Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1927
Toàn hệ thống 3193
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là linh-giang.jpg

DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến phápPhiladelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim


Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lang-minh-le-que-toi.jpg

ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-minh-le-bang-cong-nhan-di-tich-lich-su-van-hoa.jpg

Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân.

Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.

Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh.

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam


“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-lac-giao.jpg

Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ LắkĐào Duy Từ còn mãi

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là quang-binh-dat-me-on-nguoi-1.jpg

LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ
Hoàng Kim

Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-1.jpg

NHỚ VIÊN MINH
Hoàng Kim

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-4.jpg

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-3.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-5.jpg

(*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-2-1.jpg

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
CIMMYT tươi rói một kỷ niệm
Hoàng Kim

Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang
Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người
Mê xi cô tựa cổng trời (*)
Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê

Oregon thác uy nghi
Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân
Phải đi muôn dặm xa gần
Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa

Em về thưa với mẹ cha
Rằng anh còn bận đường xa chưa về
Trăm quê dẫu ngỡ là quê
Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình

Đã từng ly biệt tử sinh
Gừng cay muối mặn để thành quê hương
Đã từng gian khổ chiến trường
Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai

Anh đi núi rộng sông dài
Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em
Bởi đâu bạn lạ hóa quen
Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta

Anh về sẽ nối đường qua
Cánh thư chắp mối để xa nên gần
Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn
Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê

(*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển;

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-9.jpg

(**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP.

Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia.

CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980.

Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-3-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là con-duong-di-san-lewis-vc3a0-clark-3.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-2.jpg

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim

Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-5.jpg

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ng&a


Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là linh-giang.jpg

DẠY VÀ HỌC 17 THÁNG 9
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngLinh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Ngày 17 tháng 9 năm 1630, Thành phố Boston được thành lập, đây là nơi có nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến phápPhiladelphia, Pennsylvania. Ngày 17 tháng 9 năm 1976, NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Bài chọn lọc ngày 17 tháng 9: Linh Giang Đình Minh Lệ; Nhớ Viên Minh; Châu Mỹ chuyện không quên; Food Crops Ngọc Phương Nam; Bảo tồn và phát triển sắn; Lúa siêu xanh Việt Nam; Tứ Cô Nương bạn tôi; Bến Lội Đền Bốn Miều; Đá Đứng chốn sông thiêng; Đào Duy Từ còn mãi; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-9/

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim


Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là lang-minh-le-que-toi.jpg

ĐÌNH MINH LỆ QUÊ TÔI
Hoàng Kim

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-minh-le-bang-cong-nhan-di-tich-lich-su-van-hoa.jpg

Đình Minh Lệ xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn) Tỉnh Quảng Bình có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình được xây dựng vào thời ‘Hồng Đức Lê Triều’. Trùng tân năm Bảo Đại nhị niên năm 1927, trùng tu vào các năm 1998, 2003, 2011 và chống xuống cấp năm 2018. Đình thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân Việt Nam.Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Đình có lưu giữ sắc phong của vua cho đức Thành hoàng để lưu giữ chứng tích; Ngày nay, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam có Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa số Quyết định. đối với chứng tích được xác nhân.

Đình Minh Lệ quê tôi là nơi diễn ra các lễ hội của làng, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc. Đình Minh Lệ quê tôi là chứng nhân sự hi sinh to lớn và những chiến công xuất sắc của xã Quảng Minh đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bia dựng năm 2018.

Đình Minh Lệ quê tôi được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương, Hoàng, Trần, Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc), trích dẫn theo bài “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” của nhà giáo Hoàng Hữu Sam đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 và sách “Thời lửa đạn” theo hồi ký của nhà giáo Nguyễn Hữu Thanh.

