Số lần xem
Đang xem 2612 Toàn hệ thống 4332 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Mai vàng nắng sớm đón đông sang
Trăng sáng mưa nhuần đợi xuân hồng Thiền Sư Lão Nông Tăng phước hậu
Nhà giáo phúc lưu hương đức công
“Tiền hướng Linh Giang thông đại hải”
“Hậu liên Ngũ Lĩnh tiếp cao sơn”
“Tổ tiên công đức muôn đời thịnh”
“Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh”
“Tự sự khổng minh” tâm nhân quả
“Gia hội hợp lễ” trí viên minh
“Xưa nay trời đất vô cùng ý” Tỉnh thức nhân sinh tỏ chút tình.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 cho đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện đang cấu trúc lại hệ thống để hài hòa hơn các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp để vừa xử lý tốt hơn các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt hơn những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế trong chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Nông nghiệp Việt 100 năm (1925-2025) bảo tồn và phát triển chúng ta sẽ lắng đọng các bài học lý luận và thực tiễn đúc kết chuỗi hệ thống lịch sử địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100 năm Bài học lớn của IAS Kỷ yếu khoa học giai đoạn 1975-2015, lắng đọng bài học mới nhất của 65 năm Kỷ yếu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (19/11/ 1955 – 19/11/ 2020) và bài học lớn 75 năm ngành Quản lý đất đai Việt Nam (3.10 1945- 3 10 2020). Đó là những thực tiễn và lý luận Việt được đúc kết quý giá. Khi tham khảo tổng quan bảo tồn và phát triển 500 năm nông nghiệp Brazil Đất và Thức ăn (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil).một tài liệu quý và chùm ảnh tư liệu chọn lọc của Brazil cho thấy. Brazil có Embrapa www.embrapa.br. là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay là nợi có đúc kết kinh nghiệm dầy dặn của Nông nghiệp Việt IAS 100 nam (1925-2025) lại tích hợp nhiều kinh nghiệm quý của các nước, các chuyên gia FAO và UNDP, Embrapa,…Nông nghiệp Việt 100 năm (1925-2025) bảo tồn và phát triển nhằm đúc kết và suy ngẫm bài học lý luận và thực tiễn hiệu quả cho sự phát triển
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên của các Viện Trường. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hộiđể vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ”Nông nghiệp Việt trăm năm bảo tồn và phát triển (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
Kết nối và phát triển, tách nhập tái cấu trúc là những chuyển động không ngưng nghỉ của Nông nghiệp Việt trăm năm qua. Thăm nhà cũ của Darwin, Tôi may mắn được dạo chơi Down House ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và gia đình ông để có giây phút lặng ngắm khu vườn riêng di sản nhỏ bé của ông. Chính tại nơi này Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin vừa được tôn vinh vừa bị phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc.“Thích nghi để tồn tại” “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.Thăm ngôi nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn Tôi thật may mắn và biết ơn Viện Trường có một thời gian cùng làm việc với nhiều thầy bạn để học hỏi và chiêm nghiệm cuộc sống Chung sức là một câu chuyện riêng chung nhiều thông tin nhớ mãi một thời.
Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương
Liên vận bài
TIỄN ĐƯA
Tố Hữu
(Tặng bạn thơ Th.)
Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
Nặng tình đồng chí lại đồng hương!
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
Đi đi, non nước chờ anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương…
Cảm ơn PGS TS Huỳnh Thanh Hùng Trưởng Ban Biên tập 65 NĂM KỶ YẾU TRƯỜNG Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, một tổng kết giá trị được yêu thích đúc kết đầu tiên . với thông tin kỷ yếu tôi sẽ cố gắng sớm cập nhật ở Trường tôi nôi yêu thương.
Cảm ơn GS.TS Bùi Cách Tuyến, nguyên Hiệu trưởng NLU (1998-2007) với bài viết Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh HỒI TƯỞNG VỀ GIAI ĐOẠN CẤT CÁNH (1998-2007) và TS Nguyễn Đình Bông, nguyên phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Đất đại (ngày nay là Bộ Tài nguyên Môi trường) với bài viết QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM, chọn chép lại ngày này để tiện theo dõi
Kính lắng nghe sự chỉ giáo của quý Thầy bạn.
TS. Hoàng Kim
Cựu giảng viên chính Cây Lương thực, Khoa Nông học (2006-2014)
Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (1994-2004), Trưởng Ban Quản lý Các Dự Án (2004-2006) Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM:
HỒI TƯỞNG VỀ GIAI ĐOẠN CẤT CÁNH (1998 – 2007)
GS.TS. Bùi Cách Tuyến
Nguyên Hiệu trưởng
Năm tôi vào trường (1973), Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (thuộc Viện đại học Bách Khoa Thủ Đức, hiện nay là Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sau nhiều lần đổi tên) tuyển 200 sinh viên (100 Canh Nông, 50 Thủy Lâm, 50 Chăn nuôi Thú Y), trong đó có 10% dành riêng cho đồng bào sắc tộc và 10% dành riêng cho các trường Trung học Nông Lâm Súc tại các tỉnh. Thi vào không chỉ là học sinh phổ thông mà còn có những người đã học xong năm thứ nhất Đại học Khoa học Sài Gòn (đậu các chứng chỉ Toán Đại cương (MG); Toán, Lý, Hóa (MPC); Lý, Hoá, Vạn vật (SPCN). Đến năm 1974 trường mở thêm ngành Thủy sản do cố GS. Ngô Bá Thành làm trưởng ngành, lấy học viên từ các ngành khác chuyển qua. Chuyên ngành Công thôn và chuyên ngành Chế biến lấy sinh viên chủ yếu từ ngành Canh nông.
Cho đến năm học 1998 – 1999, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chỉ đào tạo 10 ngành trong 6 Khoa: (1) khoa Nông học (Nông học, Quản lý Đất đai); (2) khoa Lâm (Lâm nghiệp và Chế biến Lâm sản); (3) khoa Chăn nuôi Thú y (Chăn nuôi và Thú y); (4) khoa Cơ khí Công nghệ (Cơ khí Nông nghiệp, Bảo quản Chế biến Nông sản Thực phẩm); (5) khoa Kinh tế Nông nghiệp (Kinh tế Nông nghiệp); và (6) khoa Thủy sản (Thủy sản).
