Số lần xem
Đang xem 2866 Toàn hệ thống 4835 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, được trích dẫn bởi báo Tuổi trẻ ngày 30 8 2021 và FBNC, Trung Quốc trồng thành công ‘lúa khổng lồ’ cao tới 2m. Giống lúa này thân cây cao và cứng cáp, có khả năng chống ngập úng và đất mặn, năng suất đạt 11,25-13,50 tấn/ha (750- 900 kg/ mẫu TQ, 15 mẫu TQ là 1 ha). Ông Chen Yangpiao, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai Trung Quốc chi nhánh Trùng Khánh hi vọng giống lúa này có thể trồng ở những vùng trũng ruộng ngập sâu 60-80cm, và có thể nuôi cá tôm trong ruộng lúa. Ông Viên Long Bình Lúa siêu xanh Hòa Bình từng ao ước và chia sẻ khi còn sống: “Tôi đã luôn mơ một ngày nào đó cây lúa sẽ cao như cao lương, hạt to như đậu phộng. Lúc đó chắc tôi và cộng sự sẽ ngồi dưới tán lúa, tận hưởng những ngày mát mẻ”
LÚA CAO CÂY TRUNG QUỐC.
Ngày 25 tháng 10 năm 2017, China’s People’s Daily cho biết Trung Quốc tạo giống lúa cao hơn đầu người cho năng suất lớn. Giống lúa có tên gọi “lúa khổng lồ” được các chuyên gia ở Viện Nông nghiệp Cận Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lai tạo với hy vọng có thể cung cấp lương thực cho nhiều người hơn. Giống lúa mới được chính thức giới thiệu hôm 16/10 sau 10 nghiên cứu, có năng suất cao hơn 50% so với các giống lúa thông thường. Nhóm nghiên cứu đã trồng thử cây lúa khổng lồ và thu hoạch trên một cánh đồng nằm ở thị trấn Jinjing thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cây lúa thân cao trung bình 1,8 mét, những cây lớn nhất cao tới 2,2 mét. Xia Xinjie, một nhà nghiên cứu trong dự án cho biết năng suất dự kiến có thể đạt trên 11,5 tấn/hecta. Số hạt có thể thu hoạch từ một gốc lúa là hơn 500 hạt. Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một loạt công nghệ mới để tạo ra giống lúa mới, bao gồm đột biến, lai hữu tính và lai xa giữa nhiều loại lúa dại. Lúa khổng lồ có thể đem lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nông dân và dân số ngày càng tăng. “Lượng thóc lúa cần sản xuất thêm vào năm 2030 cao hơn 60% so với năm 1995. Hiện nay, một hecta đất trồng lúa cung cấp đủ thức ăn cho 27 người. Vào năm 2050, mỗi hecta phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho 43 người”, Yuan Longping, nhà nông nghiệp học nổi tiếng ở Trung Quốc, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Tin liên quan Lúa CLT:
LÚA C4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC OXFORD ANH
Ngày 25 tháng 10 năm 2017 thông tin Lúa C4 của trường đại học Oxford năng suất tăng 50%. Các nhà khoa học làm việc trong Dự án Lúa C4 của trường đại học Oxford đã cải thiện quá trình quang hợp trong lúa gạo và tăng năng suất cây trồng, bằng cách đưa một gen ngô đơn lẻ vào lúa, tiến tới trồng lúa ‘supercharging’ tới mức hiệu quả hơn. Cây lúa sử dụng con đường quang hợp C3, trong môi trường nóng và khô ít hiệu quả hơn con đường C4 được sử dụng trong các thực vật khác như ngô và lúa miến. Gạo ‘chuyển đổi’ sử dụng quang hợp C4, năng suất sẽ tăng khoảng 50%.Các nhà nghiên cứu đã thực hiện phương pháp giải phẫu ‘proto-Kranz’ chuyển gen ngô GOLDEN2-LIKE tới cây lúa làm tăng lượng lạp lục và ty lạp thể có chức năng trong các tế bào vỏ bọc xung quanh lá. Giáo sư Jane Langdale thuộc Đại học Oxford, và nhà nghiên cứu chính về giai đoạn này của dự án lúa gạo C4 cho biết: “Nghiên cứu này giới thiệu một gen duy nhất cho cây lúa để tái tạo bước đầu tiên dọc theo con đường tiến hoá từ C3 đến C4. Đó là một sự phát triển thực sự đáng khích lệ, và thách thức bây giờ là xây dựng trên đó và tìm ra những gen thích hợp để tiếp tục hoàn các bước còn lại trong quá trình “. Thông tin chi tiết tại Đại học Oxford Tin tức & Sự kiện. xem tiếp Lúa C4 và lúa cao cây (Hoàng Kim Long điểm tin chọn lọc Cây Lương Thực Việt Nam)
Hạt gạo vàng biến đổi gene so với gạo trắng bình thường – Ảnh: IRRI
GOLDEN RICE BIẾN ĐỔI GEN
Theo Hãng tin Reuters, được trích dẫn bởi báo Tuổi trẻ Philippines cho trồng đại trà ‘gạo vàng’ biến đổi gene ngày 26 tháng 8 năm 2021: “Philippines là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trồng đại trà gạo biến đổi gene Golden Rice. Theo Reuters, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines đã hỗ trợ phát triển giống gạo vàng đặc biệt này.Trong thông báo ngày 25-8, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) và Viện Nghiên cứu lúa Philippines (PhilRice) xác nhận đã cấp phép an toàn sinh học cho giống Golden Rice.”Sau giấy chứng nhận an toàn sinh học, DA và PhilRice sẽ bắt đầu trồng lấy hạt giống. Thường thì quá trình này sẽ mất 3-4 vụ canh tác”, ông Ronan Zagado – một quan chức phụ trách dự án Golden Rice – cho biết thêm. Được biết giống gạo vàng đã được thử nghiệm thực địa gần một thập kỷ. Golden Rice sẽ được trồng đại trà ở các khu vực có tỉ lệ thiếu vitamin A cao vào quý 3-2022 trước khi bán rộng rãi. Philippines lên kế hoạch trồng đại trà gạo vàng từ năm 2011, nhưng phải trì hoãn vì vấp phải các phản đối và lo ngại từ người dân cũng như các tổ chức nông nghiệp. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nổi tiếng vì các chiến dịch chống săn bắt cá voi cũng lên tiếng phản đối quyết định của Chính phủ Philippines.Tuy nhiên, người đứng đầu PhilRice đã trấn an các lo ngại và khẳng định Golden Rice đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế. Theo IRRI, Golden Rice đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ các cơ quan quản lý ở Úc, New Zealand, Canada và Mỹ. Hiện giống gạo này đang trải qua quá trình xem xét cuối cùng ở Bangladesh. Thực phẩm biến đổi gene từ lâu đã là một đề tài gây tranh cãi. Mục đích biến đổi gene nhằm tạo ra các loại nông sản bổ dưỡng hơn, kháng bệnh tốt hơn. Các cơ quan quản lý bác bỏ các thuyết âm mưu như thực phẩm biến đổi gene gây ung thư, ức chế hệ miễn dịch.Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn e dè trước loại thực phẩm này và kêu gọi các cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất dán nhãn cảnh báo thực phẩm biến đổi gene”.
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc: 5 năm nhìn lại, tác giả Nguyễn Thu Hà, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019 theo số liệu trang Chinadaily: http://www.chinadaily.com.cn/a/201809/05/WS5b8f09bfa310add14f3899b7.html Trong 5 năm qua, sáng kiến “Vành đai, Con đường” do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào tháng 9 năm 2013 cho đến nay tuy đã đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới. Toàn văn câu chuyện ấy được lược khảo tại đây
Thế sự bàn cờ vây, nước Việt Nam ngày nay có quan hệ đặc biệt với Lào Cămpuchia Cu ba; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha; Anh ; Đức, Italy; Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp; Malaysia, Philippines; Úc; New Zealand; quan hệ đối tác toàn diện với Nam Phi; Chile, Brazil, Venezuela; Argentina; Ukraina; Mỹ, Đan Mạch; Myanmar, Canada; Hungary; Brunei, Hà Lan; quan hệ đối tác lĩnh vực trước đây với Hà Lan năm 2010 về Quản lý nước và Ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2014 thêm Nông nghiệp và An ninh lương thực, năm 2019 quan hệ hợp tác lĩnh vực với Hà Lan đã nâng cấp thành đối tác toàn diện. quan hệ đối tác bạn hữu ‘cùng có lợi’ với Mông Cổ, Triều Tiên, các nước khác ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Á, Tây Á, Trung Đông, Châu Phi, các chiến lược hợp tác Nam Nam, hợp tác, song phương và đa phương. Việt Nam khi nâng cấp quan hệ với các đại cường là chúng ta đang đứng giữa giao lộ có sự tính toán cân bằng nhiều lợi ích khác nhau.
Việt Nam thời Biden-Harris: Phó Tổng Thống Mỹ thăm Việt Nam, Đọc bên lề chính sử tại đây; Lưu Bích viết “Đây là một cuộc dọn đường ngoạn mục để bà Harris trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới khi mà Biden khó có khả năng đam đương nhiệm kỳ 2 do vấn đề sức khoẻ và tuổi tác… Biden-Harris lại đặt trọng tâm ngoại giao châu Á vào vấn đề biển Đông. Biển Đông là nơi trung chuyển hàng hoá lớn nhất từ châu Á qua Mỹ, chiếm gần 60%, qua cảng Singapore (đây cũng là lý do cả Bộ trưởng Quốc phòng và Harris đều đến thăm Singapore)“. Phan Chí viết “Người đàn bà Hoa Sen” “Bà Kamala Harris chắc chắn cũng là một chính trị gia mạnh mẽ nhưng lại ẩn dưới bề ngoài mềm mại rất nữ tính. Ngay tên của bà là tên một loài hoa ở Việt Nam rất được ưa chuộng là HOA SEN.Ngày 20/10/1964, một cặp đôi tại Oakland, California chào đón sự ra đời của cô con gái đầu lòng. Cô bé ấy được mẹ đặt tên là “Kamala” nhằm thể hiện niềm tự hào với quê hương Ấn Độ, vì trong tiếng Hindi thì Kamala có nghĩa là “hoa sen”, và cũng là một tên gọi khác của nữ thần Lakshmi của Ấn Độ giáo.Cha của Kamala, Donald Harris, là một nhà kinh tế học gốc Jamaica, còn mẹ của bà, Shyamala Gopalan, là một nhà nghiên cứu về ung thư gốc Ấn Độ. Cả hai đều là người nhập cư. Họ gặp gỡ nhau khi tham gia vào các cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử cho người da màu.57 năm sau, vào ngày 21/1/2021, Kamala Harris – cô bé năm xưa giờ đã trở thành một người phụ nữ thành công trên chính trường Mỹ – tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống, đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ khi đây là lần đầu tiên nền kinh tế số một thế giới có một nữ phó tổng thống da màu.Mang theo hoài bão vươn lên vị trí cao nhất trong chính trường Mỹ, bà Harris từng tuyên bố tranh cử tổng thống vào tháng 1/2019, và có lúc được coi là người dẫn đầu trong cuộc đua lựa chọn ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.Tuy nhiên, tháng 12/2019, Harris tuyên bố chấm dứt chiến dịch vì thiếu kinh phí. Bà tuyên bố ủng hộ ông Joe Biden trở thành ứng viên tổng thống vào tháng 3/2020. Bà Harris được coi là ứng cử viên tiềm năng vào chức tổng thống Hoa Kỳ năm 2024.“.
SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC: 5 NĂM NHÌN LẠI Nguyễn Thu Hà Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019
TCCS – Tháng 9-2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Mặc dù trong 5 năm qua, sáng kiến này đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới.
Về sáng kiến “Vành đai, Con đường”
Sáng kiến ban đầu có tên là “ Một vành đai, Một con đường” (OBOR), sau này được đổi tên thành “Vành đai, Con đường” (BRI). BRI xuất phát từ mong muốn tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên tuyến đường từ châu Á sang châu Âu, với nội dung hướng đến 5 phương diện: chính sách, kết cấu hạ tầng, thương mại, tài chính và kết nối con người.
BRI gồm có hai hợp phần chính: Vành đai và Con đường. “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt); “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (21st Century Maritime Silk Road). “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” được thiết kế với ba nhánh chính nối từ Trung Quốc qua Trung Á và Nga tới châu Âu; từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á, Vịnh Péc-xích đến Địa Trung Hải; từ Trung Quốc đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” với nội dung cơ bản là sự phục hưng con đường tơ lụa cổ đại trên biển, nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc với các cảng chính ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Phi và châu Âu; kết hợp sự phát triển hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương.
BRI được coi là một đại dự án của Trung Quốc, hay theo một số chuyên gia, đây còn là một chiến lược toàn cầu khi mà Sáng kiến này sẽ là mạng lưới kết nối các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt của khoảng 65 quốc gia với nhau với tổng GDP khoảng 23.000 tỷ USD, tương đương 1/3 GDP toàn cầu, liên kết 62% toàn bộ số dân thế giới. So với Kế hoạch Mác-san mà Mỹ thực hiện nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì quy mô và phạm vi của BRI lớn hơn rất nhiều lần.
Để hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đã thành lập ba thiết chế tài chính để rót vốn cho Sáng kiến này, bao gồm Quỹ Con đường Tơ lụa (SRF) (năm 2014) với số vốn dự tính ban đầu 40 tỷ USD, Ngân hàng Đầu tư kết cấu hạ tầng châu Á (AIIB) với nguồn vốn 100 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển mới (NDB) khởi đầu với số vốn 50 tỷ USD. Các thiết chế tài chính này sẽ cung cấp nguồn vốn cho việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực, như điện, năng lượng, giao thông, viễn thông, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung cấp nước, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và dịch vụ logistic.
BRI – sáng kiến hạ tầng mà theo Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), sáng kiến này nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị, duy trì sự ổn định của khu vực và khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng thông qua BRI. Các khoản đầu tư của Trung Quốc dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, giúp Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự và tạo ra một môi trường chiến lược có lợi cho Trung Quốc trong khu vực. Sáng kiến phản ánh tham vọng của Chính phủ Trung Quốc là phát triển “đất nước khá giả toàn diện” và thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, vươn lên thành cường quốc đứng đầu thế giới.
Những kết quả đạt được
Theo đánh giá của Chính phủ Trung Quốc, trong 5 năm triển khai Sáng kiến, BRI đã đạt được những kết quả tích cực và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Trung Quốc và các nước tham gia. Sau khi hoàn thành, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ này sẽ tăng cường khả năng kết nối của Trung Quốc với các khu vực khác, cả trên đất liền lẫn trên biển, mở rộng lĩnh vực thương mại và công nghệ của Trung Quốc sang các thị trường mới.
Về thương mại, sau 5 năm thực hiện, BRI đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và tham gia sâu rộng của hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Tính đến tháng 4-2018, Trung Quốc đã cùng với 86 quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến và tổ chức quốc tế ký kết trên 100 thỏa thuận triển khai các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực thuộc khuôn khổ BRI. Trung Quốc cùng với 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, như Hàn Quốc, Pa-ki-xtan, ASEAN, Pê-ru, Chi-lê và nhiều nước khác ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước dọc các tuyến BRI trong 5 năm qua đã vượt trên 5.000 tỷ USD(1). Thêm vào đó, Trung Quốc cũng đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hơn 50 tỷ USD vào 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu trên 666 tỷ USD hàng hóa từ các nước tham gia BRI, chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước này đã tăng ở mức kỷ lục là 14,2%. Trung Quốc đã xây dựng trên 50 khu hợp tác kinh tế, thương mại tại khoảng 20 nước tham gia BRI, giúp các nước tăng nguồn thu thuế, thu nhập thêm 1,1 tỷ USD và tạo 180.000 việc làm mới.
Về việc sử dụng các thiết chế tài chính chuyên biệt cho BRI, theo một cuộc khảo sát về các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi, các tổ chức tài chính của Trung Quốc, như SRF hay AIIB, tạo động lực thúc đẩy quan trọng cho đa số các nước tham gia BRI nhiều hơn các tổ chức tài chính của chính các nước đó, thậm chí còn nhiều hơn cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay các tổ chức tài chính quốc tế khác. Tính đến tháng 6-2018, đã có 86 quốc gia trở thành thành viên của AIIB. Theo báo cáo công khai thường niên của AIIB, trong năm 2017 tổng số vốn đã cấp và đợi phê duyệt mà AIIB đã triển khai là 4,22 tỷ USD cho 12 dự án, tăng thêm 5 dự án so với năm 2016. So với ADB, IMF, WB – đều chịu sự kiểm soát của Mỹ và chậm cải cách – thì AIIB là một lựa chọn phù hợp cho cả các nước thành viên và các nước nhận đầu tư.
Về các dự án kết cấu hạ tầng, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ra bên ngoài, trong đó có dự án đường sắt và các cảng biển.
Về đường sắt, Theo trang The Diplomat (Nhật Bản), Trung Quốc sẽ xây dựng 81.000km đường sắt cao tốc đi qua các quốc gia tham gia BRI – nhiều hơn tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên thế giới hiện nay và đã tuyên bố kế hoạch chi 35.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 503 tỷ USD) để mở rộng mạng lưới đường sắt quốc gia vào năm 2020 với tổng số hơn 30.000km, kết nối 80% các thành phố lớn ở Trung Quốc. Các dự án tiêu biểu mà Trung Quốc đang thực hiện, như dự án đường sắt Môm-ba-sa – Nai-rô-bi của Kê-ni-a với tổng chiều dài khoảng 2.700km, trị giá 3,8 tỷ USD, hoàn thành năm 2017, đã giúp người dân nước này giảm thời gian đi từ ga đầu Môm-ba-sa tới ga cuối – Thủ đô Nai-rô-bi chỉ còn 5 giờ đồng hồ thay vì 10 giờ đồng hồ như trước; tuyến đường sắt Viên-chăn – Bô-ten dự kiến hoàn thành vào năm 2021 với tổng chi phí lên đến 7,2 tỷ USD; dự án đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung tại In-đô-nê-xi-a có tổng chiều dài 142km với tổng vốn đầu tư là 5,13 tỷ USD.
Về dự án cảng biển,tính đến hết năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư một phần hoặc giành được quyền kinh doanh, vận hành trong dài hạn với 76 cảng biển trên toàn thế giới. Trung Quốc không chỉ đầu tư vào các cảng lớn mà còn tìm cách kinh doanh vận hành nhiều cảng nhỏ trên toàn thế giới. Các dự án cảng biển tiêu biểu, như dự án cảng Goa-đa (Gwadar) ở Pa-ki-xtan, dự án cảng Cô-lôm-bô ở Xri Lan-ca, dự án cảng Pi-ra-ớt (Piraeus) ở Hy Lạp và rất nhiều dự án khác.
Về kết nối con người, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong trao đổi văn hóa và dân tộc giữa Trung Quốc và các nước tham gia BRI. Trung Quốc đã và đang xúc tiến trao đổi văn hóa và dân cư với các nước dọc theo BRI. Kể từ năm 2014, chương trình đào tạo chuyên gia về tội phạm học trẻ do Bộ Văn hóa và Du lịch tổ chức đã mời được 360 chuyên gia về tội phạm từ 95 quốc gia, Trung Quốc đã thành lập 16 trung tâm văn hóa ở các nước tham gia BRI, tổ chức hơn 1.600 sự kiện văn hóa. Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hợp tác sản xuất phim với 21 quốc gia và khu vực tham gia BRI. Ngày 17-10-2018 để kỷ niệm 5 năm thực hiện tăng cường kết nối người dân, Trung Quốc đã thực hiện cuộc triển lãm ảnh được tổ chức tại các đại sứ quán, trung tâm văn hóa và các tổ chức ở những nước tham gia.
Mặc dù đạt được những bước tiến hướng tới các mục tiêu dài hạn mà Trung Quốc đặt ra, nhưng BRI cũng vấp phải không ít khó khăn, khiến nhiều dự án chậm trễ và thậm chí thất bại. Xét quy mô đồ sộ của BRI với nhiều dự án lớn, việc trì hoãn, hủy bỏ hay thất bại cũng là những việc đã được tính đến. Những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ (trong một số trường hợp là do sự hoài nghi và phản đối nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc gia tăng) sẽ tiếp tục góp phần định hình sự phát triển trong tương lai của Sáng kiến.
Những trở ngại khi thực hiện Sáng kiến
Những khó khăn nội bộ
Tham vọng của Trung Quốc trong BRI ngày càng bị hạn chế bởi các phương pháp tiếp cận và mục tiêu chiến lược riêng của nước này. Mặc dù BRI đã đạt được thành công lớn ở các nước đang phát triển, nhưng những thách thức về khả năng tài chính và bất ổn chính trị ở các nước tiếp nhận đầu tư đã nhiều lần gây ra sự chậm trễ, thậm chí là hủy bỏ các khoản đầu tư, như một số dự án giao thông và năng lượng ở Ca-dắc-xtan, Băng-la-đét, Mi-an-ma và Pa-ki-xtan.
Tham nhũng và bất ổn chính trị tại một số quốc gia tham gia BRI không chỉ khiến các dự án thuộc BRI bị đưa ra phán xét mà còn bị chậm trễ. Và chính Trung Quốc cũng phải gánh chịu những khoản nợ do tình trạng trên gây ra.