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam


“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là dinh-lac-giao.jpg

Đình Lạc Giao ở Buôn Ma Thuột Đăk Lăk , rất gần nơi sinh thành cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng là một mốc son quan trọng trên đường Nam Tiến của người Việt. Đền Lạc Giao đã được cấp Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Lạc Giao trước đó được hình thành theo tài liệu của đình được ghi nhận là do ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà, Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M’Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là Lễ Tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới. Câu chuyện này xem chi tiết ở chuyên khảo Đình Lạc Giao Hồ LắkĐào Duy Từ còn mãi

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là quang-binh-dat-me-on-nguoi-1.jpg

LINH GIANG ĐÌNH MINH LỆ
Hoàng Kim

Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-1.jpg

NHỚ VIÊN MINH
Hoàng Kim

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-4.jpg

Tay men bệ đá sân chùa
Tổ tiên cha mẹ đều xưa chốn này
Đình làng chùa cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh

Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa nặng tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời

Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-2.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-3.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là nho-vien-minh-5.jpg

(*) Đình Minh Lệ ban mai. (**) Viên Minh còn gọi là chùa Giáng nằm ven đê thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Tây (cũ) nay thuộc Hà Nội, nơi Tổ Giáng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì. xem tiếp: Hoa Lúa https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-2-1.jpg

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
CIMMYT tươi rói một kỷ niệm
Hoàng Kim

Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang
Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người
Mê xi cô tựa cổng trời (*)
Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê

Oregon thác uy nghi
Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân
Phải đi muôn dặm xa gần
Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa

Em về thưa với mẹ cha
Rằng anh còn bận đường xa chưa về
Trăm quê dẫu ngỡ là quê
Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình

Đã từng ly biệt tử sinh
Gừng cay muối mặn để thành quê hương
Đã từng gian khổ chiến trường
Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai

Anh đi núi rộng sông dài
Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em
Bởi đâu bạn lạ hóa quen
Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta

Anh về sẽ nối đường qua
Cánh thư chắp mối để xa nên gần
Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn
Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê

(*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển;

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-9.jpg

(**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP.

Nội dung hoạt động của CIMMYT bao gồm: 1) Duy trì và cải tiến nguồn gen; 2) Chọn giống và nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất ngô, lúa mì; 3) Huấn luyện ; 4) Tư vấn nông nghiệp; 5) Dịch vụ thông tin. Huấn luyện là một hoạt động chính tại CIMMYT, nhóm lớn nhất là đào tạo theo khung chương trình, bao gồm huấn luyện về ngô (nghiên cứu nông học và sản xuất ngô, chọn tạo giống ngô, kỹ thuật phòng thí nghiệm chọn tạo giống ngô chất lượng cao), huấn luyện về lúa mì (nghiên cứu nông học và sản xuất lúa mì, chọn tạo giống lúa mì, kỹ thuật hạt giống cây cốc); huấn luyện quản lý Trung tâm trạm trại nông nghiệp; huấn luyện kinh tế nông nghiệp, định hướng trên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về ngô và lúa mì. CIMMYT còn có các chương trình huấn luyện tiến sĩ, thạc sĩ, khách thăm, cộng tác viên, và sự huấn luyện cho các nước theo yêu cầu của chương trình Quốc gia.

CIMMYT có trụ sở chính 80 ha đặt ở El Batan nơi trung tâm của hầu hết các chương trình CIMMYT. El Batan cách thủ đô Mexicô 45 km về phía Tây Bắc có cao độ là 2.240m so với mặt biển. Cơ sở vật chất của CIMMYT ở El Batan bao gồm: khu trụ sở văn phòng và huấn luyện; thư viện và cung cấp thông tin; các phòng thí nghiệm và nhà kính nhà lưới; khu bảo quản và sơ chế hạt giống; khu trạm trại thí nghiệm thực nghiệm (CIMMYT có 5 trạm trại thí nghiệm 4 trực thuộc CIMMYT 1 trực thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia Mexico; khu nhà ở nhà khách và dịch vụ đời sống cho nhân viên và học viên. Theo tài liệu của CIMMYT khoảng 60% tài chính được đầu tư cho nghiên cứu trực tiếp, 10% đầu tư cho nghiên cứu hổ trợ, 14% đầu tư cho huấn luyện, 6% cho duy trì quỷ gen, 3% cho dịch vụ thông tin và 7% cho quản lý hành chính. Việt Nam CIMMYT hợp tác từ năm 1980.