Từ năm 2001, số ngành tuyển sinh tăng dần: năm học 2001-2002: (18 ngành); 2002-2003 (21 ngành); 2003 – 2004 (23 ngành); 2004 -2005 (29 ngành); 2005 – 2006 (36 ngành); 2006 – 2007 (42 ngành); 2007 – 2008 (43 ngành). Số người đến thi/số người đăng ký thi dự thi tăng dần theo từng năm. Cao nhất là năm 2007 có 57.536 người đến thi trên tổng số 74.686 người đăng ký, tổng số chỉ tiêu được giao là 3.600 sinh viên.
Là một trường nông nghiệp đóng trên địa bàn thành phố lớn nên nhu cầu phát triển lên đa ngành là rất cần thiết. Việc mở rộng quy mô đào tạo đã có nhiều đại học trên thế giới thực hiện thành công. Trong khu vực Châu Á có các đại học như Kasesart (Thái Lan), UPM (Malaysia), IPB (Indonesia)… đều khởi đầu từ trường nông nghiệp sau chuyển lên đa ngành và mở thêm nhiều phân hiệu. Ban Giám hiệu thời kỳ 1998 – 2007 đã thống nhất kế hoạch đưa trường lên đa ngành và mở thêm các phân hiệu ở Gia Lai và Ninh Thuận. Tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Phú Yên cũng muốn có phân hiệu nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên chỉ hình thành 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Phân hiệu Gia Lai nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh nên có quyết định thành lập trước theo QĐ số 2539/QĐ-BGD ĐT ngày 22/5/2006 và Phân hiệu Ninh Thuận thành lập sau theo QĐ số 699/TTg ngày 18/5/2010 (trong nhiệm kỳ Thầy Trịnh Trường Giang 2007-2012). Để có thể tiếp tục mở rộng ngành đào tạo, Ban Giám hiệu đã chủ trương đổi tên trường (theo tên địa phương hoặc danh nhân. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với chủ trương này).
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ (HCTC) cũng để nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; vì vậy, trường đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuyển đổi. Với quy mô đào tạo lớn, lãnh đạo Nhà trường ý thức được rằng việc thay đổi quy trình đào tạo từ niên chế sang HCTC có ảnh hưởng đến toàn bộ công tác giảng dạy, quản lý của nhà trường. Do đó, Nhà trường đã thận trọng và từng bước thực hiện việc chuyển đổi đào tạo theo HCTC. Với quá trình bàn thảo, xây dựng định hướng, xây dựng đề án, xây dựng quy trình quản lý, soạn thảo những quy định có liên quan, cài đặt các chương trình máy tính phục vụ cho việc vận hành, chuẩn bị cơ sở vật chất, triển khai tập huấn đội giảng viên, ngũ cố vấn học tập… chương trình đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ đã được áp dụng đầu tiên cho khóa tuyển sinh đại học chính qui năm 2008.
Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức, viên chức ở các địa phương (đào tạo tại chức, nay là vừa làm vừa học) trong khu vực cũng đã được triển khai thành công. Cụ thể trong 5 năm từ 2003 đến 2007 đã tuyển sinh đào tạo cho 9.412 sinh viên các ngành Nông học, Lâm nghiệp, Quản lý đất đai, Thú Y, Chăn nuôi, Thủy sản, Kinh tế nông nghiệp… cho các địa phương từ Bình Định đến Cà Mau.
Đến năm 2006, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh có 12 Khoa (tăng thêm 6 Khoa), 5 Bộ môn độc lập trực thuộc Ban Giám Hiệu: 1) bộ môn Mác-Lênin; 2) bộ môn Công nghệ Sinh học (để hình thành khoa Công nghệ Sinh học hoặc khoa Khoa học Sự sống về sau); bộ môn Sư phạm Kỹ thuật (để hình thành khoa Sư phạm về sau); 3) bộ môn Công nghệ Hóa học (để hình thành khoa Hóa học sau này); bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên (để hình thành khoa đào tạo chuyên về Thiết kế Cảnh quan, Quản lý Lâm viên [national park], Quản lý Hoa viên và Du lịch Sinh thái sau này). Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường được thành lập để làm hạt nhân cho một đại học định hướng nghiên cứu về sau theo Quyết định thành lập số 797/ĐHNL-TCCB ngày 6/6/2006 của Hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập Trung Tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh với Trung Tâm Công nghệ Sinh học và Trung Tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường và Tài nguyên.
Trường đã lập Dự án Quy hoạch tổng thể (theo Kế hoạch Chiến lược) cho việc xây dựng trường dài hạn và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trong đó có Dự án riêng cho Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường (bao gồm 5 nhà lớn theo hình lá của một cây rừng phổ biến ở Đông Nam bộ là Dầu Con rái (𝐷𝑖𝑝𝑡𝑒𝑟𝑜𝑐𝑎𝑟𝑝𝑢𝑠 𝑎𝑙𝑎𝑡𝑢𝑠). Đến nay chỉ có hai nhà được xây dựng.
Để đào tạo nhiều ngành cần phải có phòng thí nghiệm và giảng viên tương ứng. Trường đã xây dựng & trình các dự án và nhờ sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ để hình thành các phòng thí nghiệm chuyên đề. Các Phòng Thí nghiệm trong Dự án Tăng cường năng lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí: (1) Dự án Phòng Thí nghiệm Rau quả (đặt ở khoa Công nghệ Thực phẩm); (2) Dự án Phòng Thí nghiệm Công nghệ Ô tô (đặt ở khoa Cơ khí Công nghệ); (3) Dự án Dự án Phòng Thí nghiệm Giấy và Bột giấy (đặt ở khoa Lâm nghiệp); (4) Dự án Phòng Thí nghiệm Phôi (đặt ở Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường). Trường đã xin một khu thực nghiệm rộng nhiều trăm ha cho các khoa Lâm nghiệp, Nông học và một số đơn vị khác tại tỉnh Bình Phước (về sau trả lại địa phương vì dân lấn chiếm quá nhiều).
