Số lần xem
Đang xem 1746 Toàn hệ thống 7316 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Bài học cuộc sống thấm thía nhất là trãi nghiệm của chính đời mình. Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời’,‘Thầy bạn trong đời tôi‘ ‘Thầy nghề nông chiến sĩ ‘, “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh”. Tôi tâm đắc với bài viết ‘Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng ‘ và Hoàng Trung Trực dấu chân người lính vì cuộc đời của các anh tôi thấm từng giọt chữ. Ngày này tôi nhớ lại và suy ngẫm với ba chủ đề: 30 tháng 4 Việt Nam thống nhất; Đêm trắng và bình minh. Những câu chuyện tháng năm. Ngày này anh em tôi thường viếng mộ cha mẹ, người thân và nhớ lại
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
“Dấu chân người lính” thơ Hoàng Trung Trực ghi lại kỹ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ. Tập thơ “Dấu chân người lính” ghi lại kỹ niệm một thời của người lính dấn thân trong lửa đạn, chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Năm bài thơ: Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Viếng mộ cha mẹ, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư, … vui được hiến tặng bạn đọc …Hoàng Trung TrựcDẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH
30 THÁNG 4 VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Chiến tranh Việt Nam thật dài, ác liệt với tổn thất và mất mát thật lớn cho chiến thắng, hòa bình thống nhất Tổ Quốc, là sự kiện lịch sử Việt Nam lớn nhất thế kỷ 20 của nước ta và toàn nhân loại. 30 tháng 4 là sự kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, ngày hòa bình đầu tiên và thống nhất đất nước của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955– 1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.
Kết thúc chiến tranh, tôi nhớ về công ơn của cha mẹ mình và nhớ anh chị Hai cùng các cháu, ước mong ngày đoàn tụ. . Anh Hoàng Ngọc Dộ là người anh ‘quyền huynh thế phụ’ cùng với chị Năm Hoàng Thị Huyền (gọi theo tiếng Nam Bộ” là hai người gần gũi tuổi thơ tôi nhất sau khi mẹ tôi chết sớm khi tôi còn nhỏ và cha tôi bị bom Mỹ giết hại năm 1968. Anh Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại được”. Hoàng Ngọc Dộ trang thơ Khát vọng là chỉ dấu đầu đời của cuộc đời tôi
Hoàng Trung Trực và Hoàng Kim tại phố Lữ Gia quận 11 giữa lòng thành phố sau giải phóng ba tuần. Anh em tôi gặp nhau đã chụp chung khoác áo dân sự ngoài hình ảnh lính chiến trường .
Anh Hoàng Trung Trực là nhân chứng lịch sử của nhiều chiến dịch lớn, thuở ấy thật trẻ và khôi ngô. “Hoàng Trung Trựcdấu chân người lính” đã ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, thung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Anh Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28 /8 /25 đường Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ. Năm bài thơ: Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Viếng mộ cha mẹ, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư rút từ ghi chép trên sau chiến tranh.
Gia đình tôi ngày tưởng nhớ Bác Giáp
Gia đình tôi dâng hương tưởng nhớ cha mẹ
Anh chị Năm tôi thuở ấy.
ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm. Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh do họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.
Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (bao gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm bài học cuộc sống.
Bài ca tháng Năm
Hoàng Kim
Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.
Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.
Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.
Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho những vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản. Tôi nhớ Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với các nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.
Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống thời người hùng Napoleon của nước Pháp khát khao muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Việt Nam trong vùng địa chính trị Đông Nam Á đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.
Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất. Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ một ngày mới bắt đầu từ bình minh.
NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM
Nhớ bác Giáp kết thúc chiến tranh Việt Nam
Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm; Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung; Vọ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân là những câu chuyện năm tháng hông quên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì đã đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người ’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Đó là lần duy nhất tôi đeo huân huy chương tiễn Người. Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam muốn thấu hiểu chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”. Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Ngưỡng mộ bác Giáp và tướng Giu cốp
Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốc son để chúng ta so sánh chiến dịch giải phóng Berlin và đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh Việt Nam. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác. Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. “Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đày đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “ “Nhớ lại và suy nghĩ” của Giu cốp là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.