Mexico, Oragon, CIANO, Norman Borlaug, thầy bạn tôi ở nơi ấy, CIMMYT tươi rói một kỷ niệm.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-3-1.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-7.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là con-duong-di-san-lewis-vc3a0-clark-3.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-2.jpg

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim

Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, lần này mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong lòng tôi những ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn khoa học cây trồng, cây lương thực yêu thích, kết nối với đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ. Tôi kể từ chuyến đi Mỹ lần đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau lắng đọng chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới, đó là vùng vật liệu di truyền ở ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm Trung tâm ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT ở Mê hi cô. Trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế CIP ở Peru. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CIAT về sắn, đậu thực phẩm, lúa gạo châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như Viện Nông nghiệp Nhiệt đời Quốc tế IITA ở Nigeria châu Phí, Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng Nhiệt đới Bán khô cằn ICRISAT ở Ấn Độ, và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy cũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú, sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà tôi may mắn được đi thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.

“Châu Mỹ chuyện không quên” là các bài học tình yêu cuộc sống trãi nghiệm cá nhân của các chuyến đi thực tế, với mục đích cung cấp các điểm nhấn tư liệu nông nghiệp sinh thái về cây lương thực châu Mỹ cho bạn đọc. Tác phẩm gồm 36 đường dẫn, tựa đề thơ ngũ ngôn, để dễ đọc dễ nhớ, ảnh chi tiết bấm link.

Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Lời Thầy dặn thung dung.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-5.jpg

Châu Mỹ chuyện không quên
Hoàng Kim

Niềm tin và nghị lực
Về lại mái trường xưa
Hưng Lộc nôi yêu thương
Năm tháng ở trời Âu

Vòng qua Tây Bán Cầu
CIMMYT tươi rói kỷ niệm
Mexico ấn tượng lắng đọng
Lời Thầy dặn không quên

Ấn tượng Borlaug và Hemingway
Con đường di sản Lewis Clark
Sóng yêu thương vỗ mãi
Đối thoại nền văn hóa

Truyện George Washington
Minh triết Thomas Jefferson
Mark Twain nhà văn Mỹ
Đi để hiểu quê hương

500 năm nông nghiệp Brazil
Ngọc lục bảo Paulo Coelho
Rio phố núi và biển
Kiệt tác của tâm hồn

Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Chuyện Henry Ford lên Trời
Bài đồng dao huyền thoại
Bảo tồn và phát triển

Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt Nam và Howeler
Một ngày với Hernán Ceballos
CIAT Colombia thật ấn tượng
Martin Fregenexa mà gần

Châu Mỹ chuyện không quên
CIP khoai tây khoai lang
Nam Mỹ trong mắt ai
Nhiều bạn tôi ở đấy

Machu Picchu di sản thế giới
Mark Zuckerberg và Facebook
Lời vàng Albert Einstein
Bill Gates học để làm

Thomas Edison một huyền thoại
Toni Morrison nhà văn Mỹ
Walt Disney bạn trẻ thơ
Lúa Việt tới Châu Mỹ..

gaovietchatluongvathuonghieu

FOOD CROPS NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh
Giống khoai lang Việt Nam
Sắn Việt Nam ngày nay
Lúa siêu xanh Việt Nam

Ngô Đậu Hệ Canh Tác

FOOD CROPS Ngọc Phương Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/food-crops-ngoc-phuong-nam kết nối Việt Nam con đường xanh, tỏa sáng giá trị Việt

Vị thế Nông nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó, sản xuất tiêu thụ cây lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là ngô, sắn và khoai lang. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích canh tác hàng năm của cây lương thực Việt Nam (lúa, ngô, sắn và khoai lang) khoảng 9,257 triệu ha, so với diện tích cây công nghiệp lâu năm khoảng 1,885 triệu ha, cây công nghiệp hàng năm khoảng 806 nghìn ha, cây ăn quả khoảng 775 nghìn ha

Vận mệnh và thời cơ luôn định hướng chi phổ mỗi quốc gia và mỗi người. Nông nghiệp Việt Nam gần đây, đang có được chiến lược, định hướng, tầm nhìn và kế hoạch thực hiện hiệu quả và thực chất hơn trong sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây lúa. Những cây sắn, ngô khoai, đậu đỗ … cần có các đánh giá riêng.

