Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 308
Toàn hệ thống 1863
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

Thác nước Victoria châu Phi trên sông Zambezi, nằmbiên giới Zambia và Zimbabwe

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 17 THÁNG 11
Hoàng Kim
CNM365 Minh triết sống phúc hậu; Thầy bạn là lộc xuân; Kho báu đỉnh Tuyết Sơn; Cây Lương thực Việt Nam; Hoa Lúa; Con đường lúa gạo Việt; Có một ngày như thế; Về miền Tây yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Thác nước Victoria di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới (hình) do UNESCO công nhận năm 1989 trên sông Zambezi, nằm giữa biên giới Zambia và Zimbabwe tại miền nam châu Phi. Thác nước này được xem là một trong những thác nước lớn nhất và đẹp nhất thế giới được giới thiệu bởi  David Livingstone, nhà truyền giáo và thám hiểm người Scotland châu Âu vào ngày 16 tháng 11 năm 1855.  Ngày 17 tháng 11 năm 1950, Đạt Lai Lạt Ma14 Tenzin Gyatso chính thức xử lý sự vụ chính trị và tôn giáo ở tuổi 15. Đạt Lai Lạt Ma14 là nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng thế giới, được coi là một trong ba thánh nhân người châu Á của thế kỷ thứ 20 cùng với cố thi hào Rabindranath Tagore (1861–1941) và Mahātma Gandhi (1869–1948) người Ấn Độ . Ngày 17 tháng 11 năm 1869 ở Ai Cập kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Vịnh đỏ đã được khai thông; Bài viết chọn lọc ngày 17 tháng 11: Minh triết sống phúc hậu; Thầy bạn là lộc xuânKho báu đỉnh Tuyết Sơn; Cây Lương thực Việt Nam; Hoa Lúa; Con đường lúa gạo Việt; Có một ngày như thế; Về miền Tây yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Thông tin tại: http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-11/;

 

 

 

 

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế, Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp, là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời, tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

 

 

 

 

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Phật giáo, Khoa học và Việt Nam là ba học hỏi và nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim

“Lấy anh em biết ăn gì …” (1)
“Lộc sắn thì chát, lộc si thì già” (2)
Cà phê, khoai nướng và hoa
Hoa Người, Hoa Đất, mình là cây xanh.

Thân chúc sức khỏe hạnh phúc những Thầy bạn là lộc xuân của HK nhân tuần Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ghi chú: 1) Hoàng Đình Quang bạn tôi 2) Can Ha . Đọc tiếp tại Thầy bạn là lộc xuân tại đây http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-11/

 

 

DinhTuyetSon

 

 

KHO BÁU ĐỈNH TUYẾT SƠN
Hoàng Kim

Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn bài của Hoàng Kim được chú ý trên trang Nghiên cứu lịch sử ngày 1.8. 2016. Những hé lộ về bí mật kho báu trên núi Tuyết đã giúp tư liệu đánh giá ba vấn đề lớn tồn nghi trong lịch sử: 1) Ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn. 2) Lý Tự Thành và kho báu nhà Minh. 3) Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị?.

Tuyết Sơn phi hồ là bộ tiểu thuyết đầu tiên trong 14 bộ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Kim Dung, một trong ba văn hào được nhiều người đọc nhất của Trung Quốc đương đại. Kim Dung, Vương Mông, Mạc Ngôn bạn thích ai? câu hỏi này thuộc về sự đánh giá của bạn. Nhưng dẫu bạn thích ai thì Kim Dung vẫn là một trong những ngọn Tuyết Sơn hùng vĩ của nền văn học Trung Hoa và thế giới. Vượt lên mọi sự khen chê, Tuyết Sơn phi hồ là một trong những đỉnh cao văn chương Trung Hoa và Thế Giới được nhiều nhà văn tài năng ao ước chinh phục và đã được chuyển thể nghệ thuật điện ảnh.

Đỉnh Everest và truyện Tuyết Sơn phi hồ

Đỉnh Everest (còn gọi là đỉnh Chomolungma) là nóc nhà cao vọi của thế giới. Đây là đỉnh núi cao nhất Trái Đất với độ cao 8848 mét so với mực nước biển. Đỉnh Everest thuộc biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc) là nơi được nhiều người leo núi mơ ước khám phá. Đỉnh Everest được Andrew Scott Waugh, người Anh, tổng trưởng quan trắc của Ấn Độ đặt tên tiếng Anh là Everest. Ông viết: …”Tôi được Ngài đại tá George Everest quan cấp trên và là người tiền nhiệm đáng kính của tôi, dạy rằng cần đặt cho mỗi đối tượng địa lý bằng tên địa phương hoặc tên riêng thổ ngữ xứ đó. Ngọn núi này có lẽ là ngọn núi cao nhất thế giới, nhưng không có tên địa phương hoặc tên riêng thổ ngữ nào mà chúng tôi biết đến, mà nếu như được biết đến, thì cũng không biết là đến khi nào mới chắc chắn trước khi chúng tôi được cho phép đi xuyên qua Nepal… Tạm thời tôi xin mạn phép đặt tên… một cái tên mà sẽ được biết đến giữa các công dân và trở thành một từ thông dụng giữa các quốc gia văn minh.

Đỉnh Everest tiếng Tây Tạng gọi  là Chomolangma  (Thánh mẫu của vũ trụ), tiếng Trung Quốc gọi là Thánh Mẫu Phong “đỉnh núi của Thánh mẫu” do phiên âm từ tiếng Tây Tạng. Đỉnh Everest tiếng Nepan dịch nghĩa được gọi là “trán trời”.

