ThS. ĐỖ THỊ LỢI Hiện nay, người nuôi cá tra với mật độ cao thường cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá nhanh lớn nhưng giá thành cao do chi phí thức ăn rất tốn. Vì vậy, nuôi cá tra bằng thức ăn tự chế là cách hữu hiệu để giảm giá thành. Cá tra ăn tạp, rất nhanh lớn và rất dễ nuôi, trong điều kiện nuôi thâm canh chỉ 4-5 tháng là cá đạt trong lượng 1,0-1,2 kg. Cá nuôi lâu năm có thể đạt trọng lượng 10-12 kg/con nhưng vì không kinh tế nên người ta thường bán khi cá đạt trọng lượng 1,0-1,2 kg/con. Cá tra ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
Mùa vụ sinh sản của cá tra trong tự nhiên vào tháng 5-6 âm lịch hằng năm. Cá đẻ một lần trong năm, bãi đẻ thường trên phần sông MêKông thuộc địa phận Campuchia. Trước đây khi mà con cá tra chưa được sinh sản bằng phương pháp nhân tạo thì nguồn giống cá tra giống chỉ được bắt ở dưới sông, khu vực giáp ranh với nước bạn.
Chuẩn bị ao nuôi: Ao nuôi cá cần gần nguồn nước ngọt để khi cần lấy nước và rút nước được dễ dàng. Ao có hình chữ nhật, diện tích ao nuôi có thể biến động từ vài công (mỗi công = 1.000 m2) đến vài ha tùy theo khả năng nuôi và diện tích sẵn có, nhưng thích hợp nhất là từ 1.000-1500 m2, chiều sâu 1,5-2,5 m. Bờ ao cần cao hơn đỉnh lũ cao nhất hằng năm 0,5 m nhằm tránh ngập lụt trong mùa lũ. Xung quanh ao đắp thêm bờ đất nhỏ cao thêm 20 cm để ngăn nước mưa tràn xuống làm đục nước ao ảnh hưởng đến hoạt động của cá. Mặt bờ cần trồng rau muống để ngăn sạt lở và làm thức ăn xanh cho cá.
Cải tạo ao: Đối với ao đã có sẵn thì cần cải tạo lại ao trước khi nuôi. Cần rút cạn nước, vét bùn ở đáy ao, bón lót vôi khử trùng với lượng 10-15 kg/100 m2 ao, phơi đáy ao 2-3 ngày, kết hợp dọn sạch cỏ bờ ao, lấp các lỗ mọi rò rỉ và ống bọng (cứ khoảng 200-300 m2 ao cần một ống bọng lấy nước, đường kính 25-30 cm). Trên bờ ao cũng cần bón vôi với lượng tương tự như dưới ao để ngăn phèn rửa trôi xuống ao.
Đối với ao mới đào thì cần phải tiến hành bón vôi theo bờ ao theo từng lớp đất 30-40 kg vôi bột cho 100 m3 đất và bón đáy ao 20-30 kg/100 m2. Khi cho nước vào ao cần xác định thường xuyên độ pH, bơm nước cũ bỏ đi và thay nước mới vào nếu thấy pH nước còn quá acid (tức nước bị nhiễm phèn, rất độc cho cá) cho đến khi nào thấy pH bằng 6 -7 mới thả cá con vào ao.
Thả cá: Cá giống cần khỏe mạnh và có kích cỡ đều nhau để chúng cùng lớn sẽ tránh được trường hợp cá hại lẫn nhau, mật độ thả 5-7 con/m2 ao. Thời vụ thả cá tốt nhất là từ tháng 7-9 thì cỡ cá giống từ 10-12 con/kg, nếu thả vào tháng 3-5 thì cá con cần lớn hơn (4-6 con/kg). Cá tra có thể nuôi ghép với các loài cá khác như cá hường, cá mè vinh, cá trê, tỷ lệ ghép là 5-10% tổng số đàn. Kinh nghiệm cho thấy là nuôi cá tra ghép với các loài cá khác sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn do tận dụng được nguồn thức ăn. Khi thả cá động tác cần nhẹ nhàng tránh làm cá bị thương tổn.
Cho cá ăn: Thời kỳ cá còn nhỏ, có kích cỡ từ 10-20 cm cá phát triển mạnh về chiều dài, chưa tích lũy mỡ nên cần cho ăn thức ăn chứa nhiều đạm (30%). Các loại thức ăn cho thời kỳ này là: cá vụn, đầu tôm, các sản phẩm loại của các nhà máy thủy hải sản xuất khẩu, cám, rau muống, bắp, khoai... Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5-8% trọng lượng cá. Cần cho cá ăn bằng sàn ăn để biết lượng ăn của cá mà điều chỉnh. Đến thời kỳ cá lớn hơn, từ 25 cm trở đi, cá đã trở sang giai đoạn tích lũy mỡ và tăng trọng nhanh, hàm lượng đạm trong thức ăn thời kỳ này giảm xuống 15-20%.
Cho cá ăn một lần/ngày và cần cho cá ăn đến no không ăn nữa thì thôi, thường là lượng thức ăn bằng 4-6% trọng lượng cá. Thành phần thức ăn của cá như sau; 20% rau xanh, 50% cám, 30% cá, ốc, hến, đầu cá... xay nhỏ (nguồn thức ăn động vật có thể trộn với muối để dự trữ cho cá ăn dần). Thức ăn được nấu chín, nhồi dẻo, cho ăn ở dạng viên. Hệ số thức ăn tự chế đối với cá tra trung bình từ 3-3,5. Do đó tùy theo tình hình giá cả thức ăn trên thị trường mà người nuôi có thể tự điều chỉnh cơ cấu thành phần thức ăn sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Chăm sóc: Kiểm tra nước hằng ngày, nước bẩn sẽ làm cá kém ăn và chậm lớn, thông thường mỗi tuần cần thêm nước vào ao hoặc thay nước mới từ 20-30% lượng nước trong ao và cứ sau từ 1-2 tháng thì người ta nâng mực nước trong ao lên 0,5 m.
Phòng bệnh: Cần chú ý những trận mưa đầu mùa, tốt nhất là không nên cho nước mưa này chảy qua bờ xuống ao nhất là với những ao mới đào sẽ làm cho ao bị nhiễm phèn. Pha loãng vôi bột trong nước và lấy nước vôi trong té đều lên mặt ao. Khi thay nước mới vào thì khử trùng nước ao. Phòng bệnh tiêu hóa cho cá bằng Sulphamid trộn với thức ăn: 10g dùng cho 1 tấn cá. KS. Phương Thanh Số lần xem trang : 16917 Nhập ngày : 05-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 05-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|