Cuối cùng, sự “nhiệt tình” lôi kéo các nước của Trung Quốc đã tạo cho các nước này lợi thế khi họ cố giành các khoản đầu tư từ các đối thủ của Trung Quốc. Các nước, như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và một số quốc gia Nam Á có thể khuyến khích Nhật Bản và Ấn Độ cạnh tranh với Trung Quốc trong các dự án đường sắt và thủy điện để ngăn cản mục tiêu của Trung Quốc trở thành nước có ảnh hưởng nhất trong khu vực.
Ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Quốc
Không giống Kế hoạch Mác-san (chủ yếu là cung cấp các khoản tài trợ), việc đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay. Theo tờ The New York Times, các khoản vay này thường có lãi suất cao hơn các khoản vay từ các nhà tài trợ lớn khác. Và các khoản vay từ các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cuối cùng có thể khiến các nước trở nên phụ thuộc hơn khi họ buộc phải bàn giao các cảng, đường sắt, đường bộ và các mạng lưới thông tin liên lạc thiết yếu để thoát khỏi những khoản nợ khổng lồ của các công ty cho vay và các công ty Trung Quốc.
Trung Quốc có nhiều lý do để tập trung vào các quốc gia đang phát triển nhưng có vị trí chiến lược quan trọng. Chính các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước có nền tảng kinh tế yếu và năng lực điều hành của chính phủ không hiệu quả, đã nhiệt tình hưởng ứng BRI. Trong những quốc gia này, có 11 quốc gia được Liên hợp quốc xác định là nước kém phát triển nhất thế giới. Các nước này thiếu hệ thống kết cấu hạ tầng nên mong muốn tránh các khoản hỗ trợ tài chính gắn với nhiều yêu cầu, ràng buộc của các tổ chức phương Tây. Vì cách tiếp cận tài trợ của Trung Quốc nhấn mạnh vào việc không can thiệp và nói chung là vô điều kiện, không phân biệt chế độ nên Trung Quốc đã có được quyền tiếp cận và nhận được sự thiện chí nhiều hơn so với các nước phương Tây. Phương pháp của Trung Quốc là lôi kéo những quốc gia nhỏ hơn này vào khuôn khổ BRI, qua đó tận dụng các vị trí chiến lược của họ và cân bằng quyền lực với các nước lớn trong khu vực, như Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).
Sự hỗ trợ cho vay trong các dự án chiến lược quan trọng cũng gia tăng mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi đó, các nước tham gia BRI lo lắng về khả năng đó là một “cái bẫy nợ”, từ đó Trung Quốc có thể nắm giữ quyền kiểm soát quá mức đối với nền kinh tế của đất nước họ.
Xri Lan-ca và Pa-ki-xtan đều đang đối mặt với việc trả nợ và các cuộc đàm phán tài chính, phải ký kết thỏa thuận cho thuê đất “làm tài sản bảo đảm nợ” với các công ty Trung Quốc. Tại Xri Lan-ca, cảng Ham-ban-tô-ta hiện được cho thuê trong 99 năm, trong khi các khu vực quanh cảng Goa-đa ở Pa-ki-xtan được cho thuê trong 43 năm. Đối với các nước khác có nợ nước ngoài cao hoặc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp, Trung Quốc đã sử dụng hình thức giảm nợ hoặc các hình thức hỗ trợ khác, như ký kết các hợp đồng dài hạn về việc mua bán tài nguyên thiên nhiên hoặc dầu mỏ để bù đắp cho các khoản vay. Chính vì vậy, ngày càng nhiều suy đoán rằng liệu Trung Quốc có sử dụng lợi thế tài chính của mình tại các cảng nước sâu chiến lược ở các nước để giành lợi thế trong các tuyến vận chuyển ở Ấn Độ Dương hay không?
Phản ứng từ các cường quốc khác
Mặc dù một trong những mục tiêu mà Trung Quốc tuyên bố là thúc đẩy hội nhập Âu – Á thông qua BRI, nhưng cho đến nay, Sáng kiến này tập trung vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước vùng Trung Âu, Đông Âu, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á, mà chưa thu hút được các quốc gia phát triển như Nhật Bản hay các nước lớn ở châu Âu. Xét cho cùng, dù các nước này có thể chia sẻ lợi ích thương mại với Trung Quốc, nhưng họ vẫn rất dè chừng, thậm chí còn hoài nghi rằng đó là phương tiện để Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh của mình và là “chương trình nghị sự” để Trung Quốc mở rộng chiến lược trên toàn cầu.
Ngoài những lo ngại từ các quốc gia đang phát triển, các “đối thủ chiến lược” của Trung Quốc cũng như các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ vẫn duy trì, thậm chí ngày càng phản kháng mạnh mẽ đối với Sáng kiến này.
Là đối trọng lớn nhất của Trung Quốc, Mỹ cùng một số đồng minh, đối tác khác đang điều chỉnh chính sách, thực hiện các chiến lược dài hạn của mình, trong số đó sẽ có những chính sách, chiến lược tác động đến hành lang dọc theo BRI. Mặc dù tại các cuộc gặp gỡ song phương, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về việc “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Quốc – Mỹ”, tuy nhiên hai nước vẫn liên tục có sự va chạm, và mất đi lòng tin chiến lược. Tháng 7-2018, Mỹ đã “khai hỏa” cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính thức tiến hành áp thuế 25% lên 34 tỷ USD đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại này sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với Trung Quốc vì sẽ làm cho
Theo Thời báo Hoàn Cầu, được trích dẫn bởi báo Tuổi trẻ ngày 30 8 2021 và FBNC, Trung Quốc trồng thành công ‘lúa khổng lồ’ cao tới 2m. Giống lúa này thân cây cao và cứng cáp, có khả năng chống ngập úng và đất mặn, năng suất đạt 11,25-13,50 tấn/ha (750- 900 kg/ mẫu TQ, 15 mẫu TQ là 1 ha). Ông Chen Yangpiao, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai Trung Quốc chi nhánh Trùng Khánh hi vọng giống lúa này có thể trồng ở những vùng trũng ruộng ngập sâu 60-80cm, và có thể nuôi cá tôm trong ruộng lúa. Ông Viên Long Bình Lúa siêu xanh Hòa Bình từng ao ước và chia sẻ khi còn sống: “Tôi đã luôn mơ một ngày nào đó cây lúa sẽ cao như cao lương, hạt to như đậu phộng. Lúc đó chắc tôi và cộng sự sẽ ngồi dưới tán lúa, tận hưởng những ngày mát mẻ”
LÚA CAO CÂY TRUNG QUỐC.
Ngày 25 tháng 10 năm 2017, China’s People’s Daily cho biết Trung Quốc tạo giống lúa cao hơn đầu người cho năng suất lớn. Giống lúa có tên gọi “lúa khổng lồ” được các chuyên gia ở Viện Nông nghiệp Cận Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lai tạo với hy vọng có thể cung cấp lương thực cho nhiều người hơn. Giống lúa mới được chính thức giới thiệu hôm 16/10 sau 10 nghiên cứu, có năng suất cao hơn 50% so với các giống lúa thông thường. Nhóm nghiên cứu đã trồng thử cây lúa khổng lồ và thu hoạch trên một cánh đồng nằm ở thị trấn Jinjing thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cây lúa thân cao trung bình 1,8 mét, những cây lớn nhất cao tới 2,2 mét. Xia Xinjie, một nhà nghiên cứu trong dự án cho biết năng suất dự kiến có thể đạt trên 11,5 tấn/hecta. Số hạt có thể thu hoạch từ một gốc lúa là hơn 500 hạt. Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một loạt công nghệ mới để tạo ra giống lúa mới, bao gồm đột biến, lai hữu tính và lai xa giữa nhiều loại lúa dại. Lúa khổng lồ có thể đem lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nông dân và dân số ngày càng tăng. “Lượng thóc lúa cần sản xuất thêm vào năm 2030 cao hơn 60% so với năm 1995. Hiện nay, một hecta đất trồng lúa cung cấp đủ thức ăn cho 27 người. Vào năm 2050, mỗi hecta phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho 43 người”, Yuan Longping, nhà nông nghiệp học nổi tiếng ở Trung Quốc, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Tin liên quan Lúa CLT:
LÚA C4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC OXFORD ANH
Ngày 25 tháng 10 năm 2017 thông tin Lúa C4 của trường đại học Oxford năng suất tăng 50%. Các nhà khoa học làm việc trong Dự án Lúa C4 của trường đại học Oxford đã cải thiện quá trình quang hợp trong lúa gạo và tăng năng suất cây trồng, bằng cách đưa một gen ngô đơn lẻ vào lúa, tiến tới trồng lúa ‘supercharging’ tới mức hiệu quả hơn. Cây lúa sử dụng con đường quang hợp C3, trong môi trường nóng và khô ít hiệu quả hơn con đường C4 được sử dụng trong các thực vật khác như ngô và lúa miến. Gạo ‘chuyển đổi’ sử dụng quang hợp C4, năng suất sẽ tăng khoảng 50%.Các nhà nghiên cứu đã thực hiện phương pháp giải phẫu ‘proto-Kranz’ chuyển gen ngô GOLDEN2-LIKE tới cây lúa làm tăng lượng lạp lục và ty lạp thể có chức năng trong các tế bào vỏ bọc xung quanh lá. Giáo sư Jane Langdale thuộc Đại học Oxford, và nhà nghiên cứu chính về giai đoạn này của dự án lúa gạo C4 cho biết: “Nghiên cứu này giới thiệu một gen duy nhất cho cây lúa để tái tạo bước đầu tiên dọc theo con đường tiến hoá từ C3 đến C4. Đó là một sự phát triển thực sự đáng khích lệ, và thách thức bây giờ là xây dựng trên đó và tìm ra những gen thích hợp để tiếp tục hoàn các bước còn lại trong quá trình “. Thông tin chi tiết tại Đại học Oxford Tin tức & Sự kiện. xem tiếp Lúa C4 và lúa cao cây (Hoàng Kim Long điểm tin chọn lọc Cây Lương Thực Việt Nam)
Hạt gạo vàng biến đổi gene so với gạo trắng bình thường – Ảnh: IRRI
GOLDEN RICE BIẾN ĐỔI GEN
Theo Hãng tin Reuters, được trích dẫn bởi báo Tuổi trẻ Philippines cho trồng đại trà ‘gạo vàng’ biến đổi gene ngày 26 tháng 8 năm 2021: “Philippines là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trồng đại trà gạo biến đổi gene Golden Rice. Theo Reuters, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines đã hỗ trợ phát triển giống gạo vàng đặc biệt này.Trong thông báo ngày 25-8, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) và Viện Nghiên cứu lúa Philippines (PhilRice) xác nhận đã cấp phép an toàn sinh học cho giống Golden Rice.”Sau giấy chứng nhận an toàn sinh học, DA và PhilRice sẽ bắt đầu trồng lấy hạt giống. Thường thì quá trình này sẽ mất 3-4 vụ canh tác”, ông Ronan Zagado – một quan chức phụ trách dự án Golden Rice – cho biết thêm. Được biết giống gạo vàng đã được thử nghiệm thực địa gần một thập kỷ. Golden Rice sẽ được trồng đại trà ở các khu vực có tỉ lệ thiếu vitamin A cao vào quý 3-2022 trước khi bán rộng rãi. Philippines lên kế hoạch trồng đại trà gạo vàng từ năm 2011, nhưng phải trì hoãn vì vấp phải các phản đối và lo ngại từ người dân cũng như các tổ chức nông nghiệp. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nổi tiếng vì các chiến dịch chống săn bắt cá voi cũng lên tiếng phản đối quyết định của Chính phủ Philippines.Tuy nhiên, người đứng đầu PhilRice đã trấn an các lo ngại và khẳng định Golden Rice đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế. Theo IRRI, Golden Rice đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ các cơ quan quản lý ở Úc, New Zealand, Canada và Mỹ. Hiện giống gạo này đang trải qua quá trình xem xét cuối cùng ở Bangladesh. Thực phẩm biến đổi gene từ lâu đã là một đề tài gây tranh cãi. Mục đích biến đổi gene nhằm tạo ra các loại nông sản bổ dưỡng hơn, kháng bệnh tốt hơn. Các cơ quan quản lý bác bỏ các thuyết âm mưu như thực phẩm biến đổi gene gây ung thư, ức chế hệ miễn dịch.Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn e dè trước loại thực phẩm này và kêu gọi các cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất dán nhãn cảnh báo thực phẩm biến đổi gene”.