Bạn có thể tìm thấy danh sách những người lên đến đỉnh của nóc nhà thế giới Edmund Hillary và Tenzing Norgay trở thành những người đầu tiên lên đến đỉnh Everest ngày 29 tháng 5 năm 1953,  Junko Tabei người Nhật là phụ nữ đầu tiên trên đỉnh núi vào 16 tháng 5 năm 1975; Erik Weihenmayer là người mù đầu tiên leo tới đỉnh của Everest ngày 25 tháng 5 năm 2001. Trước ngày 29 tháng 5 năm 1953 và từ ngày đó đến nay đã có nhiều người mạo hiểm chinh phục đỉnh núi Tuyết nhưng nhiều người không trở về.

Mai Lý tuyết sơn (Meili Xue Shan) là dãy núi ở Khu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đỉnh Kawagebo cao 6.740 mét, trên dãy núi trùng điệp này, nằm ở huyên lỵ Đức Khâm, của biên giới Tây Tạng, Địch Khánh và gần biên giới với Myanma . Đỉnh núi Kawagebo tuy thấp hơn đỉnh Everest nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai leo đến tới đỉnh mà không thiệt mạng, do hiểm trở với sáu ngọn núi cao hơn 6000 m tuyết phủ vĩnh cữu.

Tuyết Sơn phi hồ  (Flying Fox of Snowy Mountain) là bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay của Kim Dung  đăng trên Minh báo năm1959,  Phi hồ ngoại truyện được viết năm 1960 (sau Tuyết Sơn Phi Hồ một năm) kể về điển tích võ học tinh hoa của Hồ Phỉ nhân vật chính truyện. Tuyết Sơn phi hồ là bộ sách đầu tiên và Lộc Đỉnh Ký là bộ sách cuối cùng tâm đắc nhất của Kim Dung. Ông nói rằng ông gửi gắm những điều vi diệu tâm đắc nhất của ông vào hai bộ sách khai tập và kết thúc này. Tôi e rằng những người đọc và hiểu hết những điều thâm hậu của ông là không nhiều.

Tuyết Sơn phi hồ  kể lại câu chuyện tranh giành bảo đao Thiên Long của Sấm Vương  Lý Tự Thành  vào năm Càn Long thứ 48 thời nhà Thanh, thực chất là sự tranh giành kho báu trên đỉnh núi Tuyết.

Nguồn gốc câu chuyện khởi đầu khi Lý Tự Thành thất bại ở Bắc Kinh phải rút về núi Cửu Cung và bị vây. Ông cùng bốn cận vệ thân tín, võ công cao cường là Hồ, Miêu, Phạm, Điền chôn giấu kho báu trên Ngọc Bút Sơn của đỉnh núi Tuyết, bí mật chìa khóa kho báu giấu ở thanh bảo đao Thiên Long và cây trâm của Ngọc Lan. Sau khi ba người Miêu, Phạm, Điền phá vây đi cầu viện binh trở về thì  Lý Tự Thành mất tích, người họ Hồ, ngoại hiệu Phi thiên hồ ly, đã trá hàng Ngô Tam Quế để mưu cứu Lý Tự Thành, nhưng bị ba người em hiểu lầm và ám hại. Ông cam chịu chết mà không chống trả.

Câu chuyện ân oán giữa con cháu họ kéo dài đến năm 48 thời Càn Long nhà Thanh  với Phúc Khang An. Nhân vật võ lâm lẫy lừng danh tiếng Miêu Nhân Phụng “đi khắp thiên hạ không có ai địch thủ” đã chấp nhận quyết đấu với Tuyết Sơn Phi Hồ ngoại hiệu của  Hồ Phỉ trẻ tuổi tài cao danh chấn Tuyết Sơn. Câu chuyện về họ là một khúc ca bi tráng với một thiên tình sử cảm động.

Năm 2007, một đoạn trích trong tác phẩm này đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, thay thế AQ chính truyện, đã gây nên nhiều dư luận rất khác nhau.
MaotrennuiTuyet

Trung Quốc đang muốn vẽ lại biểu tượng người Trung Hoa mới thay thế  AQ.

Hình tượng Mao Trạch Đông thời trẻ nay sừng sững trên núi Tuyết khiến người ta liên tưởng trận đấu sinh tử của Hồ Phỉ tuổi trẻ anh hùng nghĩa hiệp và nhân ái trên đỉnh Tuyết Sơn. Mao Trạch Đông có bài thơ Tuyết – Thẩm Viên Xuân – mô tả về núi sông hùng vĩ , đánh giá về hào kiệt các thời của đất nước Trung Hoa và bài thơ Côn Lôn – Niệm Nô Kiều – chính là ngầm ý nói về sự hùng vĩ của Tuyết Sơn và hùng tâm tráng khí cách mạng của ông cải tạo Trung Hoa và Thế Giới

TUYẾT
Mao Trạch Đông

Cõi bắc xinh thay
Nghìn dặm băng dày
Vạn dặm tuyết gieo
Ngắm Trường Thành bát ngát
Trong, ngoài trắng dải
Đại Hà trên, dưới
Bỗng sóng ngừng reo
Núi: rắn bạc vờn
Gò: voi sáp ruổi
Muốn thách trời ai kẻ thấp cao
Khi trời hửng
Ánh hồng lồng ánh bạc
Rất đỗi yêu kiều

Non sông xinh đẹp dường bao
Khiến vô số anh hùng cúi rạp theo
Tiếc Tần hoàng, Hán Vũ
Kém phần văn vẻ
Đường tông, Tống tổ
Thiếu mực phong tao
Khét tiếng một thời
Thành Cát Tư Hãn
Chỉ biết giương cung bắn ó, diều
Xưa đã khuất
Nhìn trời nay hẳn thấy
Nhân vật phong lưu.

