Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9075
Toàn hệ thống 16234
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 13 THÁNG 1
Hoàng Kim
CNM365Làng Minh Lệ quê tôi; Viện Lúa Sao Thần Nông; Về miền Tây yêu thương; Thầy Luật lúa OMCS OM; Trầm tích ngọc cho đời;Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Đến với Tây Nguyên mới;Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn; Hình như; Nhớ Viên Minh. Minh triết Hồ Chí Minh; Thượng Đức thương nhìn lại; Trường tôi nôi yêu thương; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Trung Quốc một suy ngẫm; Ngày 13 tháng 1 năm 1992 Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt ra quyết định thành lập. Ngày 12 và 13 tháng 1 năm 2017, Viện Lúa ĐBSCL tổ chức hội nghị cán bộ viên chức người lao động, tổng kết hoạt động năm 2016 và phương hướng năm 2017. Cũng trong hai ngày này, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập (31/1/1977 – 31/1/2017), Viện Lúa ĐBSCL tổ chức buổi họp mặt thân mật các thế hệ cán bộ và viên chức và tham quan những mô hình sản xuất nông nghiệp của Viện đạt năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế và nguồn sinh kế lợi nhuận tốt cho nông dân. Ngày 13 tháng 1 năm 1942, Henry Ford được cấp bằng sáng chế một chiếc ô tô làm bằng nhựa, nhẹ hơn 30% so với ô tô thông thường; Bài chọn lọc ngày 13 tháng 1: Làng Minh Lệ quê tôi; Viện Lúa Sao Thần Nông; Về miền Tây yêu thương; Thầy Luật lúa OMCS OM; Trầm tích ngọc cho đời;Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Đến với Tây Nguyên mới;Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn; Hình như; Nhớ Viên Minh. Minh triết Hồ Chí Minh; Thượng Đức thương nhìn lại; Trường tôi nôi yêu thương; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Trung Quốc một suy ngẫm Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-1/;

 

 

 

 

LÀNG MINH LỆ QUÊ TÔI
Hoàng Kim

Linh Giang Đình Minh Lệ
Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Đá Đứng chốn sông thiêng.
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Cầu Minh Lệ Rào Nan
Lời thề trên sông Hóa
Lời dặn của Thánh Trần
Ta về với Linh Giang

“Cao Cát Mạc Sơn
Sơn Hà Cảnh Thổ
Văn Võ Cổ Kim
Linh Giang thông đại hải
Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn
Đình Bảng Cao Lao Hạ
Miếu cổ thủy sơn thần”
.

LINH GIANG
Hoàng Kim


Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

 

 

 

 

ĐÌNH MINH LỆ
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

 

 

 

 

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIẾNG
Hoàng Kim

Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.

 

 

 

 

BẾN LỘI ĐỀN BỐN MIẾU
Hoàng Kim

Bến Lội, Bốn Miếu tinh anh
Cồn Dưa, Đá Đứng kết thành Bắc Nam
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son
Làng tôi khoai lúa thơm hương quê nhà

 

 

 

 

TA VỀ VỚI LINH GIANG
Hoàng Kim

Ta về với Linh Giang
Lời thề trên sông Hóa
Ta khóc khi ra đi
Tâm bình lặng lúc về

Linh Giang Đình Minh Lệ
Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Cầu Minh Lệ Rào Nan

Hoành Sơn với Linh Giang
Đá Đứng chốn sông thiêng
Sông Nhật Lệ Lũy Thầy
Tuyến ba tầng thủ hiểm

Nam tiến của người Việt
Cao Biền trong sử Việt
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Đào Duy Từ còn mãi

Bài ca Trường Quảng Trạch
Lời dặn của Thánh Trần
Cuối dòng sông là biển
Hoa Đất thương lời hiền

Ta về với Linh Giang
Sông đời thao thiết chảy

 

 

 

 

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

 

 

 

 

LINH GIANG TRONG LỊCH SỬ

Sông Gianh (Linh Giang) Hoành Sơn, Đèo Ngang, Sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là sáu biểu trưng đặc sắc của tỉnh Quảng Bình về địa chính trị, du lịch sinh thái, lịch sử, địa lý, văn hóa. Sông Gianh là biểu tượng chính.

SÔNG GIANH là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93×105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị xã Ba Đồn (17°45′25″B 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km.

Hoành Sơn và Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939). Trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) đã có bản đồ thời Đường lưu dấu địa giới.Sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với sự xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông Gianh có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, với luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Đá Đứng chốn sông thiêng là dấu tích huyền thoại Cao Biền trong sử Việt tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh. Đá Đứng chốn sông thiêng là một trong năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để Việt Nam Tổ quốc thống nhất toàn vẹn, quy giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế; Núi Đá Bia Phú Yên; Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai; Thiên Cấm Sơn An Giang là năm bài học lớn địa chính trị, lịch sử, văn hóa. Việt Nam tổ quốc tôi vận mệnh đất nước và mỗi gia đình Việt đã cuốn theo cơn lốc của các sự kiến lịch sử với giặc ngoại xâm Pháp Nhật Tàu giày xéo quê hương, Pháp bại Nhật hàng Bảo Đại thoái vị, Việt Minh cướp chính quyền, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam nối tiếp nhau tàn phá quê hương tôi. Gia đình tôi đang êm ấm rơi vào cảnh lưu tán, không nhà “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán” như ngoại truyện đã ghi chép . Mời đọc đường link lần lượt của năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng.

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận đã trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.

 

 

Làng Minh Lệ quê tôi

 

 

Linh Giang Đình Minh Lệ gồm năm ảnh chọn lọc. Ảnh một làTa về với Linh GiangẢnh hai là Linh Giang Ảnh ba là Ngã ba sông Chợ Mới(điểm trung tâm kết nối chợ Đồn, cầu Gianh, cảng Thanh Khê, Nguồn Son nối Phong Nha Kẻ Bàng, Thiên Đường, Sơn Đoòng chợ Troóc, Chợ Mới nối Rào Nan Cầu Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Đá Đứng chốn sông thiêng trong quần thể kinh tế quốc phòng du lịch sinh thái lịch sử văn hóa Ảnh bốn là Cầu Minh Lệ Rào Nan ảnh năm là Đình Minh Lệ có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin.

 

 

 

 

Cầu Gianh bắc qua sông Linh Giang ở Quảng Bình Chi lưu Rào Nan và Nguồn Son hợp lưu hai nhánh Linh Giang và hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối sông này là biển Quảng Bình

Người thợ cầu lão thành cũng là nhà khảo cứu địa chí lịch sử văn hóa Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết Về với Linh Giang rất sâu sắc đã được nhà báo TORO đăng trên tạp chí Pháp Lý ở Hà Nội (xem toàn văn cuối bài). Ông Nguyễn Quốc Toàn người Quảng Bình xa xứ, ông thật nặng lòng với quê hương. Ông viết:

Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ.

Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976).

Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh.

Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) và sông Nhật Lệ” (Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”) .

Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh.

Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được.

Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.

Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi.

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-minh-le-linh-giang-1.jpg

 

 

Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.