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc: 5 năm nhìn lại, tác giả Nguyễn Thu Hà, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019 theo số liệu trang Chinadaily: http://www.chinadaily.com.cn/a/201809/05/WS5b8f09bfa310add14f3899b7.html Trong 5 năm qua, sáng kiến “Vành đai, Con đường” do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào tháng 9 năm 2013 cho đến nay tuy đã đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới. Toàn văn câu chuyện ấy được lược khảo tại đây
Thế sự bàn cờ vây, nước Việt Nam ngày nay có quan hệ đặc biệt với Lào Cămpuchia Cu ba; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha; Anh ; Đức, Italy; Thái Lan, Indonesia, Singapore, Pháp; Malaysia, Philippines; Úc; New Zealand; quan hệ đối tác toàn diện với Nam Phi; Chile, Brazil, Venezuela; Argentina; Ukraina; Mỹ, Đan Mạch; Myanmar, Canada; Hungary; Brunei, Hà Lan; quan hệ đối tác lĩnh vực trước đây với Hà Lan năm 2010 về Quản lý nước và Ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2014 thêm Nông nghiệp và An ninh lương thực, năm 2019 quan hệ hợp tác lĩnh vực với Hà Lan đã nâng cấp thành đối tác toàn diện. quan hệ đối tác bạn hữu ‘cùng có lợi’ với Mông Cổ, Triều Tiên, các nước khác ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Á, Tây Á, Trung Đông, Châu Phi, các chiến lược hợp tác Nam Nam, hợp tác, song phương và đa phương. Việt Nam khi nâng cấp quan hệ với các đại cường là chúng ta đang đứng giữa giao lộ có sự tính toán cân bằng nhiều lợi ích khác nhau.
Việt Nam thời Biden-Harris: Phó Tổng Thống Mỹ thăm Việt Nam, Đọc bên lề chính sử tại đây; Lưu Bích viết “Đây là một cuộc dọn đường ngoạn mục để bà Harris trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới khi mà Biden khó có khả năng đam đương nhiệm kỳ 2 do vấn đề sức khoẻ và tuổi tác… Biden-Harris lại đặt trọng tâm ngoại giao châu Á vào vấn đề biển Đông. Biển Đông là nơi trung chuyển hàng hoá lớn nhất từ châu Á qua Mỹ, chiếm gần 60%, qua cảng Singapore (đây cũng là lý do cả Bộ trưởng Quốc phòng và Harris đều đến thăm Singapore)“. Phan Chí viết “Người đàn bà Hoa Sen” “Bà Kamala Harris chắc chắn cũng là một chính trị gia mạnh mẽ nhưng lại ẩn dưới bề ngoài mềm mại rất nữ tính. Ngay tên của bà là tên một loài hoa ở Việt Nam rất được ưa chuộng là HOA SEN.Ngày 20/10/1964, một cặp đôi tại Oakland, California chào đón sự ra đời của cô con gái đầu lòng. Cô bé ấy được mẹ đặt tên là “Kamala” nhằm thể hiện niềm tự hào với quê hương Ấn Độ, vì trong tiếng Hindi thì Kamala có nghĩa là “hoa sen”, và cũng là một tên gọi khác của nữ thần Lakshmi của Ấn Độ giáo.Cha của Kamala, Donald Harris, là một nhà kinh tế học gốc Jamaica, còn mẹ của bà, Shyamala Gopalan, là một nhà nghiên cứu về ung thư gốc Ấn Độ. Cả hai đều là người nhập cư. Họ gặp gỡ nhau khi tham gia vào các cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử cho người da màu.57 năm sau, vào ngày 21/1/2021, Kamala Harris – cô bé năm xưa giờ đã trở thành một người phụ nữ thành công trên chính trường Mỹ – tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống, đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ khi đây là lần đầu tiên nền kinh tế số một thế giới có một nữ phó tổng thống da màu.Mang theo hoài bão vươn lên vị trí cao nhất trong chính trường Mỹ, bà Harris từng tuyên bố tranh cử tổng thống vào tháng 1/2019, và có lúc được coi là người dẫn đầu trong cuộc đua lựa chọn ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.Tuy nhiên, tháng 12/2019, Harris tuyên bố chấm dứt chiến dịch vì thiếu kinh phí. Bà tuyên bố ủng hộ ông Joe Biden trở thành ứng viên tổng thống vào tháng 3/2020. Bà Harris được coi là ứng cử viên tiềm năng vào chức tổng thống Hoa Kỳ năm 2024.“.
SÁNG KIẾN “VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG” CỦA TRUNG QUỐC: 5 NĂM NHÌN LẠI Nguyễn Thu Hà Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Cộng sản ngày 27 tháng 3 năm 2019
TCCS – Tháng 9-2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Mặc dù trong 5 năm qua, sáng kiến này đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực, song cũng vấp phải không ít thách thức, nhất từ các nước lớn trên thế giới.
Về sáng kiến “Vành đai, Con đường”
Sáng kiến ban đầu có tên là “ Một vành đai, Một con đường” (OBOR), sau này được đổi tên thành “Vành đai, Con đường” (BRI). BRI xuất phát từ mong muốn tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên tuyến đường từ châu Á sang châu Âu, với nội dung hướng đến 5 phương diện: chính sách, kết cấu hạ tầng, thương mại, tài chính và kết nối con người.
BRI gồm có hai hợp phần chính: Vành đai và Con đường. “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt); “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (21st Century Maritime Silk Road). “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” được thiết kế với ba nhánh chính nối từ Trung Quốc qua Trung Á và Nga tới châu Âu; từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á, Vịnh Péc-xích đến Địa Trung Hải; từ Trung Quốc đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” với nội dung cơ bản là sự phục hưng con đường tơ lụa cổ đại trên biển, nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc với các cảng chính ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Phi và châu Âu; kết hợp sự phát triển hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương.
BRI được coi là một đại dự án của Trung Quốc, hay theo một số chuyên gia, đây còn là một chiến lược toàn cầu khi mà Sáng kiến này sẽ là mạng lưới kết nối các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt của khoảng 65 quốc gia với nhau với tổng GDP khoảng 23.000 tỷ USD, tương đương 1/3 GDP toàn cầu, liên kết 62% toàn bộ số dân thế giới. So với Kế hoạch Mác-san mà Mỹ thực hiện nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai thì quy mô và phạm vi của BRI lớn hơn rất nhiều lần.
Để hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đã thành lập ba thiết chế tài chính để rót vốn cho Sáng kiến này, bao gồm Quỹ Con đường Tơ lụa (SRF) (năm 2014) với số vốn dự tính ban đầu 40 tỷ USD, Ngân hàng Đầu tư kết cấu hạ tầng châu Á (AIIB) với nguồn vốn 100 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển mới (NDB) khởi đầu với số vốn 50 tỷ USD. Các thiết chế tài chính này sẽ cung cấp nguồn vốn cho việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực, như điện, năng lượng, giao thông, viễn thông, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung cấp nước, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và dịch vụ logistic.
BRI – sáng kiến hạ tầng mà theo Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), sáng kiến này nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị, duy trì sự ổn định của khu vực và khẳng định ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng thông qua BRI. Các khoản đầu tư của Trung Quốc dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, giúp Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự và tạo ra một môi trường chiến lược có lợi cho Trung Quốc trong khu vực. Sáng kiến phản ánh tham vọng của Chính phủ Trung Quốc là phát triển “đất nước khá giả toàn diện” và thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, vươn lên thành cường quốc đứng đầu thế giới.
Những kết quả đạt được
Theo đánh giá của Chính phủ Trung Quốc, trong 5 năm triển khai Sáng kiến, BRI đã đạt được những kết quả tích cực và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Trung Quốc và các nước tham gia. Sau khi hoàn thành, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ này sẽ tăng cường khả năng kết nối của Trung Quốc với các khu vực khác, cả trên đất liền lẫn trên biển, mở rộng lĩnh vực thương mại và công nghệ của Trung Quốc sang các thị trường mới.
Về thương mại, sau 5 năm thực hiện, BRI đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và tham gia sâu rộng của hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Tính đến tháng 4-2018, Trung Quốc đã cùng với 86 quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến và tổ chức quốc tế ký kết trên 100 thỏa thuận triển khai các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực thuộc khuôn khổ BRI. Trung Quốc cùng với 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, như Hàn Quốc, Pa-ki-xtan, ASEAN, Pê-ru, Chi-lê và nhiều nước khác ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước dọc các tuyến BRI trong 5 năm qua đã vượt trên 5.000 tỷ USD(1). Thêm vào đó, Trung Quốc cũng đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hơn 50 tỷ USD vào 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu trên 666 tỷ USD hàng hóa từ các nước tham gia BRI, chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước này đã tăng ở mức kỷ lục là 14,2%. Trung Quốc đã xây dựng trên 50 khu hợp tác kinh tế, thương mại tại khoảng 20 nước tham gia BRI, giúp các nước tăng nguồn thu thuế, thu nhập thêm 1,1 tỷ USD và tạo 180.000 việc làm mới.
