Số lần xem
Đang xem 1175 Toàn hệ thống 4802 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Đi săn ở núi Hồng
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ
Nguyễn Du thơ Hán Nôm
Ẩn ngữ giữa đời thường Núi Hồng Lĩnh danh thắng Nghệ Tĩnh,thuộc thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh cùng với sông Lam, được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng nước Nam. Núi Hồng Lĩnh là nơi Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng làm ‘Hồng Sơn Liệp Hộ’ (1797-1802) sau khi ông bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An mùa đông năm Bính Thìn (1796) về tội danh định trốn vào Nam với chúa Nguyễn Ánh, sau ông được tha về sống ở Tiên Điền; Núi Hồng Lĩnh (Ngàn Hống, Rú Hống, Hồng Sơn hay Hồng Lĩnh biệt hiệu là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Nguyễn Du tỏ chí là Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng) ở hai thời khắc quyết định thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn minh triết của ông .Bài này viết về Nguyễn Du thời thế từ 1797 đến 1802 kiệt tác thơ chữ Hán Nguyễn Du soi tỏ thời thế, cuộc đời và tâm hồn Nguyễn Du 250 năm nhìn lại .Tâm sự Nguyễn Du làm Hồng Sơn Liệp Hộ thể hiện rõ nhất trong bài “Đi săn”. https://hoangkimlong.wordpress.com/2018/11/02/nguyen-du-di-san-o-nui-hong-3/
ĐI SĂNỞ NÚI HỒNG Nguyễn Du thơ chữ Hán Nhất Uyên dịch thơ
Kẻ đạt quan trường chí đỉnh mây,
Còn ta vui thú với hươu nai.
Cốt lòng thư thái không mong được,
Không hại điều nhân diệt các loài.
Xạ ngủ cỏ thơm hương ướt ẩm,
Núi xa, chó sủa tiếng ngoài tai.
Thú vui phù thế âu tùy thích,
Xe đón lọng che ấy những ai ?
Bài Liệp “Đi săn” Nguyễn Du viết : “Những người áo mũ hiển đạt để chí mình ở đường mây, còn ta, ta vui với bầy hươu nai của ta, cốt là để khuây khỏa trong lúc nhàn chớ đâu phải ham được thịt thú. Diệt trừ giống khác hại chăng đến đức nhân ? Con xạ ngủ nơi đồng cỏ non hương thơm còn ướt. Con chó vượt qua nhiều lớp núi, tiếng sủa không còn nghe thấy. Tìm thú vui chơi trong cuộc phù sinh mỗi người một sở thích. Những người lọng đón xe đưa là người nào thế nhỉ ?”
Nguyễn Hành viết về Phi Tử Nguyễn Du trong bài Ca tụng việc đi săn (Trương Chính. Thơ chữ Hán Nguyễn Du Nxb Văn Học, Hàn Nội 1965, tr 38) : Đó là ông nói việc đi săn của người tầm thường, chứ ông đâu có biết việc đi săn của bậc đại nhân. Bậc đại nhân đi săn không ở chỗ đi săn. Họ nhỡn nhơ chỗ nọ chỗ kia, ngắm núi ngắm rừng. Họ trèo lên đỉnh cao để nhìn vực thẳm, tắm gội nơi suối trong, thơ thẩn giữa cây tùng cây bách, nhìn tạo vật biến hóa, đùa giỡn với hươu nai, do đó mà tinh thần được thư thái, ý chí được trau giồi, lòng dạ thảnh thơi không bận bịu, mây nhẹ nhàng luồn trong tay áo, gió phất phơ thổi đưa tà áo, trông thấy kinh kỳ trong gang tấc, hứa hẹn những cuộc ngao du. Bậc đại nhân đi săn như thế, người tục đâu có biết !
Để hiểu sâu thêm tâm sự Nguyễn Du, chúng ta tìm hiểu thời thế Nguyễn Du từ 1797 đến 1802 hành trạng Nguyễn Du và tác phẩm trong giai đoạn này
THỜI HỒNG SƠN LIỆP HỘ
Năm Đinh Tỵ (1797). Nguyễn Du 32 tuổi. Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đã cử Lê Trung làm tướng trấn giữ Quy Nhơn và điều Trần Quang Diệu về hầu việc trong triều. Bốn tứ trụ triều đình Cảnh Thịnh là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Huấn và Nguyễn Văn Danh. Thế nhưng tướng Trần Quang Diệu bị người ta dèm pha là uy quyền quá lớn sắp có mưu đồ khác nên vua Cảnh Thịnh đã điều chỉnh như vậy, với phúc tướng triều Tây Sơn là Vũ Văn Dũng luôn giám quân.. Trần Quang Diệu lo sợ nên cáo bệnh không vào chầu mà đốc suất thủ hạ thân tín canh phòng tự vệ suốt ngày đêm. Nguyễn Vương truy quét thổ phỉ người Thượng, phủ dụ dân tình ở vùng núi và tìm hiểu tướng trấn giữ các nơi. Nguyễn Vương được tin mật báo nội tình Tây Sơn cả mừng, tập hợp các tướng bàn định việc ra quân. Nguyễn Vương để Tôn Thất Hội giữ thành Gia Định, sai Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh, Nguyễn Đình Đắc theo đường bộ đánh thẳng ra Phú Yên, Quy Nhơn, còn tự mình thì cùng với hoàng tử Cảnh và tướng Nguyễn Văn Trương đem đại binh thuyền đánh ra Quy Nhơn. Quân thủy của Nguyễn Vương tiến sâu vào cửa Thị Nại. Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản ra lệnh cho Nguyễn Văn Huấn mang toàn quân ra chống cự, phục chức cho Trần Quang Diệu sai giữ cửa Thuận để làm thanh ứng. Nguyễn Vương tấn công quyết liệt quân Tây Sơn mấy tháng ròng ở Bình Định không phân thắng bại, thấy sự phòng thủ chặt chẽ, liệu sức không đánh đổ được bèn kéo binh thuyền ra đánh phá Quảng Nam, nhưng cũng không giành được thế thắng và quân nhu không đủ, bèn rút về Gia Định, sai Nguyễn Văn Thành giữ chức khâm sai tiền tướng quân và Đặng Trần Thường làm hiệp tán quân vụ ở lại giữ thành Diên Khánh. Nguyễn Vương theo mưu kế của Đặng Trần Thường, một mặt sai Nguyễn Văn Thụy sang Thái Lan báo tin thắng trận cho vua Thái và nhờ quốc vương nước này xuất binh theo đường bộ Lào với sự dẫn đường của Thụy để tấn công Thuận Hóa từ hướng Tây hoặc cho quân đột phá Nghệ An để chặn đường quân Bắc Hà vào cứu viện. Quân sĩ Nguyễn Vương cũng sẽ phối hợp tấn công ở hai mặt Đông và Nam. Mặt khác, Nguyễn Vương cũng sai binh bộ tham tri Lưu Nhân Tĩnh sang sứ nhà Thanh vừa do thám tình hình vừa trao trả lại cho nhà Thanh một số tàu thuyền mượn tiếng là thu được của quân Tàu biển “Thiên Địa Hội” phản Thanh phục Minh nhằm lấy lòng vua nhà Thanh vừa tố cáo Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn trước đây trong thì tiếm xưng là hoàng đế Quang Trung, ngoài thì giả cách thuần phục nhà Thanh, nhưng lại ngấm ngầm tiếp tay cho quân phỉ biển “Thiên Địa Hội” để gây chia rẽ nhà Thanh với nhà Tây Sơn. Mặt khác Lưu Nhân Tĩnh cũng tìm mọi cách liên kết với các cựu thần nhà Lê, tầng lớp sĩ phu và những người vốn có oán thù với nhà Tây Sơn để tăng thêm thanh thế và đồng minh. Ngô Nhân Tĩnh vừa đi khỏi thì “phụ quốc nguyên công’ Tôn Thất Hội là tướng giỏi của Nguyễn Vương bị ốm nặng và mất. Nguyễn Ánh theo lời của quốc thúc Tôn Thất Thăng đã đưa hoàng tử Cảnh với sự trợ giúp của Bá Đa Lộc và Tống Viết Phước ra trấn giữ Diên Khánh, thay thế cho các tướng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Tính và Đặng Trần Thường được gấp rút trở về Gia Định luyện quân để chuẩn bị cho chiến dịch mới.
Năm Mậu Ngọ (1798). Nguyễn Du 33 tuổi. Nguyễn Ánh đang bàn việc mang tin thắng lợi sang báo vua Xiêm (Thái Lan) thì vừa lúc vua Xiêm cử sứ giả sang xin viện binh chống Miến Điện. Nguyên lúc trước ở Băng Cốc vua tôi Nguyễn Ánh lúc sang nương nhờ Thái Lan đã cùng quân tướng Thái Lan đánh lui được quân Miến nên được vua Thái trong thị. Nay trước việc này, Nguyễn Vương sai Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Đình Đắc đem một vạn quân và chiến thuyền sang cứu viện cho Thái Lan. Quân Nguyễn khi đến Côn Lôn vừa lúc nghe tin quân Miến đã lui, nên chỉ một mình Nguyễn Huỳnh Đức mang quốc thư sang Xiêm còn Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Đình Đắc thì mang quân về. Khi về Gia Định lại gặp Nguyễn Văn Nhơn đưa Đặng Đức Siêu là danh sĩ Hàn lâm, kỳ tài của Bồng Sơn Bình Định thường tự ví mình là Quản Trọng Nhạc Nghị, trước làm quan nhà Nguyễn, sau không chịu theo họ Trịnh và nhà Tây Sơn, nay theo thuyền buôn trốn vào dâng sách Bình Tây phương lược. Nguyễn Ánh vui mừng cử làm Trung doanh tham mưu. Nguyễn Vương cử tướng Nguyễn Văn Thụy làm Khâm sai thượng đạo đại tướng quân cùng tiền quân Lưu Phước Tường, tham mưu Nguyễn Hoài Châu, Nguyễn Văn Uẩn, tham quân Lê Văn Xuân làm cánh quân vu hồi đi cắt đường sang Lào. Cánh quân này có nhiệm vụ trên lối đi dụ người Thượng cùng dấy binh hưởng ứng và đến thành Viên Chăn dụ quốc vương Vạn Tượng cùng người dân ở Trấn Ninh, Thanh Nghệ hành binh đi theo. Quân đi đến đâu cũng phao lên rằng quân Nguyễn cùng quân Xiêm và Lào đang hành binh tiến đánh Thuận Hóa và Tây Nghệ An để đánh lạc lướng và ghìm chân lực lượng tinh nhuệ cửa hai nơi này và quân Bắc Hà vào cứu Quy Nhơn. Tướng Nguyễn Văn Thụy là người Diên Phước, Quảng Nam vốn là người mưu trí lại có sẵn thẻ thông hành đi các nước, nguyên là tướng thân tùy hộ giá Nguyễn Vương lúc trước ở Băng Cốc, đã ba lần đi sứ nước Xiêm, hai lần quản lĩnh đạo Thanh Châu, và vừa bảo hộ Nguyễn Văn Nhơn đi sứ Xiêm về, nay được Nguyễn Vương cử làm thống tướng phụ trách cánh quân vu hồi này. Nguyễn Vương lại sai cho hoàng tử thứ hai trọng trách trấn giữ vùng Gia Định và các trọng địa của đất phương Nam, cùng với các tướng là Nguyễn Văn Nhơn làm Chưởng cơ thống lĩnh quân binh kiêm chưởng Bộ Hộ, Nguyễn Tử Châu làm Tham mưu Bồi tán quân vụ. Tại Bình Định, Nguyễn Bảo là con của Nguyễn Nhạc vì căm giận vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản chiếm giữ đất Tây Sơn bèn định bỏ về hàng Nguyễn triều. Vua Cảnh Thịnh biết mưu ấy sai tướng vào bắt Nguyễn Bảo đưa về dìm xuống sông giết đi. Lại có người nói gièm rằng Nguyễn Bảo sở dĩ làm phản là tại quan trấn thủ Lê Trung. Vua Cảnh Thịnh triệu Lê Trung về Phú Xuân sai võ sĩ bắt chém đi. Được ít lâu sau quan Thái phó Nguyễn Văn Huấn cũng bị giết. Từ đó tướng sĩ Tây Sơn nhiều người nản lòng tìm cơ hội bỏ theo về Nguyễn Vương.
