Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 4876
Toàn hệ thống 7507
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngThế sự bàn cờ vây; Minh triết Hồ Chí Minh; A Na bà chúa Ngọc; Ngọc Phương Nam ngày mới; Lên non thiêng Yên Tử; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Ngày 27 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám Chính phủ lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập; khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh lỵ: Rạch Giá, Quảng Ngãi Ngày 27 tháng 8 năm 1770 ngày sinh Georg Wilhelm Friedrich Hegel, nhà triết học người Đức (mất năm 1831). Ngày 27 tháng 8 năm 1883, ngọn núi lửa Krakatoa tại Indonesia, phun trào làm 1.000 người chết. Sóng xung kích sau vụ nổ đã gây nên sóng thần cao 30 mét làm chết 36.000 người trên khắp thế giới và tạo nên vụ nổ âm thanh 180 dBSPL.là to nhất từng đo được Bài chọn lọc ngày 27 tháng 8 Thế sự bàn cờ vây; Minh triết Hồ Chí Minh; A Na bà chúa Ngọc; Ngọc Phương Nam ngày mới; Lên non thiêng Yên Tử; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-8/

Thổ Mộc tương hợp năm 2021

THẾ SỰ BÀN CỜ VÂY
Hoàng Kim

Afghanistan Taliban là tin thời sự nóng không kém
SARD COVI 2 những ngày này trên Thế giớivà Việt Nam. Taliban là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) https://youtu.be/WHeeEYprrOs những ngày qua đã giành được chính quyền trong nước này sau mấy chục năm chiến tranhthánh chiến, chống lại chính quyền Karzai được Mỹ hậu thuẫn và ISAF do NATO lãnh đạo trong chiến tranh ở Afghanistan. Taliban trước đây chỉ được ba quốc gia Pakistan, Ả Rập Xê-útCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. thừa nhận, nhưng ngày nay, Trung Quốc, Nga bắt tay Taliban xây dựng chính quyền mới. Thế sự bàn cờ vây. https://youtu.be/CH4VppzT21c. Bài viết này xâu chuỗi Trung Quốc một suy ngẫmVành đai và con đường Trung Nga với Trung ÁThế sự bàn cờ vây; Đọc lại và suy ngẫm.

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc: 5 năm nhìn lại, tác giả Nguyễn Thu Hà, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019 theo số liệu trang Chinadaily: http://www.chinadaily.com.cn/a/201809/05/WS5b8f09bfa310add14f3899b7.html Trong 5 năm qua, sáng kiến “Vành đai, Con đường” do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào tháng 9 năm 2013 cho đến nay tuy đã đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới. Toàn văn câu chuyện ấy được lược khảo tại đây

Thế sự bàn cờ vây, nước Việt Nam ngày nay có quan hệ đặc biệt với Lào Cămpuchia Cu ba; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha; Anh ; Đức, Italy; Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp; Malaysia, Philippines; Úc; New Zealand; quan hệ đối tác toàn diện với Nam Phi; Chile, Brazil, Venezuela; Argentina; Ukraina; Mỹ, Đan Mạch; Myanmar, Canada; Hungary; Brunei, Hà Lan; quan hệ đối tác lĩnh vực trước đây với Hà Lan năm 2010 về Quản lý nước và Ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2014 thêm Nông nghiệp và An ninh lương thực, năm 2019 quan hệ hợp tác lĩnh vực với Hà Lan đã nâng cấp thành đối tác toàn diện. quan hệ đối tác bạn hữu ‘cùng có lợi’ với Mông Cổ, Triều Tiên, các nước khác ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Á, Tây Á, Trung Đông, Châu Phi, các chiến lược hợp tác Nam Nam, hợp tác, song phương và đa phương. Việt Nam khi nâng cấp quan hệ với các đại cường là chúng ta đang đứng giữa giao lộ có sự tính toán cân bằng nhiều lợi ích khác nhau.

Nhớ bài học lớn Afghanistan lời nguyền địa lý
https://youtu.be/WHeeEYprrOs; Đe dọa bủa vây Trung Quốc khi Taliban cai trị Afghanistan https://youtu.be/wvpRMp5tnJIAngkor nụ cười suy ngẫm. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/angkor-nu-cuoi-suy-ngam/

Thế sự bàn cờ vây; Minh triết Hồ Chí Minh; Đọc lại và suy ngẫm

Hoàng Kim

(*) Tài liệu chọn đọc lại

SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC: 5 NĂM NHÌN LẠI
Nguyễn Thu Hà
Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019

TCCS – Tháng 9-2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Mặc dù trong 5 năm qua, sáng kiến này đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới.

Về sáng kiến “Vành đai, Con đường”

Sáng kiến ban đầu có tên là “ Một vành đai, Một con đường” (OBOR), sau này được đổi tên thành “Vành đai, Con đường” (BRI). BRI xuất phát từ mong muốn tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên tuyến đường từ châu Á sang châu Âu, với nội dung hướng đến 5 phương diện: chính sách, kết cấu hạ tầng, thương mại, tài chính và kết nối con người.

BRI gồm có hai hợp phần chính: Vành đai và Con đường. “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt); “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (21st Century Maritime Silk Road). “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” được thiết kế với ba nhánh chính nối từ Trung Quốc qua Trung Á và Nga tới châu Âu; từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á, Vịnh Péc-xích đến Địa Trung Hải; từ Trung Quốc đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” với nội dung cơ bản là sự phục hưng con đường tơ lụa cổ đại trên biển, nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc với các cảng chính ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Phi và châu Âu; kết hợp sự phát triển hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương.

BRI được coi là một đại dự án của Trung Quốc, hay theo một số chuyên gia, đây còn là một chiến lược toàn cầu khi mà Sáng kiến này sẽ là mạng lưới kết nối các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt của khoảng 65 quốc gia với nhau với tổng GDP khoảng 23.000 tỷ USD, tương đương 1/3 GDP toàn cầu, liên kết 62% toàn bộ số dân thế giới. So với Kế hoạch Mác-san mà Mỹ thực hiện nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì quy mô và phạm vi của BRI lớn hơn rất nhiều lần.

Để hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đã thành lập ba thiết chế tài chính để rót vốn cho Sáng kiến này, bao gồm Quỹ Con đường Tơ lụa (SRF) (năm 2014) với số vốn dự tính ban đầu 40 tỷ USD, Ngân hàng Đầu tư kết cấu hạ tầng châu Á (AIIB) với nguồn vốn 100 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển mới (NDB) khởi đầu với số vốn 50 tỷ USD. Các thiết chế tài chính này sẽ cung cấp nguồn vốn cho việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực, như điện, năng lượng, giao thông, viễn thông, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung cấp nước, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và dịch vụ logistic.

BRI – sáng kiến hạ tầng mà theo Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), sáng kiến này nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị, duy trì sự ổn định của khu vực và khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng thông qua BRI. Các khoản đầu tư của Trung Quốc dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, giúp Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự và tạo ra một môi trường chiến lược có lợi cho Trung Quốc trong khu vực. Sáng kiến phản ánh tham vọng của Chính phủ Trung Quốc là phát triển “đất nước khá giả toàn diện” và thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, vươn lên thành cường quốc đứng đầu thế giới.

Những kết quả đạt được

Theo đánh giá của Chính phủ Trung Quốc, trong 5 năm triển khai Sáng kiến, BRI đã đạt được những kết quả tích cực và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Trung Quốc và các nước tham gia. Sau khi hoàn thành, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ này sẽ tăng cường khả năng kết nối của Trung Quốc với các khu vực khác, cả trên đất liền lẫn trên biển, mở rộng lĩnh vực thương mại và công nghệ của Trung Quốc sang các thị trường mới.

Về thương mại, sau 5 năm thực hiện, BRI đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và tham gia sâu rộng của hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Tính đến tháng 4-2018, Trung Quốc đã cùng với 86 quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến và tổ chức quốc tế ký kết trên 100 thỏa thuận triển khai các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực thuộc khuôn khổ BRI. Trung Quốc cùng với 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, như Hàn Quốc, Pa-ki-xtan, ASEAN, Pê-ru, Chi-lê và nhiều nước khác ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước dọc các tuyến BRI trong 5 năm qua đã vượt trên 5.000 tỷ USD(1). Thêm vào đó, Trung Quốc cũng đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hơn 50 tỷ USD vào 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu trên 666 tỷ USD hàng hóa từ các nước tham gia BRI, chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước này đã tăng ở mức kỷ lục là 14,2%. Trung Quốc đã xây dựng trên 50 khu hợp tác kinh tế, thương mại tại khoảng 20 nước tham gia BRI, giúp các nước tăng nguồn thu thuế, thu nhập thêm 1,1 tỷ USD và tạo 180.000 việc làm mới.

Về việc sử dụng các thiết chế tài chính chuyên biệt cho BRI, theo một cuộc khảo sát về các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi, các tổ chức tài chính của Trung Quốc, như SRF hay AIIB, tạo động lực thúc đẩy quan trọng cho đa số các nước tham gia BRI nhiều hơn các tổ chức tài chính của chính các nước đó, thậm chí còn nhiều hơn cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay các tổ chức tài chính quốc tế khác. Tính đến tháng 6-2018, đã có 86 quốc gia trở thành thành viên của AIIB. Theo báo cáo công khai thường niên của AIIB, trong năm 2017 tổng số vốn đã cấp và đợi phê duyệt mà AIIB đã triển khai là 4,22 tỷ USD cho 12 dự án, tăng thêm 5 dự án so với năm 2016. So với ADB, IMF, WB – đều chịu sự kiểm soát của Mỹ và chậm cải cách – thì AIIB là một lựa chọn phù hợp cho cả các nước thành viên và các nước nhận đầu tư.