Về việc sử dụng các thiết chế tài chính chuyên biệt cho BRI, theo một cuộc khảo sát về các nền kinh tế mới nổi và đang chuyển đổi, các tổ chức tài chính của Trung Quốc, như SRF hay AIIB, tạo động lực thúc đẩy quan trọng cho đa số các nước tham gia BRI nhiều hơn các tổ chức tài chính của chính các nước đó, thậm chí còn nhiều hơn cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay các tổ chức tài chính quốc tế khác. Tính đến tháng 6-2018, đã có 86 quốc gia trở thành thành viên của AIIB. Theo báo cáo công khai thường niên của AIIB, trong năm 2017 tổng số vốn đã cấp và đợi phê duyệt mà AIIB đã triển khai là 4,22 tỷ USD cho 12 dự án, tăng thêm 5 dự án so với năm 2016. So với ADB, IMF, WB – đều chịu sự kiểm soát của Mỹ và chậm cải cách – thì AIIB là một lựa chọn phù hợp cho cả các nước thành viên và các nước nhận đầu tư.
Về các dự án kết cấu hạ tầng, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ra bên ngoài, trong đó có dự án đường sắt và các cảng biển.
Về đường sắt, Theo trang The Diplomat (Nhật Bản), Trung Quốc sẽ xây dựng 81.000km đường sắt cao tốc đi qua các quốc gia tham gia BRI – nhiều hơn tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên thế giới hiện nay và đã tuyên bố kế hoạch chi 35.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 503 tỷ USD) để mở rộng mạng lưới đường sắt quốc gia vào năm 2020 với tổng số hơn 30.000km, kết nối 80% các thành phố lớn ở Trung Quốc. Các dự án tiêu biểu mà Trung Quốc đang thực hiện, như dự án đường sắt Môm-ba-sa – Nai-rô-bi của Kê-ni-a với tổng chiều dài khoảng 2.700km, trị giá 3,8 tỷ USD, hoàn thành năm 2017, đã giúp người dân nước này giảm thời gian đi từ ga đầu Môm-ba-sa tới ga cuối – Thủ đô Nai-rô-bi chỉ còn 5 giờ đồng hồ thay vì 10 giờ đồng hồ như trước; tuyến đường sắt Viên-chăn – Bô-ten dự kiến hoàn thành vào năm 2021 với tổng chi phí lên đến 7,2 tỷ USD; dự án đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-đung tại In-đô-nê-xi-a có tổng chiều dài 142km với tổng vốn đầu tư là 5,13 tỷ USD.
Về dự án cảng biển,tính đến hết năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư một phần hoặc giành được quyền kinh doanh, vận hành trong dài hạn với 76 cảng biển trên toàn thế giới. Trung Quốc không chỉ đầu tư vào các cảng lớn mà còn tìm cách kinh doanh vận hành nhiều cảng nhỏ trên toàn thế giới. Các dự án cảng biển tiêu biểu, như dự án cảng Goa-đa (Gwadar) ở Pa-ki-xtan, dự án cảng Cô-lôm-bô ở Xri Lan-ca, dự án cảng Pi-ra-ớt (Piraeus) ở Hy Lạp và rất nhiều dự án khác.
Về kết nối con người, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong trao đổi văn hóa và dân tộc giữa Trung Quốc và các nước tham gia BRI. Trung Quốc đã và đang xúc tiến trao đổi văn hóa và dân cư với các nước dọc theo BRI. Kể từ năm 2014, chương trình đào tạo chuyên gia về tội phạm học trẻ do Bộ Văn hóa và Du lịch tổ chức đã mời được 360 chuyên gia về tội phạm từ 95 quốc gia, Trung Quốc đã thành lập 16 trung tâm văn hóa ở các nước tham gia BRI, tổ chức hơn 1.600 sự kiện văn hóa. Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hợp tác sản xuất phim với 21 quốc gia và khu vực tham gia BRI. Ngày 17-10-2018 để kỷ niệm 5 năm thực hiện tăng cường kết nối người dân, Trung Quốc đã thực hiện cuộc triển lãm ảnh được tổ chức tại các đại sứ quán, trung tâm văn hóa và các tổ chức ở những nước tham gia.
Mặc dù đạt được những bước tiến hướng tới các mục tiêu dài hạn mà Trung Quốc đặt ra, nhưng BRI cũng vấp phải không ít khó khăn, khiến nhiều dự án chậm trễ và thậm chí thất bại. Xét quy mô đồ sộ của BRI với nhiều dự án lớn, việc trì hoãn, hủy bỏ hay thất bại cũng là những việc đã được tính đến. Những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ (trong một số trường hợp là do sự hoài nghi và phản đối nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc gia tăng) sẽ tiếp tục góp phần định hình sự phát triển trong tương lai của Sáng kiến.
Những trở ngại khi thực hiện Sáng kiến
Những khó khăn nội bộ
Tham vọng của Trung Quốc trong BRI ngày càng bị hạn chế bởi các phương pháp tiếp cận và mục tiêu chiến lược riêng của nước này. Mặc dù BRI đã đạt được thành công lớn ở các nước đang phát triển, nhưng những thách thức về khả năng tài chính và bất ổn chính trị ở các nước tiếp nhận đầu tư đã nhiều lần gây ra sự chậm trễ, thậm chí là hủy bỏ các khoản đầu tư, như một số dự án giao thông và năng lượng ở Ca-dắc-xtan, Băng-la-đét, Mi-an-ma và Pa-ki-xtan.
Tham nhũng và bất ổn chính trị tại một số quốc gia tham gia BRI không chỉ khiến các dự án thuộc BRI bị đưa ra phán xét mà còn bị chậm trễ. Và chính Trung Quốc cũng phải gánh chịu những khoản nợ do tình trạng trên gây ra.
Cuối cùng, sự “nhiệt tình” lôi kéo các nước của Trung Quốc đã tạo cho các nước này lợi thế khi họ cố giành các khoản đầu tư từ các đối thủ của Trung Quốc. Các nước, như Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và một số quốc gia Nam Á có thể khuyến khích Nhật Bản và Ấn Độ cạnh tranh với Trung Quốc trong các dự án đường sắt và thủy điện để ngăn cản mục tiêu của Trung Quốc trở thành nước có ảnh hưởng nhất trong khu vực.
Ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Quốc
Không giống Kế hoạch Mác-san (chủ yếu là cung cấp các khoản tài trợ), việc đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay. Theo tờ The New York Times, các khoản vay này thường có lãi suất cao hơn các khoản vay từ các nhà tài trợ lớn khác. Và các khoản vay từ các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cuối cùng có thể khiến các nước trở nên phụ thuộc hơn khi họ buộc phải bàn giao các cảng, đường sắt, đường bộ và các mạng lưới thông tin liên lạc thiết yếu để thoát khỏi những khoản nợ khổng lồ của các công ty cho vay và các công ty Trung Quốc.
Trung Quốc có nhiều lý do để tập trung vào các quốc gia đang phát triển nhưng có vị trí chiến lược quan trọng. Chính các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước có nền tảng kinh tế yếu và năng lực điều hành của chính phủ không hiệu quả, đã nhiệt tình hưởng ứng BRI. Trong những quốc gia này, có 11 quốc gia được Liên hợp quốc xác định là nước kém phát triển nhất thế giới. Các nước này thiếu hệ thống kết cấu hạ tầng nên mong muốn tránh các khoản hỗ trợ tài chính gắn với nhiều yêu cầu, ràng buộc của các tổ chức phương Tây. Vì cách tiếp cận tài trợ của Trung Quốc nhấn mạnh vào việc không can thiệp và nói chung là vô điều kiện, không phân biệt chế độ nên Trung Quốc đã có được quyền tiếp cận và nhận được sự thiện chí nhiều hơn so với các nước phương Tây. Phương pháp của Trung Quốc là lôi kéo những quốc gia nhỏ hơn này vào khuôn khổ BRI, qua đó tận dụng các vị trí chiến lược của họ và cân bằng quyền lực với các nước lớn trong khu vực, như Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).
Sự hỗ trợ cho vay trong các dự án chiến lược quan trọng cũng gia tăng mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong khi đó, các nước tham gia BRI lo lắng về khả năng đó là một “cái bẫy nợ”, từ đó Trung Quốc có thể nắm giữ quyền kiểm soát quá mức đối với nền kinh tế của đất nước họ.
Xri Lan-ca và Pa-ki-xtan đều đang đối mặt với việc trả nợ và các cuộc đàm phán tài chính, phải ký kết thỏa thuận cho thuê đất “làm tài sản bảo đảm nợ” với các công ty Trung Quốc. Tại Xri Lan-ca, cảng Ham-ban-tô-ta hiện được cho thuê trong 99 năm, trong khi các khu vực quanh cảng Goa-đa ở Pa-ki-xtan được cho thuê trong 43 năm. Đối với các nước khác có nợ nước ngoài cao hoặc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp, Trung Quốc đã sử dụng hình thức giảm nợ hoặc các hình thức hỗ trợ khác, như ký kết các hợp đồng dài hạn về việc mua bán tài nguyên thiên nhiên hoặc dầu mỏ để bù đắp cho các khoản vay. Chính vì vậy, ngày càng nhiều suy đoán rằng liệu Trung Quốc có sử dụng lợi thế tài chính của mình tại các cảng nước sâu chiến lược ở các nước để giành lợi thế trong các tuyến vận chuyển ở Ấn Độ Dương hay không?
Phản ứng từ các cường quốc khác
Mặc dù một trong những mục tiêu mà Trung Quốc tuyên bố là thúc đẩy hội nhập Âu – Á thông qua BRI, nhưng cho đến nay, Sáng kiến này tập trung vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước vùng Trung Âu, Đông Âu, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á, mà chưa thu hút được các quốc gia phát triển như Nhật Bản hay các nước lớn ở châu Âu. Xét cho cùng, dù các nước này có thể chia sẻ lợi ích thương mại với Trung Quốc, nhưng họ vẫn rất dè chừng, thậm chí còn hoài nghi rằng đó là phương tiện để Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh của mình và là “chương trình nghị sự” để Trung Quốc mở rộng chiến lược trên toàn cầu.
Ngoài những lo ngại từ các quốc gia đang phát triển, các “đối thủ chiến lược” của Trung Quốc cũng như các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ vẫn duy trì, thậm chí ngày càng phản kháng mạnh mẽ đối với Sáng kiến này.
Là đối trọng lớn nhất của Trung Quốc, Mỹ cùng một số đồng minh, đối tác khác đang điều chỉnh chính sách, thực hiện các chiến lược dài hạn của mình, trong số đó sẽ có những chính sách, chiến lược tác động đến hành lang dọc theo BRI. Mặc dù tại các cuộc gặp gỡ song phương, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về việc “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Quốc – Mỹ”, tuy nhiên hai nước vẫn liên tục có sự va chạm, và mất đi lòng tin chiến lược. Tháng 7-2018, Mỹ đã “khai hỏa” cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính thức tiến hành áp thuế 25% lên 34 tỷ USD đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại này sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với Trung Quốc vì sẽ làm cho Trung Quốc thiệt hại về kinh tế và bận tâm đối phó với Mỹ mà không tập trung thực hiện BRI. Thêm vào đó, Mỹ cũng tuyên bố về sáng kiến “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (Indo-Pacific Economic Vision) với tham vọng vừa củng cố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của mình ở khía cạnh kinh tế, vừa gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này và đối trọng với BRI của Trung Quốc.