Năm Kỷ Mùi (1799). Nguyễn Du 34 tuổi. Nguyễn Vương thấy thế Tây Sơn đã suy yếu; cánh quân vu hồi của tướng Nguyễn Văn Thụy cùng phương lược ngoại giao của binh bộ tham tri Lưu Nhân Tĩnh đã hình thành tình thế mới, bèn quyết định cử đại binh ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Vương tự mình làm tướng, chia binh làm hai đường thủy bộ, giao cho tướng trấn giữ Diên Khánh là Đông cung Cảnh với Tả quân phó tướng Nguyễn Đình Đắc, Hữu quân phó tướng Nguyễn Công Thái chẹn giữ các vùng hiểm yếu Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận để làm thanh thế. Cánh quân tiên phong đường bộ do Nguyễn Văn Thành làm thống tướng, Đặng Trần Thường làm Hiệp tán quân vụ, Trịnh Hoài Đức làm Hộ bộ tham tri, Lưu thủ Vĩnh Trấn Nguyễn Văn Thịnh phụ trách việc vận chuyển lương cho bộ binh. Cánh quân thủy do Nguyễn Vương trực tiếp thống lãnh, Bình Tây tham thặng đại tướng quân Võ Tánh làm hộ giá, tướng Mai Đức Nghị quản lĩnh hơn năm mươi chiến thuyền hộ vệ đoàn thuyền lương. Năm Kỷ Mùi (1799) đầu mùa hè, Nguyễn Vương hạ lệnh xuất quân. Quân Nguyễn và quân Tây Sơn đối trân ác liệt tại cửa Thị Nại Bình Định cho đến Quảng Ngãi. Bá Đa Lộc ốm chết trong quân ở cửa Thị Nại ngày 9 tháng 10 năm 1799, xác được ướp thuốc đưa về chôn ở gần nhà giảng của Lộc ở Gia Định, xây lăng gọi là lăng Cha Cả. Tướng sĩ Tây Sơn do sự chia rẽ của triều đình Cảnh Thịnh nên một số tướng lĩnh thân tín Nguyễn Nhạc cùng hậu duệ của họ nản lòng bỏ theo về Nguyễn Vương, trong số đó có đại đô đốc Tây Sơn là Lê Chất, một tướng giỏi đánh trận, người huyện Phù Ly, phủ Bình Định là con rễ của Tư lệ Lê Trung. Lê Chất đưa hơn hai trăm quân bản bộ về hàng được Nguyễn Vương cho làm chức tướng quân dưới quyền Võ Tánh. Nguyên Lê Chất là thuộc tướng Lê Trung được Lê Trung mến tài gả con gái cho. Lê Chất biết tình thế triều Quang Toản sẽ tan vỡ từ bên trong nên nhiều lần khuyên Lê Trung đầu hàng Nguyễn Ánh nhưng Trung còn do dự chưa quyết. Sau sự biến Nguyễn Bảo bị dìm chết, Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn bị giết, vua Cảnh Thịnh lùng bắt Chất rất gấp, Chất giả dạng trốn được. Lê Chất được Tổng quản Tây Sơn là Lê Văn Thanh tiếc tài giữ lại làm thân tín trong doanh. Lê Chất gặp thời cơ đã sang hàng Võ Tánh. Tướng trấn thủ Quy Nhơn là Lê Văn Ứng thấy quân Nam thế lớn sợ lương thực không đủ dùng nên lệnh cho Tổng quản Nguyễn Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Thái Phác cùng Thiếu úy Nguyễn Tiến Thúy giữ thành còn mình thì mang quân ra thành về ấp Tây Sơn thu chở quân lương. Lê Chất biết rõ tình hình báo cho Võ Tánh lập tức giao tinh binh cho Nguyễn Đức Xuyên và Lê Chất chia làm hai cánh đánh tiêu diệt lớn và cướp binh lương. Lê Văn Ứng thua to, chạy thoát được vào thành, xua quân ra ngoài dàn trận chống cự. Nguyễn Văn Thành Và Võ Tánh đem đại binh vây chặt. Tổng quản Lê Văn Thanh thế cùng phải đóng cửa thành tử thủ để chờ viện binh. Quang Toản nghe tin thua trận liền sai ngay hai đại tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng mang binh thuyền tới cứu viện. Quân do thám báo về Nguyễn Vương lập tức dẫn đại quân chia ba đường do Lê Văn Duyệt, Tống Viết Phước, Đông cung Cảnh với hai phó tướng là Nguyễn Đình Đắc, Nguyễn Công Thái cùng tiến đánh quân cứu viện; Võ Duy Nghi quản binh thuyền năm doanh án ngữ cửa biển Kim Bồng. Nguyễn Vương tự mình chỉ huy đại quân tiến gấp đến Tân Quan. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng vào Quảng Ngãi nghe tin quân Nam đã chiếm Tân Quan bèn bỏ thuyền lên bộ, quân đông tới vài vạn, tiến nhanh như gió cuốn đất. Quân Quang Diệu và Nguyễn Ánh giáp chiến, trong khi Võ Văn Dũng ngầm chia binh theo đường tắt thẳng đến Bến Đá định tập kích Tân Quan đang đêm vượt suối nhỏ bị chạm trán cánh quân mạnh của Tống Viết Phước bị thua to phải lùi về Quảng Ngãi. Nguyễn Vương lập tức sai đem quân thua của Võ Văn Dũng đi diễu quanh thành Bình Định để làm quân Bắc khiếp sợ, lại lệnh cho Võ Tánh gấp rút công đồn và cho người vào thành dụ hàng. Tổng quản Lê Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy Trương Tiến Thúy thấy thế không thể chống nổi, phải dâng thành xin hàng. Nguyễn Vương sai Lại bộ Tham tri Phạm Đăng Hưng cùng Lại bộ Trần Văn Trạc đến thành Quy Nhơn chiêu dụ và tiếp nhận sự đầu hàng. Phạm Đăng Hưng nguyên là người làng Tân Hòa, Gia Định, là môn sinh của Lại bộ Nguyễn Bảo Trì, thông minh, hiếu học , thạo việc nước , binh thư lịch pháp tinh thông, thường được dự bàn mưu lược trong quân. Phạm Đăng Hưng sau này có con gái là bà Từ Dụ hoàng thái hậu, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Tướng Nguyễn Văn Thành chỉ huy quân tiên phong và hữu quân kịch chiến năm ngày ở Bến Đá với quân của tướng Tây Sơn Nguyễn Quang Diệu không phân thắng bại. Quang Diệu thấy Võ Văn Dũng thua trận nên không dám ham đánh mà thu binh rút lui. Nguyễn Vương chiếm thành Quy Nhơn. Nguyễn Vương thu quân về Nam, chọn cử đại tướng quân kiêu dũng thiện chiến Võ Tánh vừa là con rể Nguyễn Vương thống tướng trấn thủ Bình Định, Ngô Tòng Chu làm hiệp trấn, Hình bộ Nguyễn Hoài Quýnh làm Bồi tán Quân vụ, Vệ úy Nguyễn Văn Thịnh làm Lưu thủ, Cai cơ Nguyễn Văn Tường làm Cai bạ. Phụng nghị Tá làm Ký lục giúp Võ Tánh ở dinh Trấn thủ. Ba đồn quân ngự lâm Tả Trung Tiền đặt dưới quyền của ba tướng Phan Tiến Huỳnh, Đoàn Văn Cát, Lê Chất, cùng với Nguyễn Văn Tồn chỉ huy lính Xiêm đóng tại các vị trí hiểm yếu che chắn vòng ngoài và tạo thế liên hoàn phòng thủ thành Bình Định. Nguyễn Vương cũng chọn cử tướng Nguyễn Văn Trương đóng giữ cửa Thi Nại. Tướng Nguyễn Văn Tính lưu thủ Diên Khánh, Đặng Trần Thường làm Hiệp trấn, Phạm Tiến Tuấn lưu thủ Phú Yên, Lưu Tiến Hòa lưu thủ Bình Khang, Võ Văn Lân lưu thủ Bình Thuận. Ra lệnh lập sổ dân binh, khen thưởng huân công, bổ dụng con cháu những người trung nghĩa, xét trả lại ruộng đất bị quan quân Tây Sơn chiếm đoạt. Quy Nhơn trước thuộc trấn Quảng Nam vốn là đất khởi nghiệp của nhà Tây Sơn, sản vật dồi dào, sức binh hùng mạnh mà Trung ương Hoàng Đế Tây Sơn Nguyễn Nhạc và Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ tranh chấp để giành lấy sự chính danh ngôi vua, đã dẫn đến hiềm khích bất hòa và chia rẽ sâu sắc, dẫn đến suy yếu. Sau hai mươi sáu năm khởi nghiệp nay thành Quy Nhơn bị rơi vào tay quân Nam Triều, Nguyễn Vương cho đổi tên thành Bình Định. Vua Quang Toản nghe tin báo quân Nam đã rút về Nam, chỉ để lại quân tướng giữ thành bèn thương nghị với Trần Văn Kỷ. Quy Nhơn là đất hưng vượng triều ta mà không giữ được thì làm sao giữ được Phú Xuân và cửa Hàn? Trần Văn Kỷ người Thuận Hóa, vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Sách Hoàng Lê Nhất thống chí viết: “Năm Đinh Dậu (1777) niên hiệu Cảnh Hưng, Kỷ thi ở trấn (Phú Xuân) đậu giải nguyên. Năm Mậu Tuất (1778), Kỷ tới kinh (Thăng Long) thi Hội. Sĩ phu ở Bắc Hà, Kỷ có giao thiệp quen biết ít nhiều. Năm Bính Ngọ (1786), Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) đánh lấy thành Phú Xuân, sai người tìm Kỷ hỏi việc Nam, Bắc. Kỷ đối đáp rất nhanh và rất hợp ý, nên Bắc Bình Vương rất trọng, cho ở vào chỗ “màn trướng”, việc gì cũng bàn với Kỷ, lúc nào cũng gần bên Kỷ, không mấy khi xa rời”. Năm 1786, khi Nguyễn Huệ xuất quân ra Thăng Long lần thứ nhất để diệt Trịnh, phò Lê; gặp khi vua Lê Hiển Tông mất (ngày 10 tháng 8), Trần Văn Kỷ cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đã thay mặt Nguyễn Huệ mặc áo trắng đi theo hầu đám tang vua đến nơi an táng ở Bàn Thạch (Thanh Hóa). Năm 1787, nội bộ Tây Sơn lâm vào tình trạng chia rẽ sâu sắc. Trần Văn Kỷ đã đứng ra lo dàn xếp giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bằng cách lấy Bản Tân làm ranh giới. Từ Quảng Ngãi trở vào Nam do Nguyễn Nhạc làm chủ, từ Thăng Diện ra Bắc thuộc về Nguyễn Huệ, nhờ mưu kế này đã chấm dứt cuộc hỗn chiến đẫm máu kéo dài suốt từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1787 giữa hai thủ lĩnh Tây Sơn làm thiệt hại chừng một nửa trong số 6 vạn quân của Nguyễn Huệ điều vào Quy Nhơn. Theo sách Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ (1861-1908) đã xác nhận điều này “nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, là người hạnh thần của Nguyễn Huệ bày ra”. Do thành quả trên, ông được phong tước Kỷ Thiện hầu, giữ chức Trung thư Phụng chính, có nhiệm vụ tham mưu, nắm toàn bộ trung thư cơ mật, thảo sắc phong, chiếu lệnh, vị đại thần bên cạnh vua Quang Toản. Chính vì vậy Quang Toản đã đích thân dẫn đại quân vào Trà Khúc để đôn đốc các tướng tiến đánh. Trần Nhật Kết nói: Nay là cuối thu, hướng gió không thuận, nên chuẩn bị kỹ quân lương mọi mặt, đầu xuân hãy ra quân. Mặt khác cũng phải đề phòng kinh thành Phú Xuân bị đột kích từ hướng tây và hướng biển. Quang Toản nghe lời, sau khi hội tướng xong bèn để Nguyễn Quang Diệu, Võ Văn Dũng trấn thủ Quảng Nam và Quảng Ngãi, Nguyễn Văn Giáp trấn thủ Trà Khúc, còn vua thì đem quân về Phú Xuân.
Năm Canh Thân (1800). Nguyễn Du 35 tuổi. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng về triều kiến vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản ở Phú Xuân. Vua Quang Toản phủ dụ rằng: Các khanh là trụ cột của triều đình, nên đồng tâm gắng sức để trừ họa ngoài, không nên nghi ngờ nhau. Hai tướng khóc mà tạ ơn. Diệu nói: Bọn thần đi chuyến nay nếu không thu phục được Quy Nhơn thề không đem binh trở về. Không ngờ, đây chính là chuyến xuất quân định mệnh, bước ngoặt của cục diện quân sự thay đổi dẫn đến sụp đổ nhà Tây Sơn. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng vốn là hai chiến tướng trụ cột lừng danh của nhà Tây Sơn, hai ông cùng với Ngô Văn Sở và Bùi Thị Xuân được người đương thời gọi là Tây Sơn tứ kiệt. Ngô Văn Sở lúc ấy đã chết. Bùi Thị Xuân thì sau này là nữ tướng lẫm liệt bậc nhất của triều Cảnh Thịnh đương đầu với thế quân áp đảo của Nguyễn Vương khi Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng bị hãm trận ở nơi xa. Nguyên là Võ Văn Dũng sau trận thua nặng nề ở Bến Đá khi ông định tập kích Tân Quan, kỹ luật của quân Tây Sơn rất nghiêm minh, Quang Toản nối chí Nguyễn Huệ nhưng đã quen phong thái chỉ huy của cha, trị quân và khiển tướng rất nghiêm. Mọi sơ suất trong hành binh, đánh trận và thưởng phạt đều xử trọng tội theo quân pháp. Võ Văn Dũng dễ bị tội chết nhưng nhờ có Quang Diệu che giấu nên Võ Văn Dũng cảm nghĩa ấy mà kết sinh tử với Trần Quang Diệu và cố kết với nhau rất tương đắc. Trần Văn Kỷ, Trần Nhật Kết và Hồ Công Diệu trong Cơ Mật Viện ‘ban tham mưu’ của vua Cảnh Thịnh ở Phú Xuân vốn ghét Nguyễn Quang Diệu oai quyền lấn chủ, tướng ở ngoài thường tự chuyên, hành binh tiến lui và mưu lược đánh trận coi thường mưu kế của tham mưu ở xa. Nay nhân việc binh thua mất đất căn bản Quy Nhơn của Quang Diệu nên đã gửi mật chiếu lệnh cho Dũng thay Diệu nắm trọng binh. Dũng vì mang ơn Diệu nên đưa tờ chiếu ấy cho Diệu xem. Hai người kéo binh về đóng trại ở nam Sông Hương đòi trị tội tên giặc ở bên cạnh vua. Trần Văn Kỷ đổ lỗi cho Hồ Công Diệu và Trần Nhật Kết. Kết bỏ trốn. Quang Toản sai bắt Hồ Công Diệu nộp cho Nguyễn Quang Diệu, bấy giờ Trần Quang Dũng và Võ Văn Dũng mới chịu vào triều kiến và xuất quân đánh Quy Nhơn Tháng Chạp năm 1800, Trần Quang Diệu sai đắp lũy dài vây đánh thành Quy Nhơn rất gấp, trong khi Võ Văn Dũng thì đem hai tàu lớn và hơn trăm chiến thuyền bố phòng bị nghiêm ngặt cửa biển Thị Nại, xây đồn và đặt súng đại bác ở hai bên cửa biến phòng thủy quân của nhà Nguyễn đánh ra. Tin báo về Gia Định, các tướng đều thấy quân Võ Tánh thế cô, xin xuất binh cứu viện gấp. Nguyễn Vương nói: “Lương thảo trong thành Bình Định đủ ăn một năm. Nay gió mùa đông bắc đang mạnh, chưa tiện đưa thủy quân ra”. Nói rồi cho người ruổi ngựa mang thư khuyến khích Võ Tánh đốc thúc tướng sĩ liều chết cầm cự, một mặt hội tướng bàn việc tiến quân. Nguyễn Vương điều Đông cung Cảnh về giữ thành Gia Định, lấy Nguyễn Văn Nhơn quyền lãnh Tả quân phó tướng coi sóc mọi việc cùng Đông cung và lo chi viện lương thảo, cử Hình bộ Thượng thư Nguyễn Tử Châu làm hiệp tán cơ vụ. Tấn phong Nguyễn Văn Thụy làm làm Khâm sai thượng đạo Bình Tây đại tướng quân, dẫn một cánh quân ‘thám báo tinh nhuệ’ đi mua chuộc lòng dân, tổ chức dân binh, hội binh cùng vua Vạn Tượng loan truyền việc đánh Nghệ An và tây Phú Xuyên để kiềm chế viện binh Phú Xuân và Bắc Hà kéo vào tiếp ứng Quy Nhơn. Kế đến là tung thám báo và những người có quan hệ nhiều với triều Lê, tướng trụ cột Tây Sơn để thăm dò nội tình, gây chia rẽ, lũng đoạn triều chính ngay trong lòng nội bộ Tây Sơn. Đội quân này xuất phát ngay. Tháng ba năm ấy, Nguyễn Vương lệnh cho Nguyễn Đức Xuyên đưa đội tượng binh và đại quân đường bộ lên đường còn tự mình thì dẫn đoàn chiến thuyền tiến phát tiếp sau. Nguyễn Đức Xuyên ra đến Diên Khánh thì Trần Quang Diệu đã lập 90 đồn binh hùng hậu liên hoàn để phòng giữ. Nguyễn Đức Xuyên xin lệnh Nguyễn Vương về phối hợp tiến công. Các tướng bàn định là nên bỏ Bình Định để tấn công Phú Xuân. Đặng Trần Thường cho rằng không nên vì quân Nam triều thuận gió ập đến, thủy quân Tây Sơn đang hùng hậu và cố thủ ở cửa Thị Nại, nếu thuyền quân Nam tiến ra Phú Xuân thì thủy quân Tây Sơn sẽ thuận gió đuổi theo, hai mặt trước sau giáp công thì quân Nam sẽ rất nguy hiểm. Nên đánh tan thủy binh mới đánh Phú Xuân được. Nguyễn Vương khen phải nên cho chiến thuyền tạm cập bến Cù Mông là nơi luồng lạch không thuận lợi bằng cửa Thị Nại vì Tây Sơn đã chiếm trước và phòng ngự chắc chắn rồi. Quân sư Đặng Đức Siêu dâng kế là quân Nam nếu bỏ tàu thuyền lên bộ thì thuyền neo lại ngoài khơi rất dễ bị Tây Sơn đánh đoạt, trong khi quân Nam sở trường thủy chiến hơn đánh bộ, sao bằng nhân trời gió nồm lớn gió thuận thế hãy dùng kế hỏa công lấy thuyền cá của dân chở thuốc dẫn nổ và đồ gây cháy đi đầu bí mật xáp trận phá sạch thủy quân của địch thì sẽ có lợi lớn. Sự cần thiết là quân bộ phải tấn công nhiều hướng để thu hút địch và phân tán sự chú ý. Nguyễn Vương theo kế này. Tướng tiền quân Nguyễn Văn Thành kiêu dũng, thiện chiến được giao thống binh tất cả các đạo quân bộ để giao chiến gìm chân tướng giỏi Nguyễn Quang Diệu. Tướng Võ Duy Nghi và Lê Văn Duyệt cùng đại đội quân thủy tổ chức tập kích Võ Văn Dũng ở Thị Nại. Quân hai bên giao chiến rất ác liệt. Lúc bấy giờ quân bộ của Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh với quân thủy của Nguyễn Vương chưa thông được với nhau. Các tướng thống binh của hai bên đều là tướng tài, chiến sự rất ác liệt giằng co không phân thắng bại.