Tài liệu dẫn

 

 

Đình Minh Lệ, ảnh Hoàng Minh Đức

 

 

Đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh

 

 

 

 

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG
Hoàng Kim


Hoàng Gia Cương thơ hiền có thơ hay và ảnh đẹp gợi cho Hoàng Kim viết chùm bài nghiên cứu địa chí lịch sử văn hóa với các mục từ chính:
Đất Mẹ vùng di sản/ Đá Đứng chốn sông thiêng / Linh Giang / Đình Minh Lệ / Nguồn Son nối Phong Nha/ Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Bến Lội Đền Bốn Miếu / Đào Duy Từ còn mãi / Nam tiến của người Việt /

Đá Đứng chốn sông thiêng là điểm địa linh phong thủy quan trọng, là mốc địa giới, huyền thoại
Cao Biền trong sử Việt, đánh dấu sinh lộ Nam tiến của người Việt. Cao Biền là người được Lý Thái Tổ tôn vinh “Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương” đã lưu hậu thế tấm bản đồ Việt Nam thời Đường với chú giải về con người thế núi mạch sông đất Việt khi mà Cao Biền làm Tỉnh Hải Quân năm 864 – 868 và Cao Tầm tiếp nối năm 868 – 878 (hình). Cao Biền cũng lưu miếu thờ và huyền thoại “cao cát mạc sơn”, người đã ném bút thần tạo nên Đá Đứng Làng Minh Lệ. Vợ Cao Biền là Lã Thị Nga, nay dân làng vẫn thờ làm thành hoàng của nghề tằm tơ dệt lụa tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Mộ Cao Biền ở thôn 5 đầm Môn xóm Cát, Tuy An, Phú Yên vẫn lưu truyền huyền thoại ngàn năm. Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy tuyến phòng thủ ba tầng thủ hiểm ở Quảng Bình của đại kế ‘Bắc chặn cường địch, Nam tiến mở rộng” do Đào Duy Từ kỳ tài đất Việt thời Lê Trịnh Nguyễn khởi xướng và khéo tổ chức. Chuyện ‘Đá Đứng chốn sông thiêng’ nhằm tuyển chọn và lưu lại các ghi chép không nỡ quên như Đức lớn Trần Thái Tông, Bảy Núi Thiên Cấm Sơn.

VỀ VỚI LINH GIANG
Nguyễn Quốc Toàn


*Bóc tờ lịch ngày 27 tháng 11 năm 1999 tôi chợt nhớ ra cây cầu bắc qua sông Gianh vừa tròn một tuổi (1). Ở tuổi “thôi nôi” nó đủ sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương. Trên lưng “cậu bé” một tuổi ấy đã có ngót nửa triệu xe ô tô lăn bánh. Vòng cung ánh điện nối hai bờ cứ làm tôi liên tưởng một câu trong kinh phật: “Cây cầu là cái bản nhiên nối liền các thế giới không cho chúng ta phân tán. Khi qua cầu đêm sẽ sáng lên như ban ngày vì thế giới vô biên chỉ là ánh sáng” (2). Hành trình đến thế giới vô biên lại bắt đầu từ hữu hạn ngày 27 tháng 11 năm 1998. Hôm đó mưa gió đầy trời, nước sông Gianh lên cao chảy xiết, xe cộ ùn lại hai bờ vì phà buộc phải ngừng hoạt động. Bộ giao thông vận tải quyết định làm lễ khánh thành cầu sớm hơn dự kiến. Từ rất sớm, dân chúng đã đông nghịt hai bờ, đứng chen chúc trên 9 nhịp cầu. Bao nhiêu già trẻ gái trai là bấy nhiêu kiểu che mưa chắn gió: tơi chằm, nón lá, áo bạt, áo mưa, vài nhựa… có người liều ướt, rét run cầm cập nhưng nét mặt vẫn rạng rỡ hân hoan. Tôi lần xuống gầm cầu phía bắc tìm tấm bảng đồng khắc tên cầu nhưng không thấy. Trong bụng mừng thầm “cầu Gianh” chỉ là tên tạm để đọc diễn văn khánh thành chứ chưa phải tên chính thức. Tên chính thưc của nó hẳn là cầu Linh Giang. Trước mố cầu là một nắm hương cháy lập loè, toả khói thơm phức. Lư hương là những viên đá hộc được ghép lại. Chắc chắn lễ dâng hương này không nằm trong chương trình khánh thành cầu. Người nào đây muốn thỉnh linh hồn những ai vì đại nghĩa mà bỏ mình trên dòng sông và cáo yết thần sông rằng cây cầu đã được khai sinh? Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (3), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ. Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (4). Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh. Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (5). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) (6) và sông Nhật Lệ”. Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh. Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.

Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi. Nhưng cây cầu hiện đại đầu tiên qua sông Gianh có nhất thiết ph

 

 

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 13 THÁNG 1
Hoàng Kim
CNM365Làng Minh Lệ quê tôi; Viện Lúa Sao Thần Nông; Về miền Tây yêu thương; Thầy Luật lúa OMCS OM; Trầm tích ngọc cho đời;Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Đến với Tây Nguyên mới;Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn; Hình như; Nhớ Viên Minh. Minh triết Hồ Chí Minh; Thượng Đức thương nhìn lại; Trường tôi nôi yêu thương; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Trung Quốc một suy ngẫm; Ngày 13 tháng 1 năm 1992 Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt ra quyết định thành lập. Ngày 12 và 13 tháng 1 năm 2017, Viện Lúa ĐBSCL tổ chức hội nghị cán bộ viên chức người lao động, tổng kết hoạt động năm 2016 và phương hướng năm 2017. Cũng trong hai ngày này, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập (31/1/1977 – 31/1/2017), Viện Lúa ĐBSCL tổ chức buổi họp mặt thân mật các thế hệ cán bộ và viên chức và tham quan những mô hình sản xuất nông nghiệp của Viện đạt năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế và nguồn sinh kế lợi nhuận tốt cho nông dân. Ngày 13 tháng 1 năm 1942, Henry Ford được cấp bằng sáng chế một chiếc ô tô làm bằng nhựa, nhẹ hơn 30% so với ô tô thông thường; Bài chọn lọc ngày 13 tháng 1: Làng Minh Lệ quê tôi; Viện Lúa Sao Thần Nông; Về miền Tây yêu thương; Thầy Luật lúa OMCS OM; Trầm tích ngọc cho đời;Vườn Quốc gia Việt Nam; Chị em với mái nhà xưa; Nhà Trần trong sử Việt; Đến với Tây Nguyên mới;Xuân ấm áp tình thân; Tảo mai nhớ đức Nhân Tông; Nhớ bạn; Hình như; Nhớ Viên Minh. Minh triết Hồ Chí Minh; Thượng Đức thương nhìn lại; Trường tôi nôi yêu thương; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Trung Quốc một suy ngẫm Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-13-thang-1/;

 

 

 

 

LÀNG MINH LỆ QUÊ TÔI
Hoàng Kim

Linh Giang Đình Minh Lệ
Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Đá Đứng chốn sông thiêng.
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Cầu Minh Lệ Rào Nan
Lời thề trên sông Hóa
Lời dặn của Thánh Trần
Ta về với Linh Giang

“Cao Cát Mạc Sơn
Sơn Hà Cảnh Thổ
Văn Võ Cổ Kim
Linh Giang thông đại hải
Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn
Đình Bảng Cao Lao Hạ
Miếu cổ thủy sơn thần”
.

LINH GIANG
Hoàng Kim


Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

 

 

 

 

ĐÌNH MINH LỆ
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

 

 

 

 

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIẾNG
Hoàng Kim

Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.

 

 

 

 

BẾN LỘI ĐỀN BỐN MIẾU
Hoàng Kim

Bến Lội, Bốn Miếu tinh anh
Cồn Dưa, Đá Đứng kết thành Bắc Nam
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son
Làng tôi khoai lúa thơm hương quê nhà

 

 

 

 

TA VỀ VỚI LINH GIANG
Hoàng Kim

Ta về với Linh Giang
Lời thề trên sông Hóa
Ta khóc khi ra đi
Tâm bình lặng lúc về

Linh Giang Đình Minh Lệ
Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Cầu Minh Lệ Rào Nan

Hoành Sơn với Linh Giang
Đá Đứng chốn sông thiêng
Sông Nhật Lệ Lũy Thầy
Tuyến ba tầng thủ hiểm

Nam tiến của người Việt
Cao Biền trong sử Việt
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Đào Duy Từ còn mãi

Bài ca Trường Quảng Trạch
Lời dặn của Thánh Trần
Cuối dòng sông là biển
Hoa Đất thương lời hiền

Ta về với Linh Giang
Sông đời thao thiết chảy

 

 

 

 

LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim


Sông Hóa ơi Bạch Đằng Giang
Ta đến nơi đây chẳng một lần
Lời thề sông núi trời đất hiểu
Lời dặn của Thánh Trần

Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.