Tại châu Âu, các thành viên chủ chốt của EU, như Đức và Pháp nhận thấy sự tiếp cận của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu mang tính cạnh tranh nhiều hơn tính hợp tác, xem BRI như là một nỗ lực làm lu mờ quy tắc và chương trình nghị sự của Khối. Đại sứ của 27 nước EU tại Trung Quốc đã ký vào văn bản phản đối dự án kết cấu hạ tầng đồ sộ này trong khi lo lắng về ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một gia tăng. Điều này dẫn đến việc các hoạt động đầu tư hay các dự án của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu bị chỉ trích không ngớt và bị tăng cường giám sát. Dự án tuyến đường sắt giữa Bu-đa-pét và Ben-grát (một phần quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc liên kết với cảng Pi-ra-ớt ở Địa Trung Hải) cũng không nằm ngoài tầm ngắm.
Ở một số nước phát triển, cách tiếp cận của Trung Quốc cũng đạt được một số thành công. Ban đầu Nga cũng dè dặt về BRI, sau đó Nga đã cởi mở hơn vì nhận ra cách đầu tư của Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế của chính mình và thúc đẩy phát triển ở các nước vùng Trung Á mà Nga có ảnh hưởng đáng kể. Do vậy, Nga bắt đầu hỗ trợ và thậm chí tham gia một số dự án của BRI. Mới đây, Nga đã ký một thỏa thuận cùng với Trung Quốc đồng tài trợ cho gần 70 dự án thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU). Đây là một động thái giúp giảm bớt rào cản đối với đầu tư của Trung Quốc ở một số nước Đông Âu và Trung Á cũng như khu vực Bắc Cực.
Về phía Nhật Bản, nước này tiếp tục kiềm chế việc công khai ủng hộ Sáng kiến, nhưng khuyến khích các công ty Nhật Bản tham gia một số dự án của Trung Quốc. Điều này có thể nhận thấy ở các khu vực, như Trung Á và châu Phi, nơi Nhật Bản hy vọng sẽ tăng cường sự hiện diện của các tập đoàn Nhật Bản.
Như vậy, dù đã có những thành công, nhưng cách tiếp cận ẩn chứa nhiều mong muốn của Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ra sự hoài nghi và chống đối của các nước lớn, khiến chương trình nghị sự của Trung Quốc càng thêm phức tạp, đặc biệt khi chương trình nghị sự đó nhằm để đối phó với sức ép không ngừng gia tăng từ Mỹ. Nhật Bản và Ấn Độ đã bắt tay nhau để tìm ra ý tưởng thay thế cho BRI ở lục địa châu Phi do Mỹ khởi xướng; EU đề xuất “Chiến lược kết nối châu Á”; tháng 7-2018 Mỹ đã công bố kế hoạch “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” với các sáng kiến đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ mới, năng lượng và kết cấu hạ tầng; Ô-xtrây-li-a cam kết một chiến dịch viện trợ, thương mại và ngoại giao quy mô lớn ở Nam Thái Bình Dương, hy vọng sẽ lấy lại được vị thế mà họ để rơi vào tay Trung Quốc ngay ở khu vực mà nước này coi là “sân sau” truyền thống của mình.
Trên thực tế, không có đề xuất nào của các nước này có thể vượt qua kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đồ sộ và với nguồn vốn dồi dào từ Trung Quốc. Đối với các nước tham gia BRI, lợi ích lâu dài của các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng từ Trung Quốc lớn hơn rủi ro. Vì vậy, có thể nói rằng Trung Quốc tiếp tục trải qua những khó khăn, thách thức trong các dự án của BRI, nhưng nhìn tổng thể, Sáng kiến này đang chuyển động và có những thành công nhất định./.
Lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 20 ghi chú về Trung Quốc một suy ngẫm . Chúng tôi trò chuyện những bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam về Trung Quốc ngày nay. Trong đó, có phiếm đàm của Trần Đăng Khoa “Tào lao với Lão Khoa” Tiếng là phiếm đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tuy là ‘tào lao’ mà thật sự nóng và hay và nghiêm cẩn.
VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Một vành đai, Một con đường – Wikipedia tiếng Việt là tài liệu do chuyên gia Tian Shaohui biên tập ngày 28 tháng 3 năm 2015. “Chronology of China’s Belt and Road Initiative”. Xinhua. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2017 cung cấp một thông tin khái quát. Cấu trúc, cốt lõi, mối quan hệ và mục tiêu của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đãđược tiến sĩ Trịnh Văn Định, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội đúc kết thông tin trên tạp chí lý luận chính trị Việt Nam. Vành đai và Con đường (BRI) là “sáng kiến” kết nối cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường biển và đường không giữa Trung Quốc với thế giới. Sáng kiến này công bố chính thức ngày 28 tháng 3 năm 2015. BRI có hai kế hoạch thành phần, một trên đất liền “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa” (đường màu đỏ) và một trên biển “Con đường tơ lụa trên biển” (đường màu xanh). BRI khái niệm, cấu trúc, mối quan hệ, cốt lõi và mục tiêu đã được đề cập trong thông tin của tiến sĩ Trịnh Văn Định nhằm tham vấn đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam ,để đề ra chính sách thích ứng phù hợp với Vành đai và Con đường.
Theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua một số ước tính, như của Trung Tâm Cơ Sở Hạ Tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là khoảng 605 tỉ đô la Mỹ. Trong bối cảnh đó, Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc cũng là một nguồn vốn tiềm năng mà Việt Nam có thể tìm hiểu, cân nhắc để có thể khai thác nếu nó phù hợp. Chính vì vậy, Việt Nam tỏ ý ủng hộ về mặt ngoại giao sáng kiến này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng là rất cẩn trọng cân nhắc trên nguồn lực Việt Nam và thục tiễn.
TRUNG NGA VỚI TRUNG Á
“Vành đai và con đường” là câu chuyện dài. Nhân chuyện Taliban và Afghanistan mới đây, tôi đọc kỹ lại chương 2: “Tây Tiến; Kinh tế học về quyền lực ở Trung Á” sách “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc”, tác phẩm nổi tiếng của Tom Miller, và bài hay của anh Phan Chí Thắng “Suy nghĩ nhân kết thúc chiến tranh của Afghanistan”
SUY NGHĨ NHÂN KẾT THÚC CHIẾN TRANH AFGANISTAN
Phan Chí Thắng
Ngày 3/8/2021 trong bài “Hai diễn viên, một vai diễn” tôi viết: “chủ nhân ông đích thực của nước Mỹ là các Ông Lớn (Big Guys gồm các nhà tài phiệt và các ông chủ công nghệ), họ là chủ tịch HĐQT của công ty gọi là nước Mỹ, tổng thống chỉ là giám đốc điều hành mà quyền hành cũng không tuyệt đối bởi chế độ Tam quyền phân lập.
Hai ông J. Biden và D. Trump là hai diễn viên được phân đóng một vai trong vở kịch do người khác viết kịch bản và người khác đạo diễn.”Có người bạn nhắn tin bác nói đúng nhưng có vẻ ca ngợi Biden. Tôi trả lời rằng một khi đã nhận thức Biden, Trump hay một tổng thống Mỹ nào khác chỉ là đang đóng kịch thì tôi không còn quan tâm ông nào diễn hay hơn ông nào mà chỉ quan tâm kịch bản là gì. Tôi muốn những ai từng mơ hồ ảo tưởng về Trump khỏi thất vọng và không muốn ai ảo vọng về Biden.
Kịch bản 100 năm lại đây của những ông chủ đích thực của nước Mỹ là gì? Là sự thực dụng vì quyền lợi của nước Mỹ. Thực dụng về lợi ích kinh tế, vai trò bá chủ và luôn duy trì chiến tranh ngoài biên giới nước Mỹ.
Có hai nước Mỹ. Một nước Mỹ của những người yêu chuộng tự do hoà bình, cần cù lao động sáng tạo, đi đầu trong hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ, sản xuất, văn hoá thể thao. Một nước Mỹ khác hiếu chiến, tìm mọi cách thu được lợi ích tối đa từ bên ngoài cho túi tiền của nhóm tài phiệt dưới danh nghĩa nước Mỹ vĩ đại.
Thế kỷ thứ 20 chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới. Các nước Đức Ý Nhật giàu mạnh nhưng trâu chậm uống nước đục, muốn vẽ lại bản đồ thế giới, thực chất là chiếm thuộc địa từ tay các thực dân già như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha đã gây ra chiến tranh thế giới thứ 2.
Trục Đức Ý Nhật thất bại, chủ nghĩa thực dân cũ thất bại theo. Một loạt thực dân phải trao trả quyền độc lập cho các nước thuộc địa ở Châu Phi, Châu Á. Riêng thực dân Pháp không chịu nhả Việt Nam, tìm mọi cách chiếm lại Đông dương, dẫn đến cuộc chiến tranh 8 năm kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954.
Các nước lớn rút kinh nghiệm, không dại gì để chiến tranh xảy ra trên lãnh thổ nước mình mà đẩy chiến tranh ra khỏi biên giới. Mỹ là điển hình.
Mỹ đối đầu với Liên Xô và hệ thống các nước XHCN hình thành sau thế chiến hai. Đến 1949 lại thêm Trung Quốc tự xưng là cộng sản. Mỹ gây chiến Tranh Triều tiên, bắt Mao Trạch Đông phải gửi chí nguyện quân vào bán đảo Triều tiên tham chiến, hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Năm 1953 vừa kết thúc cuộc chiến tranh Triều tiên, chia nước này làm hai phần để tiếp tục cù cưa “ai thắng ai” thì năm 1954, hai phe TBCN và XHCN lại cố tình chia cắt Việt Nam. Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam thay chân Pháp, dựng lên cái gọi là chính thể cộng hoà, phá hoại hiệp định Geneve, gián tiếp rồi trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh đến năm 1975, gây bao đau thương mất mát, tàn phá và kéo lùi sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bằng cuộc chiến tranh Việt Nam được ngụy trang là cuộc chiến ý thức hệ (cũng đúng nhưng thực chất là cuộc chơi của các cường quốc), Mỹ buộc Liên Xô, Trung Quốc chi viện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, làm các nước này phải suy yếu.
Năm 1972, nhận thấy cần chia rẽ Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đi đêm với Mao Trạch Đông, bán rẻ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu, rút hết về nước và cấm vận Việt Nam 20 năm.