Năm Tân Dậu (1801). Nguyễn Du 36 tuổi. Chúa Nguyễn cùng cánh quân thủy của Lê Văn Duyệt và các tướng là Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại. Tướng Võ Di Nguy bị trúng đạn chết lúc lâm trận, Lê Văn Duyệt trong mưa đạn liều chết hãm trận, càng gắng sức đánh, đốt phá gần hết binh thuyền Tây Sơn. Trận Thị Nại được khen là “võ công đệ nhất” của Nhà Nguyễn, và là “võ công lớn nhất” của Lê Văn Duyệt. Thủy quân Tây Sơn của danh tướng Võ Văn Dũng bị quân Nguyễn Ánh đánh bại, tàu lớn và chiến thuyền đều bị thiêu rụi. Võ Văn Dũng lên bộ, hợp quân với Trần Quang Diệu tiếp tục vây Quy Nhơn. Quân đôi bên đánh nhau rất quyết liệt thì vừa có tin Gia Định báo ra là Đông cung Cảnh bị bệnh đậu mùa đã mất. Nguyễn Vương đau đớn sai Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Tử Châu thay thế giữ công việc trấn thủ Gia Định và lo liệu việc tang. Tháng sau hoàng tử thứ hai tên là Hi cũng mất ở Diên Khánh, đem về táng ở Gia Định. Nguyễn Ánh sai tướng chỉ huy đạo Trung doanh là Nguyễn Văn Trương tấn công Quảng Ngãi và Quảng Nam. Đô đốc Tây Sơn tên là Tuấn phải bỏ chạy. Đại đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Xuân và Thiếu úy Văn Tiến Thể liều chết cố thủ. Trương cho quân vòng ra phía sau đánh úp, quân Tây Sơn buộc phải tháo chạy. Nguyễn Vương sai Tống Viết Phước và Phạm Văn Nhơn đem binh thuyền tiến gấp ra cửa biển Đà Nẵng phối hợp tác chiến. Đại đô đốc Nguyễn Văn Toản quê huyện Bình Sơn Quảng Ngãi đang quản sáu đạo quân Quảng Ngãi vây Quy Nhơn đã lén theo hàng Nguyễn Ánh và được Nguyễn Vương cho giữ chức Lưu thủ Quảng Ngãi. Vua Cảnh Thịnh được tin chiến sự cấp báo bèn triệu Trần Văn Kỷ vào định kế ngăn chặn quân Nam đánh ra Bắc. Trần Văn Kỷ tâu: Lực lượng tinh nhuệ quân Tây Sơn nay đang vướng bận vây thành Quy Nhơn và bị cắt đường về không thể ứng cứu, trong khi Nghệ An bị người Vạn Tượng, Trấn Ninh kéo xuống quấy nhiễu. Quân lực ở Quảng Bình và Quảng Trị chỉ đủ trấn giữ địa phương, nên Phú Xuân không còn quân dự bị để ngăn quân Nam tiến ra. Vua cần mời gấp La Sơn Phu Tử về vấn kế. Gặp vua, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nói ngay: “Song Ngư thủy thiển. Nguyễn thị hoàn lương” (Song Ngư nước cạn. Họ Nguyễn về làng). “Xin bệ hạ gấp dời đô về Nghệ An, ngõ hầu còn kịp” vua Cảnh Thịnh sợ rối loạn lòng quân dân nên do dự chưa quyết. Trần Văn Kỷ hiến kế cho vua là cử Phò mã Nguyễn Văn Trị đóng đồn trọng binh ở cửa Thuận An, đắp lũy đóng cọc rào để chặn thủy quân Nguyễn Vương, lại lệnh cho Đại đô đốc Nguyễn Văn Xuân và Thiếu úy Văn Tiến Thể thu thập quân mã tiến đánh Nguyễn Văn Trương để khôi phục lại Quảng Nam làm thanh viện cho quân Tây Sơn đang vây thành Quy Nhơn. Xuân và Thể nghe lệnh đã thu thập binh mã, trước dụ hàng và sau tiến đánh quân Nam của Nguyễn Văn Trương nhưng bị thua nên buộc phải cố thủ. Tháng 4 âm lịch năm 1801, nhận thấy quân tinh nhuệ của Tây Sơn đều ở cả Quy Nhơn mà lực lượng ở Phú Xuân (Huế) thì rất yếu ớt, Nguyễn Ánh đốc suất toàn bộ thuỷ quân và trên 1.000 chiến thuyền, thuận theo gió nam vượt biển ra phía bắc, đánh thẳng vào cửa Thuận An. Quân Tây Sơn địch không nổi và tan vỡ. Cảnh Thịnh dốc hết tướng sĩ, tự mình cầm quân tới đánh nhau với quân Nguyễn. Gần trưa, quân Tây Sơn đại bại, vỡ chạy tan tác. Quân chúa Nguyễn chiếm lại đô thành, tướng Lê Văn Duyệt bắt sống Phò mã Nguyễn Văn Trị và Đô đốc Phan Văn Sách. Ngày 3 tháng 5 (tức ngày 15 tháng 6 năm 1801), Nguyễn Vương tiến vào nội thành Phú Xuân sau khi đánh tan đội thủy quân của nhà Tây Sơn, khiến vua Cảnh Thịnh phải tháo chạy ra Bắc. Một số quan tướng triều Cảnh Thịnh ra hàng, có người được dùng có người bị giết. Vua Gia Long nói: “Bọn khanh trình bày, cố nhiên là có ý phòng ngừa từ trước. Nhưng từ khi ta lấy lại Phú Xuân, bọn tướng giặc đầu hàng có, bắt được cũng có, ta đã tùy nghi xếp đặt, quân của chúng cho xen lẫn với quân ta, dưới quyền quan ta cai quản. Bọn chúng bất quá cai quản năm ba tên thuộc binh mà lệ theo súy phủ, phỏng có mang lòng phản trắc cũng không thi hành vào đâu. Bọn khanhở quân thứ xa, chưa rõ sự cơ, nên đặc dụ cho biết”. Nguyễn Vương vừa chiếm Phú Xuân đã lập tức sai Tiết chế Lê Văn Duyệt (có Lê Chất đi theo) đem quân bộ và Tống Viết Phước đem quân thủy, bất kể ngày đêm gấp đường vào cứu Bình Định. Lê Văn Duyệt dọc đường đánh thắng nhiều trận nhưng rốt cuộc không kịp cứu Quận Công Võ Tánh và Lễ Bộ Ngô Tùng Châu. Hai ông vì lương hết, nên đều đã tuẫn tiết vào cuối tháng 5 âm lịch năm 1801. Chúa Nguyễn xét công phong Lê Văn Duyệt làm “Thần sách quân Chưởng tả dinh Đô thống chế Quận Công”, phong cho Lê Chất làm tướng dưới quyền, để cùng mang quân đi thu phục các nơi. Nguyễn Quang Toản sau khi thua trận, chạy ra Nghệ An ở lại vài ngày, rồi vội ra Thăng Long hội họp tướng sĩ, lo việc chống giữ. Tháng 8 năm đó, vua Quang Toản ở Thăng Long đổi niên hiệu Cảnh Thịnh làm năm đầu niên hiệu Bảo Hưng. Tháng 11, vua đem quân và voi của 6 trấn Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, Thanh Hoa, Nghệ An vào đánh, nhưng bị quân nhà Nguyễn đánh thua, lại phải rút về.
Năm Nhâm Tuất (1802). Nguyễn Du 37 tuổi. Mùa xuân năm 1802, quân nhà Nguyễn qua sông Gianh tiến đánh, hạ được đồn Tâm Hiệu thuộc châu Bố Chính. Quân Tây Sơn tan vỡ, chạy về doanh Hà Trung trong hạt Kỳ Anh. Tháng 5 năm này, Nguyễn Ánh hạ chiếu đổi niên hiệu làm năm đầu niên hiệu Gia Long. Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng sau khi hạ được thành Quy Nhơn liền đem quân về đánh Phú Xuân. Khi Diệu đem quân ra khỏi địa giới Quy Nhơn thì bị tướng của nhà Nguyễn là Đắc Lộc hầu chặn lại. Quân của Trần Quang Diệu đánh phá nửa ngày nhưng không thể hạ được với vô số người chết và bị thương. Diệu đành đem quân theo đường núi vào Ai Lao, định ra Nghệ An. Được tin, Nguyễn Ánh lập tức cắt đặt các tướng, thống lĩnh các đạo quân thuỷ bộ, hẹn ngày kéo ra Bắc. Ngày 28 tháng 5, thuỷ quân của nhà Nguyễn tới cửa biển Đan Nhai thuộc Nghệ An, tiến đánh và phá được đồn Quần Mộc. Quân bộ cũng tiến đến phía nam sông Thanh Long rồi vượt sang bờ phía Bắc. Hai mặt thuỷ bộ đều tiến công, quân Tây Sơn bỏ chạy tán loạn. Quân nhà Nguyễn bèn xông lên cướp kho thóc Kỳ Lân. Trấn thủ của nhà Tây Sơn là Nguyễn Văn Thận cùng với hiệp trấn Nguyễn Triêm, thống lĩnh Nguyễn Văn Đại, thiếu uý Đặng Văn Đằng bỏ thành chạy ra miền Bắc. Đến đồn Tiên Lý, Nguyễn Triêm tự thắt cổ; còn Nguyễn Văn Thận chạy ra trấn Thanh Hoa. Quân nhà Nguyễn lấy được thành Nghệ An. Trần Quang Diệu ở Quỳ Hợp xuống đến địa phận Hương Sơn thì nghe tin Nghệ An đã thất thủ, bèn đến Thanh Chương, qua sông Thanh Long, rồi chạy ra trấn Thanh Hoa. Tướng sĩ đi theo Diệu dần dần tản mát mỗi người một nơi. Quân nhà Nguyễn đuổi kịp, bắt sống được Diệu. Tháng 6, quân nhà Nguyễn tiến đánh thành Thanh Hoa. Em vua Quang Toản là đốc trấn Nguyễn Quang Bàn cùng Nguyễn Văn Thận, Đặng Văn Đằng đều đầu hàng. Ngày 18, Nguyễn Ánh tiến ra Thăng Long, quân Tây Sơn hoàn toàn tan vỡ. Nguyễn Quang Toản bỏ thành cùng với em là Nguyễn Quang Thùy và đô đốc Tú qua sông Nhĩ Hà chạy về hướng bắc. Sau đó, Quang Thùy và vợ chồng Tú đều tự thắt cổ. Còn vua cùng các bề tôi đều bị thổ hào Kinh Bắc bắt được đóng cũi giao nộp cho Nguyễn Ánh. Quan lại của nhà Tây Sơn ở các trấn hoặc trốn, hoặc hàng, không ai dám chống lại. Vua Gia Long vài tháng sau về lại Phú Xuân, sửa lễ cáo miếu dâng tù, đem Nguyễn Quang Toản ra dùng cực hình giết chết, rồi bố cáo cho khắp cả nước đều biết. Quang Toản cùng những người con khác của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đều bị Gia Long sai dùng cực hình 5 voi xé xác. Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc cũng bị trả thù rất dã man: Mồ mả bị khai quật, hài cốt bị giã nát vứt đi; đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ của vợ chồng Nguyễn Huệ đều bị giam ở nhà Đồ Ngoại, sau lại đưa vào cấm cố vĩnh viễn trong ngục thất (Nơi ấy, nay thuộc địa điểm Trường Đại học Nông Lâm Huế). Quang Toản khi bị hành hình, mới 19 tuổi. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.
NGUYỄN DU THƠ HÁN NÔM
Nguyễn Du thơ Hán Nôm 1790-1802 là chuyên khảo nhằm sưu tầm đúc kết chỉnh lý thơ Hán Nôm Nguyễn Du giai đoạn Nguyễn Du làm “Nam Hải Điếu Đồ” (Người đi câu ở biển Nam) trong khoảng thời gian 1790-1796 ở đền Khán Xuân cạnh Hồ Tây (Hà Nội) là những năm cuối của Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781-1796) và khoảng thời gian Nguyễn Du làm “Hồng Sơ
Đi săn ở núi Hồng
Thời Hồng Sơn Liệp Hộ
Nguyễn Du thơ Hán Nôm
Ẩn ngữ giữa đời thường Núi Hồng Lĩnh danh thắng Nghệ Tĩnh,thuộc thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh cùng với sông Lam, được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng nước Nam. Núi Hồng Lĩnh là nơi Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng làm ‘Hồng Sơn Liệp Hộ’ (1797-1802) sau khi ông bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An mùa đông năm Bính Thìn (1796) về tội danh định trốn vào Nam với chúa Nguyễn Ánh, sau ông được tha về sống ở Tiên Điền; Núi Hồng Lĩnh (Ngàn Hống, Rú Hống, Hồng Sơn hay Hồng Lĩnh biệt hiệu là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Nguyễn Du tỏ chí là Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng) ở hai thời khắc quyết định thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn minh triết của ông .Bài này viết về Nguyễn Du thời thế từ 1797 đến 1802 kiệt tác thơ chữ Hán Nguyễn Du soi tỏ thời thế, cuộc đời và tâm hồn Nguyễn Du 250 năm nhìn lại .Tâm sự Nguyễn Du làm Hồng Sơn Liệp Hộ thể hiện rõ nhất trong bài “Đi săn”. https://hoangkimlong.wordpress.com/2018/11/02/nguyen-du-di-san-o-nui-hong-3/
ĐI SĂNỞ NÚI HỒNG Nguyễn Du thơ chữ Hán Nhất Uyên dịch thơ
Kẻ đạt quan trường chí đỉnh mây,
Còn ta vui thú với hươu nai.
Cốt lòng thư thái không mong được,
Không hại điều nhân diệt các loài.
Xạ ngủ cỏ thơm hương ướt ẩm,
Núi xa, chó sủa tiếng ngoài tai.
Thú vui phù thế âu tùy thích,
Xe đón lọng che ấy những ai ?
Bài Liệp “Đi săn” Nguyễn Du viết : “Những người áo mũ hiển đạt để chí mình ở đường mây, còn ta, ta vui với bầy hươu nai của ta, cốt là để khuây khỏa trong lúc nhàn chớ đâu phải ham được thịt thú. Diệt trừ giống khác hại chăng đến đức nhân ? Con xạ ngủ nơi đồng cỏ non hương thơm còn ướt. Con chó vượt qua nhiều lớp núi, tiếng sủa không còn nghe thấy. Tìm thú vui chơi trong cuộc phù sinh mỗi người một sở thích. Những người lọng đón xe đưa là người nào thế nhỉ ?”
Nguyễn Hành viết về Phi Tử Nguyễn Du trong bài Ca tụng việc đi săn (Trương Chính. Thơ chữ Hán Nguyễn Du Nxb Văn Học, Hàn Nội 1965, tr 38) : Đó là ông nói việc đi săn của người tầm thường, chứ ông đâu có biết việc đi săn của bậc đại nhân. Bậc đại nhân đi săn không ở chỗ đi săn. Họ nhỡn nhơ chỗ nọ chỗ kia, ngắm núi ngắm rừng. Họ trèo lên đỉnh cao để nhìn vực thẳm, tắm gội nơi suối trong, thơ thẩn giữa cây tùng cây bách, nhìn tạo vật biến hóa, đùa giỡn với hươu nai, do đó mà tinh thần được thư thái, ý chí được trau giồi, lòng dạ thảnh thơi không bận bịu, mây nhẹ nhàng luồn trong tay áo, gió phất phơ thổi đưa tà áo, trông thấy kinh kỳ trong gang tấc, hứa hẹn những cuộc ngao du. Bậc đại nhân đi săn như thế, người tục đâu có biết !
Để hiểu sâu thêm tâm sự Nguyễn Du, chúng ta tìm hiểu thời thế Nguyễn Du từ 1797 đến 1802 hành trạng Nguyễn Du và tác phẩm trong giai đoạn này
THỜI HỒNG SƠN LIỆP HỘ
Năm Đinh Tỵ (1797). Nguyễn Du 32 tuổi. Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đã cử Lê Trung làm tướng trấn giữ Quy Nhơn và điều Trần Quang Diệu về hầu việc trong triều. Bốn tứ trụ triều đình Cảnh Thịnh là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Huấn và Nguyễn Văn Danh. Thế nhưng tướng Trần Quang Diệu bị người ta dèm pha là uy quyền quá lớn sắp có mưu đồ khác nên vua Cảnh Thịnh đã điều chỉnh như vậy, với phúc tướng triều Tây Sơn là Vũ Văn Dũng luôn giám quân.. Trần Quang Diệu lo sợ nên cáo bệnh không vào chầu mà đốc suất thủ hạ thân tín canh phòng tự vệ suốt ngày đêm. Nguyễn Vương truy quét thổ phỉ người Thượng, phủ dụ dân tình ở vùng núi và tìm hiểu tướng trấn giữ các nơi. Nguyễn Vương được tin mật báo nội tình Tây Sơn cả mừng, tập hợp các tướng bàn định việc ra quân. Nguyễn Vương để Tôn Thất Hội giữ thành Gia Định, sai Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh, Nguyễn Đình Đắc theo đường bộ đánh thẳng ra Phú Yên, Quy Nhơn, còn tự mình thì cùng với hoàng tử Cảnh và tướng Nguyễn Văn Trương đem đại binh thuyền đánh ra Quy Nhơn. Quân thủy của Nguyễn Vương tiến sâu vào cửa Thị Nại. Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản ra lệnh cho Nguyễn Văn Huấn mang toàn quân ra chống cự, phục chức cho Trần Quang Diệu sai giữ cửa Thuận để làm thanh ứng. Nguyễn Vương tấn công quyết liệt quân Tây Sơn mấy tháng ròng ở Bình Định không phân thắng bại, thấy sự phòng thủ chặt chẽ, liệu sức không đánh đổ được bèn kéo binh thuyền ra đánh phá Quảng Nam, nhưng cũng không giành được thế thắng và quân nhu không đủ, bèn rút về Gia Định, sai Nguyễn Văn Thành giữ chức khâm sai tiền tướng quân và Đặng Trần Thường làm hiệp tán quân vụ ở lại giữ thành Diên Khánh. Nguyễn Vương theo mưu kế của Đặng Trần Thường, một mặt sai Nguyễn Văn Thụy sang Thái Lan báo tin thắng trận cho vua Thái và nhờ quốc vương nước này xuất binh theo đường bộ Lào với sự dẫn đường của Thụy để tấn công Thuận Hóa từ hướng Tây hoặc cho quân đột phá Nghệ An để chặn đường quân Bắc Hà vào cứu viện. Quân sĩ Nguyễn Vương cũng sẽ phối hợp tấn công ở hai mặt Đông và Nam. Mặt khác, Nguyễn Vương cũng sai binh bộ tham tri Lưu Nhân Tĩnh sang sứ nhà Thanh vừa do thám tình hình vừa trao trả lại cho nhà Thanh một số tàu thuyền mượn tiếng là thu được của quân Tàu biển “Thiên Địa Hội” phản Thanh phục Minh nhằm lấy lòng vua nhà Thanh vừa tố cáo Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn trước đây trong thì tiếm xưng là hoàng đế Quang Trung, ngoài thì giả cách thuần phục nhà Thanh, nhưng lại ngấm ngầm tiếp tay cho quân phỉ biển “Thiên Địa Hội” để gây chia rẽ nhà Thanh với nhà Tây Sơn. Mặt khác Lưu Nhân Tĩnh cũng tìm mọi cách liên kết với các cựu thần nhà Lê, tầng lớp sĩ phu và những người vốn có oán thù với nhà Tây Sơn để tăng thêm thanh thế và đồng minh. Ngô Nhân Tĩnh vừa đi khỏi thì “phụ quốc nguyên công’ Tôn Thất Hội là tướng giỏi của Nguyễn Vương bị ốm nặng và mất. Nguyễn Ánh theo lời của quốc thúc Tôn Thất Thăng đã đưa hoàng tử Cảnh với sự trợ giúp của Bá Đa Lộc và Tống Viết Phước ra trấn giữ Diên Khánh, thay thế cho các tướng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Tính và Đặng Trần Thường được gấp rút trở về Gia Định luyện quân để chuẩn bị cho chiến dịch mới.