Song song với việc hình thành các Phòng thí nghiệm là việc thành lập các Khoa, Viện, Trung Tâm mới và các Bộ môn độc lập (dự kiến là tiền thân của các Khoa sau này). Các ngành mới mở cần có sự ủng hộ từ bên ngoài để phát triển, do đó tôi đã liên lạc GS.TS. Bạch Hưng Khang (lúc đó là Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin thuộc Trung Tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia [TTKH&CNQG], nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam) xin một tiến sỹ về làm trưởng khoa Công nghệ Thông tin mới thành lập. Trong khi chờ đợi, GS.TS. Hồ Sỹ Thoảng, lúc đó là Viện trưởng Viện Hóa, giới thiệu tiến sỹ Nguyễn Công Vũ đang làm việc ở Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh về làm Trưởng Khoa. Tôi cũng đã liên lạc GS.TS. Phan Thị Tươi, lúc đó là Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh để có sự hỗ trợ cho ngành Công nghệ Thông tin. Cô Tươi rất ủng hộ chủ trương này và cho rằng công nghệ thông tin rất cần thiết để phục vụ phát triển nông nghiệp (như thực tế hiện nay đã minh chứng). Đối với ngành Công nghệ Sinh học, tôi đã liên lạc với Viện Công nghệ Sinh học [TTKH&CNQG] để có sự ủng hộ về chủ trương và chuyên môn. Thời đó GS.TS. Nông Văn Hải (Viện trưởng) và GS.TS. Quyền Đình Thi (Phó Viện trưởng) và nhiều cán bộ khác của Viện đã vào huấn luyện cho cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Môi trường. Mặt khác tôi cũng gởi cán bộ nghiên cứu sang học kỹ thuật phòng thí nghiệm ở bộ môn Công nghệ sinh học của Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Đối với ngành Cơ khí công nghệ, tôi và Ban Chủ nhiệm khoa Cơ khí Công nghệ chủ trương kết nối với (1) Hãng xe Mercedes (thời đó Cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc, cựu sinh viên khóa 1 khoa Cơ khí Công nghệ, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, là Phó Tổng Giám Đốc hãng xe Mercedes) và (2) Công ty SAMCO (có Thầy Cường, nguyên giảng viên khoa Cơ khí Công nghệ và Anh Hồng Anh, cựu sinh viên khóa 4 khoa Cơ khí Công nghệ, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) giúp sinh viên ngành Công nghệ Ô tô đến thực tập.
Đối với ngành Công nghệ Giấy và Bột giấy qua sự giới thiệu của Cô Đào Thị Gọn (bộ môn Quản lý Đất
Mai vàng nắng sớm đón đông sang
Trăng sáng mưa nhuần đợi xuân hồng Thiền Sư Lão Nông Tăng phước hậu
Nhà giáo phúc lưu hương đức công
“Tiền hướng Linh Giang thông đại hải”
“Hậu liên Ngũ Lĩnh tiếp cao sơn”
“Tổ tiên công đức muôn đời thịnh”
“Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh”
“Tự sự khổng minh” tâm nhân quả
“Gia hội hợp lễ” trí viên minh
“Xưa nay trời đất vô cùng ý” Tỉnh thức nhân sinh tỏ chút tình.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) từ cuối năm 2015 cho đến đầu năm 2025 đang chuyển đổi mạnh mẽ trong xu thế hội nhập và phát triển. Viện đang cấu trúc lại hệ thống để hài hòa hơn các Bộ môn Bảo vệ Thực vật; Công nghệ Sinh học; Chọn tạo giống cây trồng; Nông học; Cây Công Nghiệp để vừa xử lý tốt hơn các vấn đền đề vùng miền vừa đáp ứng tốt hơn những đề tài trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị hàng hóa chuyên cây, chuyên con và tổng hợp quốc gia mà Viện có thế mạnh như Điều, Sắn, Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp đô thị, Đào tạo và huấn luyện nguồn lực, xây dựng phòng hợp tác nghiên cứu chung và trao đổi chuyên gia quốc tế trong chỉnh thể Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Nông nghiệp Việt 100 năm (1925-2025) bảo tồn và phát triển chúng ta sẽ lắng đọng các bài học lý luận và thực tiễn đúc kết chuỗi hệ thống lịch sử địa lý sinh thái kinh tê xã hội tầm nhìn dài hạn 100 năm Bài học lớn của IAS Kỷ yếu khoa học giai đoạn 1975-2015, lắng đọng bài học mới nhất của 65 năm Kỷ yếu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (19/11/ 1955 – 19/11/ 2020) và bài học lớn 75 năm ngành Quản lý đất đai Việt Nam (3.10 1945- 3 10 2020). Đó là những thực tiễn và lý luận Việt được đúc kết quý giá. Khi tham khảo tổng quan bảo tồn và phát triển 500 năm nông nghiệp Brazil Đất và Thức ăn (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil).một tài liệu quý và chùm ảnh tư liệu chọn lọc của Brazil cho thấy. Brazil có Embrapa www.embrapa.br. là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay là nợi có đúc kết kinh nghiệm dầy dặn của Nông nghiệp Việt IAS 100 nam (1925-2025) lại tích hợp nhiều kinh nghiệm quý của các nước, các chuyên gia FAO và UNDP, Embrapa,…Nông nghiệp Việt 100 năm (1925-2025) bảo tồn và phát triển nhằm đúc kết và suy ngẫm bài học lý luận và thực tiễn hiệu quả cho sự phát triển
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925-2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện IAS từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên của các Viện Trường. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hộiđể vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ”Nông nghiệp Việt trăm năm bảo tồn và phát triển (1925-2025)” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của nông nghiệp, giáo dục, văn hóa Việt Nam.
Kết nối và phát triển, tách nhập tái cấu trúc là những chuyển động không ngưng nghỉ của Nông nghiệp Việt trăm năm qua. Thăm nhà cũ của Darwin, Tôi may mắn được dạo chơi Down House ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và gia đình ông để có giây phút lặng ngắm khu vườn riêng di sản nhỏ bé của ông. Chính tại nơi này Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin vừa được tôn vinh vừa bị phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc.“Thích nghi để tồn tại” “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.Thăm ngôi nhà cũ của Darwin là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn Tôi thật may mắn và biết ơn Viện Trường có một thời gian cùng làm việc với nhiều thầy bạn để học hỏi và chiêm nghiệm cuộc sống Chung sức là một câu chuyện riêng chung nhiều thông tin nhớ mãi một thời.
Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương
Liên vận bài
TIỄN ĐƯA
Tố Hữu
(Tặng bạn thơ Th.)
Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
Nặng tình đồng chí lại đồng hương!
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
Đi đi, non nước chờ anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương…
Cảm ơn PGS TS Huỳnh Thanh Hùng Trưởng Ban Biên tập 65 NĂM KỶ YẾU TRƯỜNG Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, một tổng kết giá trị được yêu thích đúc kết đầu tiên . với thông tin kỷ yếu tôi sẽ cố gắng sớm cập nhật ở Trường tôi nôi yêu thương.