Sau chiến tranh Việt Nam những tưởng Mỹ đã rút ra bài học. Nhưng không, Mỹ xúi dục hoặc trực tiếp gây chiến ở Trung Đông. Mỹ mang quân vào Irac, bịa ra chuyện nước này độc tài và có vũ khí hoá học. Sau này tiếp tục duy trì xung đột ở giải Gaza, đụng độ với Iran, v.v.
Riêng Afghanistan được “ưu tiên” có 2 cuộc chiến.
1. Chiến tranh Liên Xô tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài 10 năm giữa các lực lượng quân sự Liên Xô ủng hộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) chống lại lực lượng Mujahideen chiến đấu nhằm lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979 và Chiến tranh Iran-Iraq, ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.
Cuộc chiến đã có những tác động rất lớn đối với Liên bang Xô viết và thường được nhắc đến như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.
2. Chiến tranh tại Afghanistan (2001-2021) là cuộc chiến tranh diễn ra sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh đã hạ bệ thành công Taliban từ vị trí nắm quyền lực để không cho al-Qaeda có cơ sở hoạt động an toàn ở Afghanistan.
Sau các cuộc tấn công ngày 11 Tháng Chín năm 2001, George W. Bush yêu cầu Taliban, sau đó- de facto cai trị Afghanistan, bàn giao Osama bin Laden. Việc Taliban từ chối dẫn độ bin Laden đã dẫn đến Chiến dịch Tự do Bền vững; Taliban và các đồng minh Al-Qaeda của họ hầu hết đã bị đánh bại trong nước bởi các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo và Liên minh phương Bắc đã chiến đấu chống lại Taliban từ năm 1996. Tại Hội nghị Bonn, các chính quyền lâm thời mới của Afghanistan (hầu hết thuộc Liên minh phương Bắc) đã bầu Hamid Karzai làm người đứng đầu Chính quyền lâm thời Afghanistan. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thành lập ISAF để hỗ trợ chính quyền mới trong việc đảm bảo an ninh cho Kabul. Một nỗ lực tái thiết trên toàn quốc cũng đã được thực hiện sau khi chế độ Taliban kết thúc.
Sau khi thất bại trong cuộc xâm lược của Mỹ và đồng minh, Taliban được Mullah Omar tổ chức lại và phát động một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Afghanistan vào năm 2003.
Các phần tử nổi dậy của Taliban và các nhóm khác đã thắng lợi. Hôm qua họ chiếm được thủ đô Kabul, Mỹ rút chạy sau 20 năm tiêu tốn 1000 tỷ USD, riêng việc huấn luyện quân đội và cảnh sát khoảng 300 ngàn người cũng đã tiêu tốn 80 tỷ ông Hoa Thịnh Đốn. Chế độ do Mỹ dựng lên, hà hơi tiếp sức sụp đổ nhanh chóng, cảnh tượng gần giống tháng Tư năm 75 ở miền Nam Việt Nam. Lưu ý: bản chất cuộc chiến ở Việt Nam và ở Afganistan là khác nhau, chỉ có vai trò của Mỹ là một.
Mỹ luôn gây chiến để giải bài toán đối đầu với các đối thủ cường quốc khác và để bán vũ khí. Nhưng chẳng cường quốc nào dám đánh nhau trực diện mà luôn theo phương châm chọn nước bé làm chiến trường so găng.
Mỹ thừa sức đánh chiếm Cu ba, Trung Quốc có khả năng bắt nạt Đài Loan. Vì sao họ không làm? Vì quá nguy hiểm cho bản thân họ. Vì… gần quá dễ tên rơi đạn lạc.
Tôi luôn phân biệt 2 nước Mỹ, tương tự như thế có 2 nước Trung Quốc. Tôi ca ngợi nước Mỹ tài giỏi thông minh tử tế và nhìn rõ bản chất của nước Mỹ thứ hai luôn gây chiến để kiếm lời.
Vấn đề là biết rồi thì phải làm gì?
Bằng mọi cách, mọi giá không để “lịch sử chọn ta là điểm tựa” một lần nữa. Phải vô cùng khôn khéo không để các nước lớn lôi kéo vào cuộc chiến của họ. Bình tĩnh, không hung hăng hùng hổ chống Tàu (hay chống Mỹ) cho ra vẻ anh hùng lẫm liệt.
Và chờ xem Mỹ sẽ gây chiến ở nước nào tiếp theo.
MARDI VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Hoàng Kim
Malaya giành được độc lập từ Anh Quốc ngày 31 tháng 8 năm 1957, .Sabah được Vương thất Anh trao quyền tự trị đã tham gia hình thành Liên bang Malaysia nửa tháng sau đó Kuala Lumpur trở thành thủ đô liên bang và là điểm dân cư đầu tiên của Malaysia được trao địa vị này ngày 1 tháng 2 năm 1972 sau khi độc lập theo chiếu chỉ Quốc vương Yang di-Pertuan Agong của Malaysia. Kuala Lumpur đến ngày 1 tháng 2 năm 1974, trở thành lãnh thổ liên bang và thành phố đông dân nhất ở Malaysia. Kuala Lumpur từ năm 1978 thôi làm thủ đô của Selangor sau khi thành phố Shah Alam được tuyên bố là thủ đô mới của bang. Ngày 1 tháng 2 năm 2001, Putrajaya được tuyên bố là một lãnh thổ liên bang, cũng như là nơi đặt trụ sở chính phủ liên bang và các chức năng hành pháp tư pháp của chính phủ chuyển từ Kuala Lumpur đến Putrajaya. Kuala Lumpur hiện vẫn giữ lại chức năng lập pháp, và là nơi có cung điện của Quốc vương.
MARDI là Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia (Malaysian Agricultural Research and Development Institute), trụ sở chính tại Persiaran MARDI-UPM, 43400 Serdang Selangor, Kuala Lumpur.
Tiến sĩ Tan Swee Lian, người đứng giữa của ảnh Những bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á trên đây, là chuyên gia nông nghiệp rất nổi tiếng của Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia (MARDI) Bà nghiên cứu phát triển sắn, khoai lang, ngô, nghề làm vườn và nông học ở Malaysia và cũng là thành viên chính của Mạng lưới Cây Có Củ châu Á và Toàn cầu trên một phần tư thế kỷ. Bà là tác giả của 266 bài báo khoa học, trong đó có 115 bài báo trình bày ở các hội thảo quốc tế, 68 bài đăng trên các tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, 60 bài báo thông dụng và 23 sách chuyên khảo.
Tôi có được vài lần sang dự họp ở đấy, có báo cáo được chọn đăng trên trang báo địa phương. Các báo cáo khoa học nông nghiệp Quốc tế của nhóm bạn MARDI trong nghiên cứu, phát triển cây có củ (mời xem dưới đây) luôn tạo cho người nghe nhiều điều để trao đổi, học hỏi.
Tôi kể bạn nghe câu chuyện về Malaysia Kuala Lumpur MARDI và những bạn tôi ở nơi ấy. Đó là những bạn tốt của nông dân trồng khoai sắn châu Á. Trước hết mời bạn xem một số hình ảnh kỷ niệm một thời.
Bạn có tin chuyện phiêu lưu và kho báu không? Tôi thì tin ‘Nhà Giả Kim’ là có thật.Ông Paulo Coelho, tác giả người Brazil, với tác phẩm ‘Nhà giả kim’ (O Alquimista tiếng Bồ Đào Nha đã đoạt giải năm 2007. Bà J.K. Rowling, tác giả người Scotland, với tác phẩm ‘Harry Potter’ đã đoạt giải năm 2010. Bà Isabel Allende, nhà văn Chile, tư cách công dân Mỹ, với 2 tác phẩm Ngôi nhà của các linh hồn (La casa de los espíritus) 1982 và Thành phố của những tên ác quỷ (La ciudad de las bestias) 2002 tiếng Tây Ban Nha, đã đoạt giải năm 2012). Rio thành phố giữa núi và biển ở Brazil ẩn tàng 500 năm nông nghiệp Brazil, Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Ở Malaysia ẩn tàng nhiều câu chuyện cổ về những kẻ cướp biển với kho báu và những cẩm nang quý của nông nghiệp châu Á.
Malaysia, Kuala Lumpur, MARDI, đất nước và con người là câu chuyện thú vị không chỉ kể một lần. Tôi neo đậu một thư mục và sẽ quay lại để kể sâu hơn.
Tôi đang tìm kho báu của chính mình phúc hậu, an nhiên.
MARDI và những người bạn, chuyện không quên tại đây
Hoàng Kim
CHUYỆNĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim
Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng
Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triếr thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.
Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.
Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.
Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.
Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than
Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng
Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn
Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.
Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.
Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.
Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau” (*)
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời là Nguyễn Ái Quốc Đường Kách mệnh năm 1927 đã viết Tư cách một người cách mệnh: Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.
Bác Hồ sau này, trong bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” viết vào đầu năm 1969, đã đúc kết những chuẩn mực đạo đức cách mạng ‘nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm’ là “cần kiệm liêm chính chí công vô tư’; “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong công tác cán bộ, đạo đức cách mạng là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi: “cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Ngày nay sự bình tâm bàn luận, đánh giá rõ hơn thực trạng văn hóa xã hội và suy ngẫm về giáo dục đào tạo là cần thiết.
CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim
Lụt lớn ngập phương Bắc
Mưa to quét vùng Nam
Ngựa lành chun trong ngõ
Gấu báo rông ngoài đường.
SỚM THU THƠ GIỮA LÒNG
Hoàng Kim
6
Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm thu mai nở nắng thu vương.(*)
Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!
Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn!
Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!
1998
[1] Chớm thu, Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101
VƯỜN THU Hoàng Thanh Luận
Nhỏ nhỏ con con một mảnh vườn
Bầu trời xanh ngắt đượm mùi hương
Phong lam một nhánh đang khoe sắc
Gốc bưởi nhiều cành trĩu nặng sương
Sớm sớm chim về vui hội mới
Chiều chiều ong đến rộn gia đường
Môi trường sinh thái ru nhè nhẹ
Cảnh ấy người đây cứ vấn vương
THU MƯA
Đỗ Phủ
Dịch thơ Khương Hữu Dụng
Hết gió liền mưa bời bời thu,
Tám hướng tứ bề mây mịt mù.
Ngựa lại trâu qua thấy loáng thoáng,
Vị trong Kinh đục trông xô bồ.
Lúa ngâm nứt mông ngô nếp thối,
Nhà nông già trẻ ai dám nói.
Trong thành đấu gạo so áo chăn,
Hơn thiệt kể gì miễn được đổi.
Nguồn: Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962
THU MƯA Nguyễn Hoài Nhơn
Thu về vườn lá chớm xanh
Ngõ cũ mưa đưa gọi nhớ
Ai người hạnh phúc bất thành
Ai người tình yêu dang dở?