Về các dự án kết cấu hạ tầng, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ra bên ngoài, trong đó có dự án đường sắt và các cảng biển.

Về đường sắt, Theo trang The Diplomat (Nhật Bản), Trung Quốc sẽ xây dựng 81.000km đường sắt cao tốc đi qua các quốc gia tham gia BRI – nhiều hơn tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên thế giới hiện nay và đã tuyên bố kế hoạch chi 35.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 503 tỷ USD) để mở rộng mạng lưới đường sắt quốc gia vào năm 2020 với tổng số hơn 30.000km, kết nối 80% các thành phố lớn ở Trung Quốc. Các dự án tiêu biểu mà Trung Quốc đang thực hiện, như dự án đường sắt Môm-ba-sa – Nai-rô-bi của Kê-ni-a với tổng chiều dài khoảng 2.700km, trị giá 3,8 tỷ USD, hoàn thành năm 2017, đã giúp người dân nước này giảm thời gian đi từ ga đầu Môm-ba-sa tới ga cuối – Thủ đô Nai-rô-bi chỉ còn 5 giờ đồng hồ thay vì 10 giờ đồng hồ như trước; tuyến đường sắt Viên-chăn – Bô-ten dự kiến hoàn thành vào năm 2021 với tổng chi phí lên đến 7,2 tỷ USD; dự án đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung tại In-đô-nê-xi-a có tổng chiều dài 142km với tổng vốn đầu tư là 5,13 tỷ USD.

Về dự án cảng biển, tính đến hết năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư một phần hoặc giành được quyền kinh doanh, vận hành trong dài hạn với 76 cảng biển trên toàn thế giới. Trung Quốc không chỉ đầu tư vào các cảng lớn mà còn tìm cách kinh doanh vận hành nhiều cảng nhỏ trên toàn thế giới. Các dự án cảng biển tiêu biểu, như dự án cảng Goa-đa (Gwadar) ở Pa-ki-xtan, dự án cảng Cô-lôm-bô ở Xri Lan-ca, dự án cảng Pi-ra-ớt (Piraeus) ở Hy Lạp và rất nhiều dự án khác.

Về kết nối con người, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong trao đổi văn hóa và dân tộc giữa Trung Quốc và các nước tham gia BRI. Trung Quốc đã và đang xúc tiến trao đổi văn hóa và dân cư với các nước dọc theo BRI. Kể từ năm 2014, chương trình đào tạo chuyên gia về tội phạm học trẻ do Bộ Văn hóa và Du lịch tổ chức đã mời được 360 chuyên gia về tội phạm từ 95 quốc gia, Trung Quốc đã thành lập 16 trung tâm văn hóa ở các nước tham gia BRI, tổ chức hơn 1.600 sự kiện văn hóa. Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hợp tác sản xuất phim với 21 quốc gia và khu vực tham gia BRI. Ngày 17-10-2018 để kỷ niệm 5 năm thực hiện tăng cường kết nối người dân, Trung Quốc đã thực hiện cuộc triển lãm ảnh được tổ chức tại các đại sứ quán, trung tâm văn hóa và các tổ chức ở những nước tham gia.

Mặc dù đạt được những bước tiến hướng tới các mục tiêu dài hạn mà Trung Quốc đặt ra, nhưng BRI cũng vấp phải không ít khó khăn, khiến nhiều dự án chậm trễ và thậm chí thất bại. Xét quy mô đồ sộ của BRI với nhiều dự án lớn, việc trì hoãn, hủy bỏ hay thất bại cũng là những việc đã được tính đến. Những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ (trong một số trường hợp là do sự hoài nghi và phản đối nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc gia tăng) sẽ tiếp tục góp phần định hình sự phát triển trong tương lai của Sáng kiến.

Những trở ngại khi thực hiện Sáng kiến

 

Những khó khăn nội bộ

Tham vọng của Trung Quốc trong BRI ngày càng bị hạn chế bởi các phương pháp tiếp cận và mục tiêu chiến lược riêng của nước này. Mặc dù BRI đã đạt được thành công lớn ở các nước đang phát triển, nhưng những thách thức về khả năng tài chính và bất ổn chính trị ở các nước tiếp nhận đầu tư đã nhiều lần gây ra sự chậm trễ, thậm chí là hủy bỏ các khoản đầu tư, như một số dự án giao thông và năng lượng ở Ca-dắc-xtan, Băng-la-đét, Mi-an-ma và Pa-ki-xtan.

Tham nhũng và bất ổn chính trị tại một số quốc gia tham gia BRI không chỉ khiến các dự án thuộc BRI bị đưa ra phán xét mà còn bị chậm trễ. Và chính Trung Quốc cũng phải gánh chịu những khoản nợ do tình trạng trên gây ra.

Cuối cùng, sự “nhiệt tình” lôi kéo các nước của Trung Quốc đã tạo cho các nước này lợi thế khi họ cố giành các khoản đầu tư từ các đối thủ của Trung Quốc. Các nước, như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và một số quốc gia Nam Á có thể khuyến khích Nhật Bản và Ấn Độ cạnh tranh với Trung Quốc trong các dự án đường sắt và thủy điện để ngăn cản mục tiêu của Trung Quốc trở thành nước có ảnh hưởng nhất trong khu vực.

 

Ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Quốc

Không giống Kế hoạch Mác-san (chủ yếu là cung cấp các khoản tài trợ), việc đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay. Theo tờ The New York Times, các khoản vay này thường có lãi suất cao hơn các khoản vay từ các nhà tài trợ lớn khác. Và các khoản vay từ các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cuối cùng có thể khiến các nước trở nên phụ thuộc hơn khi họ buộc phải bàn giao các cảng, đường sắt, đường bộ và các mạng lưới thông tin liên lạc thiết yếu để thoát khỏi những khoản nợ khổng lồ của các công ty cho vay và các công ty Trung Quốc.

Trung Quốc có nhiều lý do để tập trung vào các quốc gia đang phát triển nhưng có vị trí chiến lược quan trọng. Chính các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước có nền tảng kinh tế yếu và năng lực điều hành của chính phủ không hiệu quả, đã nhiệt tình hưởng ứng BRI. Trong những quốc gia này, có 11 quốc gia được Liên hợp quốc xác định là nước kém phát triển nhất thế giới. Các nước này thiếu hệ thống kết cấu hạ tầng nên mong muốn tránh các khoản hỗ trợ tài chính gắn với nhiều yêu cầu, ràng buộc của các tổ chức phương Tây. Vì cách tiếp cận tài trợ của Trung Quốc nhấn mạnh vào việc không can thiệp và nói chung là vô điều kiện, không phân biệt chế độ nên Trung Quốc đã có được quyền tiếp cận và nhận được sự thiện chí nhiều hơn so với các nước phương Tây. Phương pháp của Trung Quốc là lôi kéo những quốc gia nhỏ hơn này vào khuôn khổ BRI, qua đó tận dụng các vị trí chiến lược của họ và cân bằng quyền lực với các nước lớn trong khu vực, như Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Sự hỗ trợ cho vay trong các dự án chiến lược quan trọng cũng gia tăng mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi đó, các nước tham gia BRI lo lắng về khả năng đó là một “cái bẫy nợ”, từ đó Trung Quốc có thể nắm giữ quyền kiểm soát quá mức đối với nền kinh tế của đất nước họ.

Xri Lan-ca và Pa-ki-xtan đều đang đối mặt với việc trả nợ và các cuộc đàm phán tài chính, phải ký kết thỏa thuận cho thuê đất “làm tài sản bảo đảm nợ” với các công ty Trung Quốc. Tại Xri Lan-ca, cảng Ham-ban-tô-ta hiện được cho thuê trong 99 năm, trong khi các khu vực quanh cảng Goa-đa ở Pa-ki-xtan được cho thuê trong 43 năm. Đối với các nước khác có nợ nước ngoài cao hoặc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp, Trung Quốc đã sử dụng hình thức giảm nợ hoặc các hình thức hỗ trợ khác, như ký kết các hợp đồng dài hạn về việc mua bán tài nguyên thiên nhiên hoặc dầu mỏ để bù đắp cho các khoản vay. Chính vì vậy, ngày càng nhiều suy đoán rằng liệu Trung Quốc có sử dụng lợi thế tài chính của mình tại các cảng nước sâu chiến lược ở các nước để giành lợi thế trong các tuyến vận chuyển ở Ấn Độ Dương hay không?

 

Phản ứng từ các cường quốc khác

Mặc dù một trong những mục tiêu mà Trung Quốc tuyên bố là thúc đẩy hội nhập Âu – Á thông qua BRI, nhưng cho đến nay, Sáng kiến này tập trung vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước vùng Trung Âu, Đông Âu, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á, mà chưa thu hút được các quốc gia phát triển như Nhật Bản hay các nước lớn ở châu Âu. Xét cho cùng, dù các nước này có thể chia sẻ lợi ích thương mại với Trung Quốc, nhưng họ vẫn rất dè chừng, thậm chí còn hoài nghi rằng đó là phương tiện để Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh của mình và là “chương trình nghị sự” để Trung Quốc mở rộng chiến lược trên toàn cầu.

Ngoài những lo ngại từ các quốc gia đang phát triển, các “đối thủ chiến lược” của Trung Quốc cũng như các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ vẫn duy trì, thậm chí ngày càng phản kháng mạnh mẽ đối với Sáng kiến này.