(bản dịch của Hoàng Trung Thông, Nam Trân)

Nguyên văn chữ Hán
























Dịch nghĩa

Thấm viên xuân – Tuyết

Bắc quốc phong quang,
Thiên lý băng phong,
Vạn lý tuyết phiêu.
Vọng Trường thành nội ngoại,
Duy dư mãng mãng;
Đại hà thượng hạ,
Đốn thất thao thao.
Sơn vũ ngân xà,
Nguyên trì lạp tượng,
Dục dữ thiên công thí tỷ cao.
Tu tình nhật,
Khán hồng trang tố lý,
Phân ngoại yêu nhiêu.

Giang sơn như thử đa kiều,
Dẫn vô số anh hùng cạnh chiết yêu.
Tích Tần Hoàng Hán Võ,
Lược thâu văn thái;
Đường Tông Tống Tổ,
Tiêu tốn phong tao.
Nhất đại thiên kiêu,
Thành Cát Tư Hãn,
Chỉ thức loan cung xạ đại điêu.
Câu vãng hĩ,
Sổ phong lưu nhân vật,
Hoàn khán kim triêu.

CÔN LÔN
Mao Trạch Đông

Dọc ngang trời đất
Ngút Côn Lôn thấy khắp cõi đời xuân sắc
Cuộn bay rồng ngọc ba trăm vạn
Khuấy cả bầu trời lạnh ngắt
Mùa hạ tuyết tan
Hai sông tràn ngập
Lắm kẻ thành cá tôm
Công tội nghìn năm
Ai đã cùng ngươi chỉ vạch?

Mà nay ta bảo Côn Lôn:
Không cần quá cao, không cần bấy nhiêu tuyết
Sao tựa được trời rút bảo kiếm
Đem ngươi chặt làm ba khúc?
Một gửi Châu Âu
Một tặng Châu Mỹ
Một trả về Đông quốc
Thế giới thái bình
Ấm lạnh chung đều quả đất.

Nguyên văn chữ Hán

 

 

Thác nước Victoria châu Phi trên sông Zambezi, nằmbiên giới Zambia và Zimbabwe

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 17 THÁNG 11
Hoàng Kim
CNM365 Minh triết sống phúc hậu; Thầy bạn là lộc xuân; Kho báu đỉnh Tuyết Sơn; Cây Lương thực Việt Nam; Hoa Lúa; Con đường lúa gạo Việt; Có một ngày như thế; Về miền Tây yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Thác nước Victoria di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới (hình) do UNESCO công nhận năm 1989 trên sông Zambezi, nằm giữa biên giới Zambia và Zimbabwe tại miền nam châu Phi. Thác nước này được xem là một trong những thác nước lớn nhất và đẹp nhất thế giới được giới thiệu bởi  David Livingstone, nhà truyền giáo và thám hiểm người Scotland châu Âu vào ngày 16 tháng 11 năm 1855.  Ngày 17 tháng 11 năm 1950, Đạt Lai Lạt Ma14 Tenzin Gyatso chính thức xử lý sự vụ chính trị và tôn giáo ở tuổi 15. Đạt Lai Lạt Ma14 là nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng thế giới, được coi là một trong ba thánh nhân người châu Á của thế kỷ thứ 20 cùng với cố thi hào Rabindranath Tagore (1861–1941) và Mahātma Gandhi (1869–1948) người Ấn Độ . Ngày 17 tháng 11 năm 1869 ở Ai Cập kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Vịnh đỏ đã được khai thông; Bài viết chọn lọc ngày 17 tháng 11: Minh triết sống phúc hậu; Thầy bạn là lộc xuânKho báu đỉnh Tuyết Sơn; Cây Lương thực Việt Nam; Hoa Lúa; Con đường lúa gạo Việt; Có một ngày như thế; Về miền Tây yêu thương; Một niềm tin thắp lửa; Thông tin tại: http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-11/;

 

 

 

 

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế, Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp, là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời, tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

 

 

 

 

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Phật giáo, Khoa học và Việt Nam là ba học hỏi và nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN
Hoàng Kim

“Lấy anh em biết ăn gì …” (1)
“Lộc sắn thì chát, lộc si thì già” (2)
Cà phê, khoai nướng và hoa
Hoa Người, Hoa Đất, mình là cây xanh.

Thân chúc sức khỏe hạnh phúc những Thầy bạn là lộc xuân của HK nhân tuần Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ghi chú: 1) Hoàng Đình Quang bạn tôi 2) Can Ha . Đọc tiếp tại Thầy bạn là lộc xuân tại đây http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-11/

 

 

DinhTuyetSon

 

 

KHO BÁU ĐỈNH TUYẾT SƠN
Hoàng Kim

Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn bài của Hoàng Kim được chú ý trên trang Nghiên cứu lịch sử ngày 1.8. 2016. Những hé lộ về bí mật kho báu trên núi Tuyết đã giúp tư liệu đánh giá ba vấn đề lớn tồn nghi trong lịch sử: 1) Ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn. 2) Lý Tự Thành và kho báu nhà Minh. 3) Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị?.

Tuyết Sơn phi hồ là bộ tiểu thuyết đầu tiên trong 14 bộ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Kim Dung, một trong ba văn hào được nhiều người đọc nhất của Trung Quốc đương đại. Kim Dung, Vương Mông, Mạc Ngôn bạn thích ai? câu hỏi này thuộc về sự đánh giá của bạn. Nhưng dẫu bạn thích ai thì Kim Dung vẫn là một trong những ngọn Tuyết Sơn hùng vĩ của nền văn học Trung Hoa và thế giới. Vượt lên mọi sự khen chê, Tuyết Sơn phi hồ là một trong những đỉnh cao văn chương Trung Hoa và Thế Giới được nhiều nhà văn tài năng ao ước chinh phục và đã được chuyển thể nghệ thuật điện ảnh.