Cảm ơn GS.TS Bùi Cách Tuyến, nguyên Hiệu trưởng NLU (1998-2007) với bài viết Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh HỒI TƯỞNG VỀ GIAI ĐOẠN CẤT CÁNH (1998-2007) và TS Nguyễn Đình Bông, nguyên phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Đất đại (ngày nay là Bộ Tài nguyên Môi trường) với bài viết QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM, chọn chép lại ngày này để tiện theo dõi
Kính lắng nghe sự chỉ giáo của quý Thầy bạn.
TS. Hoàng Kim
Cựu giảng viên chính Cây Lương thực, Khoa Nông học (2006-2014)
Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (1994-2004), Trưởng Ban Quản lý Các Dự Án (2004-2006) Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM:
HỒI TƯỞNG VỀ GIAI ĐOẠN CẤT CÁNH (1998 – 2007)
GS.TS. Bùi Cách Tuyến
Nguyên Hiệu trưởng
Năm tôi vào trường (1973), Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (thuộc Viện đại học Bách Khoa Thủ Đức, hiện nay là Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sau nhiều lần đổi tên) tuyển 200 sinh viên (100 Canh Nông, 50 Thủy Lâm, 50 Chăn nuôi Thú Y), trong đó có 10% dành riêng cho đồng bào sắc tộc và 10% dành riêng cho các trường Trung học Nông Lâm Súc tại các tỉnh. Thi vào không chỉ là học sinh phổ thông mà còn có những người đã học xong năm thứ nhất Đại học Khoa học Sài Gòn (đậu các chứng chỉ Toán Đại cương (MG); Toán, Lý, Hóa (MPC); Lý, Hoá, Vạn vật (SPCN). Đến năm 1974 trường mở thêm ngành Thủy sản do cố GS. Ngô Bá Thành làm trưởng ngành, lấy học viên từ các ngành khác chuyển qua. Chuyên ngành Công thôn và chuyên ngành Chế biến lấy sinh viên chủ yếu từ ngành Canh nông.
Cho đến năm học 1998 – 1999, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chỉ đào tạo 10 ngành trong 6 Khoa: (1) khoa Nông học (Nông học, Quản lý Đất đai); (2) khoa Lâm (Lâm nghiệp và Chế biến Lâm sản); (3) khoa Chăn nuôi Thú y (Chăn nuôi và Thú y); (4) khoa Cơ khí Công nghệ (Cơ khí Nông nghiệp, Bảo quản Chế biến Nông sản Thực phẩm); (5) khoa Kinh tế Nông nghiệp (Kinh tế Nông nghiệp); và (6) khoa Thủy sản (Thủy sản).
Từ năm 2001, số ngành tuyển sinh tăng dần: năm học 2001-2002: (18 ngành); 2002-2003 (21 ngành); 2003 – 2004 (23 ngành); 2004 -2005 (29 ngành); 2005 – 2006 (36 ngành); 2006 – 2007 (42 ngành); 2007 – 2008 (43 ngành). Số người đến thi/số người đăng ký thi dự thi tăng dần theo từng năm. Cao nhất là năm 2007 có 57.536 người đến thi trên tổng số 74.686 người đăng ký, tổng số chỉ tiêu được giao là 3.600 sinh viên.
Là một trường nông nghiệp đóng trên địa bàn thành phố lớn nên nhu cầu phát triển lên đa ngành là rất cần thiết. Việc mở rộng quy mô đào tạo đã có nhiều đại học trên thế giới thực hiện thành công. Trong khu vực Châu Á có các đại học như Kasesart (Thái Lan), UPM (Malaysia), IPB (Indonesia)… đều khởi đầu từ trường nông nghiệp sau chuyển lên đa ngành và mở thêm nhiều phân hiệu. Ban Giám hiệu thời kỳ 1998 – 2007 đã thống nhất kế hoạch đưa trường lên đa ngành và mở thêm các phân hiệu ở Gia Lai và Ninh Thuận. Tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Phú Yên cũng muốn có phân hiệu nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên chỉ hình thành 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Phân hiệu Gia Lai nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh nên có quyết định thành lập trước theo QĐ số 2539/QĐ-BGD ĐT ngày 22/5/2006 và Phân hiệu Ninh Thuận thành lập sau theo QĐ số 699/TTg ngày 18/5/2010 (trong nhiệm kỳ Thầy Trịnh Trường Giang 2007-2012). Để có thể tiếp tục mở rộng ngành đào tạo, Ban Giám hiệu đã chủ trương đổi tên trường (theo tên địa phương hoặc danh nhân. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với chủ trương này).
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ (HCTC) cũng để nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; vì vậy, trường đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuyển đổi. Với quy mô đào tạo lớn, lãnh đạo Nhà trường ý thức được rằng việc thay đổi quy trình đào tạo từ niên chế sang HCTC có ảnh hưởng đến toàn bộ công tác giảng dạy, quản lý của nhà trường. Do đó, Nhà trường đã thận trọng và từng bước thực hiện việc chuyển đổi đào tạo theo HCTC. Với quá trình bàn thảo, xây dựng định hướng, xây dựng đề án, xây dựng quy trình quản lý, soạn thảo những quy định có liên quan, cài đặt các chương trình máy tính phục vụ cho việc vận hành, chuẩn bị cơ sở vật chất, triển khai tập huấn đội giảng viên, ngũ cố vấn học tập… chương trình đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ đã được áp dụng đầu tiên cho khóa tuyển sinh đại học chính qui năm 2008.
Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức, viên chức ở các địa phương (đào tạo tại chức, nay là vừa làm vừa học) trong khu vực cũng đã được triển khai thành công. Cụ thể trong 5 năm từ 2003 đến 2007 đã tuyển sinh đào tạo cho 9.412 sinh viên các ngành Nông học, Lâm nghiệp, Quản lý đất đai, Thú Y, Chăn nuôi, Thủy sản, Kinh tế nông nghiệp… cho các địa phương từ Bình Định đến Cà Mau.