Là đối trọng lớn nhất của Trung Quốc, Mỹ cùng một số đồng minh, đối tác khác đang điều chỉnh chính sách, thực hiện các chiến lược dài hạn của mình, trong số đó sẽ có những chính sách, chiến lược tác động đến hành lang dọc theo BRI. Mặc dù tại các cuộc gặp gỡ song phương, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về việc “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Quốc – Mỹ”, tuy nhiên hai nước vẫn liên tục có sự va chạm, và mất đi lòng tin chiến lược. Tháng 7-2018, Mỹ đã “khai hỏa” cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính thức tiến hành áp thuế 25% lên 34 tỷ USD đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại này sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với Trung Quốc vì sẽ làm cho Trung Quốc thiệt hại về kinh tế và bận tâm đối phó với Mỹ mà không tập trung thực hiện BRI. Thêm vào đó, Mỹ cũng tuyên bố về sáng kiến “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (Indo-Pacific Economic Vision) với tham vọng vừa củng cố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của mình ở khía cạnh kinh tế, vừa gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này và đối trọng với BRI của Trung Quốc.

Tại châu Âu, các thành viên chủ chốt của EU, như Đức và Pháp nhận thấy sự tiếp cận của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu mang tính cạnh tranh nhiều hơn tính hợp tác, xem BRI như là một nỗ lực làm lu mờ quy tắc và chương trình nghị sự của Khối. Đại sứ của 27 nước EU tại Trung Quốc đã ký vào văn bản phản đối dự án kết cấu hạ tầng đồ sộ này trong khi lo lắng về ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một gia tăng. Điều này dẫn đến việc các hoạt động đầu tư hay các dự án của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu bị chỉ trích không ngớt và bị tăng cường giám sát. Dự án tuyến đường sắt giữa Bu-đa-pét và Ben-grát (một phần quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc liên kết với cảng Pi-ra-ớt ở Địa Trung Hải) cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

Ở một số nước phát triển, cách tiếp cận của Trung Quốc cũng đạt được một số thành công. Ban đầu Nga cũng dè dặt về BRI, sau đó Nga đã cởi mở hơn vì nhận ra cách đầu tư của Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế của chính mình và thúc đẩy phát triển ở các nước vùng Trung Á mà Nga có ảnh hưởng đáng kể. Do vậy, Nga bắt đầu hỗ trợ và thậm chí tham gia một số dự án của BRI. Mới đây, Nga đã ký một thỏa thuận cùng với Trung Quốc đồng tài trợ cho gần 70 dự án thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU). Đây là một động thái giúp giảm bớt rào cản đối với đầu tư của Trung Quốc ở một số nước Đông Âu và Trung Á cũng như khu vực Bắc Cực.

Về phía Nhật Bản, nước này tiếp tục kiềm chế việc công khai ủng hộ Sáng kiến, nhưng khuyến khích các công ty Nhật Bản tham gia một số dự án của Trung Quốc. Điều này có thể nhận thấy ở các khu vực, như Trung Á và châu Phi, nơi Nhật Bản hy vọng sẽ tăng cường sự hiện diện của các tập đoàn Nhật Bản.

Như vậy, dù đã có những thành công, nhưng cách tiếp cận ẩn chứa nhiều mong muốn của Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ra sự hoài nghi và chống đối của các nước lớn, khiến chương trình nghị sự của Trung Quốc càng thêm phức tạp, đặc biệt khi chương trình nghị sự đó nhằm để đối phó với sức ép không ngừng gia tăng từ Mỹ. Nhật Bản và Ấn Độ đã bắt tay nhau để tìm ra ý tưởng thay thế cho BRI ở lục địa châu Phi do Mỹ khởi xướng; EU đề xuất “Chiến lược kết nối châu Á”; tháng 7-2018 Mỹ đã công bố kế hoạch “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” với các sáng kiến đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ mới, năng lượng và kết cấu hạ tầng; Ô-xtrây-li-a cam kết một chiến dịch viện trợ, thương mại và ngoại giao quy mô lớn ở Nam Thái Bình Dương, hy vọng sẽ lấy lại được vị thế mà họ để rơi vào tay Trung Quốc ngay ở khu vực mà nước này coi là “sân sau” truyền thống của mình.

Trên thực tế, không có đề xuất nào của các nước này có thể vượt qua kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ và với nguồn vốn dồi dào từ Trung Quốc. Đối với các nước tham gia BRI, lợi ích lâu dài của các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng từ Trung Quốc lớn hơn rủi ro. Vì vậy, có thể nói rằng Trung Quốc tiếp tục trải qua những khó khăn, thách thức trong các dự án của BRI, nhưng nhìn tổng thể, Sáng kiến này đang chuyển động và có những thành công nhất định./.

VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG
Hoàng Kim

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á
Thế sự bàn cờ vây


TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần
Trung Quốc một suy ngẫm

Lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về
Trung Quốc một suy ngẫm . Chúng tôi trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó, có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn.

VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Một vành đai, Một con đường – Wikipedia tiếng Việt là tài liệu do chuyên gia Tian Shaohui biên tập ngày 28 tháng 3 năm 2015. “Chronology of China’s Belt and Road Initiative”. Xinhua. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2017 cung cấp một thông tin khái quát. Cấu trúc, cốt lõi, mối quan hệ và mục tiêu của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đãđược tiến sĩ Trịnh Văn Định, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội đúc kết thông tin trên tạp chí lý luận chính trị Việt Nam. Vành đai và Con đường (BRI) là “sáng kiến” kết nối cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường biển và đường không giữa Trung Quốc

DẠY VÀ HỌC 27 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngThế sự bàn cờ vây; Minh triết Hồ Chí Minh; A Na bà chúa Ngọc; Ngọc Phương Nam ngày mới; Lên non thiêng Yên Tử; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Ngày 27 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám Chính phủ lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập; khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh lỵ: Rạch Giá, Quảng Ngãi Ngày 27 tháng 8 năm 1770 ngày sinh Georg Wilhelm Friedrich Hegel, nhà triết học người Đức (mất năm 1831). Ngày 27 tháng 8 năm 1883, ngọn núi lửa Krakatoa tại Indonesia, phun trào làm 1.000 người chết. Sóng xung kích sau vụ nổ đã gây nên sóng thần cao 30 mét làm chết 36.000 người trên khắp thế giới và tạo nên vụ nổ âm thanh 180 dBSPL.là to nhất từng đo được Bài chọn lọc ngày 27 tháng 8 Thế sự bàn cờ vây; Minh triết Hồ Chí Minh; A Na bà chúa Ngọc; Ngọc Phương Nam ngày mới; Lên non thiêng Yên Tử; Hoàng Đình Quang bạn tôi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-8/

Thổ Mộc tương hợp năm 2021

THẾ SỰ BÀN CỜ VÂY
Hoàng Kim

Afghanistan Taliban là tin thời sự nóng không kém
SARD COVI 2 những ngày này trên Thế giớivà Việt Nam. Taliban là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) https://youtu.be/WHeeEYprrOs những ngày qua đã giành được chính quyền trong nước này sau mấy chục năm chiến tranhthánh chiến, chống lại chính quyền Karzai được Mỹ hậu thuẫn và ISAF do NATO lãnh đạo trong chiến tranh ở Afghanistan. Taliban trước đây chỉ được ba quốc gia Pakistan, Ả Rập Xê-útCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. thừa nhận, nhưng ngày nay, Trung Quốc, Nga bắt tay Taliban xây dựng chính quyền mới. Thế sự bàn cờ vây. https://youtu.be/CH4VppzT21c. Bài viết này xâu chuỗi Trung Quốc một suy ngẫmVành đai và con đường Trung Nga với Trung ÁThế sự bàn cờ vây; Đọc lại và suy ngẫm.

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc: 5 năm nhìn lại, tác giả Nguyễn Thu Hà, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019 theo số liệu trang Chinadaily: http://www.chinadaily.com.cn/a/201809/05/WS5b8f09bfa310add14f3899b7.html Trong 5 năm qua, sáng kiến “Vành đai, Con đường” do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào tháng 9 năm 2013 cho đến nay tuy đã đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới. Toàn văn câu chuyện ấy được lược khảo tại đây

Thế sự bàn cờ vây, nước Việt Nam ngày nay có quan hệ đặc biệt với Lào Cămpuchia Cu ba; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha; Anh ; Đức, Italy; Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp; Malaysia, Philippines; Úc; New Zealand; quan hệ đối tác toàn diện với Nam Phi; Chile, Brazil, Venezuela; Argentina; Ukraina; Mỹ, Đan Mạch; Myanmar, Canada; Hungary; Brunei, Hà Lan; quan hệ đối tác lĩnh vực trước đây với Hà Lan năm 2010 về Quản lý nước và Ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2014 thêm Nông nghiệp và An ninh lương thực, năm 2019 quan hệ hợp tác lĩnh vực với Hà Lan đã nâng cấp thành đối tác toàn diện. quan hệ đối tác bạn hữu ‘cùng có lợi’ với Mông Cổ, Triều Tiên, các nước khác ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Á, Tây Á, Trung Đông, Châu Phi, các chiến lược hợp tác Nam Nam, hợp tác, song phương và đa phương. Việt Nam khi nâng cấp quan hệ với các đại cường là chúng ta đang đứng giữa giao lộ có sự tính toán cân bằng nhiều lợi ích khác nhau.

Nhớ bài học lớn Afghanistan lời nguyền địa lý
https://youtu.be/WHeeEYprrOs; Đe dọa bủa vây Trung Quốc khi Taliban cai trị Afghanistan https://youtu.be/wvpRMp5tnJIAngkor nụ cười suy ngẫm. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/angkor-nu-cuoi-suy-ngam/

Thế sự bàn cờ vây; Minh triết Hồ Chí Minh; Đọc lại và suy ngẫm

Hoàng Kim

(*) Tài liệu chọn đọc lại

SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC: 5 NĂM NHÌN LẠI
Nguyễn Thu Hà
Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019

TCCS – Tháng 9-2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Mặc dù trong 5 năm qua, sáng kiến này đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới.