“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng, Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.
Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội.
Bác Giáp nghiên cứu và định luận
Tôi thích nhất sự nghiên cứu và định luận của thượng tướng Trần Văn Trà đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Trần Văn Trà trăng xưa hạc cũ là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm; Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung; Vọ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân là những chiêm nghiệm sâu lắng tôi thường đọc lại . Đại tướng Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm rất nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hàn
Bài học cuộc sống thấm thía nhất là trãi nghiệm của chính đời mình. Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời’,‘Thầy bạn trong đời tôi‘ ‘Thầy nghề nông chiến sĩ ‘, “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh”. Tôi tâm đắc với bài viết ‘Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng ‘ và Hoàng Trung Trực dấu chân người lính vì cuộc đời của các anh tôi thấm từng giọt chữ. Ngày này tôi nhớ lại và suy ngẫm với ba chủ đề: 30 tháng 4 Việt Nam thống nhất; Đêm trắng và bình minh. Những câu chuyện tháng năm. Ngày này anh em tôi thường viếng mộ cha mẹ, người thân và nhớ lại
VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
“Dấu chân người lính” thơ Hoàng Trung Trực ghi lại kỹ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28/8/25 đường Lương Thế Vinh , phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ. Tập thơ “Dấu chân người lính” ghi lại kỹ niệm một thời của người lính dấn thân trong lửa đạn, chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Năm bài thơ: Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Viếng mộ cha mẹ, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư, … vui được hiến tặng bạn đọc …Hoàng Trung TrựcDẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH
30 THÁNG 4 VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Chiến tranh Việt Nam thật dài, ác liệt với tổn thất và mất mát thật lớn cho chiến thắng, hòa bình thống nhất Tổ Quốc, là sự kiện lịch sử Việt Nam lớn nhất thế kỷ 20 của nước ta và toàn nhân loại. 30 tháng 4 là sự kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, ngày hòa bình đầu tiên và thống nhất đất nước của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955– 1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.
Kết thúc chiến tranh, tôi nhớ về công ơn của cha mẹ mình và nhớ anh chị Hai cùng các cháu, ước mong ngày đoàn tụ. . Anh Hoàng Ngọc Dộ là người anh ‘quyền huynh thế phụ’ cùng với chị Năm Hoàng Thị Huyền (gọi theo tiếng Nam Bộ” là hai người gần gũi tuổi thơ tôi nhất sau khi mẹ tôi chết sớm khi tôi còn nhỏ và cha tôi bị bom Mỹ giết hại năm 1968. Anh Hoàng Ngọc Dộ (1937-1994) là nhà giáo. Ông quê ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình. Mẹ mất sớm. Nhà nghèo. Cha bị bom Mỹ giết hại. Ông đã nổ lực nuôi dạy các em vượt qua gian khổ, nghèo đói và chiến tranh để vươn lên trở thành những gia đình thành đạt và hạnh phúc. Gương nghị lực vượt khó hiếm thấy, ăn ngày một bữa suốt năm năm, nuôi hai em vào đại học với sự cưu mang của thầy bạn và xã hội đã một thời lay động sâu xa tình cảm thầy trò Trường Cấp Ba Bắc Quảng trạch (Quảng Bình). Ông mất sớm, hiện còn lưu lại gần 100 bài thơ. Lời thơ trong sáng, xúc động, ám ảnh, có giá trị khích lệ những em học sinh nhà nghèo, hiếu học. Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ cũng là người Thầy dạy học đầu tiên cho Hoàng Kim: “Dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”; “Cảnh mãi đeo người được đâu em Hết khổ, hết cay, hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”;”Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân”; “Soi mặt mình trong gương không bằng soi mặt mình trong lòng người”; “Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại được”. Hoàng Ngọc Dộ trang thơ Khát vọng là chỉ dấu đầu đời của cuộc đời tôi
Hoàng Trung Trực và Hoàng Kim tại phố Lữ Gia quận 11 giữa lòng thành phố sau giải phóng ba tuần. Anh em tôi gặp nhau đã chụp chung khoác áo dân sự ngoài hình ảnh lính chiến trường .