Năm Mậu Ngọ (1798). Nguyễn Du 33 tuổi. Nguyễn Ánh đang bàn việc mang tin thắng lợi sang báo vua Xiêm (Thái Lan) thì vừa lúc vua Xiêm cử sứ giả sang xin viện binh chống Miến Điện. Nguyên lúc trước ở Băng Cốc vua tôi Nguyễn Ánh lúc sang nương nhờ Thái Lan đã cùng quân tướng Thái Lan đánh lui được quân Miến nên được vua Thái trong thị. Nay trước việc này, Nguyễn Vương sai Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Đình Đắc đem một vạn quân và chiến thuyền sang cứu viện cho Thái Lan. Quân Nguyễn khi đến Côn Lôn vừa lúc nghe tin quân Miến đã lui, nên chỉ một mình Nguyễn Huỳnh Đức mang quốc thư sang Xiêm còn Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Đình Đắc thì mang quân về. Khi về Gia Định lại gặp Nguyễn Văn Nhơn đưa Đặng Đức Siêu là danh sĩ Hàn lâm, kỳ tài của Bồng Sơn Bình Định thường tự ví mình là Quản Trọng Nhạc Nghị, trước làm quan nhà Nguyễn, sau không chịu theo họ Trịnh và nhà Tây Sơn, nay theo thuyền buôn trốn vào dâng sách Bình Tây phương lược. Nguyễn Ánh vui mừng cử làm Trung doanh tham mưu. Nguyễn Vương cử tướng Nguyễn Văn Thụy làm Khâm sai thượng đạo đại tướng quân cùng tiền quân Lưu Phước Tường, tham mưu Nguyễn Hoài Châu, Nguyễn Văn Uẩn, tham quân Lê Văn Xuân làm cánh quân vu hồi đi cắt đường sang Lào. Cánh quân này có nhiệm vụ trên lối đi dụ người Thượng cùng dấy binh hưởng ứng và đến thành Viên Chăn dụ quốc vương Vạn Tượng cùng người dân ở Trấn Ninh, Thanh Nghệ hành binh đi theo. Quân đi đến đâu cũng phao lên rằng quân Nguyễn cùng quân Xiêm và Lào đang hành binh tiến đánh Thuận Hóa và Tây Nghệ An để đánh lạc lướng và ghìm chân lực lượng tinh nhuệ cửa hai nơi này và quân Bắc Hà vào cứu Quy Nhơn. Tướng Nguyễn Văn Thụy là người Diên Phước, Quảng Nam vốn là người mưu trí lại có sẵn thẻ thông hành đi các nước, nguyên là tướng thân tùy hộ giá Nguyễn Vương lúc trước ở Băng Cốc, đã ba lần đi sứ nước Xiêm, hai lần quản lĩnh đạo Thanh Châu, và vừa bảo hộ Nguyễn Văn Nhơn đi sứ Xiêm về, nay được Nguyễn Vương cử làm thống tướng phụ trách cánh quân vu hồi này. Nguyễn Vương lại sai cho hoàng tử thứ hai trọng trách trấn giữ vùng Gia Định và các trọng địa của đất phương Nam, cùng với các tướng là Nguyễn Văn Nhơn làm Chưởng cơ thống lĩnh quân binh kiêm chưởng Bộ Hộ, Nguyễn Tử Châu làm Tham mưu Bồi tán quân vụ. Tại Bình Định, Nguyễn Bảo là con của Nguyễn Nhạc vì căm giận vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản chiếm giữ đất Tây Sơn bèn định bỏ về hàng Nguyễn triều. Vua Cảnh Thịnh biết mưu ấy sai tướng vào bắt Nguyễn Bảo đưa về dìm xuống sông giết đi. Lại có người nói gièm rằng Nguyễn Bảo sở dĩ làm phản là tại quan trấn thủ Lê Trung. Vua Cảnh Thịnh triệu Lê Trung về Phú Xuân sai võ sĩ bắt chém đi. Được ít lâu sau quan Thái phó Nguyễn Văn Huấn cũng bị giết. Từ đó tướng sĩ Tây Sơn nhiều người nản lòng tìm cơ hội bỏ theo về Nguyễn Vương.
Năm Kỷ Mùi (1799). Nguyễn Du 34 tuổi. Nguyễn Vương thấy thế Tây Sơn đã suy yếu; cánh quân vu hồi của tướng Nguyễn Văn Thụy cùng phương lược ngoại giao của binh bộ tham tri Lưu Nhân Tĩnh đã hình thành tình thế mới, bèn quyết định cử đại binh ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Vương tự mình làm tướng, chia binh làm hai đường thủy bộ, giao cho tướng trấn giữ Diên Khánh là Đông cung Cảnh với Tả quân phó tướng Nguyễn Đình Đắc, Hữu quân phó tướng Nguyễn Công Thái chẹn giữ các vùng hiểm yếu Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận để làm thanh thế. Cánh quân tiên phong đường bộ do Nguyễn Văn Thành làm thống tướng, Đặng Trần Thường làm Hiệp tán quân vụ, Trịnh Hoài Đức làm Hộ bộ tham tri, Lưu thủ Vĩnh Trấn Nguyễn Văn Thịnh phụ trách việc vận chuyển lương cho bộ binh. Cánh quân thủy do Nguyễn Vương trực tiếp thống lãnh, Bình Tây tham thặng đại tướng quân Võ Tánh làm hộ giá, tướng Mai Đức Nghị quản lĩnh hơn năm mươi chiến thuyền hộ vệ đoàn thuyền lương. Năm Kỷ Mùi (1799) đầu mùa hè, Nguyễn Vương hạ lệnh xuất quân. Quân Nguyễn và quân Tây Sơn đối trân ác liệt tại cửa Thị Nại Bình Định cho đến Quảng Ngãi. Bá Đa Lộc ốm chết trong quân ở cửa Thị Nại ngày 9 tháng 10 năm 1799, xác được ướp thuốc đưa về chôn ở gần nhà giảng của Lộc ở Gia Định, xây lăng gọi là lăng Cha Cả. Tướng sĩ Tây Sơn do sự chia rẽ của triều đình Cảnh Thịnh nên một số tướng lĩnh thân tín Nguyễn Nhạc cùng hậu duệ của họ nản lòng bỏ theo về Nguyễn Vương, trong số đó có đại đô đốc Tây Sơn là Lê Chất, một tướng giỏi đánh trận, người huyện Phù Ly, phủ Bình Định là con rễ của Tư lệ Lê Trung. Lê Chất đưa hơn hai trăm quân bản bộ về hàng được Nguyễn Vương cho làm chức tướng quân dưới quyền Võ Tánh. Nguyên Lê Chất là thuộc tướng Lê Trung được Lê Trung mến tài gả con gái cho. Lê Chất biết tình thế triều Quang Toản sẽ tan vỡ từ bên trong nên nhiều lần khuyên Lê Trung đầu hàng Nguyễn Ánh nhưng Trung còn do dự chưa quyết. Sau sự biến Nguyễn Bảo bị dìm chết, Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn bị giết, vua Cảnh Thịnh lùng bắt Chất rất gấp, Chất giả dạng trốn được. Lê Chất được Tổng quản Tây Sơn là Lê Văn Thanh tiếc tài giữ lại làm thân tín trong doanh. Lê Chất gặp thời cơ đã sang hàng Võ Tánh. Tướng trấn thủ Quy Nhơn là Lê Văn Ứng thấy quân Nam thế lớn sợ lương thực không đủ dùng nên lệnh cho Tổng quản Nguyễn Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Thái Phác cùng Thiếu úy Nguyễn Tiến Thúy giữ thành còn mình thì mang quân ra thành về ấp Tây Sơn thu chở quân lương. Lê Chất biết rõ tình hình báo cho Võ Tánh lập tức giao tinh binh cho Nguyễn Đức Xuyên và Lê Chất chia làm hai cánh đánh tiêu diệt lớn và cướp binh lương. Lê Văn Ứng thua to, chạy thoát được vào thành, xua quân ra ngoài dàn trận chống cự. Nguyễn Văn Thành Và Võ Tánh đem đại binh vây chặt. Tổng quản Lê Văn Thanh thế cùng phải đóng cửa thành tử thủ để chờ viện binh. Quang Toản nghe tin thua trận liền sai ngay hai đại tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng mang binh thuyền tới cứu viện. Quân do thám báo về Nguyễn Vương lập tức dẫn đại quân chia ba đường do Lê Văn Duyệt, Tống Viết Phước, Đông cung Cảnh với hai phó tướng là Nguyễn Đình Đắc, Nguyễn Công Thái cùng tiến đánh quân cứu viện; Võ Duy Nghi quản binh thuyền năm doanh án ngữ cửa biển Kim Bồng. Nguyễn Vương tự mình chỉ huy đại quân tiến gấp đến Tân Quan. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng vào Quảng Ngãi nghe tin quân Nam đã chiếm Tân Quan bèn bỏ thuyền lên bộ, quân đông tới vài vạn, tiến nhanh như gió cuốn đất. Quân Quang Diệu và Nguyễn Ánh giáp chiến, trong khi Võ Văn Dũng ngầm chia binh theo đường tắt thẳng đến Bến Đá định tập kích Tân Quan đang đêm vượt suối nhỏ bị chạm trán cánh quân mạnh của Tống Viết Phước bị thua to phải lùi về Quảng Ngãi. Nguyễn Vương lập tức sai đem quân thua của Võ Văn Dũng đi diễu quanh thành Bình Định để làm quân Bắc khiếp sợ, lại lệnh cho Võ Tánh gấp rút công đồn và cho người vào thành dụ hàng. Tổng quản Lê Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy Trương Tiến Thúy thấy thế không thể chống nổi, phải dâng thành xin hàng. Nguyễn Vương sai Lại bộ Tham tri Phạm Đăng Hưng cùng Lại bộ Trần Văn Trạc đến thành Quy Nhơn chiêu dụ và tiếp nhận sự đầu hàng. Phạm Đăng Hưng nguyên là người làng Tân Hòa, Gia Định, là môn sinh của Lại bộ Nguyễn Bảo Trì, thông minh, hiếu học , thạo việc nước , binh thư lịch pháp tinh thông, thường được dự bàn mưu lược trong quân. Phạm Đăng Hưng sau này có con gái là bà Từ Dụ hoàng thái hậu, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Tướng Nguyễn Văn Thành chỉ huy quân tiên phong và hữu quân kịch chiến năm ngày ở Bến Đá với quân của tướng Tây Sơn Nguyễn Quang Diệu không phân thắng bại. Quang Diệu thấy Võ Văn Dũng thua trận nên không dám ham đánh mà thu binh rút lui. Nguyễn Vương chiếm thành Quy Nhơn. Nguyễn Vương thu quân về Nam, chọn cử đại tướng quân kiêu dũng thiện chiến Võ Tánh vừa là con rể Nguyễn Vương thống tướng trấn thủ Bình Định, Ngô Tòng Chu làm hiệp trấn, Hình bộ Nguyễn Hoài Quýnh làm Bồi tán Quân vụ, Vệ úy Nguyễn Văn Thịnh làm Lưu thủ, Cai cơ Nguyễn Văn Tường làm Cai bạ. Phụng nghị Tá làm Ký lục giúp Võ Tánh ở dinh Trấn thủ. Ba đồn quân ngự lâm Tả Trung Tiền đặt dưới quyền của ba tướng Phan Tiến Huỳnh, Đoàn Văn Cát, Lê Chất, cùng với Nguyễn Văn Tồn chỉ huy lính Xiêm đóng tại các vị trí hiểm yếu che chắn vòng ngoài và tạo thế liên hoàn phòng thủ thành Bình Định. Nguyễn Vương cũng chọn cử tướng Nguyễn Văn Trương đóng giữ cửa Thi Nại. Tướng Nguyễn Văn Tính lưu thủ Diên Khánh, Đặng Trần Thường làm Hiệp trấn, Phạm Tiến Tuấn lưu thủ Phú Yên, Lưu Tiến Hòa lưu thủ Bình Khang, Võ Văn Lân lưu thủ Bình Thuận. Ra lệnh lập sổ dân binh, khen thưởng huân công, bổ dụng con cháu những người trung nghĩa, xét trả lại ruộng đất bị quan quân Tây Sơn chiếm đoạt. Quy Nhơn trước thuộc trấn Quảng Nam vốn là đất khởi nghiệp của nhà Tây Sơn, sản vật dồi dào, sức binh hùng mạnh mà Trung ương Hoàng Đế Tây Sơn Nguyễn Nhạc và Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ tranh chấp để giành lấy sự chính danh ngôi vua, đã dẫn đến hiềm khích bất hòa và chia rẽ sâu sắc, dẫn đến suy yếu. Sau hai mươi sáu năm khởi nghiệp nay thành Quy Nhơn bị rơi vào tay quân Nam Triều, Nguyễn Vương cho đổi tên thành Bình Định. Vua Quang Toản nghe tin báo quân Nam đã rút về Nam, chỉ để lại quân tướng giữ thành bèn thương nghị với Trần Văn Kỷ. Quy Nhơn là đất hưng vượng triều ta mà không giữ được thì làm sao giữ được Phú Xuân và cửa Hàn? Trần Văn Kỷ người Thuận Hóa, vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Sách Hoàng Lê Nhất thống chí viết: “Năm Đinh Dậu (1777) niên hiệu Cảnh Hưng, Kỷ thi ở trấn (Phú Xuân) đậu giải nguyên. Năm Mậu Tuất (1778), Kỷ tới kinh (Thăng Long) thi Hội. Sĩ phu ở Bắc Hà, Kỷ có giao thiệp quen biết ít nhiều. Năm Bính Ngọ (1786), Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) đánh lấy thành Phú Xuân, sai người tìm Kỷ hỏi việc Nam, Bắc. Kỷ đối đáp rất nhanh và rất hợp ý, nên Bắc Bình Vương rất trọng, cho ở vào chỗ “màn trướng”, việc gì cũng bàn với Kỷ, lúc nào cũng gần bên Kỷ, không mấy khi xa rời”. Năm 1786, khi Nguyễn Huệ xuất quân ra Thăng Long lần thứ nhất để diệt Trịnh, phò Lê; gặp khi vua Lê Hiển Tông mất (ngày 10 tháng 8), Trần Văn Kỷ cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đã thay mặt Nguyễn Huệ mặc áo trắng đi theo hầu đám tang vua đến nơi an táng ở Bàn Thạch (Thanh Hóa). Năm 1787, nội bộ Tây Sơn lâm vào tình trạng chia rẽ sâu sắc. Trần Văn Kỷ đã đứng ra lo dàn xếp giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bằng cách lấy Bản Tân làm ranh giới. Từ Quảng Ngãi trở vào Nam do Nguyễn Nhạc làm chủ, từ Thăng Diện ra Bắc thuộc về Nguyễn Huệ, nhờ mưu kế này đã chấm dứt cuộc hỗn chiến đẫm máu kéo dài suốt từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1787 giữa hai thủ lĩnh Tây Sơn làm thiệt hại chừng một nửa trong số 6 vạn quân của Nguyễn Huệ điều vào Quy Nhơn. Theo sách Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ (1861-1908) đã xác nhận điều này “nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, là người hạnh thần của Nguyễn Huệ bày ra”. Do thành quả trên, ông được phong tước Kỷ Thiện hầu, giữ chức Trung thư Phụng chính, có nhiệm vụ tham mưu, nắm toàn bộ trung thư cơ mật, thảo sắc phong, chiếu lệnh, vị đại thần bên cạnh vua Quang Toản. Chính vì vậy Quang Toản đã đích thân dẫn đại quân vào Trà Khúc để đôn đốc các tướng tiến đánh. Trần Nhật Kết nói: Nay là cuối thu, hướng gió không thuận, nên chuẩn bị kỹ quân lương mọi mặt, đầu xuân hãy ra quân. Mặt khác cũng phải đề phòng kinh thành Phú Xuân bị đột kích từ hướng tây và hướng biển. Quang Toản nghe lời, sau khi hội tướng xong bèn để Nguyễn Quang Diệu, Võ Văn Dũng trấn thủ Quảng Nam và Quảng Ngãi, Nguyễn Văn Giáp trấn thủ Trà Khúc, còn vua thì đem quân về Phú Xuân.
