nên hàng ngàn người nổi tiếng, về sau trở thành niềm tự hào của nền khoa học, chính trị và doanh nghiệp Liên Xô và Nga. Còn bản thân tòa nhà chọc trời MGU từ lâu được coi là cao nhất ở châu Âu, ngày nay vẫn còn tô điểm cho Moskva, là một phần lịch sử của thủ đô Nga và là kiệt tác kiến trúc của thành phố.https://www.facebook.com/plugins/video.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fhocbongnga%2Fvideos%2F1297531726962134%2F&show_text=0&width=560 Nguồn: Tiếng nói nước Nga