Mưa rây tận cùng ướt lạnh
Thấm tháp gì tôi mưa ơi
Úp mặt vào tay cóng buốt
Đi hoang xa, vắng cõi người
Nỗi quê nửa đời thao thức
Hạt mưa tha hương phương nào
Ta như đất và…như cỏ
Như chẳng còn ta nữa sao ?
Chiếc lá ngập ngừng xoay, rớt
Mùa đi ai nỡ giữ mùa
Em về hòan nguyên hòai ước
Hãy giữ giùm tôi thu mưa.
THU VỊNH
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát ngâm thơ.. Ông Đà: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.
Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994
Gió bụi nổi vạn dặm,
Giặc giã đang hoành hành.
Nhà xa gửi thư lắm,
Thư đến, khách buồn tênh.
Chim bay, cao buồn ngắm,
Già lưu lạc theo người.
Bụng muốn đến Tam Giáp,
Về hai kinh chịu thôi.
Nguồn: Phan Ngọc, Đỗ Phủ – Nhà thơ thánh với hơn một ngàn bài thơ, NXB Văn hoá thông tin, 2001
Thê lương sương phủ ủ rừng phong
Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn.
Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh
Sóng đùa sông nước hợp trời tung.
Hai mùa cúc nở còn vương lệ
Một chiếc thuyền tình mãi sắt son.
Đan áo nơi nơi cho giá rét
Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông.
Nghe nói Trường An rối cuộc cờ
Trăm năm thế sự não lòng chưa
Lâu đài khanh tướng thay người mới
Áo mũ công hầu khác thưở xưa
Xe ngựa xứ tây tin rộn đến
Cõi bờ đất bắc trống vang đưa
Cá rồng quạnh quẽ sông thu lạnh
Nước cũ mơ màng chuyện gió mưa
Ốm lâu,trong bụng cũng lười
Sáng nay lên núi dạo chơi một lần
Núi thu mây cảnh lạnh lùng
Xanh xao cũng tựa mặt mình như in
Dây xanh dựa bước dễ vin
Trắng tinh gối đá ta nằm ta chơi
Trải lòng thoả dạ mừng vui
Cuối ngày nhưng chửa muốn lui về nhà
Trăm năm trong cõi người ta
Cái thân nhăng nhít đáng là chi đâu
Chuyện xưa khéo nghĩ bạc đầu
Một ngày có được mấy hồi thảnh thơi
Lưới trần khi gỡ ra rồi
Về đây khép cửa nghỉ ngơi thanh nhàn
CHIỀU THU
Nguyễn Bính
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son.
Hai cánh chia quân chiếm mặt gò,
Bê con đùa mẹ bú chưa no.
Cờ lau súng sậy giam chân địch,
Trận Điện Biên này lại thắng to.
Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,
Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.
Đường mòn rộn bước chân về chợ,
Vú sữa đẫy căng mặt yếm sồi.
Thong thả trăng non dựng cuối làng,
Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.
Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,
Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.
Nguồn: Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Nguồn:
1. Lưu Trọng Lư, Tiếng thu, 1939, Librairie Centrale ấn hành, 1939
2. Tuyển tập Lưu Trọng Lư, NXB Văn học, 1987
3. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932-1941), NXB Văn học, 2007
4. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển thượng, NXB Sống Mới, 1968
Ưng ửng chiều hôm tỏa ánh hồng
Trời quang cảnh sắc biếc thanh trong
Mây bay lơ lửng muôn hình thú
Bóng nguyệt thu mình lộ dáng cong
Trời Bắc bâng khuâng chờ cánh nhạn
Suối Nam dồn dập tiếng chày buông
Trời thu hiu hắt tình muôn ý
Đợi tuổi già chi mới cảm lòng ?
ĐÊM THU
Trần Đăng Khoa
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào
1972
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999
ĐÊM THU
Quách Tấn
Vườn thu óng ả nét thuỳ dương,
Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường.
Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt,
Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương.
Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá,
Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương.
Say khướt hơi men thời Lý Bạch,
Non xa mây phới nếp nghê thường.
Nguồn:
1. Quách Tấn, Mùa cổ điển (tái bản lần thứ 1), NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1960
2. Quách Tấn, Mùa cổ điển, NXB Thuỵ Ký, 1941
3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại – quyển thượng, NXB Xuân Thu tái bản, 1990
THU ẨM
Nguyễn Khuyến
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
Rút từ Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160). Tiêu đề trong Nam âm thảo chép là Mùa thu ngồi mát uống rượu, trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập chép là Dạ toạ ngẫu tác 夜坐偶作 (Chợt làm khi ngồi trong đêm).
Nguồn:
1. Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979)
2. Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984
3. Thi hào Nguyễn Khuyến: đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, 1994
Tiếng vĩ cầm nức nở
Của mùa thu ngân dài
Giọng đều đều buồn tẻ
Cứa mãi vào tim tôi.
Tất cả chợt lịm đi
Trong giây phút tái tê
Khi chuông giờ gõ điểm.
Tôi miên man tưởng niệm
Những ngày xưa xa xôi
Và nước mắt tôi rơi.
Rồi tôi đi, đi mãi
Giữa cơn gió phũ phàng
Cuốn tôi mang đây đó
Như chiếc lá úa vàng.
Nguồn: Mùa thu trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2007
Thu buồn, – cặp mắt đắm say,
Tôi yêu sắc đẹp em ngày chia phôi.
Thiên nhiên tàn úa bỗng tươi,
Rừng thay áo mới, cả trời vàng au.
Ồn ào hơi gió thở mau,
Bầu trời gợn sóng như màu khói sương.
Vài tia nắng hiếm nhớ thương
Sợ mùa đông sớm quen đường đến nhanh.
Đắm trong yên tĩnh ngọt lành,
Tôi quên thế giới thức thành tiếng thơ.
Tâm hồn xáo động ngẩn ngơ,
Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai.
Nguồn: Alexxandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ và trường ca, NXB Văn học, Trung tâm VHNN Đông Tấy, 1999
THU VÀNG
Thu Bồn
Tặng T. A.
ập thoáng chốc… thu về như lá rụng
ngoài hiên em đã đến tự bao giờ
trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa
cây sấu cho hè hết cả trái chua
thế là hạ đã qua trong giây lát
giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng
em đã đến mà như chưa đến
tiếng chim kêu se sắt muộn màng
mắt le lói nhìn sao khuya rụng
Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay
nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế
nâng trái tim mình lên uống để mà say
em nhanh quá anh về chậm quá
trái đất vô tư níu giữ vòng quay
chân anh mỏi âm thầm mặc cảm
véo von em lảnh lót giữa đời bay
mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày
anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy
thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy
chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây
đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ
để anh nghe lá rụng cọ tim mình
xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ
tay mơ hồ đang chạm những lời ru…
(Hà Nội đêm 29-08-1990)
Nguồn: 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ), Thu Bồn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1992
GIỌT MƯA THU
Thái Lượng
Mưa thu rơi, rơi đều trong đêm vắng
Tiếng mưa buồn sâu lắng giữa canh thâu
Mưa từ đâu tí tách những giọt sầu
Như nức nở vọng lầu thương bóng nguyệt
Đêm cô tịch mưa kéo dài cay nghiệt
Thương dòng đời ru nghịch cảnh trái ngang
Mưa thu rơi như lệ chảy từng hàng
Nghe lạnh lẽo những lời than vô vọng
Mặt đường phố giọt mưa còn khơi đọng
Nỗi lạnh lùng cây cỏ cũng buồn tênh
Giữa lưng trời giọt nhớ mãi lênh đênh
Như khắc khoải không ngừng câu ai oán
Mưa thu rơi giọt sầu thêm ngao ngán
Tiếng ngậm ngùi đang vỗ giấc tương tư
Biết nói sao cho hết được ngôn từ
Đêm hoang lạnh lòng chìm trong thương nhớ
Mưa rơi nhẹ nhịp hoà cùng hơi thở
Giữa vũng lầy bỡ ngỡ những bước chân
Tiếng mưa rơi não nuột chẳng ngại ngần
Sầu phong kín nỗi lòng người lữ thứ
Thu man mác gợi thêm sầu cô lữ
Gió muộn màng thổi nhẹ lá vàng rơi
Mưa thu ơi xin trút hết cho đời
Bao nỗi nhớ trôi về nơi xa ấy…
NẮNG THU
Nam Trân
Tặng Hoàng Khôi
Hát bài hát ngô nghê và êm ái,
Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về,
Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê,
Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái.
Trên suối nhỏ, chiếc cầu treo hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy bẩy vịn thanh ngang
Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang
Đùa với bóng chảy theo giòng nước lạnh.
Dãy núi tím bỗng thay mầu xanh ngắt
Rồi ố làn trong giây khắc nhá nhem.
Âm thầm cảnh vật vào Đêm:
Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cũng tắt.
Nguồn:
1. Nam Trân, Huế, đẹp và thơ, 1939
2. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007
3. Phạm Thanh, Thi nhân Việt Nam hiện đại (quyển thượng), NXB Xuân Thu, 1990
THƠ GỬI MÙA THU
Nguyễn Hoài Nhơn
Thu ạ, tôi như lọn mây phiêu lạc
Đắp đỗi cho em vụng dại mấy mươi mùa
Đôi mắt sẽ muộn phiền trăm năm nữa
Ba ngả sông đời nghẹn chảy xót xa chưa ?
Thị trấn nhỏ lắm bùn, nhiều cát thế
Để bước chân lỡ hẹn với Ngân Hà
Triền đê gió dỗi hờn, ai ru dỗ
Đêm lạc loài sương cỏ dấu em qua
Quán trọ tình yêu tôi về tạ lỗi
Cùng cơn mơ tiền kiếp đắng cay đầy
Em tỉnh giấc trắng trời mưa lông ngỗng
Và con đường buôn buốt gió heo may.
THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
Xuân Quỳnh
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Nguồn: Thơ tình cuối mùa thu; trong Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát Thư tình cuối mùa thu.
EM Ở NƠI NÀO Hoàng Đình Quang
Em ở nơi nào trong nỗi nhớ của anh
Dù đi hết một mùa đầy gió bão
Vẫn không thể đến bầu trời huyền ảo
Tưởng đã gần hơn, mà xa thẳm mịt mù.
Anh biết mỗi người còn có một mùa thu
Mùa thu em không có anh trong đó
Dù chiếc lá gói bầu trời bé nhỏ
Đã làm rơi bông hoa tím cuối cùng.
Mùa chia tay nhìn bóng đứng triền sông
Người ngoảnh lại nhớ người không ngoái lại
Hoa rạo rực suốt một thời con gái
Anh trở về say đắm một mình anh.
Biết cầm tay rồi dừng lại không đành
Mỗi chuyến đi xa lại phải lòng người lạ
Ai bất chợt hát một mình trong lá
Lại ngỡ mình đang hát với mùa thu!