Về sáng kiến “Vành đai, Con đường”

Sáng kiến ban đầu có tên là “ Một vành đai, Một con đường” (OBOR), sau này được đổi tên thành “Vành đai, Con đường” (BRI). BRI xuất phát từ mong muốn tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên tuyến đường từ châu Á sang châu Âu, với nội dung hướng đến 5 phương diện: chính sách, kết cấu hạ tầng, thương mại, tài chính và kết nối con người.

BRI gồm có hai hợp phần chính: Vành đai và Con đường. “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt); “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (21st Century Maritime Silk Road). “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” được thiết kế với ba nhánh chính nối từ Trung Quốc qua Trung Á và Nga tới châu Âu; từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á, Vịnh Péc-xích đến Địa Trung Hải; từ Trung Quốc đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” với nội dung cơ bản là sự phục hưng con đường tơ lụa cổ đại trên biển, nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc với các cảng chính ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Phi và châu Âu; kết hợp sự phát triển hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương.

BRI được coi là một đại dự án của Trung Quốc, hay theo một số chuyên gia, đây còn là một chiến lược toàn cầu khi mà Sáng kiến này sẽ là mạng lưới kết nối các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt của khoảng 65 quốc gia với nhau với tổng GDP khoảng 23.000 tỷ USD, tương đương 1/3 GDP toàn cầu, liên kết 62% toàn bộ số dân thế giới. So với Kế hoạch Mác-san mà Mỹ thực hiện nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì quy mô và phạm vi của BRI lớn hơn rất nhiều lần.

Để hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đã thành lập ba thiết chế tài chính để rót vốn cho Sáng kiến này, bao gồm Quỹ Con đường Tơ lụa (SRF) (năm 2014) với số vốn dự tính ban đầu 40 tỷ USD, Ngân hàng Đầu tư kết cấu hạ tầng châu Á (AIIB) với nguồn vốn 100 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển mới (NDB) khởi đầu với số vốn 50 tỷ USD. Các thiết chế tài chính này sẽ cung cấp nguồn vốn cho việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực, như điện, năng lượng, giao thông, viễn thông, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung cấp nước, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và dịch vụ logistic.

BRI – sáng kiến hạ tầng mà theo Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), sáng kiến này nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị, duy trì sự ổn định của khu vực và khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng thông qua BRI. Các khoản đầu tư của Trung Quốc dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, giúp Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự và tạo ra một môi trường chiến lược có lợi cho Trung Quốc trong khu vực. Sáng kiến phản ánh tham vọng của Chính phủ Trung Quốc là phát triển “đất nước khá giả toàn diện” và thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, vươn lên thành cường quốc đứng đầu thế giới.

Những kết quả đạt được

Theo đánh giá của Chính phủ Trung Quốc, trong 5 năm triển khai Sáng kiến, BRI đã đạt được những kết quả tích cực và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Trung Quốc và các nước tham gia. Sau khi hoàn thành, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ này sẽ tăng cường khả năng kết nối của Trung Quốc với các khu vực khác, cả trên đất liền lẫn trên biển, mở rộng lĩnh vực thương mại và công nghệ của Trung Quốc sang các thị trường mới.

Về thương mại, sau 5 năm thực hiện, BRI đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và tham gia sâu rộng của hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Tính đến tháng 4-2018, Trung Quốc đã cùng với 86 quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến và tổ chức quốc tế ký kết trên 100 thỏa thuận triển khai các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực thuộc khuôn khổ BRI. Trung Quốc cùng với 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, như Hàn Quốc, Pa-ki-xtan, ASEAN, Pê-ru, Chi-lê và nhiều nước khác ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước dọc các tuyến BRI trong 5 năm qua đã vượt trên 5.000 tỷ USD(1). Thêm vào đó, Trung Quốc cũng đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hơn 50 tỷ USD vào 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu trên 666 tỷ USD hàng hóa từ các nước tham gia BRI, chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước này đã tăng ở mức kỷ lục là 14,2%. Trung Quốc đã xây dựng trên 50 khu hợp tác kinh tế, thương mại tại khoảng 20 nước tham gia BRI, giúp các nước tăng nguồn thu thuế, thu nhập thêm 1,1 tỷ USD và tạo 180.000 việc làm mới.

Về việc sử dụng các thiết chế tài chính chuyên biệt cho BRI, theo một cuộc khảo sát về các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi, các tổ chức tài chính của Trung Quốc, như SRF hay AIIB, tạo động lực thúc đẩy quan trọng cho đa số các nước tham gia BRI nhiều hơn các tổ chức tài chính của chính các nước đó, thậm chí còn nhiều hơn cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay các tổ chức tài chính quốc tế khác. Tính đến tháng 6-2018, đã có 86 quốc gia trở thành thành viên của AIIB. Theo báo cáo công khai thường niên của AIIB, trong năm 2017 tổng số vốn đã cấp và đợi phê duyệt mà AIIB đã triển khai là 4,22 tỷ USD cho 12 dự án, tăng thêm 5 dự án so với năm 2016. So với ADB, IMF, WB – đều chịu sự kiểm soát của Mỹ và chậm cải cách – thì AIIB là một lựa chọn phù hợp cho cả các nước thành viên và các nước nhận đầu tư.

Về các dự án kết cấu hạ tầng, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ra bên ngoài, trong đó có dự án đường sắt và các cảng biển.

Về đường sắt, Theo trang The Diplomat (Nhật Bản), Trung Quốc sẽ xây dựng 81.000km đường sắt cao tốc đi qua các quốc gia tham gia BRI – nhiều hơn tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên thế giới hiện nay và đã tuyên bố kế hoạch chi 35.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 503 tỷ USD) để mở rộng mạng lưới đường sắt quốc gia vào năm 2020 với tổng số hơn 30.000km, kết nối 80% các thành phố lớn ở Trung Quốc. Các dự án tiêu biểu mà Trung Quốc đang thực hiện, như dự án đường sắt Môm-ba-sa – Nai-rô-bi của Kê-ni-a với tổng chiều dài khoảng 2.700km, trị giá 3,8 tỷ USD, hoàn thành năm 2017, đã giúp người dân nước này giảm thời gian đi từ ga đầu Môm-ba-sa tới ga cuối – Thủ đô Nai-rô-bi chỉ còn 5 giờ đồng hồ thay vì 10 giờ đồng hồ như trước; tuyến đường sắt Viên-chăn – Bô-ten dự kiến hoàn thành vào năm 2021 với tổng chi phí lên đến 7,2 tỷ USD; dự án đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung tại In-đô-nê-xi-a có tổng chiều dài 142km với tổng vốn đầu tư là 5,13 tỷ USD.

Về dự án cảng biển, tính đến hết năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư một phần hoặc giành được quyền kinh doanh, vận hành trong dài hạn với 76 cảng biển trên toàn thế giới. Trung Quốc không chỉ đầu tư vào các cảng lớn mà còn tìm cách kinh doanh vận hành nhiều cảng nhỏ trên toàn thế giới. Các dự án cảng biển tiêu biểu, như dự án cảng Goa-đa (Gwadar) ở Pa-ki-xtan, dự án cảng Cô-lôm-bô ở Xri Lan-ca, dự án cảng Pi-ra-ớt (Piraeus) ở Hy Lạp và rất nhiều dự án khác.

Về kết nối con người, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong trao đổi văn hóa và dân tộc giữa Trung Quốc và các nước tham gia BRI. Trung Quốc đã và đang xúc tiến trao đổi văn hóa và dân cư với các nước dọc theo BRI. Kể từ năm 2014, chương trình đào tạo chuyên gia về tội phạm học trẻ do Bộ Văn hóa và Du lịch tổ chức đã mời được 360 chuyên gia về tội phạm từ 95 quốc gia, Trung Quốc đã thành lập 16 trung tâm văn hóa ở các nước tham gia BRI, tổ chức hơn 1.600 sự kiện văn hóa. Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hợp tác sản xuất phim với 21 quốc gia và khu vực tham gia BRI. Ngày 17-10-2018 để kỷ niệm 5 năm thực hiện tăng cường kết nối người dân, Trung Quốc đã thực hiện cuộc triển lãm ảnh được tổ chức tại các đại sứ quán, trung tâm văn hóa và các tổ chức ở những nước tham gia.

Mặc dù đạt được những bước tiến hướng tới các mục tiêu dài hạn mà Trung Quốc đặt ra, nhưng BRI cũng vấp phải không ít khó khăn, khiến nhiều dự án chậm trễ và thậm chí thất bại. Xét quy mô đồ sộ của BRI với nhiều dự án lớn, việc trì hoãn, hủy bỏ hay thất bại cũng là những việc đã được tính đến. Những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ (trong một số trường hợp là do sự hoài nghi và phản đối nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc gia tăng) sẽ tiếp tục góp phần định hình sự phát triển trong tương lai của Sáng kiến.

Những trở ngại khi thực hiện Sáng kiến

Những khó khăn nội bộ

Tham vọng của Trung Quốc trong BRI ngày càng bị hạn chế bởi các phương pháp tiếp cận và mục tiêu chiến lược riêng của nước này. Mặc dù BRI đã đạt được thành công lớn ở các nước đang phát triển, nhưng những thách thức về khả năng tài chính và bất ổn chính trị ở các nước tiếp nhận đầu tư đã nhiều lần gây ra sự chậm trễ, thậm chí là hủy bỏ các khoản đầu tư, như một số dự án giao thông và năng lượng ở Ca-dắc-xtan, Băng-la-đét, Mi-an-ma và Pa-ki-xtan.

Tham nhũng và bất ổn chính trị tại một số quốc gia tham gia BRI không chỉ khiến các dự án thuộc BRI bị đưa ra phán xét mà còn bị chậm trễ. Và chính Trung Quốc cũng phải gánh chịu những khoản nợ do tình trạng trên gây ra.