Đỉnh Everest và truyện Tuyết Sơn phi hồ

Đỉnh Everest (còn gọi là đỉnh Chomolungma) là nóc nhà cao vọi của thế giới. Đây là đỉnh núi cao nhất Trái Đất với độ cao 8848 mét so với mực nước biển. Đỉnh Everest thuộc biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc) là nơi được nhiều người leo núi mơ ước khám phá. Đỉnh Everest được Andrew Scott Waugh, người Anh, tổng trưởng quan trắc của Ấn Độ đặt tên tiếng Anh là Everest. Ông viết: …”Tôi được Ngài đại tá George Everest quan cấp trên và là người tiền nhiệm đáng kính của tôi, dạy rằng cần đặt cho mỗi đối tượng địa lý bằng tên địa phương hoặc tên riêng thổ ngữ xứ đó. Ngọn núi này có lẽ là ngọn núi cao nhất thế giới, nhưng không có tên địa phương hoặc tên riêng thổ ngữ nào mà chúng tôi biết đến, mà nếu như được biết đến, thì cũng không biết là đến khi nào mới chắc chắn trước khi chúng tôi được cho phép đi xuyên qua Nepal… Tạm thời tôi xin mạn phép đặt tên… một cái tên mà sẽ được biết đến giữa các công dân và trở thành một từ thông dụng giữa các quốc gia văn minh.

Đỉnh Everest tiếng Tây Tạng gọi  là Chomolangma  (Thánh mẫu của vũ trụ), tiếng Trung Quốc gọi là Thánh Mẫu Phong “đỉnh núi của Thánh mẫu” do phiên âm từ tiếng Tây Tạng. Đỉnh Everest tiếng Nepan dịch nghĩa được gọi là “trán trời”.

Bạn có thể tìm thấy danh sách những người lên đến đỉnh của nóc nhà thế giới Edmund Hillary và Tenzing Norgay trở thành những người đầu tiên lên đến đỉnh Everest ngày 29 tháng 5 năm 1953,  Junko Tabei người Nhật là phụ nữ đầu tiên trên đỉnh núi vào 16 tháng 5 năm 1975; Erik Weihenmayer là người mù đầu tiên leo tới đỉnh của Everest ngày 25 tháng 5 năm 2001. Trước ngày 29 tháng 5 năm 1953 và từ ngày đó đến nay đã có nhiều người mạo hiểm chinh phục đỉnh núi Tuyết nhưng nhiều người không trở về.

Mai Lý tuyết sơn (Meili Xue Shan) là dãy núi ở Khu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đỉnh Kawagebo cao 6.740 mét, trên dãy núi trùng điệp này, nằm ở huyên lỵ Đức Khâm, của biên giới Tây Tạng, Địch Khánh và gần biên giới với Myanma . Đỉnh núi Kawagebo tuy thấp hơn đỉnh Everest nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai leo đến tới đỉnh mà không thiệt mạng, do hiểm trở với sáu ngọn núi cao hơn 6000 m tuyết phủ vĩnh cữu.

Tuyết Sơn phi hồ  (Flying Fox of Snowy Mountain) là bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay của Kim Dung  đăng trên Minh báo năm1959,  Phi hồ ngoại truyện được viết năm 1960 (sau Tuyết Sơn Phi Hồ một năm) kể về điển tích võ học tinh hoa của Hồ Phỉ nhân vật chính truyện. Tuyết Sơn phi hồ là bộ sách đầu tiên và Lộc Đỉnh Ký là bộ sách cuối cùng tâm đắc nhất của Kim Dung. Ông nói rằng ông gửi gắm những điều vi diệu tâm đắc nhất của ông vào hai bộ sách khai tập và kết thúc này. Tôi e rằng những người đọc và hiểu hết những điều thâm hậu của ông là không nhiều.

Tuyết Sơn phi hồ  kể lại câu chuyện tranh giành bảo đao Thiên Long của Sấm Vương  Lý Tự Thành  vào năm Càn Long thứ 48 thời nhà Thanh, thực chất là sự tranh giành kho báu trên đỉnh núi Tuyết.

Nguồn gốc câu chuyện khởi đầu khi Lý Tự Thành thất bại ở Bắc Kinh phải rút về núi Cửu Cung và bị vây. Ông cùng bốn cận vệ thân tín, võ công cao cường là Hồ, Miêu, Phạm, Điền chôn giấu kho báu trên Ngọc Bút Sơn của đỉnh núi Tuyết, bí mật chìa khóa kho báu giấu ở thanh bảo đao Thiên Long và cây trâm của Ngọc Lan. Sau khi ba người Miêu, Phạm, Điền phá vây đi cầu viện binh trở về thì  Lý Tự Thành mất tích, người họ Hồ, ngoại hiệu Phi thiên hồ ly, đã trá hàng Ngô Tam Quế để mưu cứu Lý Tự Thành, nhưng bị ba người em hiểu lầm và ám hại. Ông cam chịu chết mà không chống trả.

Câu chuyện ân oán giữa con cháu họ kéo dài đến năm 48 thời Càn Long nhà Thanh  với Phúc Khang An. Nhân vật võ lâm lẫy lừng danh tiếng Miêu Nhân Phụng “đi khắp thiên hạ không có ai địch thủ” đã chấp nhận quyết đấu với Tuyết Sơn Phi Hồ ngoại hiệu của  Hồ Phỉ trẻ tuổi tài cao danh chấn Tuyết Sơn. Câu chuyện về họ là một khúc ca bi tráng với một thiên tình sử cảm động.

Năm 2007, một đoạn trích trong tác phẩm này đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa môn ngữ văn tại Trung Quốc, thay thế AQ chính truyện, đã gây nên nhiều dư luận rất khác nhau.
MaotrennuiTuyet

Trung Quốc đang muốn vẽ lại biểu tượng người Trung Hoa mới thay thế  AQ.