Năm Canh Thân (1800). Nguyễn Du 35 tuổi. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng về triều kiến vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản ở Phú Xuân. Vua Quang Toản phủ dụ rằng: Các khanh là trụ cột của triều đình, nên đồng tâm gắng sức để trừ họa ngoài, không nên nghi ngờ nhau. Hai tướng khóc mà tạ ơn. Diệu nói: Bọn thần đi chuyến nay nếu không thu phục được Quy Nhơn thề không đem binh trở về. Không ngờ, đây chính là chuyến xuất quân định mệnh, bước ngoặt của cục diện quân sự thay đổi dẫn đến sụp đổ nhà Tây Sơn. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng vốn là hai chiến tướng trụ cột lừng danh của nhà Tây Sơn, hai ông cùng với Ngô Văn Sở và Bùi Thị Xuân được người đương thời gọi là Tây Sơn tứ kiệt. Ngô Văn Sở lúc ấy đã chết. Bùi Thị Xuân thì sau này là nữ tướng lẫm liệt bậc nhất của triều Cảnh Thịnh đương đầu với thế quân áp đảo của Nguyễn Vương khi Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng bị hãm trận ở nơi xa. Nguyên là Võ Văn Dũng sau trận thua nặng nề ở Bến Đá khi ông định tập kích Tân Quan, kỹ luật của quân Tây Sơn rất nghiêm minh, Quang Toản nối chí Nguyễn Huệ nhưng đã quen phong thái chỉ huy của cha, trị quân và khiển tướng rất nghiêm. Mọi sơ suất trong hành binh, đánh trận và thưởng phạt đều xử trọng tội theo quân pháp. Võ Văn Dũng dễ bị tội chết nhưng nhờ có Quang Diệu che giấu nên Võ Văn Dũng cảm nghĩa ấy mà kết sinh tử với Trần Quang Diệu và cố kết với nhau rất tương đắc. Trần Văn Kỷ, Trần Nhật Kết và Hồ Công Diệu trong Cơ Mật Viện ‘ban tham mưu’ của vua Cảnh Thịnh ở Phú Xuân vốn ghét Nguyễn Quang Diệu oai quyền lấn chủ, tướng ở ngoài thường tự chuyên, hành binh tiến lui và mưu lược đánh trận coi thường mưu kế của tham mưu ở xa. Nay nhân việc binh thua mất đất căn bản Quy Nhơn của Quang Diệu nên đã gửi mật chiếu lệnh cho Dũng thay Diệu nắm trọng binh. Dũng vì mang ơn Diệu nên đưa tờ chiếu ấy cho Diệu xem. Hai người kéo binh về đóng trại ở nam Sông Hương đòi trị tội tên giặc ở bên cạnh vua. Trần Văn Kỷ đổ lỗi cho Hồ Công Diệu và Trần Nhật Kết. Kết bỏ trốn. Quang Toản sai bắt Hồ Công Diệu nộp cho Nguyễn Quang Diệu, bấy giờ Trần Quang Dũng và Võ Văn Dũng mới chịu vào triều kiến và xuất quân đánh Quy Nhơn Tháng Chạp năm 1800, Trần Quang Diệu sai đắp lũy dài vây đánh thành Quy Nhơn rất gấp, trong khi Võ Văn Dũng thì đem hai tàu lớn và hơn trăm chiến thuyền bố phòng bị nghiêm ngặt cửa biển Thị Nại, xây đồn và đặt súng đại bác ở hai bên cửa biến phòng thủy quân của nhà Nguyễn đánh ra. Tin báo về Gia Định, các tướng đều thấy quân Võ Tánh thế cô, xin xuất binh cứu viện gấp. Nguyễn Vương nói: “Lương thảo trong thành Bình Định đủ ăn một năm. Nay gió mùa đông bắc đang mạnh, chưa tiện đưa thủy quân ra”. Nói rồi cho người ruổi ngựa mang thư khuyến khích Võ Tánh đốc thúc tướng sĩ liều chết cầm cự, một mặt hội tướng bàn việc tiến quân. Nguyễn Vương điều Đông cung Cảnh về giữ thành Gia Định, lấy Nguyễn Văn Nhơn quyền lãnh Tả quân phó tướng coi sóc mọi việc cùng Đông cung và lo chi viện lương thảo, cử Hình bộ Thượng thư Nguyễn Tử Châu làm hiệp tán cơ vụ. Tấn phong Nguyễn Văn Thụy làm làm Khâm sai thượng đạo Bình Tây đại tướng quân, dẫn một cánh quân ‘thám báo tinh nhuệ’ đi mua chuộc lòng dân, tổ chức dân binh, hội binh cùng vua Vạn Tượng loan truyền việc đánh Nghệ An và tây Phú Xuyên để kiềm chế viện binh Phú Xuân và Bắc Hà kéo vào tiếp ứng Quy Nhơn. Kế đến là tung thám báo và những người có quan hệ nhiều với triều Lê, tướng trụ cột Tây Sơn để thăm dò nội tình, gây chia rẽ, lũng đoạn triều chính ngay trong lòng nội bộ Tây Sơn. Đội quân này xuất phát ngay. Tháng ba năm ấy, Nguyễn Vương lệnh cho Nguyễn Đức Xuyên đưa đội tượng binh và đại quân đường bộ lên đường còn tự mình thì dẫn đoàn chiến thuyền tiến phát tiếp sau. Nguyễn Đức Xuyên ra đến Diên Khánh thì Trần Quang Diệu đã lập 90 đồn binh hùng hậu liên hoàn để phòng giữ. Nguyễn Đức Xuyên xin lệnh Nguyễn Vương về phối hợp tiến công. Các tướng bàn định là nên bỏ Bình Định để tấn công Phú Xuân. Đặng Trần Thường cho rằng không nên vì quân Nam triều thuận gió ập đến, thủy quân Tây Sơn đang hùng hậu và cố thủ ở cửa Thị Nại, nếu thuyền quân Nam tiến ra Phú Xuân thì thủy quân Tây Sơn sẽ thuận gió đuổi theo, hai mặt trước sau giáp công thì quân Nam sẽ rất nguy hiểm. Nên đánh tan thủy binh mới đánh Phú Xuân được. Nguyễn Vương khen phải nên cho chiến thuyền tạm cập bến Cù Mông là nơi luồng lạch không thuận lợi bằng cửa Thị Nại vì Tây Sơn đã chiếm trước và phòng ngự chắc chắn rồi. Quân sư Đặng Đức Siêu dâng kế là quân Nam nếu bỏ tàu thuyền lên bộ thì thuyền neo lại ngoài khơi rất dễ bị Tây Sơn đánh đoạt, trong khi quân Nam sở trường thủy chiến hơn đánh bộ, sao bằng nhân trời gió nồm lớn gió thuận thế hãy dùng kế hỏa công lấy thuyền cá của dân chở thuốc dẫn nổ và đồ gây cháy đi đầu bí mật xáp trận phá sạch thủy quân của địch thì sẽ có lợi lớn. Sự cần thiết là quân bộ phải tấn công nhiều hướng để thu hút địch và phân tán sự chú ý. Nguyễn Vương theo kế này. Tướng tiền quân Nguyễn Văn Thành kiêu dũng, thiện chiến được giao thống binh tất cả các đạo quân bộ để giao chiến gìm chân tướng giỏi Nguyễn Quang Diệu. Tướng Võ Duy Nghi và Lê Văn Duyệt cùng đại đội quân thủy tổ chức tập kích Võ Văn Dũng ở Thị Nại. Quân hai bên giao chiến rất ác liệt. Lúc bấy giờ quân bộ của Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh với quân thủy của Nguyễn Vương chưa thông được với nhau. Các tướng thống binh của hai bên đều là tướng tài, chiến sự rất ác liệt giằng co không phân thắng bại.
Năm Tân Dậu (1801). Nguyễn Du 36 tuổi. Chúa Nguyễn cùng cánh quân thủy của Lê Văn Duyệt và các tướng là Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại. Tướng Võ Di Nguy bị trúng đạn chết lúc lâm trận, Lê Văn Duyệt trong mưa đạn liều chết hãm trận, càng gắng sức đánh, đốt phá gần hết binh thuyền Tây Sơn. Trận Thị Nại được khen là “võ công đệ nhất” của Nhà Nguyễn, và là “võ công lớn nhất” của Lê Văn Duyệt. Thủy quân Tây Sơn của danh tướng Võ Văn Dũng bị quân Nguyễn Ánh đánh bại, tàu lớn và chiến thuyền đều bị thiêu rụi. Võ Văn Dũng lên bộ, hợp quân với Trần Quang Diệu tiếp tục vây Quy Nhơn. Quân đôi bên đánh nhau rất quyết liệt thì vừa có tin Gia Định báo ra là Đông cung Cảnh bị bệnh đậu mùa đã mất. Nguyễn Vương đau đớn sai Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Tử Châu thay thế giữ công việc trấn thủ Gia Định và lo liệu việc tang. Tháng sau hoàng tử thứ hai tên là Hi cũng mất ở Diên Khánh, đem về táng ở Gia Định. Nguyễn Ánh sai tướng chỉ huy đạo Trung doanh là Nguyễn Văn Trương tấn công Quảng Ngãi và Quảng Nam. Đô đốc Tây Sơn tên là Tuấn phải bỏ chạy. Đại đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Xuân và Thiếu úy Văn Tiến Thể liều chết cố thủ. Trương cho quân vòng ra phía sau đánh úp, quân Tây Sơn buộc phải tháo chạy. Nguyễn Vương sai Tống Viết Phước và Phạm Văn Nhơn đem binh thuyền tiến gấp ra cửa biển Đà Nẵng phối hợp tác chiến. Đại đô đốc Nguyễn Văn Toản quê huyện Bình Sơn Quảng Ngãi đang quản sáu đạo quân Quảng Ngãi vây Quy Nhơn đã lén theo hàng Nguyễn Ánh và được Nguyễn Vương cho giữ chức Lưu thủ Quảng Ngãi. Vua Cảnh Thịnh được tin chiến sự cấp báo bèn triệu Trần Văn Kỷ vào định kế ngăn chặn quân Nam đánh ra Bắc. Trần Văn Kỷ tâu: Lực lượng tinh nhuệ quân Tây Sơn nay đang vướng bận vây thành Quy Nhơn và bị cắt đường về không thể ứng cứu, trong khi Nghệ An bị người Vạn Tượng, Trấn Ninh kéo xuống quấy nhiễu. Quân lực ở Quảng Bình và Quảng Trị chỉ đủ trấn giữ địa phương, nên Phú Xuân không còn quân dự bị để ngăn quân Nam tiến ra. Vua cần mời gấp La Sơn Phu Tử về vấn kế. Gặp vua, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nói ngay: “Song Ngư thủy thiển. Nguyễn thị hoàn lương” (Song Ngư nước cạn. Họ Nguyễn về làng). “Xin bệ hạ gấp dời đô về Nghệ An, ngõ hầu còn kịp” vua Cảnh Thịnh sợ rối loạn lòng quân dân nên do dự chưa quyết. Trần Văn Kỷ hiến kế cho vua là cử Phò mã Nguyễn Văn Trị đóng đồn trọng binh ở cửa Thuận An, đắp lũy đóng cọc rào để chặn thủy quân Nguyễn Vương, lại lệnh cho Đại đô đốc Nguyễn Văn Xuân và Thiếu úy Văn Tiến Thể thu thập quân mã tiến đánh Nguyễn Văn Trương để khôi phục lại Quảng Nam làm thanh viện cho quân Tây Sơn đang vây thành Quy Nhơn. Xuân và Thể nghe lệnh đã thu thập binh mã, trước dụ hàng và sau tiến đánh quân Nam của Nguyễn Văn Trương nhưng bị thua nên buộc phải cố thủ. Tháng 4 âm lịch năm 1801, nhận thấy quân tinh nhuệ của Tây Sơn đều ở cả Quy Nhơn mà lực lượng ở Phú Xuân (Huế) thì rất yếu ớt, Nguyễn Ánh đốc suất toàn bộ thuỷ quân và trên 1.000 chiến thuyền, thuận theo gió nam vượt biển ra phía bắc, đánh thẳng vào cửa Thuận An. Quân Tây Sơn địch không nổi và tan vỡ. Cảnh Thịnh dốc hết tướng sĩ, tự mình cầm quân tới đánh nhau với quân Nguyễn. Gần trưa, quân Tây Sơn đại bại, vỡ chạy tan tác. Quân chúa Nguyễn chiếm lại đô thành, tướng Lê Văn Duyệt bắt sống Phò mã Nguyễn Văn Trị và Đô đốc Phan Văn Sách. Ngày 3 tháng 5 (tức ngày 15 tháng 6 năm 1801), Nguyễn Vương tiến vào nội thành Phú Xuân sau khi đánh tan đội thủy quân của nhà Tây Sơn, khiến vua Cảnh Thịnh phải tháo chạy ra Bắc. Một số quan tướng triều Cảnh Thịnh ra hàng, có người được dùng có người bị giết. Vua Gia Long nói: “Bọn khanh trình bày, cố nhiên là có ý phòng ngừa từ trước. Nhưng từ khi ta lấy lại Phú Xuân, bọn tướng giặc đầu hàng có, bắt được cũng có, ta đã tùy nghi xếp đặt, quân của chúng cho xen lẫn với quân ta, dưới quyền quan ta cai quản. Bọn chúng bất quá cai quản năm ba tên thuộc binh mà lệ theo súy phủ, phỏng có mang lòng phản trắc cũng không thi hành vào đâu. Bọn khanhở quân thứ xa, chưa rõ sự cơ, nên đặc dụ cho biết”. Nguyễn Vương vừa chiếm Phú Xuân đã lập tức sai Tiết chế Lê Văn Duyệt (có Lê Chất đi theo) đem quân bộ và Tống Viết Phước đem quân thủy, bất kể ngày đêm gấp đường vào cứu Bình Định. Lê Văn Duyệt dọc đường đánh thắng nhiều trận nhưng rốt cuộc không kịp cứu Quận Công Võ Tánh và Lễ Bộ Ngô Tùng Châu. Hai ông vì lương hết, nên đều đã tuẫn tiết vào cuối tháng 5 âm lịch năm 1801. Chúa Nguyễn xét công phong Lê Văn Duyệt làm “Thần sách quân Chưởng tả dinh Đô thống chế Quận Công”, phong cho Lê Chất làm tướng dưới quyền, để cùng mang quân đi thu phục các nơi. Nguyễn Quang Toản sau khi thua trận, chạy ra Nghệ An ở lại vài ngày, rồi vội ra Thăng Long hội họp tướng sĩ, lo việc chống giữ. Tháng 8 năm đó, vua Quang Toản ở Thăng Long đổi niên hiệu Cảnh Thịnh làm năm đầu niên hiệu Bảo Hưng. Tháng 11, vua đem quân và voi của 6 trấn Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, Thanh Hoa, Nghệ An vào đánh, nhưng bị quân nhà Nguyễn đánh thua, lại phải rút về.
Năm Nhâm Tuất (1802). Nguyễn Du 37 tuổi. Mùa xuân năm 1802, quân nhà Nguyễn qua sông Gianh tiến đánh, hạ được đồn Tâm Hiệu thuộc châu Bố Chính. Quân Tây Sơn tan vỡ, chạy về doanh Hà Trung trong hạt Kỳ Anh. Tháng 5 năm này, Nguyễn Ánh hạ chiếu đổi niên hiệu làm năm đầu niên hiệu Gia Long. Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng sau khi hạ được thành Quy Nhơn liền đem quân về đánh Phú Xuân. Khi Diệu đem quân ra khỏi địa giới Quy Nhơn thì bị tướng của nhà Nguyễn là Đắc Lộc hầu chặn lại. Quân của Trần Quang Diệu đánh phá nửa ngày nhưng không thể hạ được với vô số người chết và bị thương. Diệu đành đem quân theo đường núi vào Ai Lao, định ra Nghệ An. Được tin, Nguyễn Ánh lập tức cắt đặt các tướng, thống lĩnh các đạo quân thuỷ bộ, hẹn ngày kéo ra Bắc. Ngày 28 tháng 5, thuỷ quân của nhà Nguyễn tới cửa biển Đan Nhai thuộc Nghệ An, tiến đánh và phá được đồn Quần Mộc. Quân bộ cũng tiến đến phía nam sông Thanh Long rồi vượt sang bờ phía Bắc. Hai mặt thuỷ bộ đều tiến công, quân Tây Sơn bỏ chạy tán loạn. Quân nhà Nguyễn bèn xông lên cướp kho thóc Kỳ Lân. Trấn thủ của nhà Tây Sơn là Nguyễn Văn Thận cùng với hiệp trấn Nguyễn Triêm, thống lĩnh Nguyễn Văn Đại, thiếu uý Đặng Văn Đằng bỏ thành chạy ra miền Bắc. Đến đồn Tiên Lý, Nguyễn Triêm tự thắt cổ; còn Nguyễn Văn Thận chạy ra trấn Thanh Hoa. Quân nhà Nguyễn lấy được thành Nghệ An. Trần Quang Diệu ở Quỳ Hợp xuống đến địa phận Hương Sơn thì nghe tin Nghệ An đã thất thủ, bèn đến Thanh Chương, qua sông Thanh Long, rồi chạy ra trấn Thanh Hoa. Tướng sĩ đi theo Diệu dần dần tản mát mỗi người một nơi. Quân nhà Nguyễn đuổi kịp, bắt sống được Diệu. Tháng 6, quân nhà Nguyễn tiến đánh thành Thanh Hoa. Em vua Quang Toản là đốc trấn Nguyễn Quang Bàn cùng Nguyễn Văn Thận, Đặng Văn Đằng đều đầu hàng. Ngày 18, Nguyễn Ánh tiến ra Thăng Long, quân Tây Sơn hoàn toàn tan vỡ. Nguyễn Quang Toản bỏ thành cùng với em là Nguyễn Quang Thùy và đô đốc Tú qua sông Nhĩ Hà chạy về hướng bắc. Sau đó, Quang Thùy và vợ chồng Tú đều tự thắt cổ. Còn vua cùng các bề tôi đều bị thổ hào Kinh Bắc bắt được đóng cũi giao nộp cho Nguyễn Ánh. Quan lại của nhà Tây Sơn ở các trấn hoặc trốn, hoặc hàng, không ai dám chống lại. Vua Gia Long vài tháng sau về lại Phú Xuân, sửa lễ cáo miếu dâng tù, đem Nguyễn Quang Toản ra dùng cực hình giết chết, rồi bố cáo cho khắp cả nước đều biết. Quang Toản cùng những người con khác của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đều bị Gia Long sai dùng cực hình 5 voi xé xác. Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc cũng bị trả thù rất dã man: Mồ mả bị khai quật, hài cốt bị giã nát vứt đi; đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ của vợ chồng Nguyễn Huệ đều bị giam ở nhà Đồ Ngoại, sau lại đưa vào cấm cố vĩnh viễn trong ngục thất (Nơi ấy, nay thuộc địa điểm Trường Đại học Nông Lâm Huế). Quang Toản khi bị hành hình, mới 19 tuổi. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.