Cuối cùng, sự “nhiệt tình” lôi kéo các nước của Trung Quốc đã tạo cho các nước này lợi thế khi họ cố giành các khoản đầu tư từ các đối thủ của Trung Quốc. Các nước, như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và một số quốc gia Nam Á có thể khuyến khích Nhật Bản và Ấn Độ cạnh tranh với Trung Quốc trong các dự án đường sắt và thủy điện để ngăn cản mục tiêu của Trung Quốc trở thành nước có ảnh hưởng nhất trong khu vực.

Ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Quốc

Không giống Kế hoạch Mác-san (chủ yếu là cung cấp các khoản tài trợ), việc đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay. Theo tờ The New York Times, các khoản vay này thường có lãi suất cao hơn các khoản vay từ các nhà tài trợ lớn khác. Và các khoản vay từ các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cuối cùng có thể khiến các nước trở nên phụ thuộc hơn khi họ buộc phải bàn giao các cảng, đường sắt, đường bộ và các mạng lưới thông tin liên lạc thiết yếu để thoát khỏi những khoản nợ khổng lồ của các công ty cho vay và các công ty Trung Quốc.

Trung Quốc có nhiều lý do để tập trung vào các quốc gia đang phát triển nhưng có vị trí chiến lược quan trọng. Chính các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước có nền tảng kinh tế yếu và năng lực điều hành của chính phủ không hiệu quả, đã nhiệt tình hưởng ứng BRI. Trong những quốc gia này, có 11 quốc gia được Liên hợp quốc xác định là nước kém phát triển nhất thế giới. Các nước này thiếu hệ thống kết cấu hạ tầng nên mong muốn tránh các khoản hỗ trợ tài chính gắn với nhiều yêu cầu, ràng buộc của các tổ chức phương Tây. Vì cách tiếp cận tài trợ của Trung Quốc nhấn mạnh vào việc không can thiệp và nói chung là vô điều kiện, không phân biệt chế độ nên Trung Quốc đã có được quyền tiếp cận và nhận được sự thiện chí nhiều hơn so với các nước phương Tây. Phương pháp của Trung Quốc là lôi kéo những quốc gia nhỏ hơn này vào khuôn khổ BRI, qua đó tận dụng các vị trí chiến lược của họ và cân bằng quyền lực với các nước lớn trong khu vực, như Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Sự hỗ trợ cho vay trong các dự án chiến lược quan trọng cũng gia tăng mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi đó, các nước tham gia BRI lo lắng về khả năng đó là một “cái bẫy nợ”, từ đó Trung Quốc có thể nắm giữ quyền kiểm soát quá mức đối với nền kinh tế của đất nước họ.

Xri Lan-ca và Pa-ki-xtan đều đang đối mặt với việc trả nợ và các cuộc đàm phán tài chính, phải ký kết thỏa thuận cho thuê đất “làm tài sản bảo đảm nợ” với các công ty Trung Quốc. Tại Xri Lan-ca, cảng Ham-ban-tô-ta hiện được cho thuê trong 99 năm, trong khi các khu vực quanh cảng Goa-đa ở Pa-ki-xtan được cho thuê trong 43 năm. Đối với các nước khác có nợ nước ngoài cao hoặc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp, Trung Quốc đã sử dụng hình thức giảm nợ hoặc các hình thức hỗ trợ khác, như ký kết các hợp đồng dài hạn về việc mua bán tài nguyên thiên nhiên hoặc dầu mỏ để bù đắp cho các khoản vay. Chính vì vậy, ngày càng nhiều suy đoán rằng liệu Trung Quốc có sử dụng lợi thế tài chính của mình tại các cảng nước sâu chiến lược ở các nước để giành lợi thế trong các tuyến vận chuyển ở Ấn Độ Dương hay không?

Phản ứng từ các cường quốc khác

Mặc dù một trong những mục tiêu mà Trung Quốc tuyên bố là thúc đẩy hội nhập Âu – Á thông qua BRI, nhưng cho đến nay, Sáng kiến này tập trung vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước vùng Trung Âu, Đông Âu, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á, mà chưa thu hút được các quốc gia phát triển như Nhật Bản hay các nước lớn ở châu Âu. Xét cho cùng, dù các nước này có thể chia sẻ lợi ích thương mại với Trung Quốc, nhưng họ vẫn rất dè chừng, thậm chí còn hoài nghi rằng đó là phương tiện để Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh của mình và là “chương trình nghị sự” để Trung Quốc mở rộng chiến lược trên toàn cầu.

Ngoài những lo ngại từ các quốc gia đang phát triển, các “đối thủ chiến lược” của Trung Quốc cũng như các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ vẫn duy trì, thậm chí ngày càng phản kháng mạnh mẽ đối với Sáng kiến này.

Là đối trọng lớn nhất của Trung Quốc, Mỹ cùng một số đồng minh, đối tác khác đang điều chỉnh chính sách, thực hiện các chiến lược dài hạn của mình, trong số đó sẽ có những chính sách, chiến lược tác động đến hành lang dọc theo BRI. Mặc dù tại các cuộc gặp gỡ song phương, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về việc “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Quốc – Mỹ”, tuy nhiên hai nước vẫn liên tục có sự va chạm, và mất đi lòng tin chiến lược. Tháng 7-2018, Mỹ đã “khai hỏa” cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính thức tiến hành áp thuế 25% lên 34 tỷ USD đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại này sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với Trung Quốc vì sẽ làm cho Trung Quốc thiệt hại về kinh tế và bận tâm đối phó với Mỹ mà không tập trung thực hiện BRI. Thêm vào đó, Mỹ cũng tuyên bố về sáng kiến “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (Indo-Pacific Economic Vision) với tham vọng vừa củng cố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của mình ở khía cạnh kinh tế, vừa gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này và đối trọng với BRI của Trung Quốc.

Tại châu Âu, các thành viên chủ chốt của EU, như Đức và Pháp nhận thấy sự tiếp cận của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu mang tính cạnh tranh nhiều hơn tính hợp tác, xem BRI như là một nỗ lực làm lu mờ quy tắc và chương trình nghị sự của Khối. Đại sứ của 27 nước EU tại Trung Quốc đã ký vào văn bản phản đối dự án kết cấu hạ tầng đồ sộ này trong khi lo lắng về ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một gia tăng. Điều này dẫn đến việc các hoạt động đầu tư hay các dự án của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu bị chỉ trích không ngớt và bị tăng cường giám sát. Dự án tuyến đường sắt giữa Bu-đa-pét và Ben-grát (một phần quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc liên kết với cảng Pi-ra-ớt ở Địa Trung Hải) cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

Ở một số nước phát triển, cách tiếp cận của Trung Quốc cũng đạt được một số thành công. Ban đầu Nga cũng dè dặt về BRI, sau đó Nga đã cởi mở hơn vì nhận ra cách đầu tư của Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế của chính mình và thúc đẩy phát triển ở các nước vùng Trung Á mà Nga có ảnh hưởng đáng kể. Do vậy, Nga bắt đầu hỗ trợ và thậm chí tham gia một số dự án của BRI. Mới đây, Nga đã ký một thỏa thuận cùng với Trung Quốc đồng tài trợ cho gần 70 dự án thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU). Đây là một động thái giúp giảm bớt rào cản đối với đầu tư của Trung Quốc ở một số nước Đông Âu và Trung Á cũng như khu vực Bắc Cực.

Về phía Nhật Bản, nước này tiếp tục kiềm chế việc công khai ủng hộ Sáng kiến, nhưng khuyến khích các công ty Nhật Bản tham gia một số dự án của Trung Quốc. Điều này có thể nhận thấy ở các khu vực, như Trung Á và châu Phi, nơi Nhật Bản hy vọng sẽ tăng cường sự hiện diện của các tập đoàn Nhật Bản.

Như vậy, dù đã có những thành công, nhưng cách tiếp cận ẩn chứa nhiều mong muốn của Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ra sự hoài nghi và chống đối của các nước lớn, khiến chương trình nghị sự của Trung Quốc càng thêm phức tạp, đặc biệt khi chương trình nghị sự đó nhằm để đối phó với sức ép không ngừng gia tăng từ Mỹ. Nhật Bản và Ấn Độ đã bắt tay nhau để tìm ra ý tưởng thay thế cho BRI ở lục địa châu Phi do Mỹ khởi xướng; EU đề xuất “Chiến lược kết nối châu Á”; tháng 7-2018 Mỹ đã công bố kế hoạch “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” với các sáng kiến đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ mới, năng lượng và kết cấu hạ tầng; Ô-xtrây-li-a cam kết một chiến dịch viện trợ, thương mại và ngoại giao quy mô lớn ở Nam Thái Bình Dương, hy vọng sẽ lấy lại được vị thế mà họ để rơi vào tay Trung Quốc ngay ở khu vực mà nước này coi là “sân sau” truyền thống của mình.

Trên thực tế, không có đề xuất nào của các nước này có thể vượt qua kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ và với nguồn vốn dồi dào từ Trung Quốc. Đối với các nước tham gia BRI, lợi ích lâu dài của các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng từ Trung Quốc lớn hơn rủi ro. Vì vậy, có thể nói rằng Trung Quốc tiếp tục trải qua những khó khăn, thách thức trong các dự án của BRI, nhưng nhìn tổng thể, Sáng kiến này đang chuyển động và có những thành công nhất định./.

VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG
Hoàng Kim

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á
Thế sự bàn cờ vây


TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Bình sinh Mao Trạch Đông
Bình sinh Tập Cận Bình
Lời dặn của Thánh Trần
Trung Quốc một suy ngẫm

Lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về
Trung Quốc một suy ngẫm . Chúng tôi trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó, có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn.

VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Một vành đai, Một con đường – Wikipedia tiếng Việt là tài liệu do chuyên gia Tian Shaohui biên tập ngày 28 tháng 3 năm 2015. “Chronology of China’s Belt and Road Initiative”. Xinhua. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2017 cung cấp một thông tin khái quát. Cấu trúc, cốt lõi, mối quan hệ và mục tiêu của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đãđược tiến sĩ Trịnh Văn Định, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội đúc kết thông tin trên tạp chí lý luận chính trị Việt Nam. Vành đai và Con đường (BRI) là “sáng kiến” kết nối cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường biển và đường không giữa Trung Quốc với thế giới. Sáng kiến này công bố chính thức ngày 28 tháng 3 năm 2015. BRI có hai kế hoạch thành phần, một trên đất liền “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa” (đường màu đỏ) và một trên biển “Con đường tơ lụa trên biển” (đường màu xanh). BRI khái niệm, cấu trúc, mối quan hệ, cốt lõi và mục tiêu đã được đề cập trong thông tin của tiến sĩ Trịnh Văn Định nhằm tham vấn đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam ,để đề ra chính sách thích ứng phù hợp với Vành đai và Con đường.

Theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua một số ước tính, như của Trung Tâm Cơ Sở Hạ Tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là khoảng 605 tỉ đô la Mỹ. Trong bối cảnh đó, Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc cũng là một nguồn vốn tiềm năng mà Việt Nam có thể tìm hiểu, cân nhắc để có thể khai thác nếu nó phù hợp. Chính vì vậy, Việt Nam tỏ ý ủng hộ về mặt ngoại giao sáng kiến này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng là rất cẩn trọng cân nhắc trên nguồn lực Việt Nam và thục tiễn.

TRUNG NGA VỚI TRUNG Á
Vành đai và con đường” là câu chuyện dài. Nhân chuyện Taliban và Afghanistan mới đây, tôi đọc kỹ lại chương 2: “Tây Tiến; Kinh tế học về quyền lực ở Trung Á” sách “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc”, tác phẩm nổi tiếng của Tom Miller, và bài hay của anh Phan Chí Thắng “Suy nghĩ nhân kết thúc chiến tranh của Afghanistan

THẾ SỰ BÀN CỜ VÂY

SARD COVI 2 những ngày này đang cực kỳ nóng trên Thế giớivà Việt Nam, nhưng có . một tin thời sự nổi bật khác cũng nóng không kém đó là Taliban, một phong trào tự xưng là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) đã giành được chính quyền trong nước này sau mấy chục năm chiến tranhthánh chiến, chống lại chính quyền Karzai được Mỹ hậu thuẫn và ISAF do NATO lãnh đạo trong chiến tranh ở Afghanistan. Taliban trước đây được ba quốc gia thừa nhận là Pakistan, Ả Rập Xê-útCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. ngày nay, Trung Quốc, Nga bắt tay Taliban xây dựng chính quyền mớihttps://youtu.be/CH4VppzT21c.

HoangKim2017a

ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM

Bài đồng dao huyền thoại (1)
Di Tản (2), Li Nông, Li Hương (3)
Chuyện cụ Lê Huy Ngọ (4)
Xuân sớm Ngọc Phương Nam (5)

Trung Quốc một suy ngẫm
Vành đai và con đường
Trung Nga với Trung Á (6)
Thế sự bàn cờ vây

Việt Nam con đường xanh
Giấc mơ lành yêu thương
Sự chậm rãi minh triết
Vui đi dưới mặt trời

Đọc lại và suy ngẫm.

xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/doc-lai-va-suy-ngam/

(6)

SUY NGHĨ NHÂN KẾT THÚC CHIẾN TRANH AFGANISTAN
Phan Chí Thắng


Ngày 3/8/2021 trong bài “Hai diễn viên, một vai diễn” tôi viết: “chủ nhân ông đích thực của nước Mỹ là các Ông Lớn (Big Guys gồm các nhà tài phiệt và các ông chủ công nghệ), họ là chủ tịch HĐQT của công ty gọi là nước Mỹ, tổng thống chỉ là giám đốc điều hành mà quyền hành cũng không tuyệt đối bởi chế độ Tam quyền phân lập.

Hai ông J. Biden và D. Trump là hai diễn viên được phân đóng một vai trong vở kịch do người khác viết kịch bản và người khác đạo diễn.”Có người bạn nhắn tin bác nói đúng nhưng có vẻ ca ngợi Biden. Tôi trả lời rằng một khi đã nhận thức Biden, Trump hay một tổng thống Mỹ nào khác chỉ là đang đóng kịch thì tôi không còn quan tâm ông nào diễn hay hơn ông nào mà chỉ quan tâm kịch bản là gì. Tôi muốn những ai từng mơ hồ ảo tưởng về Trump khỏi thất vọng và không muốn ai ảo vọng về Biden.

Kịch bản 100 năm lại đây của những ông chủ đích thực của nước Mỹ là gì? Là sự thực dụng vì quyền lợi của nước Mỹ. Thực dụng về lợi ích kinh tế, vai trò bá chủ và luôn duy trì chiến tranh ngoài biên giới nước Mỹ.

Có hai nước Mỹ. Một nước Mỹ của những người yêu chuộng tự do hoà bình, cần cù lao động sáng tạo, đi đầu trong hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ, sản xuất, văn hoá thể thao. Một nước Mỹ khác hiếu chiến, tìm mọi cách thu được lợi ích tối đa từ bên ngoài cho túi tiền của nhóm tài phiệt dưới danh nghĩa nước Mỹ vĩ đại.

Thế kỷ thứ 20 chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới. Các nước Đức Ý Nhật giàu mạnh nhưng trâu chậm uống nước đục, muốn vẽ lại bản đồ thế giới, thực chất là chiếm thuộc địa từ tay các thực dân già như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha đã gây ra chiến tranh thế giới thứ 2.

Trục Đức Ý Nhật thất bại, chủ nghĩa thực dân cũ thất bại theo. Một loạt thực dân phải trao trả quyền độc lập cho các nước thuộc địa ở Châu Phi, Châu Á. Riêng thực dân Pháp không chịu nhả Việt Nam, tìm mọi cách chiếm lại Đông dương, dẫn đến cuộc chiến tranh 8 năm kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954.

Các nước lớn rút kinh nghiệm, không dại gì để chiến tranh xảy ra trên lãnh thổ nước mình mà đẩy chiến tranh ra khỏi biên giới. Mỹ là điển hình.

Mỹ đối đầu với Liên Xô và hệ thống các nước XHCN hình thành sau thế chiến hai. Đến 1949 lại thêm Trung Quốc tự xưng là cộng sản. Mỹ gây chiến Tranh Triều tiên, bắt Mao Trạch Đông phải gửi chí nguyện quân vào bán đảo Triều tiên tham chiến, hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Năm 1953 vừa kết thúc cuộc chiến tranh Triều tiên, chia nước này làm hai phần để tiếp tục cù cưa “ai thắng ai” thì năm 1954, hai phe TBCN và XHCN lại cố tình chia cắt Việt Nam. Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam thay chân Pháp, dựng lên cái gọi là chính thể cộng hoà, phá hoại hiệp định Geneve, gián tiếp rồi trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh đến năm 1975, gây bao đau thương mất mát, tàn phá và kéo lùi sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Bằng cuộc chiến tranh Việt Nam được ngụy trang là cuộc chiến ý thức hệ (cũng đúng nhưng thực chất là cuộc chơi của các cường quốc), Mỹ buộc Liên Xô, Trung Quốc chi viện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, làm các nước này phải suy yếu.

Năm 1972, nhận thấy cần chia rẽ Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đi đêm với Mao Trạch Đông, bán rẻ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu, rút hết về nước và cấm vận Việt Nam 20 năm.

Sau chiến tranh Việt Nam những tưởng Mỹ đã rút ra bài học. Nhưng không, Mỹ xúi dục hoặc trực tiếp gây chiến ở Trung Đông. Mỹ mang quân vào Irac, bịa ra chuyện nước này độc tài và có vũ khí hoá học. Sau này tiếp tục duy trì xung đột ở giải Gaza, đụng độ với Iran, v.v.

Riêng Afghanistan được “ưu tiên” có 2 cuộc chiến.

1. Chiến tranh Liên Xô tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài 10 năm giữa các lực lượng quân sự Liên Xô ủng hộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) chống lại lực lượng Mujahideen chiến đấu nhằm lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979 và Chiến tranh Iran-Iraq, ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

Cuộc chiến đã có những tác động rất lớn đối với Liên bang Xô viết và thường được nhắc đến như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.

2. Chiến tranh tại Afghanistan (2001-2021) là cuộc chiến tranh diễn ra sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh đã hạ bệ thành công Taliban từ vị trí nắm quyền lực để không cho al-Qaeda có cơ sở hoạt động an toàn ở Afghanistan.

Sau các cuộc tấn công ngày 11 Tháng Chín năm 2001, George W. Bush yêu cầu Taliban, sau đó- de facto cai trị Afghanistan, bàn giao Osama bin Laden. Việc Taliban từ chối dẫn độ bin Laden đã dẫn đến Chiến dịch Tự do Bền vững; Taliban và các đồng minh Al-Qaeda của họ hầu hết đã bị đánh bại trong nước bởi các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo và Liên minh phương Bắc đã chiến đấu chống lại Taliban từ năm 1996. Tại Hội nghị Bonn, các chính quyền lâm thời mới của Afghanistan (hầu hết thuộc Liên minh phương Bắc) đã bầu Hamid Karzai làm người đứng đầu Chính quyền lâm thời Afghanistan. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thành lập ISAF để hỗ trợ chính quyền mới trong việc đảm bảo an ninh cho Kabul. Một nỗ lực tái thiết trên toàn quốc cũng đã được thực hiện sau khi chế độ Taliban kết thúc.