Hình tượng Mao Trạch Đông thời trẻ nay sừng sững trên núi Tuyết khiến người ta liên tưởng trận đấu sinh tử của Hồ Phỉ tuổi trẻ anh hùng nghĩa hiệp và nhân ái trên đỉnh Tuyết Sơn. Mao Trạch Đông có bài thơ Tuyết – Thẩm Viên Xuân – mô tả về núi sông hùng vĩ , đánh giá về hào kiệt các thời của đất nước Trung Hoa và bài thơ Côn Lôn – Niệm Nô Kiều – chính là ngầm ý nói về sự hùng vĩ của Tuyết Sơn và hùng tâm tráng khí cách mạng của ông cải tạo Trung Hoa và Thế Giới

TUYẾT
Mao Trạch Đông

Cõi bắc xinh thay
Nghìn dặm băng dày
Vạn dặm tuyết gieo
Ngắm Trường Thành bát ngát
Trong, ngoài trắng dải
Đại Hà trên, dưới
Bỗng sóng ngừng reo
Núi: rắn bạc vờn
Gò: voi sáp ruổi
Muốn thách trời ai kẻ thấp cao
Khi trời hửng
Ánh hồng lồng ánh bạc
Rất đỗi yêu kiều

Non sông xinh đẹp dường bao
Khiến vô số anh hùng cúi rạp theo
Tiếc Tần hoàng, Hán Vũ
Kém phần văn vẻ
Đường tông, Tống tổ
Thiếu mực phong tao
Khét tiếng một thời
Thành Cát Tư Hãn
Chỉ biết giương cung bắn ó, diều
Xưa đã khuất
Nhìn trời nay hẳn thấy
Nhân vật phong lưu.

(bản dịch của Hoàng Trung Thông, Nam Trân)

Nguyên văn chữ Hán
























Dịch nghĩa

Thấm viên xuân – Tuyết

Bắc quốc phong quang,
Thiên lý băng phong,
Vạn lý tuyết phiêu.
Vọng Trường thành nội ngoại,
Duy dư mãng mãng;
Đại hà thượng hạ,
Đốn thất thao thao.
Sơn vũ ngân xà,
Nguyên trì lạp tượng,
Dục dữ thiên công thí tỷ cao.
Tu tình nhật,
Khán hồng trang tố lý,
Phân ngoại yêu nhiêu.

Giang sơn như thử đa kiều,
Dẫn vô số anh hùng cạnh chiết yêu.
Tích Tần Hoàng Hán Võ,
Lược thâu văn thái;
Đường Tông Tống Tổ,
Tiêu tốn phong tao.
Nhất đại thiên kiêu,
Thành Cát Tư Hãn,
Chỉ thức loan cung xạ đại điêu.
Câu vãng hĩ,
Sổ phong lưu nhân vật,
Hoàn khán kim triêu.

CÔN LÔN
Mao Trạch Đông

Dọc ngang trời đất
Ngút Côn Lôn thấy khắp cõi đời xuân sắc
Cuộn bay rồng ngọc ba trăm vạn
Khuấy cả bầu trời lạnh ngắt
Mùa hạ tuyết tan
Hai sông tràn ngập
Lắm kẻ thành cá tôm
Công tội nghìn năm
Ai đã cùng ngươi chỉ vạch?

Mà nay ta bảo Côn Lôn:
Không cần quá cao, không cần bấy nhiêu tuyết
Sao tựa được trời rút bảo kiếm
Đem ngươi chặt làm ba khúc?
Một gửi Châu Âu
Một tặng Châu Mỹ
Một trả về Đông quốc
Thế giới thái bình
Ấm lạnh chung đều quả đất.

Nguyên văn chữ Hán

















Dịch nghĩa

Niệm nô kiều – Côn Lôn

Hoành không xuất thế,
Mãng Côn Lôn, duyệt tận nhân gian xuân sắc.
Phi khởi ngọc long tam bách vạn,
Giảo đắc chu thiên hàn triệt.
Hạ nhật tiêu dung,
Giang Hà hoành dật,
Nhân hoặc vi ngư miết.
Thiên thu công tội,
Thuỳ nhân tằng dữ bình thuyết?

Nhi kim ngã vị Côn Lôn:
Bất yếu giá cao, bất yếu giá đa tuyết.
An đắc ỷ thiên trừu bảo kiếm,
Bả nhữ tài vi tam tiệt?
Nhất tiệt di Âu,
Nhất tiệt tặng Mỹ,
Nhất tiệt hoàn Đông quốc.
Thái bình thế giới,
Hoàn cầu đồng thử lương nhiệt.

Kho báu trên núi Tuyết

Những hé lộ về bí mật kho báu trên núi Tuyết đã giúp tư liệu đánh giá ba vấn đề lớn tồn nghi trong lịch sử: 1) Ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn. 2) Lý Tự Thành và kho báu nhà Minh 3) Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị?.

1) Ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn

Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng. Phúc Khang An được giao quyền tùy cơ hành xử và phao tin điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới nhằm hư trương thanh thế. Phúc Khang An nguyên là đặc sứ phụ trách hậu cần cho đội quân của Tôn Sĩ Nghị là người mà vua Càn Long đặc biệt yêu quý và tin cẩn. Phúc Khang An dân gian cho rằng đó là con ngoài giá thú của vua Càn Long với em gái của Hoàng Hậu.

Sự thật là, vua Càn Long đang cố tìm kiếm một thắng lợi ngoại giao với nhà Tây Sơn cho “thập toàn đại công” của ông thay vì tìm kiếm một thắng lợi quân sự vừa rất khó khan trong lúc nhà Thanh đang phải xử lý một vấn đề cơ mật tối quan trọng tại Tây Tang.