Đến năm 2006, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh có 12 Khoa (tăng thêm 6 Khoa), 5 Bộ môn độc lập trực thuộc Ban Giám Hiệu: 1) bộ môn Mác-Lênin; 2) bộ môn Công nghệ Sinh học (để hình thành khoa Công nghệ Sinh học hoặc khoa Khoa học Sự sống về sau); bộ môn Sư phạm Kỹ thuật (để hình thành khoa Sư phạm về sau); 3) bộ môn Công nghệ Hóa học (để hình thành khoa Hóa học sau này); bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên (để hình thành khoa đào tạo chuyên về Thiết kế Cảnh quan, Quản lý Lâm viên [national park], Quản lý Hoa viên và Du lịch Sinh thái sau này). Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường được thành lập để làm hạt nhân cho một đại học định hướng nghiên cứu về sau theo Quyết định thành lập số 797/ĐHNL-TCCB ngày 6/6/2006 của Hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập Trung Tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh với Trung Tâm Công nghệ Sinh học và Trung Tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường và Tài nguyên.
Trường đã lập Dự án Quy hoạch tổng thể (theo Kế hoạch Chiến lược) cho việc xây dựng trường dài hạn và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trong đó có Dự án riêng cho Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường (bao gồm 5 nhà lớn theo hình lá của một cây rừng phổ biến ở Đông Nam bộ là Dầu Con rái (𝐷𝑖𝑝𝑡𝑒𝑟𝑜𝑐𝑎𝑟𝑝𝑢𝑠 𝑎𝑙𝑎𝑡𝑢𝑠). Đến nay chỉ có hai nhà được xây dựng.
Để đào tạo nhiều ngành cần phải có phòng thí nghiệm và giảng viên tương ứng. Trường đã xây dựng & trình các dự án và nhờ sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ để hình thành các phòng thí nghiệm chuyên đề. Các Phòng Thí nghiệm trong Dự án Tăng cường năng lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí: (1) Dự án Phòng Thí nghiệm Rau quả (đặt ở khoa Công nghệ Thực phẩm); (2) Dự án Phòng Thí nghiệm Công nghệ Ô tô (đặt ở khoa Cơ khí Công nghệ); (3) Dự án Dự án Phòng Thí nghiệm Giấy và Bột giấy (đặt ở khoa Lâm nghiệp); (4) Dự án Phòng Thí nghiệm Phôi (đặt ở Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường). Trường đã xin một khu thực nghiệm rộng nhiều trăm ha cho các khoa Lâm nghiệp, Nông học và một số đơn vị khác tại tỉnh Bình Phước (về sau trả lại địa phương vì dân lấn chiếm quá nhiều).
Song song với việc hình thành các Phòng thí nghiệm là việc thành lập các Khoa, Viện, Trung Tâm mới và các Bộ môn độc lập (dự kiến là tiền thân của các Khoa sau này). Các ngành mới mở cần có sự ủng hộ từ bên ngoài để phát triển, do đó tôi đã liên lạc GS.TS. Bạch Hưng Khang (lúc đó là Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin thuộc Trung Tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia [TTKH&CNQG], nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam) xin một tiến sỹ về làm trưởng khoa Công nghệ Thông tin mới thành lập. Trong khi chờ đợi, GS.TS. Hồ Sỹ Thoảng, lúc đó là Viện trưởng Viện Hóa, giới thiệu tiến sỹ Nguyễn Công Vũ đang làm việc ở Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh về làm Trưởng Khoa. Tôi cũng đã liên lạc GS.TS. Phan Thị Tươi, lúc đó là Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh để có sự hỗ trợ cho ngành Công nghệ Thông tin. Cô Tươi rất ủng hộ chủ trương này và cho rằng công nghệ thông tin rất cần thiết để phục vụ phát triển nông nghiệp (như thực tế hiện nay đã minh chứng). Đối với ngành Công nghệ Sinh học, tôi đã liên lạc với Viện Công nghệ Sinh học [TTKH&CNQG] để có sự ủng hộ về chủ trương và chuyên môn. Thời đó GS.TS. Nông Văn Hải (Viện trưởng) và GS.TS. Quyền Đình Thi (Phó Viện trưởng) và nhiều cán bộ khác của Viện đã vào huấn luyện cho cán bộ nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Môi trường. Mặt khác tôi cũng gởi cán bộ nghiên cứu sang học kỹ thuật phòng thí nghiệm ở bộ môn Công nghệ sinh học của Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Đối với ngành Cơ khí công nghệ, tôi và Ban Chủ nhiệm khoa Cơ khí Công nghệ chủ trương kết nối với (1) Hãng xe Mercedes (thời đó Cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc, cựu sinh viên khóa 1 khoa Cơ khí Công nghệ, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, là Phó Tổng Giám Đốc hãng xe Mercedes) và (2) Công ty SAMCO (có Thầy Cường, nguyên giảng viên khoa Cơ khí Công nghệ và Anh Hồng Anh, cựu sinh viên khóa 4 khoa Cơ khí Công nghệ, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) giúp sinh viên ngành Công nghệ Ô tô đến thực tập.
Đối với ngành Công nghệ Giấy và Bột giấy qua sự giới thiệu của Cô Đào Thị Gọn (bộ môn Quản lý Đất đai) tôi đã mời Anh Vũ Tiến Hy (nguyên Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Nhà máy giấy Việt Trì, nguyên Giám Đốc Nhà máy giấy COGIDO, Đồng Nai) về làm cố vấn phát triển chương trình đào tạo và xây dựng Phòng thí nghiệm.
Để nhanh chóng có giảng viên cho các ngành mới, trường đã tuyển các bạn trẻ vừa tốt nghiệp từ một số đại học phù hợp vào Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và đưa đi đào tạo nước ngoài các ngành Công nghệ Thông tin, Công nghệ Giấy và Bột giấy, Công nghệ Thực phẩm…. (chủ yếu học ở Viện Công nghệ Châu Á [Asian Institute of Technology], từ đó học viên ngành giấy còn được đi học thêm ở Phần Lan). Mặt khác trường đã mời các nhà nghiên cứu trình độ cao từ nhiều nguồn về trường tham gia đào tạo và nghiên cứu. Dựa vào quan hệ quốc tế (thời kỳ này Thầy Lưu Trọng Hiếu là Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế), nhà trường đã cử nhiều Thầy Cô đi học ở nhiều nước.