Sau khi thất bại trong cuộc xâm lược của Mỹ và đồng minh, Taliban được Mullah Omar tổ chức lại và phát động một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Afghanistan vào năm 2003.

Các phần tử nổi dậy của Taliban và các nhóm khác đã thắng lợi. Hôm qua họ chiếm được thủ đô Kabul, Mỹ rút chạy sau 20 năm tiêu tốn 1000 tỷ USD, riêng việc huấn luyện quân đội và cảnh sát khoảng 300 ngàn người cũng đã tiêu tốn 80 tỷ ông Hoa Thịnh Đốn. Chế độ do Mỹ dựng lên, hà hơi tiếp sức sụp đổ nhanh chóng, cảnh tượng gần giống tháng Tư năm 75 ở miền Nam Việt Nam. Lưu ý: bản chất cuộc chiến ở Việt Nam và ở Afganistan là khác nhau, chỉ có vai trò của Mỹ là một.

Mỹ luôn gây chiến để giải bài toán đối đầu với các đối thủ cường quốc khác và để bán vũ khí. Nhưng chẳng cường quốc nào dám đánh nhau trực diện mà luôn theo phương châm chọn nước bé làm chiến trường so găng.

Mỹ thừa sức đánh chiếm Cu ba, Trung Quốc có khả năng bắt nạt Đài Loan. Vì sao họ không làm? Vì quá nguy hiểm cho bản thân họ. Vì… gần quá dễ tên rơi đạn lạc.

Trâu bò dại gì húc nhau, cứ xúi bẩy chó gà cắn nhau, trâu bò hưởng lợi.

Tôi luôn phân biệt 2 nước Mỹ, tương tự như thế có 2 nước Trung Quốc. Tôi ca ngợi nước Mỹ tài giỏi thông minh tử tế và nhìn rõ bản chất của nước Mỹ thứ hai luôn gây chiến để kiếm lời.

Vấn đề là biết rồi thì phải làm gì?

Bằng mọi cách, mọi giá không để “lịch sử chọn ta là điểm tựa” một lần nữa. Phải vô cùng khôn khéo không để các nước lớn lôi kéo vào cuộc chiến của họ. Bình tĩnh, không hung hăng hùng hổ chống Tàu (hay chống Mỹ) cho ra vẻ anh hùng lẫm liệt.

Và chờ xem Mỹ sẽ gây chiến ở nước nào tiếp theo.

BacHooVietBac

HỒ CHÍ MINH ẨN SỐ VIỆT NAM
Hoàng Kim

Sự thật lịch sử dần được giải mã. Hồ Chí Minh ẩn số Việt Nam, Minh triết Hồ Chí Minh mỗi ngày được tích lũy và sáng tỏ thêm những thông tin mới. Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình. Ở Việt Bắc Bác Hồ thường đến thăm các gia đình người dân tộc.“Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”.“Quê ta ngọt mía Nam Đàn Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài Ai về ai nhớ chăng ai Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh”. “Chốc đà mấy chục năm trời.Còn non, còn nước,còn người hôm nay”. 

Tìm về những bức ảnh cũ và video soi thấu một thời để lắng nghe câu chuyện lịch sử.

Ngày 27 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám Chính phủ lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập; khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh lỵ: Rạch Giá, Quảng Ngãi

Hồ Chí Minh – Ẩn số Việt Nam https://youtu.be/IHv3nQovuik là bộ phim nghiên cứu lịch sử có giá trị.Đọc lại, xem lại và suy ngẫm.

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim


Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương thực chất vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh, Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Trần Trọng Kim, Nguyễn Hải Thần, Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn, Phan Văn Giáo … Bình sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sự đánh giá ngắn gọn và sâu sắc nhất có lẽ đó là bài thơ: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời có nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.  Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường Hồ Chí Minh thống nhất đất nước Việt Nam.

Ngọn nến Hoàng cung bộ phim lịch sử của đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, ra mắt lần đầu tiên năm 2004, đoạt Giải thưởng: Cánh Diều Vàng Việt Nam cho Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất, tái hiện, cung cấp một góc nhìn cho sự kiện này.

Những tư liệu lịch sử Việt Nam cần đọc lại:

Chính phủ của Bảo Đại và Trần Trọng Kim
Tài liệu cho sử gia
Trần Chung Ngọc và sachhiem.net
Đế quốc Việt Nam
Một cơ hội bị bỏ lỡ ở Việt Nam năm 1945?
Học giả Trần Trọng Kim
Hoàng Xuân Hãn con người và chính trị
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh
Bảo Long – Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VN
Vài suy nghĩ về cựu hoàng Bảo Đại
Phan Văn Giáo người đứng đầu miền Trung thời Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng Tư liệu quý ngày 2 tháng 9

xem tiếp Minh triết Hồ Chí Minhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

hứng mật đời
thành thơ
việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

đến Trúc Lâm
đạt năm việc lớn Hoàng Thành
đất trời xanh
Yên Tử …

(*) Hoàng Kim họa đối
THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

YÊN TỬ TRẦN NHÂN TÔNG
Ngọc Phương Nam

Lên non thiêng Yên Tử;
Trúc Lâm Trần Nhân Tông;
Lời dặn của Thánh Trần;
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
;

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu‘;
Biết ‘câu có câu không‘;
Nghê Việt am Ngọa Vân

Yên Tử Trần Nhân Tông;

A Na bà chúa Ngọc, 30 Hoàng Diệu Võ Miếu, Đá Bia và Đá Dựng, Mẫu Phương Nam Tao Đàn

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mả cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, dệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/08/26/a-na-ba-chua-ngoc-2/

30 Hoàng Diệu, Võ Miếu Việt Nam
30 Hoàng Diệu, Võ Miếu Việt Nam

30 HOÀNG DIỆU VÕ MIẾU
Hoàng Kim

Hoàng Diệu là quan Tổng đốc của nhà Nguyễn sinh năm 1829, mất ngày 25 tháng 4 năm 1882 khi ông quyết tử bảo vệ thành Hà Nội chống lại Pháp tấn công. Trận đánh không cân sức, vì sự phòng thủ không được tăng cường, hỏa mai thô sơ không cản nổi đại bác, súng trường. Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại giặc Pháp. Đến lúc thành không thể giữ, ông lệnh cho tướng sĩ rút lui để tránh thương vong, và cắn ngón tay lấy máu viết di biểu gửi vua Tự Đức: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng“. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi.

Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946- 1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960- 1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam và Thế giới.

30 Hoàng Diệu là nơi ở của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngôi đền thiêng Võ miếu  của dân tộc Việt, nơi lưu dấu hình ảnh của bậc anh hùng “Nghệ thuật quân sự Việt Nam là dám đánh và biết  thắng”.”Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi”. Võ Nguyên Giáp là  người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân dân Việt kháng chiến chống Pháp thành công, rửa sạch làu nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt  trong Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858 -1884) kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị thời kỳ Pháp thuộc.  Chiến tranh Pháp – Đại Nam (1858-1884) 26 năm và Chiến tranh Đông Dương (1946 – 1954) 9 năm, nguyên nhân mất nước và giành lại được chủ quyền là bài học lớn. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là  phải tìm hiểu và đánh giá thật kỹ thực lực và nội tình đôi bên về  ” thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ “. Nguyên nhân sự mất nước của triều vua Tự Đức nhà Nguyễn trong 26 năm đối trận chủ yếu thua là do “trang bị vũ khí  triều Nguyễn kém xa quân đội đế quốc Pháp”, “nền văn minh nông nghiệp Á Đông  quá lạc hậu so với nền văn minh khoa học phương Tây”, “tham vọng thực dân của đế quốc Pháp cướp chủ quyền, tài nguyên, nhân lực nước ta”; “sự lúng túng của vua quan nhà Nguyễn không tìm ra được cách đánh và kế sách biết thắng”.  Cụ Nguyễn Tri Phương, cụ Hoàng Diệu đều là người dám đánh nhưng chỉ đến thời cụ Hồ, tướng Giáp thì mới vừa “dám đánh và biết thắng”. Toàn dân đồng sức, trên dưới đồng lòng, tận dụng tốt  “thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tướng soái, quân kỷ” mà thành công.

Đọc và suy ngẫm về Hoàng DiệuTướng Giáp nhân ngày mất bi tráng của Tổng đốc Hoàng Diệu ngày 25 tháng 4 năm 1882. Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Nguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối: Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa. Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên Dịch: Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất/ Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh. Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc tang. Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông trong hai câu đối: Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện. Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm. Dịch: Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước. Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm. Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe như sau: Tay đã cầm bút lại cầm binh. Muôn dặm giang sơn nặng một minh. Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa. Giữ thành, thành mất, mất theo thành. Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc. Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh. Di biểu nay còn sôi chính khí. Khiến người thêm trọng bút khoa danh.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư…Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng…Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân… Nhà văn Sơn Nam viết: “Đi thăm mộ Hoàng Diệu, (nghe) lúc làm quan, có lần ông gửi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gửi trả lại cho con, kèm theo một nhánh dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp gì của dân.

Những người nặng lòng với nước đều biết rút tỉa bài học trong thịnh suy, thành bại để mưu cầu hạnh phúc cho dân.

Dám đánh và biết thắng là tinh hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Hoàng Kim

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’

HOÀNG ĐÌNH QUANG BẠN TÔI
Hoàng Kim

“Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc. Câu thơ còn đó lập danh gia”. Hoàng Đình Quang bạn tôi người lành, hoành tráng, cùng ham tự học, thích văn chương và yêu thơ. Mà văn chương là thứ không cần nhiều chỉ cần trầm tích đọng lại. Ảnh này và câu thơ này của anh Hoàng Đình Quang là Hoàng Kim yêu thích nhất cho một ngày sinh ngày 4 tháng 6 dương lịch của anh vui khỏe hạnh phúc với một ngày 27 tháng 8 (9/7 Canh Tý) là ngày chị Hạnh. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại với những điều đáng nhớ nhất đời mình và lắng đọng các giá trị nhân văn đích thực. Thông tin tại
https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/05/09/hoang-dinh-quang-ban-toi/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/categ0ory/chao-ngay-moi-4-thang-6/https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-8/

1.