Gạo Việt và thương hiệu, đọc thông tin trước năm 2016 thấy buồn. Báo VietNamNet.vn ngày 8 tháng 10 năm 2016 đưa tin:nước ngoài từ chối, người dân mất tin: Thế mạnh Việt hết thời?  Các công ty xuất khẩu gạo liên tục bị trả hàng về, còn trong nước, dân Việt cũng không tin vào gạo Việt. Thời kỳ đỉnh cao của gạo Việt đã hết, và nếu không đổi mới trong tư duy sản xuất, gạo Việt sẽ mất toàn bộ thị trường cả nội lẫn ngoại. Buôn gạo lỗ ngàn tỷ: Ông lớn Vinafood 2 thành ‘cục nợ’; Nghịch lý: Bán gạo giá rẻ, bỏ tỷ USD mua ngô Dân Việt từ chối, Campuchia xuất khẩu gạo từ giống Việt Nam Gạo Việt rồi chỉ bán được cho người nghèo; … Đọc những trang báo thuở ấy thật bùi ngùi. Không phải bây giờ và chỉ một vài người nói tư duy lối mòn hủy hoại gạo Việt, cần đột phá đổi mới cách sản xuất. Thực trạng nghề lúa Việt không chỉ “tư duy sản xuất vẫn theo lối mòn, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu cánh đồng mẫu lớn dẫn đến chất lượng hạt gạo Việt làm ra không đồng đều, rất khó để làm thương hiệu” mà còn nhiều vấn đề khác để có được gạo Việt chất lượng và thương hiệu

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là deo-thom-hat-ngoc-viet-3.jpg

KHOAI SẮN LÚA SIÊU XANH

Tầm nhìn và đầu tư nông nghiệp chẳng thể ngắn hạn, chắp vá, thiếu căn cơ và dễ dàng đến vậy “Nếu quyết tâm làm thì chỉ cần 3-4 năm, hoặc mua ngay những thành tựu công nghệ tốt, là có thể xây dựng được thương hiệu gạo Việt chất lượng cao” . Sự thật không dễ như vậy đâu! Anh Hồ Quang Cua gạo ST để có được gạo ST25 đã qua gạo ST1 đến ST24 trước đó. Lúa siêu xanh Việt Nam từ khởi đầu đến GSR65, GSR90 là mười năm. Mời xem hình ảnh Hoa Lúa Bùn Hạt Gạo và đọc các bài viết Khoai Sắn Lúa Siêu Xanh, Dẻo thơm hạt ngọc Việt để thấu hiểu bao mồ hôi, công sức, nhọc nhằn, đầu tư, khoa học công nghệ, trí tuệ, tầm nhìn, tâm huyết, mới có bát cơm ngon như video cuối bài..

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là giong-khoai-lang-o-viet-nam.-1.jpg


Giống khoai lang Việt Nam phổ biến nhất hiện nay gồm Giống khoai lang HL518, Giống khoai lang HL491, Giống khoai Hoàng Long, Giống khoai lang HL4, Giống khoai Bí Đà Lạt; liên kết Mười kỹ thuật canh tác khoai lang; Liên kết sản xuất chế biến tiêu thu khoai lang hiệu quả; đọc tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giong-khoai–lang-viet-namhttps://www.youtube.com/embed/0V0hGx2TCKA?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent Vui học Ươm trồng khoai lang từ củ https://youtu.be/0V0hGx2TCKA

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là su-that-tot-hon-ngan-loi-noi.jpg

PHÚ YÊN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẮN BỀN VỮNG
Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự

Tóm tắt: Báo cáo này đề cập ba nội dung: 1) Những vấn đề cần chú ý trong sản xuất sắn hiện nay để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn; 2) Thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) trước và trong dịch bệnh sắn CMD và CWBD ; 3) Phú Yên bảo tồn và phát triển sắn bền vững

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chon-giong-san-khang-cmd.jpg

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý TRONG SẢN XUẤT SẮN HIỆN NAY ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ VÀ SỨC CẠNH TRANH CÂY SẮN

Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcIhttps://youtu.be/kjWwyW0hkbU chúng tôi khuyên nông dân nên trồng các loại giống sạch bệnh KM568, KM535, KM419, KM440, KM94, KM140, KM98-1, HN5, HLS14 để khảo nghiệm DUS và VCU. Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững: xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/

Mười kỹ thuật thâm canh sắn được đúc kết thành quy trình canh tác thích hợp, hiệu quả đối với địa phương là giải pháp tổng hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cây sắn. Bao gồm: 1) Sử dụng hom giống sắn tốt nhất của giống sắn thích hợp nhất; 2) Thời gian trồng tốt nhất và thời điểm thu hoạch tối ưu để đạt năng suất tinh bột tối đa và hiệu quả kinh tế; 3) Bón phân NPK kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng để cải thiện độ phì đất và tăng năng suất; 4) Khoảng cách trồng tối ưu cho giống sắn tốt nhất và thích hợp loại đất; 5) Ngăn chặn sâu bệnh hại bằng phòng trừ tổng hợp IPM; 6) Trồng xen sắn với lạc, cây họ đậu; trồng băng cây đậu phủ đất, luân canh thích hợp nhất tại địa phương; 7) Dùng thuốc diệt cỏ, tấm phủ đất để kiểm soát cỏ dại kết hợp bón thúc sớm và chuyển vụ; 8) Kỹ thuật làm đất trồng sắn thích hợp để kiểm soát xói mòn đất; 9) Phát triển hệ thống quản lý nước cho canh tác sắn; 10) Đào tạo huấn luyện bảo tồn phát triển sắn bền vững, sản xuất kết hợp sử dụng sắn; xây dưng chuỗi sản xuất tiêu thụ sắn hiệu quả thích hợp.

Xây dựng vườn tạo dòng của 5 tổ hợp sắn lai ưu tú nhất của tiến bộ di truyền hiện nay trong nguồn gen sắn tuyển chọn Thế giới và Việt Nam (hình) là giải pháp căn bản, trọng tâm thường xuyên và lâu dài để xây dựng tiềm lực khoa học chọn giống sắn của vùng sắn trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực,tạo sản phẩm nổi bật, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của cây sắn ở mức quốc gia và khu vực.

Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), đặc biệt chú trọng kết nối vùng nguyên liệu với thị trường và truyền thông chuyển đổi số VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm.và https://youtu.be/XMHEa-KewEkhttps://youtu.be/EVz0lIJv2N4

Bảo tồn và phát triển hệ thống sản xuất tiêu thụ sắn thích hợp bền vững: Gắn vùng giống sắn tốt có năng suất tinh bột cao, kháng các bệnh chính CMD, CWBD với các doanh nghiệp nhà nông, phục vụ nông nghiệp; Liên kết hổ trợ nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh sắn theo chuỗi giá trị sắn; Đa dạng hóa sinh kế, gắn cây sắn với các cây trồng và vật nuôi khác; Tăng cường năng lực tiếp thị và liên kết; có các chính sách hỗ trợ cần thiết

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chau-my-chuyen-khong-quen-5.jpg

THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC SẮN VIỆT NAM

Sắn Việt Nam là điểm sáng toàn cầu được vinh danh tại Hội thảo Cây Có Củ Thế Giới tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 1 năm 2016. Sự đánh giá khái quát thành tựu và bài học sắn Việt Nam (2016-2021) trước và trong dịch bệnh sắn CMD và CWBD, phân tích SWOT điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đã chỉ rõ

Bối cảnh dịch bệnh sắn CWBD và CMD

Dịch bệnh chồi rồng (CWBD) gây hại sắn Việt Nam rãi rác từ năm 2005-2008, chủ yếu là ở giống sắn KM 94, bùng phát dịch bệnh ở Quảng Ngãi năm 2009 (Báo Nhân Dân 2009), sau đó trở thành dịch bệnh nghiêm trọng ở Việt Nam, Năm 2008, giống sắn KM94 có diện tích thu hoạch chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010). Đến năm 2016, diện tích thu hoạch KM94 chiếm 31,8 % trong khi giống sắn KM419 chiếm 38% tổng diện tích sắn Việt Nam. (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm trên 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam.