Thời gian từ 2007 đến nay đã 13 năm, nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục đại học đã thay đổi. Trong tình hình mới mang tính cạnh tranh cao, hy vọng toàn thể nhân lực Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đoàn kết để giúp Nhà trường phát triển, duy trì và ngày càng nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với trường.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập của Trường, tôi xin phép thay mặt tập thể Ban Giám hiệu thời kỳ 1998 – 2007 thân chúc toàn thể cán bộ công nhân viên, cựu sinh viên, sinh viên vui, khoẻ và thành công mọi việc. Chúc Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ, ngày càng đáp ứng tốt hơn sự tin yêu của xã hội.
TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền.
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng.
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nôi yêu thương đào tạo nguồn lực khoa học nông nghiệp. Trường tôi có lịch sử hình thành từ Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục BLao (Bảo Lộc) thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1955. Khóa 1 và khóa 2 chúng tôi năm 1975 là lớp sinh viên đầu tiên của mái trường này sau ngày Việt Nam thống nhất. Lịch sử của Trường trãi qua ba giai đoạn (1955-1975, 1975-2000, 2000- đến nay).Tòa nhà chính Phượng Vĩ biểu tượng Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là khối nhà chữ U do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khôi nguyên La Mã xây dựng, được đưa vào sử dụng năm 1974. Tại tòa nhà chính lộng lộng trên cao kia là dòng chữ nổi bật tên Trường, nơi ẩn ngữ “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi, tôi học cả phần anh”. Nơi đây lắng đọng những trang vàng truyền thống: Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh kể lại; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chuyện thầy Dương Thanh Liêm; Chuyện thầy Ngô Kế Sương; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy bạn là lộc xuân; Thầy bạn trong đời tôi; Chung sức; Về Trường để nhớ thương; Việt Nam con đường xanh; …Biết bao ký ức và gương sáng về Trường tỏa sáng tình yêu thương.
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM
Nguyễn Đình Bônggiới thiệu thông tin
Hoàng Kim bảo tồn thông tin tư liệu học tập
Nhân dip kỷ niệm 71 năm ngay truyền thống Ngành Quản lý Đất đai (3.10.1945 -3.10 2016), Tổng Cục Quản Lý Đất Đai ngày 3 tháng 10 năm 2016 đã tổ chức tại Hà Nội Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo 2, Sach Quản lý Đất đai Việt Nam nhìn lại để phát triển. Ông Lê Thanh Khuyến Tổng Cục Trưởng đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử ngày truyền thống vẻ vang của Ngành và những việc quan trọng cấp bách của Ngành Quản lý Đất đai trong thời gian trước mắt. Thay mặt Ban Biên tập Ông Tôn Gia Huyên nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quản lý Ruông đất và Tổng cục Địa chính đã giới thiệu tóm tắt nội dung cuốn sách và ông Đào Trung Chính Phó Tổng Cục trưởng đã chủ trì thảo luận góp ý kiến vào dự thảo 2 cuốn sách này. Ông Nguyễn Đình Bông ( Bong Nguyen Dinh) là cán bộ lão thành ở Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu một số hình ảnh và thông tin tóm tắt của Hội thảo và trich Video bài phát biểu của Ông Tôn Gia Huyên với Trần Duy Hùng và 4 người khác.3 tháng 10, 2016 Hoàng Kim thuộc chuyên ngành Khoa học Cây trồng, không thuộc chuyên ngành Khoa học Đất và Quản lý Đất đai nhưng tôi yêu thích tìm hiểu mối quan hệ Đất Nước Cây trồng Con người Kinh tế Xã hội nên xin phép tập hợp tư liệu để dễ tra cứu nhằm hiểu rõ hơn 100 năm nông nghiệp Việt Nam.·
3 Quản lý đất đai thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945)
i) Áp dụng các chính sách bảo hộ sở hữu của địa chủ phong kiến, thực dân, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ,
ii) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý đất đai 3 cấp trung ương, (Sở Địa chính) tỉnh (ty Địa chính), xã: Chưởng bạ (Bắc kỳ) Hương bộ (Nam Kỳ);
iii) Hoạt động quản lý đất đai trong đó, đo đạc địa chính được triển khai sớm với việc đo giải thửa, lập sổ địa chính, sổ điền bạ, sổ khai báo chuyển dịch đất đai và cập nhật biến động đất đai để phục vụ thu thuế. Áp dụng hệ thống đăng ký Torrens (Úc) nhằm xác lập được vị trí pháp lý của từng thửa đất và trở thành cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu nó và giao dịch thuận lợi trong thị trường có kiểm soát.
(xem Bảng tóm tắt và hình ảnh Tư liệu ST)
1. Dinh toan quyền Đông Duong – Sai Gon
2. Phủ toàn quyền Đông Dương – Ha Noi
3 Sở Tài chính Đông Dương ( gồm Nha công sản, trực thu , địa chính)
4, Bản đồ Hà Nội 1873
5. Sở Địa dư Đông Dương
6 Bản đồ Sài gòn 1923
4. Quản lý đất đai ở Việt Nam, giai đoạn 1955-1975
Ngày 7.5.1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam; 20.7.1954 Hiệp định Gioneve về Đông Dương được ký kết. Việt Nam tạm chia làm 2 miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới; do Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thi hành, từng bước mở rộng chiến tranh ở miền nam, và ném bom phá hoại miền Bắc; Việt Nam lại phải trải qua cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1954-1975). Trong điều kiện chiến tranh, chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn này là phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quản lý đất đai hướng trọng tâm vào phực vụ khôi phục kinh tế, cải tạo các thành phần kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, xây dựng Hợp tác xã (quy mô thôn) và phát triển sản xuất nông nghiệp; Chiến thắng lịch sử trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 30.4.1975 đã kết thúc kháng chiến chống Mỹ, miền Nam được giải phóng, đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do.
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về quản lý đất đai như Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1959; Điều lệ hợp tác xã Nông nghiệp (1969), Điều lệ Cải cách ruộng đất ngoại thành 1955; Nghị quyết của HĐCP về việc tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi (1969); Nghị định số 70-CP ngày 9-12-1960 quy định nhiệm vụ tổ chức ngành Quản lý ruộng đất.; Nghị định số 71-CP ngày 9-12-1960 ấn định công tác quản lý ruộng đất; Nghị quyết số 125-CP của Hội đồng chính phủ ngày 28-6-1971 về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất, Pháp lênh về bảo vệ rừng 1972 . Hệ thống quản lý đất đai được hình thành ở 4 cấp (hình 1)
Ở vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam Chính phủ Lâm thời Cách mạng Cộng hòa miền nam Việt Nam đã ban hành Chính sách ruộng đất (Nghị định 01/75 ngày 5.3.1975), Tại vùng tạm chiếm miền nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành “Cải cách điền địa”, ” (1955-1956) và “Luật người cày có ruộng” (1970) phục vụ chính sách “bình định nông thôn
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc l.ập- tự do, Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 đã bầu ra Quốc Hội chung của cả nước, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước là CHXHCN Việt Nam . Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) đã xác định đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới ở nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.”