Theo chính sử, năm 1789, kho vàng tại tu viện Mật Tông ở Tây Tạng là điểm quan tâm lớn nhất của vua Càn Long vì bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó chuẩn bị tấn công. Vua Càn Long đã 78 tuổi, ông có tính toán riêng về người kế vị là Hoàng tử Gia Khánh và phúc tướng Phúc Khang An nên việc cơ mật này không thể cử ai khác mà phải chính là Phúc Kháng An đảm nhiệm. Lưỡng Quảng và Đại Việt tuy cũng cần sớm an định, nhưng điểm nóng Cam Túc là bệnh gan ruột làm vua Thanh rất lo nghĩ, trong khi nước Nam ở xa xôi, Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý vỗ về hơn là đem binh thảo phạt.

Phúc Khang An và Thang Hùng Nghiệp sớm biết tình thế nên đã đón ý hoặc phân vai mật trao đổi với nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ thấy rõ chỗ yếu của quân Thanh và biết họ đang tìm cách để giảng hòa, trong khi ông cũng đang bận tâm xử lý phía Nam. Do vậy sau khi Nguyễn Huệ thắng trận đã sai mang nhiều vàng bạc hối lộ Phúc Khang An và Tả giang Binh bị đạo Thang Hùng Nghiệp để nghị hòa và cho cháu là Nguyễn Quang Hiển lên cửa ải Nam Quan cầu phong và xin cho Nguyễn Huệ được về Bắc Kinh triều kiến Càn Long. Mưu mẹo này là sự thông đồng giữa hai bên với sự thách giá trả giá bên trong và cách qua mặt vua Lê Chiêu Thống cùng số cựu thần nhà Lê chỉ là sự hợp lý hóa. Bài viết “Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn” là tư liệu quý trong chính sử đề nghị xem kỹ để hiểu rõ.

Lê Chiêu Thống tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, phần đã ngán ngẩm việc chinh chiến, nên chỉ hứa hão với Chiêu Thống mà không cho quân. Thân vương nhà Thanh là Phúc Khang An hứa giúp quân cho Chiêu Thống, nhưng lại tâu với vua Thanh Càn Long rằng Chiêu Thống không còn muốn trở về nước nữa. Phúc Khang An được hưởng nhiều lợi từ nhà Tây Sơn, nhận rõ tình thế và có dụng ý riêng, nên đã dâng biểu xin hoàng đế Càn Long bãi binh, đồng thời ông cũng chỉ thị cho Thang Hùng Nghiệp gửi mật thư cho Quang Trung gợi ý nên hoà hiếu, tránh binh đao và lập các mẹo mực bang giao để giữ thể diện cho vua Càn Long mà tránh được chiến tranh.

Thư ngoại giao “Trần tình biểu” của vua Quang Trung lúc đầu khá cứng rắn nhưng với sự mưu kế của Thang Hùng Nghiệp nên đã nhẹ đi rất nhiều. Tây Sơn theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, đã nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc.Nhà Thanh đồng ý hủy bỏ việc động binh để trả thù, và tiếp nhận sứ thần của Tây Sơn. Vua Quang Trung phải dâng biểu “Nộp lòng thành”, nộp cống phẩm. Nhà Thanh đã chịu chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn chưa chịu thừa nhận Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Phúc Khang An viết cho vua Quang Trung một bức thư dài báo cho vua Quang Trung biết là vua Càn Long đã ban cho Quang Trung một chuỗi hạt trai, “Ơn trời cao đất dày đến thế là tốt lắm” lại báo cho vua Quang Trung biết rằng: bọn Lê Duy Kỳ đã bị róc tóc, mặc quần áo kiểu người Thanh, đã bị đưa đi an trí ở “ngoại biên” “quyết không cho về nước nữa”. Rồi sau đó Phúc Khang An đòi Tây Sơn phải làm miếu thờ Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống. Lại cho biết là khoảng tháng bảy, tháng tám năm Canh Tuất (1790) nhà Thanh sẽ làm lễ bát tuần vạn thọ vua Càn Long “Có hàng vạn nước vượt biển trèo non đem ngọc xe lễ vật đến chầu“. Phúc Khang An yêu cầu vua Quang Trung đến ngày đó cũng phải “chỉnh trang” sang chầu, và như thế phải khởi hành vào tháng tư năm Canh Tuất (1790)

Đáng chú ý là sau đó, vua Càn Long xuống chỉ cho vua Quang Trung đại ý nói: do quân Thanh vượt biên giới đến Thăng Long, Nguyễn Huệ phải đem quân ra để hỏi Lê Duy Kỳ vì cớ gì cầu cứu thiên binh; vì bị quân Thanh đánh, quân Tây Sơn bất đắc dĩ phải đánh lại; gặp lúc cầu phao đứt, nên quân Thanh bị chết hại nhiều. Trong tờ chỉ Càn Long còn nhận rằng Nguyễn Huệ đã bắt và giết hết những người đã giết Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống. Ông còn cho rằng khi quân Thanh vào Thăng Long, ông đã ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị rút quân về nước, vì Sĩ Nghị không tuân lệnh, cho nên có trận đại bại vào đầu năm Kỷ Dậu. Ông lại đòi lập đền thờ Hứa Thế Hanh và Sầm Nghi Đống, và đòi vua Quang Trung phải đích thân sang Yên Kinh triều cận vào dịp Càn Long làm lễ bát tuần vạn thọ năm Canh Tuất. Ông lại nhắc rằng “Lê Duy Kỳ hèn lười, không tài, bỏ ấn trốn đi, chiểu theo pháp luật của Thiên triều phải tội nặng; rằng ông quyết an trí bọn chúng ở Quế Lâm, không bao giờ cho về nước nữa; rằng ông đã ra lệnh cho Phúc Khang An đưa phái đoàn Nguyễn Quang Hiển đến xem chỗ bọn Lê Duy Kỳ ở” Nhưng rồi vua Quang Trung viện cớ là mình chưa được phong vương, sợ có điều bất tiện khi gặp các vị quốc vương các nước ở Yên Kinh. Thế là Càn Long đành phải phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương để có điều kiện đến Yên Kinh triều cận một cách đàng hoàng.  Vua Càn Long qua Phúc Khang An lại ra điều kiện đòi triều Tây Sơn phải đúc người vàng đem cống như các triều đại trước. Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn:

Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâu mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm phạm biên cảnh để mang tội. Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần, Lê, Mạc bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao? Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao?…Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống…”

Nguyễn Huệ trong thư này đã nói rõ rằng các vua Việt Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó đối với Thiên triều còn Nguyễn Huệ tự coi không có tội gì với nhà Lê và cũng không có tội gì với nhà Thanh nên Tây Sơn không thể đúc người vàng để tiến cống.