Bệnh virus khảm lá (CMD) gây hại ban đầu từ tỉnh Tây Ninh (2017) lan rộng trên 15 tỉnh thành Việt Nam (2018) và 18 tỉnh thành Việt Nam (2019) gây hại nặng nhất trên giống sắn HLS11. Mạng lưới sắn Quốc tế và Việt Nam đã khởi động sự kết nối chương trình sắn toàn cầu với chương trình sắn quốc gia gồm Việt Nam tại Hội thảo sắn khu vực ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh, Campuchia để phòng trừ bệnh CMD xem tiếp
Sắn Việt Nam ngày nayhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-ngay-nay

SanVietnam

Thành tựu và tồn tại sắn Việt Nam trước năm 2016

Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững; Thành tựu và bài học sắn Việt Nam, Cách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28Chọn giống sắn Việt Nam; Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa sắn Việt Châu Phi; Sắn Việt Nam bài học quý; Sắn Việt Nam sách chọn; Sắn Việt Nam và Kawano; Sắn Việt Nam và Howeler; Sắn Việt và Sắn Thái; Quản lý bền vững sắn châu Á; Cassava and Vietnam: Now and Then; … với danh mục tuyển chọn các bài báo chính của sắn Quốc tế và Việt Nam trong giai đoạn này (kèm theo)

Sắn Việt Nam ngày nay đã là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Nam, với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc.Sắn Việt Nam ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới.tiếp tục lan tỏa thành quả điển hình của sắn thế giới khi nhiều hộ nông dân tại nhiều vùng rộng lớn ở Tây Ninh đã tăng năng suất sắn trên 400%, từ 8,35 tấn/ ha lên trên 36,0 tấn/ ha. (FAO, 2013b). Năng suất sắn Việt Nam bình quân cả nước từ năm 2009 đến nay (2021) đã đạt trên gấp đôi so với năng suất sắn năm 2000 đạt 8,35 tấn/ha. Điển hình tại Tây Ninh, từ năm 2011 năng suất sắn đã đạt bình quân 29,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 45,7 nghìn ha với sản lượng là 1,32 triệu tấn, so với năm  2000 năng suất sắn đạt bình quân 12,0 tấn/ ha trên diện tích thu hoạch 8,6 nghìn ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn. Sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong mười mặt hàng xuất khẩu chính. Sắn Việt Nam đã thành nguồn sinh kế, cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân, hấp dẫn sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp chế biến kinh doanh.

Sắn Việt Nam từ trườc năm 2016 tới năm 2021, đều đan xen thành tựu cơ hội với rủi ro bất cập.

Thành tựu và bất cập sắn Việt Nam 2016- 2021

Sắn Việt thành tựu nổi bật:

1)
Chọn giống sắn Việt Nam, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-viet-nam/ bộ giống sắn chủ lực và phổ biến có năng suất tinh bột cao, cây thấp tán gọn ít phân nhánh dễ tăng mật độ trồng (ngoại trừ giống sắn KM94), thời gian sinh trưởng ngắn, ít sâu bệnh hại;

2)
Mười kỹ thuật thâm canh sắn, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/muoi-ky-thuat-tham-canh-san/ để bảo tồn và phát triển sắn bền vững;

3) Hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ sắn Việt Nam là khá tốt và năng động, có nhiều điển hình doanh nghiệp chế biến kinh doanh giỏi, hiệu quả;

4) Hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến nông dạy và học cây sắn đã tập huấn kỹ thuật, bổ sung tăng cường nguồn lực kỹ thuật, khoa học, công nghệ thích hợp cho ngành hàng sắn;

5) Hệ thống quản lý nhà nước và sự liên kết chương trình sắn liên vùng, hợp tác quốc tế có sự sâu sát hiệu quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn cấm sử dụng giống sắn HLS11 mẫn cảm bệnh virus khảm lá CMD. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Cục Bảo vệ Thực vật số 1068/ BVTV TV ngày 3 tháng 5 năm 2019 đã xác định “V/v sử dụng giống sắn KM419 trong sản xuất” ghi rõ.“Việc hướng dẫn nông dân mua giống sắn KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất so với thực trạng nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay”. Những đúc kết chọn lọc từ thực tiễn sản xuất 2017-2019 đã trả lại giá trị chân thực cho hai giống sắn KM410 và KM140 là những giống sắn được canh tác phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam (Báo Nhân Dân 2020 đưa tin: các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh là KM419 và KM140 có năng suất 44-48 tấn/ha
https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/tim-ra-giong-san-khang-benh-kham-la-625634/ ) .Chương trình Quốc tế ACIAR CIAT cũng đưa tin: giống sắn KM98-1 được canh tác phổ biến nhất ở Lào.