Chính sách đất giai đoạn này tập trung vào các nội dung chủ yếu: i) Hoàn thiện hợp tác xã quy mô toàn xã, tổ chức nông nghiệp sản xuất lớn ; ii) Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam; iii) Cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có cải tiến chế độ sử dụng đất đai.
Hiến pháp 1980 đã được Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 18 /12/12 1980,. quy định:: “Đất đai… thuộc sở hữu toàn dân.” (Điều 19); “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.” (Điều 20). Theo NghỊ quyết số 548 NQ-QH ngay 24.5.1979 của UBTVQH, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị Định số 44-CP ngày 9.11.1979 về thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Hệ thống tổ chức Ngành QLRĐ theo NĐ 44-CP (Hình 6)
Trong những năm 80, toàn ngành từ trung ương đến cơ sở đã thấu suốt nhiệm vụ, nhanh chóng tổ chức thực hiện toàn diện các mặt công tác theo Điều 19,20 của Hiến Pháp năm 1980 và Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước.
Một trong những thành tựu nổi bật của Ngành trong giai đoạn (1976-1985) là công tác điều tra cơ bản phục vụ phân vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp (Đo đạc lập bản đồ, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng và phân hang đất , đăng ký thống kê đất đai ), tham gia xây dựng Bản đồ Thổ nhưỡng Việt Nam tỷ lệ 1/1000.000 .[1976] (Giải thưởng Hồ Chí Minh)
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh
2. Các nhà Khoa hoc Đất (2006 ) nhiều người trong số đó đã có mặt từ ngày đầu thành lập Vụ QLRĐ ( tiền thân của TCQLRĐ)
3, Lãnh đạo TCQLRĐ thời kỳ (1979-1985)
4. Lãnh đạo TCQKRĐ tiếp chuyên gia Liên Xô
5. Kỷ niệm 25 năm thành lập Ngành
6 So đồ hệ thống tổ chức Ngành QLRĐ (1979-1985)
6. Quản lý đất đai Việt Nam, Tổng cục quản lý ruộng đất (1979-1993)
Theo NghỊ quyết số 548 NQ-QH ngay 24.5.1979 của UBTVQH, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị Định số 44-CP ngày 9.11.1979 về thành lập Tổng cục Quản lý Ruộng đất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Tổng cục ra đời trong thời kỳ trước đổi mới (1986), trong lúc nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển , cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Cơ quan trung ương dóng trụ sở tại phường Phương mai, Quận Đống đa, Hà Nội , nguyên là trụ sở của Vụ Quản lý đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp , tòa nhà chính là một biệt thự xây dựng từ thời pháp thuộc, sau cơi nới là nơi làm việc cho lãnh đạo Tổng cục và các vụ quản lý Nhà nước, Một tòa nhà 2 tầng được xây mới cho các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm nghiên cứu tài nguyên đất, Công ti vật tư , và xí nghiệp in tổng cục ). Biên chế tổng cục khoảng hơn 100 người do Ông Tôn Gia Huyên làm Tổng cục trưởng và Ông Vũ Ngọc Tuyên làm Tổng cục phó, năm 1992 thêm PTCT Chu Văn Thỉnh . Ở các Địa phương thành lập Chi cục Quản lý Ruộng đất, sau là Ban Quản lý Ruộng đất (tách ra từ phòng quản lý ruộng đất thuộc Sở Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương).
Giai đoạn này thực hiện Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước. Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu (Đo đạc bản đồ giải thửa bằng thước toàn đạc [tầm ngắm 20m], bản đồ đo vẽ, nhân sao thủ công (in Ozalit), Phân hạng đất lúa nước trên cơ sở kết hợp các yếu tố chất lượng đất [địa hình tương đối, độ dầy tầng canh tác, chế độ tưới tiêu, pH Kcl, Đạm, Lân dễ tiêu) và năng suất lúa
Những thành tựu nổi bật của Quản lý đất đai Việt Nam trong giai đoạn này
Xây dựng cơ sở pháp lý quản lý đất đai theo Hiến pháp 1980, Quyết định số 201-CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Luật Đất đai 1987, Luật này được xây dựng công phu (vơi 70 lần dự thảo trước khi trình Quốc Hội thông qua ) và là sắc luật đầu tiện được Quốc Hội ban hành trong thời kỳ Đổi mới, đánh dâu sự trưởng thành của Quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo pháp luật
Hoàn thành công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ . trong đó đến năm 1986 hoàn thành phân hạng đất lúa nước cấp huyện, tại 223 huyện với 2.800.000 ha đất lúa
Hợp tác quốc tế: 3.1993 tại Hà Nội Chính phủ Việt Nam và Chính phủ West Australia đã ký hiệp định hợp tác Nghiên cứu khả thi hệ thống quản lý đất đai Việt Nam . Theo đó 30 chuyên gia West Australia đã sang Việt Nam và 30 cán bộ Việt Nam đã đến Perth Thủ đô West Australia nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng báo cáo khả thi xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại ở Việt Nam.
7. Quản lý đất đai Việt Nam, Tổng cục Địa chính (1994-2002)
Tổng cục Địa chính được thành lập theo Nghị Định số 12 -CP ngày ngày 22 tháng 2 năm 1994 và Nghị định số 34 ngày ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước. Khi mới thành lập (1994) lãnh đạo tổng cục có 4 người: TCT Tôn Gia Huyên, các phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sử, Chu Văn Thỉnh và Đặng Hùng Võ (1a,b,c) , Ông Bùi Xuân Sơn , UVTW Đảng được Trung ương điều động về làm TCT thay Ông Tôn Gia Huyên (nghỉ hưu 1966) [2]; sau đó TTCP đã bổ nhiệm PTC Nguyễn Đình Bồng (1998) và Triệu Văn Bé (1999) [3]. Bộ máy ngành Địa chính được thiết lập ở 4 cấp: Cơ quan Trung ương – TCĐC , Sở Địa chính được thành lập tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Địa chính được thành lập ở các huyện, thị thuộc tỉnh và cấp xã có Cán bộ Địa chính xã [12]
Tổng cục Địa chính ra đời trong thời kỳ Đổi mới, chính sách pháp luật đất đai được đổi mới phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường , nhằm nâng cao năng lực hiệu quả quản lý đất đai đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 1991-2010.