Rào Nan Đá Đứng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

 

 

 

 

LINH GIANG TRONG LỊCH SỬ

Sông Gianh (Linh Giang) Hoành Sơn, Đèo Ngang, Sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là sáu biểu trưng đặc sắc của tỉnh Quảng Bình về địa chính trị, du lịch sinh thái, lịch sử, địa lý, văn hóa. Sông Gianh là biểu tượng chính.

SÔNG GIANH là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93×105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị xã Ba Đồn (17°45′25″B 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km.

Hoành Sơn và Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939). Trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) đã có bản đồ thời Đường lưu dấu địa giới.Sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với sự xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông Gianh có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, với luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Đá Đứng chốn sông thiêng là dấu tích huyền thoại Cao Biền trong sử Việt tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh. Đá Đứng chốn sông thiêng là một trong năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để Việt Nam Tổ quốc thống nhất toàn vẹn, quy giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế; Núi Đá Bia Phú Yên; Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai; Thiên Cấm Sơn An Giang là năm bài học lớn địa chính trị, lịch sử, văn hóa. Việt Nam tổ quốc tôi vận mệnh đất nước và mỗi gia đình Việt đã cuốn theo cơn lốc của các sự kiến lịch sử với giặc ngoại xâm Pháp Nhật Tàu giày xéo quê hương, Pháp bại Nhật hàng Bảo Đại thoái vị, Việt Minh cướp chính quyền, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam nối tiếp nhau tàn phá quê hương tôi. Gia đình tôi đang êm ấm rơi vào cảnh lưu tán, không nhà “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán” như ngoại truyện đã ghi chép . Mời đọc đường link lần lượt của năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng.

Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận đã trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.

 

 

Làng Minh Lệ quê tôi

 

 

Linh Giang Đình Minh Lệ gồm năm ảnh chọn lọc. Ảnh một làTa về với Linh GiangẢnh hai là Linh Giang Ảnh ba là Ngã ba sông Chợ Mới(điểm trung tâm kết nối chợ Đồn, cầu Gianh, cảng Thanh Khê, Nguồn Son nối Phong Nha Kẻ Bàng, Thiên Đường, Sơn Đoòng chợ Troóc, Chợ Mới nối Rào Nan Cầu Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Đá Đứng chốn sông thiêng trong quần thể kinh tế quốc phòng du lịch sinh thái lịch sử văn hóa Ảnh bốn là Cầu Minh Lệ Rào Nan ảnh năm là Đình Minh Lệ có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin.

 

 

 

 

Cầu Gianh bắc qua sông Linh Giang ở Quảng Bình Chi lưu Rào Nan và Nguồn Son hợp lưu hai nhánh Linh Giang và hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối sông này là biển Quảng Bình

Người thợ cầu lão thành cũng là nhà khảo cứu địa chí lịch sử văn hóa Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết Về với Linh Giang rất sâu sắc đã được nhà báo TORO đăng trên tạp chí Pháp Lý ở Hà Nội (xem toàn văn cuối bài). Ông Nguyễn Quốc Toàn người Quảng Bình xa xứ, ông thật nặng lòng với quê hương. Ông viết:

Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ.

Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976).

Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh.

Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) và sông Nhật Lệ” (Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”) .

Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh.

Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được.

Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.

Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi.

 

 

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-minh-le-linh-giang-1.jpg

 

 

Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.

Tài liệu dẫn

 

 

Đình Minh Lệ, ảnh Hoàng Minh Đức

 

 

Đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh

 

 

 

 

ĐÁ ĐỨNG CHỐN SÔNG THIÊNG
Hoàng Kim


Hoàng Gia Cương thơ hiền có thơ hay và ảnh đẹp gợi cho Hoàng Kim viết chùm bài nghiên cứu địa chí lịch sử văn hóa với các mục từ chính:
Đất Mẹ vùng di sản/ Đá Đứng chốn sông thiêng / Linh Giang / Đình Minh Lệ / Nguồn Son nối Phong Nha/ Cầu Minh Lệ Rào Nan/ Bến Lội Đền Bốn Miếu / Đào Duy Từ còn mãi / Nam tiến của người Việt /

Đá Đứng chốn sông thiêng là điểm địa linh phong thủy quan trọng, là mốc địa giới, huyền thoại
Cao Biền trong sử Việt, đánh dấu sinh lộ Nam tiến của người Việt. Cao Biền là người được Lý Thái Tổ tôn vinh “Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương” đã lưu hậu thế tấm bản đồ Việt Nam thời Đường với chú giải về con người thế núi mạch sông đất Việt khi mà Cao Biền làm Tỉnh Hải Quân năm 864 – 868 và Cao Tầm tiếp nối năm 868 – 878 (hình). Cao Biền cũng lưu miếu thờ và huyền thoại “cao cát mạc sơn”, người đã ném bút thần tạo nên Đá Đứng Làng Minh Lệ. Vợ Cao Biền là Lã Thị Nga, nay dân làng vẫn thờ làm thành hoàng của nghề tằm tơ dệt lụa tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Mộ Cao Biền ở thôn 5 đầm Môn xóm Cát, Tuy An, Phú Yên vẫn lưu truyền huyền thoại ngàn năm. Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy tuyến phòng thủ ba tầng thủ hiểm ở Quảng Bình của đại kế ‘Bắc chặn cường địch, Nam tiến mở rộng” do Đào Duy Từ kỳ tài đất Việt thời Lê Trịnh Nguyễn khởi xướng và khéo tổ chức. Chuyện ‘Đá Đứng chốn sông thiêng’ nhằm tuyển chọn và lưu lại các ghi chép không nỡ quên như Đức lớn Trần Thái Tông, Bảy Núi Thiên Cấm Sơn.

VỀ VỚI LINH GIANG
Nguyễn Quốc Toàn


*Bóc tờ lịch ngày 27 tháng 11 năm 1999 tôi chợt nhớ ra cây cầu bắc qua sông Gianh vừa tròn một tuổi (1). Ở tuổi “thôi nôi” nó đủ sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương. Trên lưng “cậu bé” một tuổi ấy đã có ngót nửa triệu xe ô tô lăn bánh. Vòng cung ánh điện nối hai bờ cứ làm tôi liên tưởng một câu trong kinh phật: “Cây cầu là cái bản nhiên nối liền các thế giới không cho chúng ta phân tán. Khi qua cầu đêm sẽ sáng lên như ban ngày vì thế giới vô biên chỉ là ánh sáng” (2). Hành trình đến thế giới vô biên lại bắt đầu từ hữu hạn ngày 27 tháng 11 năm 1998. Hôm đó mưa gió đầy trời, nước sông Gianh lên cao chảy xiết, xe cộ ùn lại hai bờ vì phà buộc phải ngừng hoạt động. Bộ giao thông vận tải quyết định làm lễ khánh thành cầu sớm hơn dự kiến. Từ rất sớm, dân chúng đã đông nghịt hai bờ, đứng chen chúc trên 9 nhịp cầu. Bao nhiêu già trẻ gái trai là bấy nhiêu kiểu che mưa chắn gió: tơi chằm, nón lá, áo bạt, áo mưa, vài nhựa… có người liều ướt, rét run cầm cập nhưng nét mặt vẫn rạng rỡ hân hoan. Tôi lần xuống gầm cầu phía bắc tìm tấm bảng đồng khắc tên cầu nhưng không thấy. Trong bụng mừng thầm “cầu Gianh” chỉ là tên tạm để đọc diễn văn khánh thành chứ chưa phải tên chính thức. Tên chính thưc của nó hẳn là cầu Linh Giang. Trước mố cầu là một nắm hương cháy lập loè, toả khói thơm phức. Lư hương là những viên đá hộc được ghép lại. Chắc chắn lễ dâng hương này không nằm trong chương trình khánh thành cầu. Người nào đây muốn thỉnh linh hồn những ai vì đại nghĩa mà bỏ mình trên dòng sông và cáo yết thần sông rằng cây cầu đã được khai sinh? Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (3), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ. Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (4). Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh. Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (5). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) (6) và sông Nhật Lệ”. Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh. Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa.

Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi. Nhưng cây cầu hiện đại đầu tiên qua sông Gianh có nhất thiết phải mang tên “Cầu Gianh” không? Nếu sông Gianh còn thêm nhiều cầu, chẳng nhẽ phải gọi chúng là cầu Gianh 1, cầu Gianh 2, cầu Gianh 3 như điểm danh binh sĩ trong quân ngũ. Ngày 20.9.1997 Bộ Giao thông vận tải có quyết định 2468 đổi tên Quốc lộ 29 thành Quốc lộ 12 thì Bộ và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình có thêm quyết định đặt tên  cầu qua sông Gianh là cầu Linh Giang cũng phải lẽ. Cho đến nay, tôi cũng như nhiều người hằng ước mong cây cầu qua sông Gianh mang chính cái tên khởi thuỷ của dòng sông cách nay 1708 năm. Ví dầu những giọt nước Linh Giang xa xưa đã trôi về miền cổ tích thì dòng sông vẫn luôn luôn là chính nó. CẦU LINH GIANG bắc qua sông Gianh là hình ảnh liên tục của quá khứ và hiện tại. Tên gọi ấy chính là âm thanh hình thành bởi tác động của những sức mạnh tạo nên nó, vì hai từ Linh Giang giàu sức gợi cảm, phù hợp với tâm linh người Việt, chuẩn xác về tu từ, làm nhớ lại cội nguồn một vùng đất miền Trung với vô vàn biến cố lịch sử. Sự phong phú về tên gọi những cây cầu trên một dòng sông và sức hàm chứa nội lực văn hoá của mỗi tên gọi ấy làm sang trọng thêm cho một vùng đất. Có lẽ vì thế chăng mà trên sông Hương của cố đô Huế có các tên cầu Tràng Tiền, Phú Xuân, Bạch Hổ, trên sông Hồng của thủ đô Hà Nội có những cầu Chương Dương, cầu Long Biên, cầu Thăng Long…

Qua sông phải dọn mình là cách nói của nhà thơ. Dâng hương cầu nguyện là thành tâm của người tin có thần sông và linh hồn tồn tại. Tôi làm nghề thợ cầu, nên mỗi lần qua sông lại vơ vẩn nghĩ về tên sông tên cầu – những “định hình” có vẻ như không còn gì để mà nghĩ ngợi nữa. Nhưng xem ra cũng chưa hẳn thế. Xưa kia hoàng đế La mã là Pontifex nay là danh hiệu của Giáo hoàng có nghĩa là người bắc cầu. Pontifex vừa là người bắc cầu vừa chính là chiếc cầu ấy (4). Vị thiền sư người Nhật ở thế kỷ 13 là Nichiren nói về đức Phật rằng: “Đối với chúng sinh ngài là chiếc cầu lớn, giúp chúng vượt qua ngả chéo 6 con đường” (4) thì ra khối vật chất bê – tông cốt thép khi đã thành cây cầu, nó nghiễm nhiên đi vào biểu tượng văn hoá nhân loại như một sự tất yếu. Vậy tìm đặt một cái tên xứng đáng cho cây cầu qua sông Gianh mới hết tuổi “thôi nôi” đã có sức mạnh Phù Đổng kia cũng đáng để chúng ta suy nghĩ lắm thay. (Thợ cầu Bulukhin, bài và ảnh, đăng ngày 13. 5. 2009)
(1) Bài này viết từ 27.11.1999; (2) Kinh Chadogya Upanishad; (3) Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976; (4) Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976; (5) Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh;. (6) Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”

 

 

 

 

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục


Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.

*

Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến.

Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ).

Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở.

Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở.

Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình.

Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4  

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam


“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

Thời lửa đạn – Hồi ký của ông Hoàng Hữu Thanh năm 2013
Hoàng Minh Đức cùng với Hoàng Kim.8 tháng 1, 2019
Vĩ thanh

Chúng tôi sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan. Suốt tám mươi năm bị thực dân Pháp đô hộ, thế hệ cha anh đã bị áp bức một cổ hai tròng. Từ ngày có ánh sáng của Đảng, của cách mạng, thế hệ chúng tôi không cam chịu phận làm tôi tớ cho giặc, không cam phận làm một người dân nô lệ. Chúng tôi đi theo Đảng và Bác Hồ giành lại gấm vóc non sông. Tuổi trẻ của chúng tôi gắn liền với binh đao trận mạc. Chúng tôi vui sướng đón chào cách mạng mùa thu rồi chín năm trường kì kháng chiến. Từ những thiếu niên du kích chúng tôi đã trưởng thành, lớn lên cùng đất nước. Đất nước có chiến tranh. Chúng tôi lại theo bước cha anh xung phong đi giết giặc. Hòa bình lập lại, mỗi người một việc cùng xây dựng quê hương. Có những người thông minh, học giỏi như anh Hoàng Thúc Tấn (con cụ Bộ Trình) làm đến chức Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ rồi làm Phó đại diện thường trực của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Khối SEV). Các anh em anh đều là những người nổi tiếng của làng. Các anh như Trương Huế, Hoàng Hữu Ban, người thì dạy trường đại học Bách khoa, người làm đến Vụ trưởng. Có những người nổi tiếng như liệt sĩ Nguyễn Hoàng Lưu con cụ Cửu Ngô. Anh đã làm được thước ngắm pháo binh, được giới quân sự thế giới đánh giá cao. Chính nhờ cống hiến xuất sắc của anh Nguyễn Hoàng Lưu cho quân đội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã mời cụ Cửu Ngô ra sống tại Hà Nội cùng các con, cháu cụ. Bạn học cùng lớp với tôi ngày xưa ở trường Tiểu học Thọ Linh đa số tham gia cách mạng và phần lớn họ đã chết. Cũng có những người bám trụ quê hương cầm cày cầm cuốc nay về già lại mang đủ mọi thứ bệnh tật mà qua đời. Có những người cuộc sống còn khổ cực lắm. Dù không làm được ông nọ bà kia, dù không được người đời để ý đến. Nhưng có một điều mà chúng tôi rất tự hào là dù cuộc sống bị đọa đày, nghèo khổ đến mấy, trong chúng tôi không có ai chịu sống hèn, không ai chịu quỳ gối đi làm tay sai cho giặc.

* * *

Rời quân đội tôi đi theo sự nghiệp trồng người. Đất nước lại có chiến tranh. Mĩ – Diệm bội ước hiệp nghị Giơnevơ, âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài. Sông Bến Hải như một nhát cắt đau thương giữa thân mình đất Mẹ Việt Nam. Dải đất miền Trung lại trở thành bãi chiến trường giữa hai trận tuyến. Giặc Mĩ leo thang đánh phá miền Bắc, Quảng Bình trở thành tuyến lửa. Làng tôi trở thành làng mặt trận, thành tọa độ lửa, trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Xóm Bắc, xóm Nam lửa cháy ngút trời, hình như tuần nào cũng có người chết. Thế mà người dân Minh Lệ làng tôi vẫn đảm bảo: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Thanh niên Minh Lệ lớn lên nối tiếp nhau lên đường ra mặt trận.

Trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tôi theo trường sư phạm Quảng Bình đi hết miền đất này đến miền đất khác. Từ Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Trạch rồi vào Quảng Ninh, Lệ Thủy, Đồng Hới. Nay ngẫm lại cuộc đời đã hơn tám mươi xuân. Cuộc đời con người sống là cho chết cũng là cho. Trong cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga Nhicalai Axtơ rốp xki, nhân vật Pa – ven Ca-rơ-sa-ghin đã nói: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng phải sống hoài sống phí. Cho khỏi hổ thẹn về dĩ vãng ti tiện và hèn đốn của mình. Để khi nhắm mắt xuôi tay đôi môi ta có thể nở một nụ cười mãn nguyện”.

Tôi đã sống như cha ông mình đã sống, không cúi luồn nịnh bợ, cũng không xỏ xiên tàn ác với người khác. Nối tiếp truyền thống của gia đình, năm đứa con tôi đứa nào cũng ngoan, đứa nào cũng biết thương người. Đứa con đầu của tôi (Hoàng Minh Đức) nuôi hai cháu mồ côi. Đứa con trai của Đức là cháu Hoàng Thanh Hà, hồi đang đi học Hà đã bao lần cứu người bị nạn. Tôi dạy cho các con tôi cái tâm, cái đức để làm người. Tôi nghiệm ra một điều – mình giúp người này thì có người khác giúp lại mình. Giúp người không phải để chờ người trả ơn. Người không trả thì có ông trời trả. Mình sống sao cho cái phúc cái đức để lại cho con cái, cháu chắt mình sau này. Cả năm đứa con tôi sống bằng năng lực lao động của chúng. Ba đứa con ở quê nhà theo nghề dạy học của cha. Hai đứa con trai dạy ở huyện nhà. Đứa con gái thứ tư (Hoàng Thị Lệ) dạy ở trường Chuyên Quảng Bình trong Đồng Hới. Cháu năm nào cũng có học sinh giỏi đạt giải Quốc gia, năm nào cũng có bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Hai đứa con (thứ ba và thứ năm) vào Nam sống trong thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận. Vợ của hai cháu đều làm bác sĩ ở bệnh viện thành phố.

Suốt cuộc đời tôi đi công tác xa nhà. Vợ chồng gặp nhau như ông ngâu bà ngâu. Nhưng mỗi khi về làng tôi lại cùng bà con, xã viên trong đội cày bừa, đập đất, cào vồng khoai, làm cỏ lúa. Tôi về làng hái củi, chặt giang, “ăn” lá nón. Thời làm ăn hợp tác, mỗi ngày công chỉ được vài ba lạng thóc nên trường sư phạm chuyển đến nơi nào tôi cũng tranh thủ cuốc đất tăng gia. Tôi nuôi con lợn con gà trồng khoai trồng sắn chở về nuôi vợ con, phải “Tự cứu mình trước khi trời cứu”.

Có thể nói suốt cuộc đời tôi lao động cho đến lúc già không bao giờ ngơi nghỉ. Về hưu, tôi trồng vườn và chăn nuôi trong thành phố Đồng Hới. Vợ tôi đi nuôi cháu cho các con công tác. Sau hơn năm chục năm xa cách, hai vợ chồng chúng tôi chung sống với nhau không được bao lâu thì lại thay nhau vào bệnh viện. Cuộc đời con người ai rồi cũng có lúc trở về với cỏ. Mỗi con người đều có một số phận, bươn tẩu làm chi cho cực thân. Trời cho ai thì người ấy nhận. Cuối cùng rồi ai cũng nằm sâu dưới ba thước đất. Thân cát bụi lại trở về với cát bụi.

Trước lúc kết thúc cuốn hồi kí này tôi cũng cần phải viết thêm về những con người thế hệ trước tôi, những người nhập ngũ tham gia chiến tranh, một thời đạn bom, một thời máu lửa. Có những người lính già đáng được ghi trong sử sách của làng như các anh Trần Duệ, Trần Hà, Hoàng Xanh, Hoàng Điếu, Hoàng Đăng Duể, Hoàng Tó, Hoàng Phỉa, Hoàng Cam, Hoàng Hữu Đồng, Hoàng Han, Hoàng Hữu Thiền, Trần Quang Nọng, Hoàng Đăng San, Hoàng Chưa (nay mang tên con thường gọi là ông Dộ). …vv. Các anh ra đi chiến đấu từ thuở mái tóc còn xanh, nay về già phơ phơ đầu bạc. Có những người đã nằm lại nơi cánh rừng xa nay thịt xương đã tan vào đất Mẹ.

Trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, các anh Nguyễn Hoàng Lưu, Hoàng Phỉa, Trần Đình Dẻng, Trần Chuể, Trần Ruệ, Trần Quang Chữ, Trần Cừ và bao người khác đã ngã xuống ở chiến trường miền Nam và hai nước bạn Lào, Cămpuchia. Đặc biệt liệt sĩ Trần Đình Dẻng ngã xuống khi đất nước đã im tiếng súng trên hai miền Nam Bắc. Anh là sĩ quan tình báo của Cục 2, anh hi sinh năm 1987 khi đang làm nghĩa vụ quốc tế cao cả ở Cămpuchia.

Trong hai cuộc chiến tranh, nghĩa trang làng ta đã có 186 liệt sĩ nhưng bia mộ ghi sai sót khá nhiều. Anh Hoàng Văn Dạo hy sinh trong trận ca nô địch đỗ bộ lên chợ Mới tháng 4 năm 1947, nhưng bia mộ ghi “hy sinh tháng 12 năm 1947” là sai. Lúc ấy địch chưa đóng đồn Minh Lệ. Em Trần Quang Chữ thì bia mộ khắc là Trần Quốc Chữ. Liệt sĩ Trương Suấc bị thương năm 1949, vết thương tái phát, hy sinh năm 1957 thì ghi là hy sinh năm 1952. Cháu Trương Minh Luật con trai anh tuổi Ngọ (sinh đầu năm 1955)…

* * *

Tôi cũng muốn viết thêm vài nét về dòng họ các anh Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, Hoàng Hữu Sam, những người con họ Hoàng gốc Mạc. Trong làng tôi bà con vẫn nhắc nhiều về dòng họ này. Các anh là những nhà giáo lão thành. Sau cách mạng, anh Hoàng Hữu Xứng làm phó chủ tịch huyện Quảng Trạch, sau nhiều năm dạy học trong tỉnh anh đã ra dạy ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Hà Nội. Con cháu anh đều là những người thông minh, học giỏi và thành đạt. Anh Hoàng Hữu Sam dạy các trường cấp 2, cấp 3 và trường Cao đẳng sư phạm Huế. Đặc biệt anh Hoàng Hữu Đản là nhà Văn, nhà dịch thuật nổi tiếng thế giới. Anh biết nhiều ngoại ngữ, và là một dịch giả uy tín trong mảng văn chương cổ điển Pháp, Hy Lạp, La Mã. Anh dịch các tác phẩm kinh điển của Hy Lạp ra tiếng Việt. Phiên bản Mobile Anh dịch Iliad – Odysée, tác phẩm của Aristophane, Virgil và nhiều tác phẩm sân khấu hài kịch nổi tiếng của La Mã. Anh còn dịch văn học Việt sang Pháp như tập thơ song ngữ “Ánh trăng” – tuyển thơ Việt Nam của nhiều tác giả, “Quà muộn” – tập truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hương, “Thi Vân Yên Tử” của Hoàng Quang Thuận, thơ của Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử…Anh còn dịch “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh sang tiếng Anh. Anh là một nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng. Tác phẩm “Bí mật vườn Lệ Chi” đã được sân khấu Idécaf dựng và đạt giải thưởng của Hội sân khấu năm 2000. Ngoài ra anh còn làm thơ, viết chuyên luận về sân khấu và có nhiều bài bút kí xuất sắc.21

Các em, các cháu Hoàng Nghìa (Hoàng Minh Tiến), Hoàng Quý Thân, Nguyễn Thừa, Trần Nghi, Trần Bình, Trần Ngọc Vương, Trương Minh Dục là những Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ cả nước đều biết đến. Cháu Hoàng Minh Tuy một hiệu phó trường Chuyên của tỉnh Quảng Bình người đã được chính phủ phong tặng huân chương lao động.