Anh Hoàng Trung Trực là nhân chứng lịch sử của nhiều chiến dịch lớn, thuở ấy thật trẻ và khôi ngô. “Hoàng Trung Trựcdấu chân người lính” đã ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, thung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Anh Hoàng Trung Trực sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944 tại xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, thương binh bậc 2/4, hiện đã nghĩ hưu từ tháng 11/1991 tại số nhà 28 /8 /25 đường Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh ra và lớn lên trong thời điểm của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dài nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc. Ông đã trở thành người lính trưởng thành trong lửa đạn, chỉ huy từ tiểu đội đến sư đoàn binh chủng hợp thành, trãi qua các chiến dịch giải phóng nước bạn Lào 10/1963- 5/1965, đường 9 Khe Sanh Quảng Trị 6/1965 -12/1967, Mậu Thân ở Thừa Thiên Huế 1/1968 – 12/1970, đường 9 Nam Lào 1/1971-4/1971, thành cổ Quảng Trị 5/1972-11/1973; các chiến dịch Phước Long, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc và chiến dịch Hồ Chí Minh 12/1973-4/1975; các chiến dịch giúp nước bạn Cămpuchia 5/1977-12/1985. Ông đã qua Học viện Lục Quân Đà Lạt, Học viện Quân sự Cao cấp Khóa 1 ở Hà Nội, Chủ tịch Quân quản Quận 10, Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tư lệnh Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.Ông có vợ là bà Trần Thị Hương Du làm ở Ngân hàng với hai con Hoàng Thế Tuấn kỹ sư bách khoa điện tử viễn thông và Hoàng Thế Toàn bác sỹ. Năm bài thơ: Nhớ bạn, Mảnh đạn trong người, Viếng mộ cha mẹ, Bền chí, Trò chuyện với Thiền sư rút từ ghi chép trên sau chiến tranh.
Gia đình tôi ngày tưởng nhớ Bác Giáp
Gia đình tôi dâng hương tưởng nhớ cha mẹ
Anh chị Năm tôi thuở ấy.
ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm. Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh do họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.
Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (bao gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là các ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm bài học cuộc sống.
Bài ca tháng Năm
Hoàng Kim
Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.
Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.
Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.
Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho những vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản. Tôi nhớ Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với các nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.
Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống thời người hùng Napoleon của nước Pháp khát khao muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Việt Nam trong vùng địa chính trị Đông Nam Á đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.
Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất. Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ một ngày mới bắt đầu từ bình minh.
NHỮNG CÂU CHUYÊN THÁNG NĂM
Nhớ bác Giáp kết thúc chiến tranh Việt Nam
Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm; Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung; Vọ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân là những câu chuyện năm tháng hông quên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì đã đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người ’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. Đó là lần duy nhất tôi đeo huân huy chương tiễn Người. Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam muốn thấu hiểu chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”. Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Ngưỡng mộ bác Giáp và tướng Giu cốp
Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm là mốc son để chúng ta so sánh chiến dịch giải phóng Berlin và đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh Việt Nam. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác. Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945. “Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đày đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “ “Nhớ lại và suy nghĩ” của Giu cốp là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.
“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng, Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.
Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội.
Bác Giáp nghiên cứu và định luận
Tôi thích nhất sự nghiên cứu và định luận của thượng tướng Trần Văn Trà đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Trần Văn Trà trăng xưa hạc cũ là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm; Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung; Vọ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân là những chiêm nghiệm sâu lắng tôi thường đọc lại . Đại tướng Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm rất nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”.
Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay.
Được và mất là cái giá của hòa bình thống nhất Tổ Quốc và sự chiến thắng, .