Tháng 7 năm 1789, Càn Long ra chỉ dụ phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Tháng 1 năm 1790, Hoàng đế Quang Trung giả (do Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu đóng) đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long. Đoàn sứ bộ Tây Sơn gồm 159 người có giả vương Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Thùy (mà vua Càn Long tưởng là hoàng thái tử của Nguyễn Huệ). Mục đích khác của đoàn sứ là thăm dò thái độ của nhà Thanh đối với vị vua lưu vong Chiêu Thống của nhà Lê. Đại quan nhà Thanh là Phúc Khang An, từng sang chiến trường Đại Việt, đứng sau lưng đoàn sứ bộ, nên nhiều tướng lĩnh nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không phải Nguyễn Huệ, nhưng ngại gây hấn nên không nói ra.

Sứ thần Tây Sơn đi đợt đó có Ngô Văn Sở,  Phan Huy Ích (thượng thư, nhà ngoại giao, quê Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh,  tiền bối của nhà sử học Phan Huy Lê, giáo sư nhà giáo nhân dân, là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam hiện đại, người có ảnh hưởng lớn đến chính sử hiện tại trong sự đánh giá nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn), Vũ Huy Tấn ( Thị lang bộ Công, tước , sau khi đi sứ về ông được phong làm Thượng thư bộ Công, tước Hạo Trạch hầu. Dưới triều Cảnh Thịnh, ông được đặc cách lên hàng Thượng trụ quốc, Thị trung đãi chiếu Thượng thư). Sứ đoàn Tây Sơn lần đó cũng có Nguyễn Nể là anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du và  Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du. Dọc đường đi, đoàn sứ giả có gặp hành tung của một số người họ Nguyễn ở Quảng Tây và sau đó cùng đi lên Yên Kinh. Người đời sau ngờ rằng đó chính là Nguyễn Du và Hà Mỗ.

Đoàn sứ thần Tây Sơn có giả vương Nguyễn Huệ làm thế nào để che mắt sứ đoàn vua Lê Chiêu Thống hiển nhiên có mặt?. Phúc Khang An đã ngầm thông đồng mưu kế với Tây Sơn: “Tìm một người diện mạo giống quốc vương đi thay. Việc này chỉ có Công gia, Thang đại nhân, Vương đại nhân và ta là bốn người biết mà thôi. Nếu sợ Lê Duy Kỳ biết, ta bẩm ngay với Công gia đem 1000 người bọn ấy giữ kỹ không cho ra ngoài, còn ai biết được nữa”. (theo Bang giao tập, ngoại giao nhà Tây Sơn).

Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn thực chất là như vậy!  Người đời sau vốn tin vào “Hoàng Lê Nhất thống chí”, các chứng cứ của Phan Huy Ích và Bang giao tập, mà ít để ý đến bí mật kho báu Tây Tạng, Cam Túc trong sự chuyển giao ngai vàng. Phúc Khang An cần nhanh chóng lập được đại công quản lý Lưỡng Quảng và vỗ yên Đại Việt để tính toán vị thế đối trọng danh chính ngôn thuận với ngôi vua mà vua Càn Long chuyển giao cho Gia Khánh đang đến rất gần. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới kế sách, thái độ của vua Càn Long và Phúc Khang An đối với Lê Duy Kỳ.

Lê Duy Kỳ và các cựu thần nhà Lê có đối sách ngoại giao gì? sách Cương mục viết:“Nhà vua căm giận vì bị người Thanh lừa gạt, bèn cùng các bầy tôi là bọn Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hân, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng và Lê Thức mười người uống máu ăn thề, làm bài biểu định đưa lên vua Thanh để xin quân cứu viện, nếu không được thì xin được đất hai châu Tuyên Quang và Thái Nguyên để quay về giữ việc thờ cúng tổ tiên hay là cùng nhau lén về Gia Định nương nhờ triều ta (triều Nguyễn Ánh) để dần dà toan tính việc khôi phục, chứ quyết không chịu sống thừa ở đất Bắc.”

Năm 1791, Lê Duy Kỳ thấy không thể mong chờ viện binh của quân Thanh nên đã trở về chiếm đất Tuyên Quang, Cao Bằng dựa vào thế lực của tù trưởng Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn Đồng, liên kết với Trình Cao, Quy Hợp, các vùng Trấn Ninh của Vạn Tượng mưu đánh Nghệ An.  Nguyễn Huệ sai trấn tướng Nguyễn Quang Diệu và đô đốc Nguyễn Văn Uyển đem năm nghìn tinh binh theo đường thượng lộ Nghệ An tiến đánh chiếm được Trấn Ninh, diệt Trịnh Cao, Quy Hợp. Vua nước Vạn Tượng phải bỏ thành mà chạy. Quang Diệu thừa thắng đuổi dài đến tận Xiêm La, chém tướng Vạn Tượng là tả súy Phan Dung và hữu súy Phan Siêu, sau đó kéo quân về Bảo Lộc. Nùng Phúc Tấn và Hoàng Văn Đồng thế cùng không chống đỡ nổi đều bị quân Quang Diệu giết chết. Nguyễn Quýnh em Nguyễn Du quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Vua Lê Chiêu Thống cô thế với các cựu thần trung thành lại phải về Yên Kinh.