Bên cạnh hai nhà họ Hoàng gốc Mạc nổi tiếng, con cháu học hành thành đạt nhất nhì làng, còn có những gia đình cuộc sống khó khăn, bần hàn nhưng vẫn nuôi con cái trưởng thành. Thế hệ sau, con cháu chúng ta cũng có những người làm rạng danh cho làng như các con của anh Hoàng Chưa (thường gọi theo tên con đầu- ông Dộ) là Hoàng Trung Trực, Hoàng Kim, những con người thông minh nổi tiếng, kiên cường trong đánh giặc và có bản lĩnh trong nghiên cứu khoa học. Hoàng Trung Trực và Hoàng Kim là hai người lính đã từng lăn lộn trên các chiến trường miền Nam và nước bạn Căm pu chia. Hòa bình, Hoàng Trung Trực tiếp tục ở lại xây dựng quân đội, Hoàng Kim trở lại giảng đường học tiếp rồi dạy trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. Kim là một chuyên gia nông học, một tiến sĩ Khoa học nông nghiệp có tiếng tại Việt Nam. Cháu có nhiều đầu sách tiếng Việt và hai đầu sách chuyên khảo tiếng Anh, là tác giả của 78 bài báo khoa học, trong đó có 41 bài tiếng Anh. Hoàng Kim là tác giả và đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học về giống cây trồng tốt. Kim đã tạo ra được giống sắn KM140, đạt giải nhất Hội thi sáng tạo kĩ thuật toàn quốc VÌOTEC lần thứ 10 năm 2010.

Thời lửa đạn – Hồi ký của ông Hoàng Hữu Thanh năm 2013
Hoàng Kim cùng với Hoàng Minh Đức8 tháng 1, 2019
(Hoàng Kim cảm nhận đọc Thời lửa đạn)

“THỜI LỬA ĐẠN” là tập hồi ký của nhà giáo Hoàng Hữu Thanh, bí danh Nam Sơn sinh ngày 18 tháng 9 năm 1929 tại làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trú quán số nhà 12, đường Đặng Dung, tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cụ mất năm 2018. Cụ Hoàng Hữu Thanh nguyên là đại đội trưởng đội thiếu niên du kích Minh Lệ huyền thoại, người trinh sát gan dạ, người chỉ huy tài năng năm xưa của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cụ cũng là thầy giáo ưu tú của Trường Sư phạm 10+3 Quảng Bình thời lửa đạn chống Pháp và chống Mỹ. Cụ đã được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba; Huân chương chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Hai huân chương chiến công hạng Ba; Huy chương vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Tác phẩm “Thời lửa đạn” là tự truyện đầy ắp thông tin chân thực và sống động về làng Minh Lệ trong khoảng từ năm 1940 đến năm 1975. Đây cũng là những phác thảo rất quý về gia phả, dòng họ, địa chí, văn hóa và quê hương đất và người. Thầy giáo già Hoàng Hữu Thanh, vị trưởng bối đáng kính làng Minh Lệ đã làm được nghĩa cử to lớn vinh danh quê hương nghèo khó, ân tình, anh hùng, địa linh nhân kiệt và vinh danh những thế hệ cầm súng bảo vệ xóm làng. Ông đã kịp lưu lại một mảnh ký ức lớn, rất quý, truyền thần về làng Minh Lệ đất và người. Trang văn của thầy Hoàng Hữu Thanh chắc chắn sẽ có nhiều người và nhiều thế hệ đọc lại. Nhà thơ nhà báo Phan Văn Khuyến nhận xét:” Nhờ năng khiếu bẩm sinh và được học tập, rèn luyện trong ngành sư phạm nhiều năm nên lời văn của thầy Hoàng Hữu Thanh thật trong sáng, giản dị, diễn đạt chính xác các sự kiện cần nói, bố cục súc tích gọn gàng. Tuy là ghi chép theo lối hồi kí nhưng nhờ thực tế nên trong tập hồi kí này có nhiều trang viết rất hay, …Làng Minh Lệ quê tôi “Thời lửa đạn” thân thiết trong lòng tôi. “Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần “Thời lửa đạn” do có cha mẹ và gia đình mình hiển hiện chân thực trong đó. Tôi đã rất xúc động vì nhớ lại tuổi thơ gian khó của người học trò nghèo cha mẹ mất sớm năm xưa trong Bài ca Trường Quảng Trạch “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng”. Nguyễn Khải trong “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại” đã nói: “Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”

Còn nữa
Làng Minh Lệ quê tôi

 

 

 

 

QUẢNG BÌNH ĐẤT MẸ ƠN NGƯỜI
Hoàng Kim

Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương

Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng Quảng Bình
Về quê kính nhớ Tổ tiên
Mừng vui giữa chốn bạn hiền người thân

Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi ân cần níu chân.
Đường xuân như một dòng sông
Việt Nam thống nhất thác ghềnh đến nơi.

Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt

 

 

Nhớ Cậu Hoàng Thúc Tấn
Kính thượng thọ Cậu
Hoàng Kim

Mai trắng tóc Người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng
Nhớ Cậu Hoàng Thanh Luận
Hoàng Kim

Nhớ cậu đường xa về tảo mộ
Tổ Hoàng gốc cũ quý người thân
Cầu thương cầu hiếu tình quê vẹn
Mến cháu con xa Liệu nghĩa gần.

Kính chúc cậu mợ và gia đình vui khỏe.
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người

 

 

BAN MAI ĐỨNG TRƯỚC BIỂN
Hoàng Kim

Ban mai đứng trước biển
Đảo Yến trong mắt ai
Thăm thẳm một tầm nhìn
Vị tướng của lòng dân.

Chùm ảnh về quê hương
GẶP BẠN Ở QUÊ NHÀ

 

 

 

 

xem tiếp Làng Minh Lệ quê tôi

 

 

 

 

VIỆN LÚA SAO THẦN NÔNG
Hoàng Kim

Viện Lúa Sao Thần Nông 45 năm từ thành lập đến nay (1977-2021) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật canh tác lúa; hệ thống canh tác thích hợp hiệu quả cho vùng ĐBSCL. Viện Lúa Sao Thần Nông bảo tồn và phát triển trong 45 năm qua đã góp phần đưa năng suất lúa của vùng nàỳ từ 2 – 3 tấn/ ha/ vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL lên hơn gấp 6 lần, từ 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm của mỗi năm liên tục từ năm 2017 đến nay.

 

 

 

 

Nông nghiệp ĐBSCL ngày nay đang bị ảnh hưởng rất sâu sắc của ranh mặn đã lấn rất sâu vào đất liền. Bản đồ dự báo xâm nhập mặn ĐBSCL mùa khô năm 2020-2021, do Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cung cấp đã cho thấy điều rõ Sự biến đổi khí hậu và nguồn nước sông Mekong bị điều tiết nghiêm trọng bởi hệ thống đập thủy điện trên sông, cùng với việc suy kiệt thảm rừng thực vật đầu nguồn đã gây nên hiệu ứng kép của môi sinh môi trường biến đổi.

Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục là địa chỉ xanh tiêu biểu của nông nghiệp toàn vùng. Viện tiếp tục phát huy những kết quả nổi bật trọng tâm về chọn tạo giống lúa và chuyển giao giống lúa tốt vào sản xuất. Theo đó, Viện Lúa ĐBSCL có 11 giống lúa tốt được công nhận chính thức và 23 giống lúa tốt được bảo hộ..Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCLchiếm tỉ lệ trên 70% tổng diện tích lúa gieo trồng ở ĐBSCL. Giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL không chỉ được trồng tốt ở vùng ĐBSCL và lan tỏa nhiều vùng trong cả nước.Đặc biệt, trong tình hình hạn mặn vừa qua, Viện đã kịp thời khuyến cáo và cung cấp các giống lúa có khả năng chống chịu mặn ở mức độ từ 2-4‰ như các giống: OM6976, OM11735, OM9582, OM9577, OM429, OM380, OM18 đã đáp ứng kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra. Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng gạo phù hợp với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phục tráng các giống lúa mùa đặc sản của địa phương và xây dựng những vùng sản xuất gạo đặc sản chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Đánh giá tiềm năng dinh dưỡng của các giống lúa và phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ gạo và các phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo”, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL tiến sĩ Trần Ngọc Thạch khẳng định.

 

 

vienlua2017

 

 

VIỆN LÚA BÀI HỌC QUÝ

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là địa chỉ xanh Việt Nam rạng danh Tổ Quốc tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website:
http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm.

Viện Lúa đạt thành tựu to lớn như hôm nay là do tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Thầy Trần Như Nguyện, nguyên Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Văn Luật, Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Nguyễn Thơ,  Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL; Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và PTNT, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa; Phó Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, Tiến sĩ  Nguyễn Xuân Lai, Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Dư, nguyên Cục phó Cục Trồng trọt, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, nguyên Viện trưởng Viện Lúa, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang  nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đạt Giải thưởng Khoa học quốc gia 2016 L’Oreál – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học, cùng với một đội ngũ đông đảo những chuyên gia giỏi, những trí thức nông nghiệp tài năng tận tụy dấn thân vì đại nghĩa, sống thanh đạm, giản dị, say mê  với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân .

 

 

vienluathambacgiap

 

 

Chúc mừng thành tựu lúa gạo Việt Nam, các gương thầy bạn thân thiết, Chúc mừng Viện Lúa với lớp trẻ đang tiếp bước thầm lặng vươn tới tầm cao mới khoa học nông nghiệp, tận tâm cống hiến cho quê hương. Viện Lúa sao Thần Nông là bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước: Thành quả đào tạo cán bộ khoa học của Viện có nhiều đóng góp vào thành tựu chung cho nền nông nghiệp nước nhà. Một số cán bộ khoa học sau này lãnh đạo nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, Viện lúa ĐBSCL đến năm 2021 đã chọn tạo được trên 180 giống lúa và phát triển trên 180 giống lúa các loại. Trong đó có 82 giống được công nhận giống quốc gia. Hiện nay trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa đóng góp 5 giống.

 

 

giaobancaylua

 

 

Việt Nam con đường xanh; Viện Lúa Sao Thần Nông; Thầy Luật lúa OMCS OM, Về miền Tây yêu thương‘ mãi mãi là suối nguồn tươi trẻ.

 

 

 

 

VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ, Sóc Trăng, sông Tiền, Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh hãy về Bảy Núi, Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?.

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.

 

 

omluagiongcongoc

 

 

LÚA GIỐNG OM CÓ NGỌC

OM Lúa Giống nẩy mầm xanh, Viện Lúa xây dựng và phát triển, các gương mặt thầy bạn thân thiết, ‘lúa mới vòng tròn nhân quả: hoa lúa – hột lúa bùn ngấu – cây lúa – hạt gạo’, bài học thầm lặng nổ lực vươn tới dâng hiến ngọc cho đời.†††††††††††††††††† Viện Lúa: Huân chương độc lập Hạng I năm 2014, Hạng II năm 2007, Hạng III năm 2002; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000; Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ Huân chương lao động Hạng I năm 1996, Hạng II năm 1990, Hạng III năm 1986; Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000, Giải thưởng  Kovalepskaia.

 

 

 

 

Viện Lúa ĐBSCL là bài học lớn: Chọn tạo giống lúa siêu xanh năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn hạn, ít sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu Việt Nam là tâm sức của chúng để đồng hành trên con đường lúa gạo Việt Nam. ††

 

 

saothannong

 

 

SAO THẦN NÔNG VIỆT NAM

Chúng tôi khi dạy và học lúa gạo Việt thường liên tưởng tới sao Thần Nông trên bầu trời. Sao Thần Nông là chòm sao
Thiên Yết (Scorpius) một trong những chòm sao sáng rõ nhất của 12 chòm sao hoàng đạo, nằm gần chòm sao Thiên Xứng (Libra) trên ‘đường đi của thần mặt trời’. Chòm sao Thần Nông có một ngôi sao cấp I, năm ngôi sao cấp II và mười ngôi sao cấp III. Những ngôi sao sáng này xếp thành hình chữ S (Thiên Yết, Bọ Cạp, Hổ Cáp). Sao Thần Nông trong thần thoại phương Đông có Thanh Long một sinh vật đầy sức mạnh nhưng nhân từ, sứ giả báo trước của mùa xuân.

Viện Lúa ĐBSCL là chòm sao Thần Nông trong dãy Ngân Hà lồng lộng có vô số sao sáng trời Nam. Gạo Việt “ấp ủ” giấc mơ thương hiệu, tôi tâm đắc nhiều về bài học ‘Dưới đáy đại dương là ngọc’ và thường nghĩ về những con người huyền thoại của lúa gạo Nam Bộ, trong đó có nhiều người thuộc Viện Lúa ĐBSCL.

 

 

 

 

Sóc Trăng Lương Định Của. Giáo sư bác sĩ Nông học Lương Định Của, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, cuộc đời và sự nghiệp còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975- 2019) có tốc độ tăng năng suất vượt trên 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới. Đại Ngãi Trường Khánh Long Phú Sóc Trăng Nam Bộ Việt Nam là quê hương của bác học Lương Định Của. Đó cũng chính là nơi khởi phát và tỏa rộng con đường lúa gạo Việt Nam, thành tựu và bài học lớn. ” Nhất ông Của, nhì chuyên gia, thứ ba chỉ đạo”. Tức là cán bộ thuộc các đoàn chỉ đạo của bộ là nhàn nhất ( lúc đó còn HTX mà, xã viên còn nhàn nữa là.) Đoàn chuyên gia TQ thì vất vả hơn vì các chuyên gia đa phần là nông dân, giỏi thực hành nên cán bộ Việt Nam cũng phải thực hành theo. Còn Viên ông Của thì vất vả nhất, làm theo định mức, nếu việc không có định mức thì phải làm đủ 8 h, theo kẻng.

 

 

 

 

Thầy Luật lúa OMCS OMHồ Quang Cua gạo ST Con đường lúa gạo Việt Nam từ Sóc Trăng kết nối Hậu Giang, Cần Thơ, Viện Lúa và tỏa rộng nhiều vùng đất nước thấp thoáng chân dung năm anh hùng lao động nghề lúa: Giáo sư Nguyễn Văn Luật tác giả chính của cụm công trình lúa OM và OMCS giải thưởng Hồ Chí Minh và chủ biên sách lúa Việt Nam thế kỷ 20 ba tập 1500 trang; kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu chọn tạo và phổ biến ứng dụng rộng rãi hàng chục vạn hecta gạo thơm Sóc Trăng trong sản xuất;

 

 

 

 

Thầy Xuân lúa và hệ canh tác, Thầy Quyền thâm canh lúa với bác Trần Ngọc Hoằng và kỹ sư Trần Ngọc Sương là câu chuyện dài ‘Dưới đáy đại dương là ngọc‘. Giáo sư Võ Tòng Xuân, là chuyên gia lúa và hệ canh tác, anh hùng lao động, người con của quê hương Nam Bộ.  Bài học thực tiễn từ người Thầy, lúa sắn Việt Nam tới châu Phi, Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Namthông tin của GMX Consulting về Thầy đã cho thấy một phần việc mới nhất của thầy trên độ tuổi 80 vẫn tiếp tục đi tới trên con đường giáo dục nông nghiệp.