NGUYỄN DU THƠ HÁN NÔM
Nguyễn Du thơ Hán Nôm 1790-1802 là chuyên khảo nhằm sưu tầm đúc kết chỉnh lý thơ Hán Nôm Nguyễn Du giai đoạn Nguyễn Du làm “Nam Hải Điếu Đồ” (Người đi câu ở biển Nam) trong khoảng thời gian 1790-1796 ở đền Khán Xuân cạnh Hồ Tây (Hà Nội) là những năm cuối của Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781-1796) và khoảng thời gian Nguyễn Du làm “Hồng Sơn Liệp Hộ” (Người đi săn ở núi Hồng) 1797-1802 là năm năm cuối cùng của nhà Tây Sơn và khởi đầu của triều Nguyễn.
Bối cảnh Nguyễn Du giai đoạn 1790-1802
Theo Gia phả Nguyễn tộc tính toán năm sinh các con của Nguyễn Du thì năm 1778 Nguyễn Du về sống với vợ là cô Đoàn Nguyễn Thị Huệ (còn gọi là Tộ) là em gái của Đoàn Nguyễn Tuấn ở Thái Bình, nhưng sự thật là: Nguyễn Du được cha mẹ hứa hôn cho cô Đoàn Nguyễn Thị Huệ là con gái thứ sáu của Đoàn Nguyễn Thục người Quỳnh Côi, Hải An xưa thuộc Sơn Nam, nay thuộc Thái Bình . Nhờ lương duyên này mà họ Nguyễn Tiên Điền và Nguyễn Du có thêm thế lực của cha vợ là quan Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá, và anh vợ là tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn, là trấn thủ Sơn Nam Hạ, sau này làm quan thị lang triều Tây Sơn.
Năm Mậu Tuất (1778) Nguyễn Du mười ba tuổi, bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi). Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa. Năm ấy, Nguyễn Nhạc tự xưng đế hiệu, đặt niên hiệu là Thái Đức, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân. Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du cũng là thầy học của chúa Trịnh Khải. Nguyễn Du năm này về Tiên Điền học với chú Nguyễn Trọng và đi lại rất thân thiết với Đoàn Nguyễn Tuấn làm trấn thủ ở Sơn Nam Hạ là người thân cũng là học trò của Nguyễn Nghiễm.
Năm Nhâm Dần (1782), Nguyễn Du mười bảy tuổi, làm Chánh thủ hiệu quân Hùng hậu Thái Nguyên, nơi Quản Vũ Hầu Nguyễn Vũ Tiến là cha nuôi làm quan trấn thủ. Đây là vùng đất hiểm yếu có nhiều người Trung Quốc sang khai mỏ bạc. Nguyễn Đăng Tiến vốn là tay giặc già phản Thanh phục Minh người Việt Đông Trung Quốc, vừa là tân khách, thầy dạy võ cho Nguyễn Du và các anh em, vừa là tâm phúc của Nguyễn Nhiễm. Năm ấy, Trịnh Sâm mất, Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Khải (Trịnh Tông) lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.
Năm Quý Mão (1783), Nguyễn Du mười tám tuổi. Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường. Cũng năm ấy, Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây.
Năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Du mười chín tuổi. Tháng 2 , nhân vụ 7 kiêu binh bị nhà chúa giết vì bữa tiệc vua Lê đãi kiêu binh có công phò Hoàng Tự Tôn Lê Duy Kỳ từ trong tù ra, kiêu binh đã nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá. Nguyễn Khản trốn lên với em là Nguyễn Điều đang làm trấn thủ Sơn Tây và Nguyễn Nể làm Hiệp tán Nhung vụ. Họ toan hợp quân các trấn về đánh kiêu binh, nhưng khi sự lộ ra quân kiêu binh vào canh chặt phủ chúa, Trịnh Khải không ra được nên mưu bất thành. Kiêu binh chia nhau giữ các cửa ô. Quân các trấn sợ chúa bị hại nên đành kéo về. Nguyễn Khải đang ở cùng Nguyễn Điều Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, Ông bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Kiêu binh áp lực bãi chức Nguyễn Khản, giáng chức Nguyễn Điều. Hai người về Hà Tĩnh.
Năm Bính Ngọ (1786) Nguyễn Du hai mươi mốt tuổi vẫn làm Chánh thủ hiệu quân Hùng hậu Thái Nguyên với quan trấn thủ Thái Nguyên Quản Vũ Hầu Nguyễn Vũ Tiến Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Khản từ Hà Tĩnh theo ghe mành ra Bắc giúp chúa Trịnh, chủ trương đóng quân theo lối vẩy sộp kiểu phòng ngự chiều sâu nhiều tầng (theo Lê Quý Kỷ sự), nhưng kiêu binh vu cáo ông rước giặc Tây Sơn về. Nguyễn Khản phải bỏ chạy, ông mất trong hoàn cảnh đó ở Thăng Long, thi hài ông được đưa về an táng tại Hà Tĩnh. Khi kinh thành thất thủ, nhà Trịnh mất, Nguyễn Điều buồn uất ức thành bệnh mất ngày 31 tháng 7 năm 1786. Mộ được an táng xã Đại Đồng, huyện Nam Đàn, Nghệ An, sau được cải táng về xã Sơn An, huyện Hương Sơn. Các con và gia đình ông lập chi Nguyễn Tiên Điền tại đây. Chi họ này ở đó có trên 400 người. Nguyễn Du ở đâu trong năm này? Trong cơn lốc của các sự biến, người đời sau (Nguyễn Thế Quang với tiểu thuyết Nguyễn Du) cho rằng Nguyễn Du đã gặp Nguyễn Huệ tại điện Kính Thiên. Viên võ tướng Nguyễn Du trẻ tuổi cao lớn với thanh bảo kiếm của Việp Quân Công Hoàng Ngũ Phúc trao tặng trước đây đã trầm tĩnh đối mặt với người anh hùng Nguyễn Huệ oai chấn Bắc Hà.
Năm Đinh Mùi (1787) Nguyễn Du 22 tuổi. Nguyễn Nhạc từ Thăng Long trở về, phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương trấn thủ Phú Xuân, còn mình thì dẫn tùy tùng về Quy Nhơn, tự xưng làm Trung Ương Hoàng Đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đất Gia Định, phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương ở đất Thuận Hóa, lấy Hải Vân làm giới hạn. Nguyễn Nhạc hỏi những báu vật vàng bạc đoạt được ở phủ chúa Trịnh. Nguyễn Huệ từ chối không nộp. Nguyễn Huệ muốn kiêm quản cả đất Quảng Nam nhưng Nguyễn Nhạc không cho. Cùng thêm một số chuyện hiềm khích cơ mật khác. Tây Sơn bùng nổ bất hòa không thể cứu vãn. Nguyễn Ánh được cơ hội phục hồi. Nguyễn Hữu Chỉnh đuổi Trịnh Bồng, tôn phò vua Lê Chiêu Thống. Trịnh Bồng chạy khỏi kinh thành, Lê Chiêu Thống ngầm cho người đốt phủ chúa. Vua Lê Chiêu Thống theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh sai người ngầm mang nhiều vàng bạc đưa cho Nguyễn Văn Duệ để giết Võ Văn Dũng và lấy sông Gianh làm ranh giới như cũ. Vũ Văn Nhậm dò biết mưu ấy bèn cấp báo cho Nguyễn Huệ. Huệ liền sai người ra Nghệ An bắt Duệ nhưng Duệ thấy động đã đem quân thuộc hạ theo đường rừng trốn về Quy Nhơn. Nguyễn Huệ sai Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo quyền tiết chế Vũ Văn Nhậm đem quân ra Bắc hỏi tội Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh cho thuộc tướng chống giữ nhưng đều bị đánh tan. Vua Lê Chiêu Thống sai Lê Quýnh cùng hơn 30 người tôn thất đem bà Hoàng Thái hậu và Hoàng phi, Hoàng tử chạy lên Cao Bắng. Chỉnh thì cướp đường rước vua Lê Chiêu Thống chạy lên Kinh Bắc về đóng ở núi Mục Sơn đất Yên Thế. Nhậm sai bộ tướng Nguyễn Văn Hòa truy sát và đuổi kịp Nguyễn Hữu Chỉnh, bắt sống đóng gông giải về Thăng Long. Nhậm kể tội rồi sai chặt chân tay, phanh thây Chỉnh. Nhậm tìm vua Lê Chiêu Thống không được bèn tôn Sùng Nhượng Công Lê Duy Cẩn lên làm Giám Quốc để thu phục lòng người. Thầy đề lại Giám Quốc mỗi ngay phải sang chầu chực ở dinh Vũ Văn Nhậm. Nhậm tỏ ý kiêu ngạo. Ngô Văn Sở mật trình tấu sự tình về Nguyễn Huệ. Bắc Bình Vương lập tức truyền lệnh kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì chọn ngày về nam. Danh tướng Vũ Văn Nhậm là con rể Nguyễn Nhạc bị giết nên mối bất hòa anh em Tây Sơn càng sâu sắc. Mẹ của vua Lê Chiêu Thống chạy lên Cao Bằng cùng với Đốc trấn Nguyễn Huy Túc chạy sang đất nhà Thanh xin với Tổng đốc Lưỡng Quảng xin cứu viện. Tôn Sĩ Nghị dâng biểu lên vua Càn Long xin điều quân Lưỡng Quảng, Vân Nam, Quý Châu chia làm đường sang cứu viện cho vua Lê. Lúc này vua Chiêu Thống đã chạy lánh vào Bảo Lộc, Trấn Ninh.
Nguyễn Du những năm 1781-1786 là “năm năm hùng cứ một phương hải tần”, chủ yếu ở Thái Nguyên Hải Dương và đi lại chủ yếu ở các nơi Thái Nguyên, Thăng Long, Sơn Nam Hạ (Thái Bình),… tôn phò vua Lê theo sự sắp xếp hợp lý của anhbem nhà Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Du những năm 1786 -1992 đi lại chủ yếu giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng những năm này Nguyễn Du đang lúc “ngọa hổ tàng long” nên hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Vũ Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Nguyễn Vũ Tiến, Nguyễn Du, Nguyễn Quýnh cùng đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Gia tộc Nguyễn Tiên Điền bị giết thảm khốc và bị truy sát đến Trấn Ninh Vạn Tượng,
Nguyễn Du đến Vân Nam, bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu Tại lời đề “tiểu dẫn” của “Thăng long cầm giả ca”, chính Nguyễn Du đã nói rõ rằng những năm trước và sau cái Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2 đến lúc Nguyễn Huệ chết, ông chủ yếu ở Thăng Long và “Lưu Hương ký” của Hồ Xuân Hương cũng trùng khớp và xác nhận về “ba năm vẹn” đó.
Hồ Xuân Hương là Hồ Phi Mai cũng khoảng năm 1796 mẹ gả chồng cho một thầy lang gần Cổ Nguyệt Đường () làng Nghi Tàm. Lưu Hương Ký sau này đă cắt nghĩa rõ lý do vì sao có điều đau xót ấy. Nguyễn Du thời làm “Nam Hải Điếu Đồ” là tri âm tri kỷ với Hồ Xuân Hương sống chung “ba năm vẹn” ở Cổ Nguyệt Đường cạnh chùa Kim Liên (). Đây là đôi trai tài gái sắc Nguyễn Du Xuân Hương luận anh hùng; Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, ‘bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn/ để lời thệ hải minh sơn/ Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
Nguyễn Du đã bôn ba việc nước bao năm, gác bỏ tình riêng. Nguyễn Du làm nhà sư Chí Hiên đi lại ở Quảng Tây, Bắc Kinh, cung Nhiệt Hà (Trung Quốc) liên hệ với anh rể Vũ Trinh (*) chánh sứ của vua Lê lo việc phục quốc cho vua Hậu Lê. Nguyễn Du sau khi nhà Hậu Lê mất đã trực tiếp cùng em Nguyễn Ức xây đền thờ nghĩa sĩ nhà Hậu Lê Trung Liệt cổ tự (nay ở Thụy Khê, quận Tây Hồ, Hà Nội xem thêm Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt ). Nguyễn Du cũng được anh Nguyễn Nễ giao xây dựng lại từ đường họ Nguyễn Tiên Điền ở làng Tiên Điền, đình chùa Trường Ninh, cầu Tiên ở xứ Nghệ (tên cũ của Nghệ An và Hà Tĩnh thời ấy).
(*) Cổ Nguyệt Đường cạnh chùa Kim Liên, cho nên Phạm Đình Hổ đã viết: Từ thuở làm thân khách Cố kinh. Kim Liên qua lại đã bao lần, anh chàng này từng là học trò cụ Đồ Diễn, nên biết Xuân Hương từ thuở còn thiếu nữ. Trong Vũ Trung tùy bút tr. 42, cho biết năm 1798 -1799 có dạy học tại thôn Khánh Văn, hạ lưu sông Tô Lịch không xa nhà Xuân Hương. Trong Tang Thương Ngẫu lục, q 2 tr 231 có bài ký tả cảnh chùa Kim Liên. “Mùa thu năm Đinh Tỵ (1797) tôi cùng các ông Nguyễn Thạch Hiên, Nguyễn Kính Phủ, Hoàng Hy Đỗ đến vãn cảnh chùa Kim Liên ở làng Nghi Tàm, nơi trụ trì của Hoà Thượng Huệ (nội thị của chúa Uy Vương)” Phạm Đình Hổ đến thăm Xuân Hương cùng các bạn nhân đó ra về thăm chùa Kim Liên. Qua Vũ Trung Tùy bút ta biết Phạm Đình Hổ nhà ở phố Hàng Buồm và Nguyễn Kính Phủ (Nguyễn Án) ở cạnh đền Lý Quốc Sư bên Hồ Gươm, (nay là phố Nhà Thờ). Quang cảnh chung quanh Cổ Nguyệt Đường thế nào? Theo thơ Tốn Phong, người viết tựa cho Lưu Hương Ký:Phía trước nhà có trồng một cây bàng lớn: Cội bàng trăng khuất chiếu mai đình bài 6. Chung quanh nhà có trồng nhiều cây mai (mơ) Chủ nhân trước viện trắng mai hoa Bài 5, Bên quán người hoa chỉ thích mai.Bài 9 Tiết hàn mai tự nở ngàn hoa bài 26. Nhà nàng cạnh bến trúc làng Nghi Tàm: Vàng bay lá trúc ngõ chuyền oanh. Bài 6, Phượng cầm tự khóm trúc vang thanh, bài 14, Khóm trúc đình mai ta với ta, bài 21, Bến trúc mừng vui gặp mỹ nhân bài 25 Trên bến có trồng vài cây liễu: Bến nước đìu hiu liễu rủ cành, bài 6 Trong vườn có trồng cây vông và cây mận: Ngô đồng lá cũ mơ hồn phượng, ngõ hạnh lạnh tàn chuyển bóng oanh ,bài 17.