Sắn Việt rủi ro bất cập

Ngành sắn Việt Nam cũng bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập, thể hiện các trong lĩnh vực: 1) chế biến kinh doanh; 2) bảo vệ môi trường; 3) chuỗi cung ứng sản xuất tiêu thụ cây giống sắn tốt chống chịu bệnh CWBD và CMD; 4) còn bất cập trong quản lý vĩ mô ngành hàng sắn; 5) dịch bệnh Covid19 ảnh hưởng sâu sắc đến dân sinh và đời sống kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh

Một vài chi tiết để minh họa cụ thể:1) Các nhà máy ethanol Việt Namđầu tư lớn và lỗ; Nhà máy ethanol hoạt động khó khăn. Trong khi sắn Nigeria sản lượng 52,4 triệu tấn năng suất sắn chỉ đạt 14,02 tấn/ha (thấp hơn sắn Việt Nam) nhưng từ năm 2011 đã đạt thành tựu chế biến nhiên liệu sinh học đơn giản và hiệu quả bằng “bếp cồn sắn” cho toàn quốc, dành được lượng lớn xăng dầu cho xuất khẩu. 2) Hệ thống giải pháp dập dịch, phòng trừ, phong tỏa bệnh CMD, CWBD: tiêu hủy giống sắn mẫn cảm, lúc đầu còn lúng túng chậm trễ, nhiều nhầm lẫn đánh đồng sự hủy bỏ KM419 (cây thấp, tán gọn, bệnh CMD nhẹ đến trung bình mức 2-3, vỏ củ xám trắng) với HLS11.(cây cao, bệnh CMD rất nặng mức 5, vỏ củ nâu đỏ), Giống sắn KM440 ở Tây Ninh đã có đầy đủ thông tin hồ sơ gốc lại hiểu nhầm lẫn với giống sắn chưa có lý lịch giống nguồn gốc phù hợp và hồ sơ chọn tạo .

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là cach-mang-san-viet-nam-3.jpg

PHÚ YÊN BẢO TỒN SẮN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Giống sắn KM419 và KM440 ở Việt Nam hiện nay là phổ biến nhất, sau cả áp lực nặng của bệnh khảm lá CMD và bệnh chổi rồng CWBD. https://youtu.be/XDM6i8vLHcIhttps://youtu.be/kjWwyW0hkbU. Phú Yên là nôi bảo tồn và phát triển bền vững của hai giống tác giả nói trên;

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoa-dat.jpg

Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là km419-nang-suat-cu-tuoi.jpg

Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là km419-ban-ta-ky-thuat.jpg

Giống KM419 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là km419-ninh-thuan.jpg

Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là c39-chau-myi-chuyen-khong-quen.jpg

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiểm trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hls11-nhiem-cmd-va-km419.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là chon-giong-san-khang-benh-cmd-1.jpg

Bài viết Chọn giống sắn kháng CMD kết nối Chọn giống sắn kháng CWBDChọn giống sắn Việt Nam đúc kết tóm tắt thông tin đã có và định hướng cho sự nổ lực này

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17324
Nhập ngày : 17-09-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 12 tháng 12(12-12-2021)

  Dạy và học 11 tháng 12(11-12-2021)

  Dạy và học 10 tháng 12(10-12-2021)

  Dạy và học 9 tháng 12(10-12-2021)

  Dạy và học 8 tháng 12(08-12-2021)

  Dạy và học 7 tháng 12(07-12-2021)

  Dạy và học 6 tháng 12(06-12-2021)

  Dạy và học 5 tháng 12(05-12-2021)

  Dạy và học 4 tháng 12(04-12-2021)

  Dạy và học 3 tháng 12(03-12-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007