 

 

 

 

Trần Ngọc Hoàng Trần Thị Sương hai cha con anh hùng huyền thoại Dưới đáy đại dương là ngọc‘: “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình” . Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng tôi và mọi người đâu dễ quên và đâu đã khép lại. Hôm bác Năm Hoằng mất, chúng tôi gần như đi suốt đêm từ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai) về Nông trường sông Hậu (Hậu Giang) để kịp viếng bác. Tôi biết ơn bác Năm đã năm lần lội ruộng thăm đồng Trung tâm Hưng Lộc và đã gợi ý cho tôi nhiều điều. Trong đó có một lần bác tặng cho tôi chiếc máy điện thoại di động “Cháu giữ mà dùng, bác mua lại cái khác”, “Thông tin là cần thiết, đừng tiết kiệm quá con ạ !” “Chưa kỹ đâu con đừng vội làm sư” “Bác có chút kinh nghiệm thau chua, rửa phèn, lấn biến” “Hiểu cây và đất thì mới làm ra được giống mới con ạ !” “Phải sản xuất kinh doanh khép kín mới khá được” “Dưới đáy đại dương là ngọc !”. Những bài học của bác Năm và chị Ba đã giúp chúng tôi rất nhiều. Tôi mắc nợ câu chuyện này đã nhiều năm. Tôi chỉ neo được một cái tựa đề  và ít tên người để thỉnh thoảng nhớ lại. Kể về họ là sự chiêm nghiệm một đời. Chúng ta chắc vẫn còn nhớ câu chuyện “Hai cha con đều là anh hùng” và Trở lại nụ cười Ba Sương Lâu nay chúng ta đã xúc động nhiều với cuộc đời bất hạnh của chị Ba Sương nhưng hình như việc “tích tụ ruộng đất” “lập quỹ trái phép”, và “xây dựng nông trại điển hình” của Nông trường sông Hậu thời bác Năm Hoằng và chị Ba Sương cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để rút ra những bài học sâu sắc về tầm nhìn, quan điểm, cách đầu tư khép kín trong nông nghiệp. Bác Năm đã yên nghĩ, chị ba Sương kêu án tù 8 năm và được thả. Người đương thời chưa thể mổ xẻ và phân tích đúng sai về cách “lập quỷ trái phép” và “tích tụ ruộng đất” nhưng nếu khép lại điều này thì không thể nói rõ nhiều việc và cũng không đúng tâm nguyện của những bậc anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ đã quyết liệt dấn thân trọn đời cho sự nghiệp và niềm tin ấy.
†††††††††††††††
Mỗi người chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong sự trường tồn và đi tới mãi của dân tộc. Nhưng tôi nhớ và tôi tin câu nói của Nguyễn Khải: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.

 

 

ThayQuyennghenongcuachungtoi

 

 

Thầy Quyền thâm canh lúa cùng với thứ trưởng Lê Quốc Doanh ở Cần Thơ. Giáo sư Mai Văn Quyền là chuyên gia thâm canh lúa và nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Thầy trên 86 xuân vẫn phong độ họp bạn nhà nông.

 

 

 

 

Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phó Giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng và vợ là Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa đều là chuyên gia chọn giống và công nghệ sinh học cây lúa. Ảnh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT (thứ hai từ bên phải) và anh hùng lao động Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái) trong hội thảo đầu bờ trên cánh đồng mẫu lớn.

 

 

 

 

Ảnh Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa Viện Lúa ĐBSCL tiếp thầy trò lúa Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

 

 

 

 

GS.TS. Nguyễn Thị Lang (người ở giữa thứ hai phải qua) là một trong những nhà khoa học nữ tiêu biểu của Việt Nam, trưởng phòng công nghệ sinh học, Trường đại học An Giang và Trường đại học Cửu Long, giáo sư bộ môn di truyền và chọn giống cây trồng, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.

 

 

nguyenthilang-omluagiongcongoc

 

 

Giáo sư Lang trong hơn 25 năm qua (1990-2016) đã chọn tạo và đưa vào sản xuất  thành công được 31 giống lúa tốt và 16 quy trình kỹ thuật canh tác đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam, chủ yếu và vùng Đồng Đằng Sông Cửu Long. Chị cũng đã công bố trong nước và quốc tế trên 110 bài báo khoa học, xuất bản nhiều sách chuyên khảo và sách phổ thông nghề lúa, hướng dẫn nhiều thạc sĩ, tiến sĩ , thực hiện nghiên cứu giảng day và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trong các chuyên ngành nông học, công nghệ sinh học, di truyền và chọn giống cây trồng. †††††††††††

GS.TS Nguyễn Thị Lang sinh năm 1957 tại Bến Tre, nguyên là sinh viên Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh niên khóa 1974-1979. Sau đó, từ cuối năm 1979 đến đầu năm 2006,  chị lần lượt làm cán bộ,  phó trưởng phòng kế hoạch khoa học Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, tiếp đấy làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Khoa học Việt Nam năm 1990-1994, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1994, làm thực tập sinh sau tiến sĩ về di truyền phân tử tại Viện Lúa Quốc tế (IRRI) tại Philippine từ năm 1996-1998, tham gia nghiên cứu bản đồ gen QTL giống lúa chống chịu mặn tại Trung tâm Khoa học Nông nghiệp Quốc tế (JIRRCAS). Từ đầu năm 2006 đến nay, chị làm Trưởng bộ môn Di truyền và Chọn giống Viện Lúa ĐBSCL. GS.TS Nguyễn Thị Lang ngoài sự đam mê và thành công trong nghiên cứu giảng dạy khoa học cây lúa, cũng có nhiều thành công trong nghiên cứu genome cây đậu tương, đậu xanh, cây ăn trái, cây thuốc nam, ngô, lạc, hoa… nghiên cứu phát hiện các gen ứng cử viên cho mục tiêu chống chịu khô hạn, phèn, mặn, ngập úng và gen kháng sâu bệnh hại, góp phần nâng cao phẩm chất nông sản và phục vụ cho phát triển an toàn lương thực. Chị cũng dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy tại các trường đại học An Giang, Cần Thơ, Mekong, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tham gia nhiều hội nghị hội thảo đầu bờ với nông dân với bước chân trải nghiệm rộng khắp nhiều vùng đất nước .††††††††††

 

 

 

 

Giáo sư Bùi Chí Bửu và vợ là giáo sư Nguyễn Thị Lang đều là chuyên gia di truyền và chọn giống lúa. “Lang Bửu lúa” đều chung niềm đam mê cây lúa và đều đạt những thành tựu khoa học thật đáng ngưỡng mộ. Viện Lúa ĐBSCL còn nhiều câu chuyện dâng hiến lặng lẽ và nhiều bài học thành công khác nhưng chỉ với năm diện mạo tiêu biểu “Thầy Luật lúa”, ‘Bổng Hòa lúa’, “Lang Bửu lúa” chúng ta đã có năm câu chuyện đời thường huyền thoại lúa dầy dặn của những gương sáng nghị lực tâm huyết mẫu mực giữa đời thường.

Bốn mươi lăm năm Viện Lúa chặng đường phát triển hạt ngọc Việt đã trãi qua biết bao vinh quang nhưng cũng biết mấy nhọc nhằn. Viện Lúa nằm ở giữa tâm điểm của những  của những kết nối hợp tác mà cho đến nay chúng ta vẫn thiếu những bài viết kể những câu chuyện và tôn vinh những thầy bạn thân thiết đã làm nên các điều kỳ vĩ ấy.

Dưới đáy đại dương là Ngọc.

 

 

 

 

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích

 

 

Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Vietnamese food paradise
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

 

 

Số lần xem trang : 20210
Nhập ngày : 13-01-2021
Điều chỉnh lần cuối : 13-01-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 5(23-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 5(22-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 5(20-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 5(19-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 5(18-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 5(17-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 5(16-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 5(16-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 5(16-05-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 5(16-05-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007