(**) Nguyễn Nể (1761-1805) là anh cùng cha khác mẹ và là người đặc biệt yêu thương của Nguyễn Du, thân thiết với Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn Quýnh, Vũ Trinh, Đoàn Nguyễn Tuấn, Hà Mỗ. Họ là những anh em cùng gia tộc hoặc anh em rể hoặc là cha nuôi, tùy tướng đặc biệt tin cẩn (như với trường hợp của Hà Mỗ và Nguyễn Du). Nguyễn Nể tự là Tiến Phủ, hiệu Quế Hiên, thi đậu đầu khóa Quốc Tử Giám, đậu đầu thi hạch, đậu Tứ Trường thi Hương năm 1779, Nguyễn Nể được bổ vào Thị Nội Văn thường trực tại nhà học của con chúa Trịnh Sâm, là bạn thiết của Trịnh Tông, sau Nguyễn Nể cai quản đội quân Nhất Phẩm kiêm Trị thị nội thư tả của phủ chúa Trịnh. Năm 1783, Nguyễn Nể làm Hiệp tán quân cơ đạo quân Sơn Tây. Năm 1786 vua Lê Quý Kỳ trực tiếp nắm lại chính sự thì Lê Quýnh và Nguyễn Nể được vua Lê tin cẩn “ngày đêm cùng họ trù tính mọi công việc, ngay cả những mưu kế phải dùng đến trong lúc bối rối bất ngờ, cũng được lo toan chu đáo” (Hoàng Lê Nhất Thống Chí trang 179). Nguyễn Nễ sau khi thời gian 1788, khi Tôn Sĩ Nghị sang chiếm nước ta, vua Lê Chiêu Thống thanh trừng những người cộng tác với nhà Tây Sơn thì rất nhiều người bị đục bỏ tên trong bia tiến sĩ nhưng Nguyễn Nể không có trong danh sách những người bị tội. Năm 1789 vua Quang Trung ra Bắc đánh bại Tôn Sĩ Nghi quét sạch quân Thanh ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Nể được vời ra bổ làm Hàn Lâm Thị Thư và làm Phó Sứ sang Trung Quốc cầu phong nhà Thanh cho Vua Quang Trung, Vũ Huy Tấn làm Chánh Sứ, sứ đoàn còn có Ngô Vi Quý, Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Quang Hiến … Trong cuộc đi sứ, vua Càn Long mời dự yến ở Các Tứ Quang ông làm thơ chúc mừng, vua Càn Long thưởng cho một tấm đoạn, hai thỏi mực và 3 tập hoa tiên lụa. Trở về được thăng Đông Các Học Sĩ, Thái tử Tả Thị Lang, Nghi Thành Hầu, được giao việc cai trị tại Bắc Hà. Nguyễn Nể năm 1794 được nhà Tây Sơn vời vào Phú Xuân làm việc Viện Cơ Mật. Ông giao phó tiền bạc cho hai em là Nguyễn Du và Nguyễn Ức về xây dựng lại từ đường, đền thờ, cầu Tiên, chùa Trường Ninh làng Tiên Điền bị Hiệp Trấn Tây Sơn Lê Văn Dụ đốt phá nhân vụ Nguyễn Quýnh khởi nghĩa. Nguyễn Nể sau đó được phong Tả phụng Nghi Bộ Binh, hàm Tam phẩm, được cử làm Hiệp Tán Nhung vụ Quy Nhơn. Năm 1795 Nguyễn Nể được cử làm Chánh Sứ của triều Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản sang dự lễ vua Càn Long nhường ngôi cho con là vua Gia Khánh. Nguyễn Nể dâng hai bài thơ ứng chế được vua Càn Long đích thân mời uống rượu và dự yến Các Tử Quang. Nguyễn Nể được vua Càn Long khen thơ và ban thưởng : gấm đoạn, trà sen, gậy tuổi già, ngọc như ý, tứ bửu.. Cháu 24 đời Chu Văn Công tri phủ Tứ Thành tặng bốn chữ Thiên Môn Tái Đăng (hai lần lên cổng trời). Nguyễn Nể mùa thu 1796 sau khi sứ đoàn về nước được vẻ vang vì cả hai lần được vua Càn Long và triều đình nhà Thanh kính trọng. Ông là “Quế Hiên Nguyễn Nễ đỉnh núi cao thi trận nước Nam” được vua Cảnh Thịnh ban thưởng 40 mẫu ruộng, giữ chức Đông Các đại học sĩ, gia tặng Thái sử, Tả Thị Lang, tước Nghi Thành Hầu, chức vụ dâng sách cho vua Cảnh Thịnh mới lên mười hai tuổi, đọc và giảng nghĩa cho vua nghe sách Tiểu Học Diễn Nghĩa do La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và Sùng Chính Viện vừa mới soạn xong. Ngoài ra còn các công việc giúp vua soạn các chiếu biểu, và kiêm các công việc Cơ Mật Viện, và chức vụ cuối cùng được thăng tới chức Trung Thư lĩnh hữu đồng nghị, chức vụ ngang hàng với quân sư Trần Văn Kỷ. Sau khi Nguyễn Du thăm anh cuối năm 1796, Nguyễn Nể xin về quê Nghệ An là hiệp trấn tham mưu cho Nguyễn Thận, xa dần kinh đô. Nguyễn Nể can thiệp cho Nguyễn Du ra tù sau khi toan trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh. Theo nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh “Nguyễn Du- Người đi săn núi Hồng” và “Quế Hiên Nguyễn Nể” thì lí do Nguyễn Nể năm 1797 được rời Phú Xuân là Nguyễn Nể xin đi xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô tại Nghệ An cùng Trần Quang Diệu và Trấn Thủ Nguyễn Văn Thận.
(***) Vũ Trinh (1769-1828) là anh rể và rất thân thiết với Nguyễn Du. Vũ Trinh là Chánh Sứ phụ trách mọi công việc bang giao của nhà Lê đối với Tôn Sĩ Nghị. Suốt triều Tây Sơn, (1789- 1801) Vũ Trinh lánh thân ở Hồ Sơn vùng Hà Nam ngày nay, dạy học và soạn sách. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, Vũ Trinh được mời ra tham chính, nhận chức Thị Trung Học sĩ được thăng Hữu Tham Tri Bộ Hình năm 1807 làm Chánh Sứ cùng Ngô Nhân Tĩnh đi sứ nhà Thanh. Năm 1816 ông có ý bênh vực cho học trò ông là Nguyễn Văn Thuyên, con Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày đi Quảng Nam 12 năm, đến năm 1828 mới được ân xá, trở về quê vài ngày thì bị bệnh mất hưởng dương 59 tuổi.
Nguyễn Du thơ Hán Nôm 1790 – 1802
Thơ Hồ Xuân Hương Lưu Hương Ký năm 1790 là chỉ dấu sự thật lịch sử những bài thơ Hán Nôm của Nguyễn Du trong câu chuyện Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.
Đường nghĩa bấy lâu trót vẽ vời, Nước non sầu nặng muốn đi về. Cung hoàng dịu vợi đường khôn lọt, Đường nguyệt mơ màng giấc hãy mê. Đã chắc hương đâu cho lửa bén, Lệ mà hoa lại quyến xuân đi. Xanh vàng chẳng phụ lòng ân ái, Tròn trặn gương tình cũng có khi …
Thơ chữ Nôm Thanh Hiên Nguyễn Du Hồ Xuân Hương chép trong Lưu Hương ký.
Họa Thanh Liên Chí Hiên nguyên vận
Khúc hoàng tay nguyệt còn chờ dạy, Cánh phượng đường mây đã vội chi. Chua xót lòng xem lời để lại, Hững hờ duyên bấy bước ra đi. Thử vàng đá nọ treo từng giá, Phong gấm hoa kia nở có thì, Đào thắm mận xanh còn thú lắm, Xuân ơi đành nở đứt ra về.
Nguyễn Du đầu năm 1794 vào Huế thăm Nguyễn Nễ tại chốn địa đầu Quy Nhơn Diên Khánh thực chất là tìm kế tiến thoái vẹn toàn cho gia tộc Nguyễn Tiên Điển khi nhà Nguyễn Gia Miêu và nhà Nguyễn Tây Sơn đang tranh hùng. Năm 1794 Nguyễn Nễ đang làm Tả Phụng Nghị Bộ Binh bên cạnh vua Cảnh Thịnh, trong Cơ Mật Viện có Tả hữu Trung Thư là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Nể, do sự sự xung của triều đình bởi Bùi Đắc Tuyên tiếm quyền nên đày Trung Thư Trần Văn Kỷ làm lính thú ở Hoàng Giang, Nguyễn Nể nhân đó xin đi trấn nhậm Quy Nhơn đất khởi nghiệp triều Tây Sơn. Ngô Thời Nhậm từ quan Binh bộ thượng thư và chủ trì các chính sách ngoại giao nhà Tây Sơn với Trung Hoa năm 1794 xin về đi tu theo đạo Phật làm Hải Lượng Thiền Sư. Phan Huy Ích cũng từ quan Thị trung Ngự sử ở tòa Nội các và Thượng thư bộ Lễ về đi tu và sau mất tại làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, (nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).
Bài Tiễn ông Tả Phụng Nghị Bộ Binh Nghi thành hầu họ Nguyễn đi thành Quy Nhơn.
Phan Huy Ích thơ chữ Hán, Nhất Uyên dịch thơ
Sông núi Hoan gấm vóc,
Chung đúc bậc kỳ nhân.
Rạng rỡ quê đạo đức,
Điềm lành sinh phượng lân.
Tiến thủ biết khí phách.
Từ trẻ tỏ xuất sắc,
Cơ trí từng trải đời,
Đức độ rộng kiến thức.
Khí tiết như tùng bách,
Phẩm chất mài như ngọc.
Bản lĩnh tự tín trung,
Hành động thường lỗi lạc.
Hiểu lý tận tóc tơ,
Nói chuyện người bén sắc.
Làm bạn khắp thế gian,
Gắn bó như ruột thịt.
Nhìn rõ việc thiên hạ,
Nắm vững để vận hành.
Tạo hóa tính kỳ lạ,
Giao trách nhiệm xứng danh.
Gặp gỡ thánh minh trị;
Đi thăm gióng ngựa quý.
Học thức vua nể vì,
Nơi thanh toả dốc trí.
Ba năm dạo gươm đàn,
Thơ rượu thường vui vẻ.
Đấng trượng phu công danh,
Chí dũng giữ đúng thể.
Phía Nam biển mênh mang,
Đất mới triều khai thác.
Ấp thang mộc Quy Nhơn,
Anh tài nơi then chốt.
Dân vỗ về yên ổn,
Uy danh quân lẫy lừng,
Triều đình cần người trấn,
Khẳng khái đến cầm quân.
Lòng hùng khí độc tan,
Thanh cao tiếng hạc đàn.
Thị Nại sóng cuồn cuộn,
Cù Mông mây mác man.
Chí bốn phương thoả nguyền,
Mài núi khắc thơ hùng.
Bài khải ca tấu khúc,
Miếng đỉnh chung thấm ơn.
Nâng chén rượu lên đường,
Kẻ ở lòng thấy thẹn.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
Tiễn Binh Bộ Tả phụng nghị Nghi thành Nguyễn hầu phó Quy Nhơn thành
Ngã Hoan hảo giang sơn,
Chung bẩm đa kỳ trác.
Thế đức diệu tiên hương,
Nhân thụy xuất lân nhạc.
Tiến phủ bão tài khí,
Diệu linh kiến đầu giác,
Cơ thức tảo duyệt thục,
Khí thế du hoành bác.
Tùng tiết nại nghiêm ngưng,
Ngọc chất kinh ma trác.
Bản lĩnh tự trung tín,
Động tức thường lỗi lạc.
Chúc lý cập hào mang
Lập đàn sinh phong ngọc.
Biến giao thế gian nhân,
Hệ thuộc vi tâm lạc.
Nhàn thị thiên hạ sự,
Vận dụng tại chưởng ác.
Tạo hóa dữ kỳ phẩm,
Giáng nhậm lương bất thác.
Tao tế thánh minh thì,
Tuân tư giá hoa lạc.
Vọng học vu thần cố,
Chu tuyền thanh tỏa các.
Tam niên cầm kiếm du,
Ngâm chước bất cải lạc.
Trượng phu pho công danh,
Bỉnh chí há đoan xác.
Hạo diểu hải chi nam,
Hy đại tân khai thác.
Quy Nhơn thang mộc địa,
Khu hoản ỷ khôi thạc.
Dân dung sơ phủ tập,
Quân thanh phương trấn bạc.
Triều đình trọng hành biên,
Khẳng khái tựu nhung mạc.
Tráng tâm tễ yên lam,
Thanh khiếu đái cầm hạc.
Thị Nại đào hung dũng,
Cù Mông vân lạc mạc.
Huyền hồ thù sơ chí,
Ma nhai lặc giai tác.
Khải ca tấu kỳ huân,
Chung đỉnh đàm tân ác.
Bả bôi tống chinh huy,
Cư giả diệc tâm tạc.
Nguyễn Du viết bài thơ ‘Nhớ Anh’ năm 1794 gửi Nguyễn Nể làm Hiệp Tán Nhung Vụ Quy Nhơn. Bài thơ này cho thấy Nguyễn Du là bậc trí tướng có tầm nhìn thật xa rộng, lánh họa tìm phúc giúp anh Nguyễn Nễ.
NHỚ ANH
Nguyễn Du thơ chữ Hán , Nhất Uyên dịch thơ.
Lục Tháp thành Nam buộc chức quan, Gập gềnh đá vượt Hải Vân đêm. Chướng lam ba tết xa, đồn trú, Hoa khói tháng hai , nhớ cố hương. Một biệt phương nào ai biết nhỉ ? Kiếp sau hẹn đến cuộc tương phùng; Biển trời mù mịt đườngngàn dậm, Trong mộng tìm nhau cũng khó khăn.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
ỨC GIA HUYNH
Lục Tháp thành Nam hệ nhất quan,
Hải Vân dạ độ thạch toàn ngoan.
Cùng xu lam chướng tam niên thú.
Cố quốc yên hoa nhị nguyệt hàn.
Nhất biệt cách tri hà xứ trú,
Trùng phùng đương tác tái sinh khan.
Hải thiên mang điểu thiên dư lý,
Thần phách tương cầu mộng diệc nan.
Chú thích:
Lục tháp thành: chỉ thành Bình Định, có 8 cụm tháp, nhưng chỉ có 6 cụm ở gần đường chỉ thấy có sáu nên người xưa gọi là thành Lục Tháp.
Hải Vân đèo nằm giữa Thừa Thiên và Quảng Nam rất hiểm yếu nên được gọi là Đệ Nhất Hùng Quan.
Nguyễn Du đầu năm 1796 lại vào Quy Nhơn tiếng là ‘thăm anh’ Nguyễn Nễ thực chất là giúp anh tìm kế thoát hiểm họa diệt tộc khi nhà Tây Sơn chia rẽ nội bộ đặc biệt nghiêm trọng sau khi Nguyễn Huệ mất, nhưng Nguyễn Du vẫn quyết không chịu vào Nam theo Nguyễn Ánh mà bàn luận với anh chọn thái độ ứng xử phù hợp. Nguyễn Nễ ngay năm 1796 đã từ chốn địa đầu Hiệp trấn Quy Nhơn về làm Thái sử ở Phú Xuân bên cạnh vua Cảnh Thịnh, sau đó Nguyễn Nễ làm Phó sứ Tây Sơn sang sứ nhà Thanh lần hai, thành công vang dội với “Quế Hiên Nguyễn Nễ đỉnh núi cao thi trận nước Nam”. Nguyễn Nễ sau được phong Tả Thị Lang, Nghi Thành Hầu . Cuối năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du được tha và về sống hẳn (quản thúc?) ở làng Tiên Điền, khép lại Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781-1796). Nguyễn Du làm Hồng Sơn Liệp Hộ ở Tiên Điền giai đoạn 1797-1802 với tâm trạng khắc khoải tâm sự buồn.
TẠP NGÂM I Nguyễn Du thơ chữ Hán, Nhất Uyên dịch thơ.
Tiếng thu một tối vượt Lam Hà,
Vô ảnh vô hình đến với ta.
Muôn dậm Tây phong đầu bạc tóc,
Một song thu sắc cúc vàng hoa.
Trăm năm vui khổ bao giờ hết,
Bốc vách thi thư mấy cũng vừa.
Trước ngõ cội tùng trăm thước đứng,
Chúa Xuân ghen có được gì a ?
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
TẠP NGÂM I
Thu thanh nhất dạ độ Lam hà,
Vô ảnh vô hình nhập ngã gia.
Vạn lý Tây phong lai bạch phát,
Nhất song thu sắc tại hoàng hoa.
Bách niên ai lạc hà thời liễu ?
Tứ bích đồ thư bất yếm đa.
Đình thực cô tùng cao bách xích,
Bất tri thanh đế nại nhân hà ?
Chú thích: Lam hà : tức sông Lam Thanh đế: thần mùa xuân, còn gọi Đông đế hay Đông quân. Ý nói cây thường xanh tươi mùa xuân, tiêu điều rụng lá mùa thu, nay trồng một cây tùng xanh tươi suốt năm, chẳng hay chúa Xuân có làm gì được người trồng cây tùng không ? Xích: thước đo ngày xưa bằng ba gang tay.
TẠP NGÂM 1 (dịch nghĩa) Tiếng thu một tối vượt qua sông Lam, không bóng không hình lọt vào nhà ta. Gió Tây muôn dậm làm cho mái tóc thêm bạc. Sắc thu đầy trên cửa sổ trên khóm hoa vàng. Cuộc vui buồn trăm năm bao giờ hết ? Sách vở đầy bốn vách, bao nhiêu cũng vừa. Trước sân trồng một cây tùng cao trăm thước, không biết chúa Xuân sẽ làm gì được người .