Tôi có năm lần ghi chép về anh Hoàng Đình Quang. Hôm nay tôi trích lục chép lại. Lần đầu tôi ghi chép về anh Quang là vào ngày 23 tháng 3 năm 2015. Thông tin tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/

Thế sự mông lung lộn chính tà
Quần hồng ghi dấu bậc tài hoa
Sáu bài thơ cổ lưu tên phố.
Nữa thế kỷ nay đánh số nhà
Khanh tướng chắc gì nên vọng tộc
Câu thơ còn đó lập danh gia
Chẳng bia, chẳng tượng, không đền miếu
Ngẫm sự mất còn khó vậy ta.

Nhà văn Hoàng Đình Quang có bài thơ “Chẳng thể nào anh giữ được em đâu”  đăng trên trang DẠY VÀ HỌC có 60993 lượt xem. Đúng là hay ám ảnh. Nhưng tôi thích “Họa thơ Qua đèo Ngang” trên đây của anh Quang hơn khi uống rượu, ngẫm sự đời với anh ở quán trên đường Bà Huyện Thanh Quan.

Dưới đây là bài thơ Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan và hai bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích và Lý Văn Hùng trong Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ

QUA ĐÈO NGANG
Bà huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

BỘ ĐÁO HOÀNH QUAN

Bộ đáo Hoành Quan nhật dĩ tà,
Yên ba gian thạch, thạch gian hoa.
Tiều quy nham hạ, ta ta tiểu,
Thị tập giang biên, cá cá đa.
Đỗ vũ tâm thương, thanh quốc quốc,
Giá cô hồn đoạn, tứ gia gia.
Đình đình trữ vọng: thiên, sơn, hải,
Nhất phiến cô hoài, ta ngã ta.

Bản dịch chữ Hán của Nguyễn Văn Thích

QUÁ HOÀNH SƠN

Quá Hoành Sơn đỉnh tịch dương tà
Thảo mộc tê nham diệp sấn hoa
Kỳ khu lộc tế tiều tung yểu
Thác lạc giang biên điếm ảnh xa
Ưu quốc thương hoài hô quốc quốc
Ái gia quyện khẩu khiếu gia gia
Tiểu đình hồi vọng thiên sơn thuỷ
Nhất phiến ly tình phân ngoại gia

Bản dịch chữ Hán của Lý Văn Hùng.


2.

Donbanoxave

Xin giới thiệu  chùm thơ Hoàng Đình Quang cùng hai bài văn trên và bức ảnh “Đón bạn ở xa về” (ảnh Nguyên Hùng, anh Hoàng Đình Quang là người thứ tư, phải qua).

TRĂM NĂM VÀ MƯỜI NĂM
(Hôm nay 9/7 Canh Tý – Đúng 10 năm ngày vợ mất)

Hoàng Đình Quang.

Trăm năm đã lỡ làng rồi
Mười năm một quãng đường người xót xa
Âm thầm mình nói cùng ta
Những đêm trắng, những chiều tà đẫm sương!

Mười năm mưa nắng đoạn trường.
Mình đi mình ở – mình vương vấn mình!
Khóc cười – một cõi phù sinh
Ta về cất giữ bóng hình ngày xưa

Một ngày còn nặng gió mưa
Ba mươi năm gánh gánh vừa đổi vai
Đường xa đo ngắn đếm dài
Phúc phần ai biết đã ngoài nhân duyên!

Mình về với cõi bình yên
Trăm năm còn giữ lời nguyền trăm năm
Ta theo bóng bước âm thầm
Nén hương tỏa khói mười năm dặn dò!

27.8.2012 (9.7 Canh Tý).

CÂU THƠ ĐỊNH MỆNH
Hoàng Đình Quang

Anh đứng lặng trước dòng sông số phận
Chuyến đò hoa quay mũi tự bao giờ
Bến nước cuối cùng rải đầy mảnh vỡ
Chiếc chén ngà đong nước mắt ngày xưa

Anh lênh đênh một mình giữa mây và nước
Bối rối ngàn dâu, bối rối tơ tằm
Sào định mệnh cắm vào dòng sông khác
Đá cỏ hai bờ đã in dấu trăm năm

Không thể nói yêu em như thuở còn vụng dại
Cái thuở nhìn đâu cũng báo hiệu một mối tình
Giờ anh khóc trong một chiều huyền thoại
Có ai ngờ sương đã trắng đầu anh

Anh không dám chạm vào mối tình mà anh đang có
Mối tình sau mong manh lắm người ơi
Như sương mỏng phủ hờ trên áo mỏng
Sau bức rèm kia là tan vỡ mất rồi!

11.1993
(Tuyển trong Thơ Việt Nam 1945-2000,
Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn,
Nhà Xuất bản Lao động năm 2000, trang 1048)

THƠ TÌNH TẶNG VỢ
Hoàng Đình Quang

Tơ hồng một sợi này đây
Mình ơi, anh buộc cổ tay cho mình
Neo đời nhau một chữ tình
Duyên thì anh giữ, nợ mình em mang.

Vận vào cái nghiệp đa đoan
Bao nhiêu sấp ngửa, đá vàng bấy nhiêu.
Đắm say nào kể ít nhiều
Những khuya khao khát, những chiều đam mê.

Số trời Thân ngự cung Thê (*)
Ngả nghiêng, xô lệch trăm bề… lại yên!
Phong trần đậu bến thuyền quyên
Phong lưu thì lắm, bạc tiền thì không…

Em cho anh cả tấc lòng
Anh đem trao lại cái không có gì
Đường chiều nặng gánh tình si
Hai bàn tay nắm một vì sao xa…

Nỗi buồn như gió thoảng qua
Thương yêu, anh gọi mình là… vợ anh!

http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/193855
(*)Tử vi: “Thân cư cung thê” : người có số nhờ vợ.

HƯNG YÊN
Hoàng Đình Quang

Lần đầu theo bạn đến Hưng Yên
Bạn tặng cho mình chút nợ duyên
Phố Hiến một thời còn tấp nập
Chùa Chuông trăm tuổi vẫn tham thiền
Thanh tân em gái cười trong nón
Chầm chậm mẹ già ngóng trước hiên
Phố Nối ngập ngừng ta tiễn bạn
Với Hưng Yên, thượng lộ bình yên!

http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/213930#comments

VŨNG TÀU
Hoàng Đình Quang

Nếu cuộc đời này không có chỗ để hôn nhau
Trong giấc mơ hãy đưa em về Bãi Trước
Nếu những gì ngoài đời ta thua cuộc
Hãy hùa theo những đợt sóng dập vô hồi

Không thể đo bằng những hò hẹn buông trôi
Khi bọt biển cũng có mùa hoa trái
Em đã khóc cho một cành rau đắng dại
Giữa chung chiêng mặn ngọt thủy triều.

Từng biết tháng ngày thử thách tình yêu
Không thể xa hơn, cũng không gần hơn được
Trong tất cả những gì ta thầm ước
Sợi chỉ căng ra vạch dấu chân trời.

Hỡi những ai lưu lạc giữa cuộc đời
Không nơi hôn nhau thì trong mơ sẽ có
Dù Bãi Trước, Bãi Sau chỉ toàn sóng gió
Hạt cát cuối cùng vẫn lấp lánh ngọc trai…

6-2007
Hoàng Đình Quang 2009. Hát chẳng theo mùa
Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, trang 54

3.

hoangdinhquang

Lần thứ ba tôi ghi chép về anh Quang là ngày 10 tháng 1 năm 2017. Ngày hôm ấy đầu xuân, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn của nhà văn Hoàng Đình Quang “Vào mạng tìm được cái này. Cám ơn Tiến sĩ Hoàng Kim đã lưu giữ cho mình. QUY TẮC BÀN TAY TRÁI.” Khi tôi nhận tin nhắn của anh thì tôi đang hiệu đính bài “Kim Dung trong ngày mới“, luận về triết lý nhân sinh càng tâm đắc và thấm thía những câu trò chuyện trong tác phẩm của Hoàng Đình Quang: “Chỉ nên hiểu văn chương qua văn bản. Sự sống còn của một nhà văn chỉ ở tác phẩm. Nhà văn chân chính ngoài đời cũng phải mẫu mực. Anh thích kiểu nhà văn mà cuộc đời chính là minh chứng cho tác phẩm. Cuộc đời có đẹp thì văn chương mới đẹp. Nhà văn, anh là ai? Nhà văn cũng là CON NGƯỜI”. Tôi thích mẫu đối thoại của Bích: Tôi thích lời triết lý mang tính nhân sinh trong Mùa Lạc như sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ. Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh vượt qua những ranh giới ấy”. Nhà văn Hoàng Đình Quang viết Quy tắc bàn tay trái hẳn có ẩn ngữ.

Mời đọc Hoàng Đình Quang bạn tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-dinh-quang-ban-toi/

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Chỉ tình yêu ở lại
Bài ca thời gian
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17510
Nhập ngày : 27-08-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 12 tháng 12(12-12-2021)

  Dạy và học 11 tháng 12(11-12-2021)

  Dạy và học 10 tháng 12(10-12-2021)

  Dạy và học 9 tháng 12(10-12-2021)

  Dạy và học 8 tháng 12(08-12-2021)

  Dạy và học 7 tháng 12(07-12-2021)

  Dạy và học 6 tháng 12(06-12-2021)

  Dạy và học 5 tháng 12(05-12-2021)

  Dạy và học 4 tháng 12(04-12-2021)

  Dạy và học 3 tháng 12(03-12-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007