Nguyễn Huệ sau khi đã được nhà Thanh phong làm An Nam quốc vương và truy sát đuổi dài tận diệt những mầm mống hồi phục nhà Lê và các cựu thần nhà Lê ứng nghĩa, đã đặt thể chế Hoàng Đế, lập Lê Thị Ngọc Hân làm Bắc Chính cung Hoàng hậu, phong con trưởng là Nguyễn Quan Toản làm thái tử, chọn Nghệ An làm thủ đô với tên Phượng Hoàng trung đô, đắp thành đất ở núi Kỳ Lân, dựng lầu điện, chia cả nước thành các trấn để cai trị, định quan danh, làm sổ ba tịch đinh điền, phát thẻ tín lệnh (tương tự CMND ngày nay) để quan lý hộ tịch hộ khẩu. Về đối ngoại xin mở cửa ải hải quan giao thương với nhà Thanh ở Cao Bằng, Lạng Sơn để dân hai nước họp chợ thông thương, lại xin đặt phái bộ đại diện ở phủ Nam Ninh trong nội địa Trung Quốc, xin cưới công chúa nhà Thanh. Tất cả những điều Nguyễn Huệ đề đạt với vua Càn Long đều được vua Càn Long đồng ý.

Thương thay, Nguyễn Du quyết ý không theo nhà Tây Sơn “Phượng bay cao phi ngô đồng không đỗ. Sỹ ẩn minh phi minh chủ không thờ” do nhìn thấu những bất hòa trong nội tình nhà Tây Sơn và phương thức xử lý đại cục nên không chịu ra làm quan. Vua Càn Long sau này khi Nguyễn Du làm chánh sứ triều Nguyễn đã đích thân tự tay viết bức đại tự tặng Nguyễn Du nay lưu lại ở di tích lịch sử Nguyễn Tiên Điền quả là sâu sắc.

Kim Dung Tuyết Sơn Phi Hồ đã góp phần vén bức màn lịch sử ấy.

2) Lý Tự Thành và kho báu nhà Minh

Phúc Khang An chết. Sấm Vương Lý Tự Thành cùng bốn thủ hạ thân tín lộ diện trong kho báu trên đỉnh núi Tuyết vào năm Càn Long thứ 48 thời nhà Thanh, là những bài học tinh tế của cuộc sống. Lời bình luận xin nhường cho bạn đọc.

3) Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị ?.

Kho báu chôn giấu ở đâu? nguồn tài chính, cổ vật, báu vật của các triều đại, dòng họ giữ ở đâu khi thời thế thay đổi. Núi cao, đảo xa, trung tâm tài chính ổn định là những điểm chính.

Tài liệu Rampa Đức Đạt – lai Lạt – ma tiên tri và tái sinh đã hé mở những bí mật về kho báu Lasha Tây Tạng.

Rampa viết:  “Rampa đi nhiều quốc gia trên thế giới và bùi ngùi nhìn lại đất nước Tây Tạng của mình, tự nhận xét: Bề ngoài Tây Tạng không có nguồn lợi kinh tế nào đáng kể, vì mặt đất cằn cỗi toàn đá cứng, đồng ruộng núi đồi quanh năm tuyết phủ. Nhưng thực ra, trong lòng đất “Tây Tạng cũng có đủ những mỏ vàng, mỏ bạc và uranium”, nhiều không kể xiết “những tượng Phật đúc bằng vàng khối, những đĩa vàng, chén vàng, những xác ướp bọc vàng- tại xứ này vàng không phải là một kim loại hiếm quý – mà là một kim khí linh thiêng”. Người dân bao đời giữ niềm tin mỏ vàng mỏ bạc “là long mạch của quốc gia” nên nếu khai quật sẽ mang lại tai ương không lường trước được. Tài nguyên ẩn kín và vị trí chiến lược của Tây Tạng trên dãy Hymalaya thu hút “lòng tham không đáy” của các quốc gia quen lấy “sự chiếm đoạt tài sản của nước khác” làm tài sản của mình, đã nâng các cuộc xâm lược đẫm máu lên hàng quốc sách (L. Rampa – sđd. tr. 88).

Trung Quốc đang khuấy động Hymalaya – Tây Tạng (tổ sơn) và khuấy nhiễu biển Đông (tổ long), sẽ phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp“.

Kim Dung Tuyết Sơn phi hồ là những bài học thú vị.

Bí mật kho báu trên núi Tuyết với ba tồn nghi lớn của lịch sử: Vì sao Trung Quốc quyết không cho Tây Tạng tự trị? Lý Tự Thành và kho báu đời Minh nay ở đâu? Hệ lụy ngoại giao thời vua Càn Long với nhà Tây Sơn? Đó là một chuỗi lịch sử lớn cần được nghiên cứu, giải mã thấu đáo. Sự nghiên cứu lịch sử này liên quan rất mật thiết đến Việt Nam: thế Tam Quốc trong thời Nguyễn Du, vua Lê Chiêu Thống bị bán đứng, vua Quang Trung cái chết bí ẩn, Nguyễn Du cuộc đời và thời thế, Nguyễn Du 255 năm nhìn lại.

Video yêu thích

 

 

 

 

NHẠC THIỀN – TĨNH TÂM – AN NHIÊN TỰ TẠI. – YouTube
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19520
Nhập ngày : 17-11-2020
Điều chỉnh lần cuối : 17-11-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 3(15-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 3(14-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 3(13-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 3(12-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 3(12-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 3(10-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 3(09-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 3(08-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 3(07-03-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 3(06-03-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007