Bài này cho thấy số sách vở họ Nguyễn Tiên Điền không cháy hết còn lại một hai phần mười mà vẫn còn lại một số chất đầy bốn vách. Đáng tiếc nhất là bộ sưu tập thơ văn của Đoàn Thị Điểm của cụ Nguyễn Nghiễm bị cháy.
TẠP NGÂM II Nguyễn Du thơ chữ Hán,
Nhất Uyên dịch thơ
Long Vĩ đầu sông nhà một gian, Ẩn sầu chót vót bỗng vui tràn. Đạt nhân lòng tỏ như trăng sáng, Xử sĩ trước nhà vọng núi xanh. Gối sách đỡ thân nằm bệnh tật, Bên đèn rượu nhắp thắm dung nhan. Suốt ngày bên bếp không đun lửa, Ngoài song no với khóm hoa vàng.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt
TẠP NGÂM III
Long Vĩ giang đầu ốc nhất gian,
U cư sầu cực hốt tri hoan.
Đạt nhân tâm cảnh quang như nguyệt,
Xử sĩ môn tiền thanh giả san.
Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt,
Đăng tiền đẩu tửu khởi suy nhan.
Táo đầu chung nhật vô yên hỏa,
Song ngoại hoàng hoa tú khả xan.
TẠP NGÂM II (dịch nghĩa): Đầu sông Long Vĩ có một gian nhà, ở ẩn buồn đến cực độ, bỗng thấy vui. Cõi lòng người khoáng đạt sáng tỏ như vầng trăng. Trước cửa nhà ẩn dật toàn là núi xanh. cạnh gối có chồng sách đỡ tấm thân bệnh tật. Trước đèn uống chén rượu cho vẻ mặt tiều tụy vui tươi lên. Suốt ngày bếp không đỏ lửa, ngoài cửa sổ hoa cúc vàng tươi tốt có thể ăn được.
Bài viết này thêm một bằng chứng Nguyễn Du còn độc thân.
TẠP NGÂM III Nguyễn Du thơ chữ Hán, Nhất Uyên dịch thơ
Tháng tám thu tàn vương mác man,
Khí trời nửa nắng mây mênh mang.
Gió đùa cao trúc trời vang sáo,
Mưa ướt hoàng hoa đất rãi vàng.
Núi lạnh gió lùa du tử mộng,
Đầm sâu trong suốt chủ nhân lòng.
Cửa ngoài dạo gót nhìn thu sắc,
Thoáng nửa đầu sông, rừng lá phong.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
TẠP NGÂM III
Mạc mạc thu quang bát nguyệt thâm,
Mang mang thiên khí bán tình âm.
Thu phong cao trúc minh thiên lại,
Linh vũ hoàng hoa bố địa câm (kim).
Viễn tụ hàn xâm du tử mộng,
Trừng đàn thanh cộng chủ nhân tâm.
Xuất môn từ bộ khan thu sắc,
Bán tại giang đầu phong thụ lâm.
BÀI TẠP NGÂM III (dịch nghĩa)
Tháng tám cảnh thu già lặng lẽ, khí trời mênh mang nửa rạm mây nửa nắng. Bụi trúc cao gió thổi, tiếng sáo trời nổi lên, hoa cúc sau trận mưa, rơi xuống rắc hoa vàng trên mặt đất. Khí lạnh rặng núi xa thấm vào giấc mộng người du tử. Nước đầm trong suốt giống như lòng chủ nhân. Ra trước cửa thong thả ngắm sắc thu, thấy một nửa trên dải rừng phong mé đầu sông.
TẠP THI I
Nguyẽn Du thơ chữ Hán,
Nhất Uyên dịch thơ
Bạc đầu tráng sĩ ngẩng trời than ! Dựng nghiệp, mưu sinh thảy lỡ làng. Thu cúc, xuân lan thành mộng ảo, Hạ nồng, đông lạnh cướp ngày xanh. Chó vàng vui thú quanh Hồng Lĩnh, Mây trắng, nằm đau cạnh Quế Giang. Vẫn thích làng quê hằng có rượu, Ba mươi tiền sẵn túi con mang.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
TẠP THI I
Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên,
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên.
Xuân lan, thu cúc thành hư sự,
Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên.
Hoàng khuyển truy hoan Hồng Lĩnh hạ,
Bạch vân ngọa bệnh Quế Giang biên.
Thôn cư bất yếm tần cô tửu,
Thượng hữu nang trung tam thập tiền.
TẠP THI II (dịch nghĩa).
Non Hồng một màu soi bóng xuống làn nước phẳng, nơi thanh tú tĩnh mịch này, kẻ hàn sĩ có thể ở được. Mây trắng từ ngàn dậm đến bay in bóng trên giường chiếu, Trăng sáng soi qua cửa sổ chiếu vào cặp sách túi đàn (*). Lúc loạn lạc cười khóc cũng theo đời. Thân già yếu nên yên lặng để giữ mình. Chuyện đời trước mắt thay đổi như hoa nở lá rụng. Quanh năm cõi lòng vẫn thản nhiên như không .
(*) TS. Nguyễn Trọng Chánh bình: Nguyễn Du luôn có bên mình thanh gươm và cây đàn nguyệt. Tình hình Hồng Lĩnh từ sau cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh, công an quận công Thận đang kiểm soát gắt gao, tai vách mạch rừng, nói gì cũng phải cẩn thận, cười khóc phải theo thời, thiên hạ đang cười mà mình khóc, thiên hạ đang khóc mà mình cười công an bắt ngay !. Từ khi vua Quang Trung mất, chúa Nguyẽn Ánh nổi dậy đang hùng cứ Nam Hà, chuyện đời sẽ đổi thay như hoa nở lá rụng ).
TẠP THI II Nguyễn Du thơ chữ Hán,
Nhất Uyên dịch thơ
Núi Hồng soi bóng nước xanh trong, Hàn sĩ nơi đây ẩn cảnh nhàn. Ngàn dậm mây về quanh chiếu chỏng, Một song trăng sáng rọi thư đàn. Khóc cười thời loạn theo trần thế, Bệnh yếu lặng câm mà giữ thân, Trước mắt nở hoa rồi rụng lá, Bốn mùa thanh thản có như không.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
TẠP THI II
Hồng Sơn nhất sắc lâm bình cừ,
Thanh tịch khả vi hàn sĩ cư.
Thiên lý bạch vân sinh kỷ tịch.
Nhất song minh nguyệt thướng cầm thư.
Tiếu đề tuẫn tục can qua tế,
Giam mặc tàng sinh lão bệnh dư.
Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự,
Tứ thời tâm kính tự như như.
Nguyễn Du viết “Đi săn” vào khoảng năm 1801- 1802
ĐI SĂN Nguyễn Du thơ chữ Hán,
Nhất Uyên dịch thơ
Kẻ đạt quan trường chí đỉnh mây, Còn ta vui thú với hươu nai. Cốt lòng thư thái không mong được, Không hại điều nhân diệt các loài. Xạ ngủ cỏ thơm hương ướt ẩm, Núi xa, chó sủa tiếng ngoài tai. Thú vui phù thế âu tùy thích, Xe đón lộng che ấy những ai ?
Nguyên tác phiên âm Hán Việt :
LIỆP
Y quan đạt giả chí thanh vân,
Ngô diệc lạc ngô mi lộc quân.
Giải thích nhàn tình an tại hoạch,
Bỉnh trừ dị loại bất phương nhân.
Xạ miên thiển thảo hương do thấp,
Khuyển độ trùng sơn phệ bất văn.
Phù thế vi hoan các hữu đạo,
Khu xa ủng cái thị hà nhân.
Chú thích:
Thanh vân, mây xanh, chỉ công danh thành đạt.
Triều đại Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Du năm ấy viết hai bài Hành lạc từ. Theo lời bình của nhà Kiều học đích thực, giáo sư văn chương, tiến sĩ Phạm Trọng Chánh, đại học Paris Pháp thì “Bài thơ phản phất không khí thơ bài Lý Bạch mời rượu, Trương Tiến Tửu, hãy vui chơi hôm nay. Đừng lo danh tiếng hảo xa vời khi đã chết, công danh, giàu sang trần thế như phù vân, có rồi lại mất, đời người ai sống được trăm tuổi, làm chi cho mệt cuộc đời. Đọc bài này rồi ta không thể nghĩ rằng Nguyễn Du có thể viết ngược lại đòi ba trăm năm lẻ nữa có người khóc mình trong bài Độc Tiểu Thanh Ký“. (Nguyễn Du- Người đi săn núi Hồng)
HÀNH LẠC I Nguyễn Du thơ và từ Nhất Uyên dịch thơ
Chó săn vàng đốm trắng,
Cổ đẹp đeo chuông vàng.
Chàng trai mặc áo ngắn,
Dắt về phía núi Nam.
Núi Nam nhiều nai hương,
Huyết ngọt thịt thơm ngon.
Dao vàng thái món quý,
Rượu ngon uống trăm chung.
Đời ai sống trăm tuổi,
Gặp thời cứ vui chơi.
Tội chi sống bần tiện,
Lo âu suốt đời người.
Di Tề chẳng danh lớn,
Chích Cược không giàu to.
Sống lâu chỉ tám chục,
Tội gì ngàn năm lo.
Có chó cứ làm thịt,
Có rượu cứ nghiêng bầu.
Hay dỡ trên đời sao biết được,
Cần gì lo tiếng hão về sau.
HÀNH LẠC (I)
Tuấn khuyển hoàng bạch mao,
Kim linh hệ tú cảnh,
Kinh sam thiếu niên lam,
Khiển hướng Nam sơn lĩnh.
Nam sơn hương đa mi,
Huyết nhục cam thả phì.
Kim đao thiết ngọc soạn,
Mỹ tửu lũy bách chi.
Nhân sinh vô bách tải,
Hành lạc dương cập kỳ.
Vô vi thủ bần tiện,
Cùng niên bất khai mi.
Di Tề vô đại danh,
Chích Cược vô đại lợi,
Trung thọ chỉ bát thập,
Hà sự thiên niên kế.
Hữu khuyển khả tu sát,
Hữu tửy thả tu khuynh.
Nhãn tiền đắc táng dĩ nan nhận,
Hà sự mang mang thân hậu danh.
Núi phía nam có lắm nai hương,
huyết thơm thịt lại béo, dao vàng thái thành món ăn quý,
rượu ngon uống hàng trăm chén.
Đời người ai sống trăm tuổi,
vui chơi nên kịp thì, tội gì giữ nếp nghèo nàn,
suốt năm không mở mặt mở mày.
Bá Di, Thúc Tề cũng chẳng có danh lớn. Đạo Chích, Trang Cược cũng chẳng giàu to. Sống lâu cũng chỉ tám mươi tuổi,
cần gì tính chuyện nghìn năm.
Có chó cứ giết ăn thịt,
có rượu cứ uống cho hết; chuyện trước mắt hay dỡ khó mà biết được, cần gì phải lo cái danh xa xôi sau khi chết rồi.
Chú thích : – Di, Tề : Bá Di, Thúc Tề con vua Cô Trúc, một nước thuộc nhàÂn nay thuộc tỉnh Trực Lệ, Khi nhà Ân bị nhà Chu lấy, hai người không phục nhà Chu, lên núi Thú Dương ởẩn rồi nhịn đói mà chết chứ không thèm ăn thóc nhà Chu. – Chích, Cược : Đạo Chích và Trang Cược hai tên trộm cướp nổi tiếng thời Xuân Thu. Đạo Chích em của Liễu Hạ Huệ có khoảng chín ngàn lâu la, đi bắt bò trâu trộm, cướp vợ người. Trang Cược em Sở Trang Vương cũng là tay cướp đại bợm. – Trung thọ : Người xưa chia tuổi làm ba bậc : Hạ thọ (60 tuổi), Trung thọ (80 tuổi), Đại thọ (90 tuổi).
HÀNH LẠC II Nguyễn Du thơ và từ Nhất Uyên dịch thơ
Núi cao hoa đào nở,
Tươi như màu lụa đỏ.
Sáng mai đùa xuân xanh,
Chiều tối rơi bùn nhọ.
Hoa nào đẹp trăm ngày ?
Người sống ai trăm tuổi ?
Chuyện đời lắm đổi thay,
Kiếp phù sinh chơi mãi.
Trong tiệc mỹ nữ đẹp như hoa,
Trong hồ có rượu như vàng pha,
Tiếng kèn tiếng sáo như khoan nhặt,
Được dịp hát to cứ hát ca.
Anh có thấy ông Vương Nhung tự tay cầm bàn ngà,
Ngày ngày tính toán lòng chưa vui sướng,
Đài Tam công đổ, cây mận ngon tàn,
Bạc vàng tiêu tán người khác hưởng.
Lại thấy không, ông Phùng Đạo khi về già còn phú quý.
Trải mấy triều vua ngôi cao khanh sĩ,
Chuông minh đỉnh vạc lại hoàn không,
Nghìn năm lưu bài Trường Lạc Tự.
Giàu sang trước mắt như phù vân,
Người nay chỉ biết cười người trước,
Người trước chết chôn đầy tha ma,
Người nay sao vẫn còn xuôi ngược.
Hiền ngu xưa nay một nấm mồ,
Nào ai vượt qua được sống chết.
Anh ơi uống rượu rồi vui chơi,
Kìa trông phía Tây trời đã xế.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
HÀNH LẠC (II)
Sơn thượng hữu đào hoa,
Xước ước như hồng ỷ,
Thanh thần lộng xuân nghiên,
Nhật mộ trước nê trỉ.
Hảo hoa vô bách nhật,
Nhân thọ vô bách tuế,
Thế sự đã suy di,
Phù sinh hành lạc sự.
Tịch thượng hữu kỹ hiểu như hoa,
Hổ trung hữu tửu như kim ba,
Thúy quản ngọc tiêu hoãn cánh cấp.
Đắc cao ca xứ thả cao ca.
Quân bất kiến:
Vương Nhung nha trù thủ tự tróc,
Nhật nhật cối kê thường bất túc,
Tam công đài khuynh hảo lý tử,
Kim tiền tán tán tha nhân phúc.
Nhãn tiền phú quý như phù vân,
Lãng đắc kim nhân tiếu cổ nhân.
Cổ nhân phần doanh dĩ luy luy,
Kim nhân bôn tẩu hà phân phân,
Cổ kim hiền ngu nhất khâu khổ,
Sinh tử quan đầu mạc năng độ.
Khuyến quân ẩm tửu thả vi hoan,
Tây song nhật lạc thiên tương mộ.
HÀNH LẠC (Bài từ số II dịch nghĩa)
Trên núi có hoa đào tươi
đẹp như tấm lụa đỏ, sáng sớm còn đùa giỡn với màu xuân đẹp, chiều tối đã nằm giữa bùn lầy.
Hoa đẹp không được trăm ngày, người sống lâu mấy ai trăm tuổi, chuyện đời lắm đổi thay, kiếp phù sinh nên cứ vui chơi.
Trên tiệc có gái đẹp như hoa, trong vò có rượu quý như nổi sóng vàng, tiếng thúy quản, tiếng ngọc tiêu (tiếng kèn, tiếng sáo) khi mau khi chậm, được dịp hát to cứ hát to.
Người không thấy
ông Vương Nhung cầm thẻ ngà, ngày nào cũng tính toán mà trong bụng vẫn thấy chưa đủ. Đài Tam công cũng đổ, cây mận ngon cũng chết, bạc vàng tiêu tan cho người khác hưởng.
Lại không thấy
ông Phùng Đạo lúc về già phú quý xiếc bao, trải mấy triều vua không rời gối khanh tướng, thế mà miếng đỉnh chung rốt cuộc vẫn không, nghìn năm chỉ lưu lại bài Trường Lạc Tự. Phú quý trước mắt không khác gì phù vân,
người nay chỉ biết cười người xưa, người chết mồ mả đã ngổn ngang, người sau vẫn bôn tẩu rộn ràng ? Xưa nay kẻ hiền người ngu cũng chỉ trơ lại một nấm đất,
không ai vượt qua cửa ải sống chết, khuyên anh nên uống rượu rồi vui chơi, kìa trong cửa sổ phía tây, bóng mặt trời đã xế.
Chú thích:
Vương Nhung: một trong Trúc Lâm thất hiền đời Tấn, nhà giàu ruộng vườn khắp các châu, nhưng lại là tay biển lận, ngày nào cũng cầm bàn tính, thẻ ngà trong tay để tính toán, trong nhà có cây mận rất ngon, bán quả sợ người ta được giống, nền dùi nát hột đi rồi mới bán.
Phùng Đạo, người đời Ngũ Đạo, tính chất phác văn chương hay, làm khanh tướng dưới bốn triều Đường, Tấn.. tự đặt hiệu là Trường Lạc lão có làm bài Trường Lão lạc tứ tự kể chuyện mình thờ bốn họ, sáu ông vua.
Đọc bài thơ Hành Lạc Từ của Nguyễn Du chúng ta tìm lại được cái an vui thanh thản của nhà nho ngày xưa. Cái triết lý Á Đông chấp nhận cuộc đời có sống có chết lẽ thường.
Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng là ẩn ngữ giữa đời thường.