Thành tựu
Pháp chế: Thể chế hóa Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật Đất đai (1998, 2001). tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất, Nhà nước còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và Người Việt nam định cư ở nước ngoài thuê đất . Người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thùa kế, thế chấp quyền sử dụng đất
Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính chính quy đã đo vẽ 6.639.117 ha; Bản đồ theo Chỉ thị 299/TTg 4.104.901 ha; Hệ thống hồ sơ địa chính đã được thiết lập ở 9000 xã, phường, thị trấn.
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) : Đến cuối năm 2002 đã có 92,7% số hộ gia đình và tổ chức được cấp GCNQSDĐ với 97,8% tổng diện tích đất nông nghiệp. 515.000 hộ gia đình, cá nhân và 7.358 tổ chức đã được cấp 628.900 GCNQSDĐ với 3.546.500 ha đạt 35% tổng diện tích đất lâm nghiệp; 35% tổng số hộ và khoảng 25% diện tích đất ở tại đô thị đã được câp 946.500 GCNQSDĐ với 14.600 ha
Quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 1993 đã đi vào nề nếp. Quốc hội khoá IX , kỳ họp thứ 11 đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất đai cả nước 5 năm giai đoạn 1996 – 2000, Quy hoạch sử dụng đất trở thành trở thành công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (4a,b,c)
Về khoa học và hợp tác quốc tế: trong giai đoạn 1994-2002 :Tổng cục Địa chính đã triển khai19 chương trình dự án trong lĩnh vực đất đai với các nước, tổ chức quốc tế: UNDP, WB, ADB, trong đó có Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về đổi mới hệ thống Địa Chính – CPLAR (1997-2000) “ với mục tiêu nâng cao năng lực của ngành Địa chính Việt Nam trong quản lý và sử dụng đất. Ngành Địa chính Việt Nam đã có bước tiến lớn theo hướng quản lý đất đai chính quy, hiện đại (5-11)
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Quản lý đất đai (từ 2002 đến nay )
Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 và Nghị Định số 91/2002/NĐ-CP ngày ngày 11 tháng 11 2002 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Địa chính , tổng cục Khí tượng Thủy văn và các các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về về tài nguyên nước (thuộc Bộ NNPTNT), tài nguyên khoáng sản (thuộc Bộ Công nghiệp) và Môi trường (thuộc Bộ KHCNMT) . Ông Mai Ái Trực UVTWĐ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng đầu tiên của Bộ này Tổng cục Quản lý đất đai được thành lập theo Nghị Định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 2 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 21/2014/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức Bộ máy của Ngành quản lý đất đai (2); Lãnh đạo Tổng cục QLDĐ trưc thuộc Bộ TNMT qua các thời kỳ cùng 2 PTCT trẻ mới được bổ nhiệm : Chu An Trường và Đoàn Thanh Mỹ (2020) [3] Đội ngũ can bộ gòm 30.000 người (Trrung ương 756, cấp tỉnh 6000, cấp huyện 12.000, công chức, viên chức; cấp xã 11.250 cán bộ Địa chính xã ).
Thành tựu
Pháp chế: Thể chế hóa Hiến pháp 1992, 2013, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 . tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo pháp luật, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao đất có thu tiền và cho thuê đất, Nhà nước còn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài và Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. Người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thùa kế, thế chấp , góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Chính sách pháp luật đất đai tiếp tực đổi mới, hoàn thiện phù hợp với thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đã phát huy nguồn lực đất đai đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Quản lý đất đai ở Việt Nam đã phát triển đồng bộ cả về 4 công cụ: pháp lý, quy hoạch, kinh tế, hành chính với phương châm công khai, minh bạch. thông thoáng và tuân thủ pháp luật
Công tác điều tra cơ bản về đất đai: trong giai đoạn từ 2008-2018 đã được đẩy mạnh với các dự án điều tra đánh giá tài nguyên đất, môi trường đất, thoái hóa đất ở các vùng tự nhiên và các vùng trọng điểm kinh tế trên địa bàn cả nước. Việc kiểm kê đất đai (5 năm), thống kê đất đai (hàng năm) và kiểm kê chất lượng đất đai định kỳ đã đi vào nề nếp đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu
Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 và được điều chỉnh tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 04 năm 2016 của Quốc hội khóa XIII. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đồng thời phê duyệt điều chỉnh cho 58/63 tỉnh thành phố, trực thuộc Trung ương.
Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) : Đến 31/12/2016 cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính 25. triệu ha cho các loại tỷ lệ từ 1/200 đến 1/10.00,. đạt trên 76% tổng diện tích tự nhiên và đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận (GCN) theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, tỷ lệ cấp GCN đạt trên 95,2% tổng diện tích các loại đất cần cấp (42 triệu GCN, với 23.triệu ha.),
Về khoa học và hợp tác quốc tế: trong giai đoạn từ 2002 đến nay, Bộ tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai đã triển khai nhiều chương trình dự án trong lĩnh vực đất đai với các nước, tổ chức quốc tế: UNDP, WB, ADB, trong đó có Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA- 2004-2009), Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam VLAP- giai đoạn 1 (2010-2015)
Thời kỳ 1955-1979: Khi ngành Quản lý đất đai là đơn vị cấp vụ thuộc Bộ Tài Chính, sau là Bộ Nông nghiệp: hệ thống quản lý ruộng đất ở nước ta chưa hoàn chỉnh: Trung ương là cấp Vụ, Tỉnh là cấp Phòng thuộc sở Nông nghiệp, Huyện là bộ phận trong phòng Nông nghiệp; xã có Cán bộ địa chính (trước đó gọi là Chưởng Bạ). Ví dụ tỉnh Yên Bái khi đó , cả tỉnh có 1 kỹ sư Thổ nhưỡng, cán bộ phòng và bộ phận cấp huyện là cán bộ Trung cấp (Trường Bỉm Sơn, Thanh Hóa) .
Thời kỳ 1979-1994: Tổng cục quản lý ruộng đất. Khi đó lãnh đạo và chuyên viên Vụ bản đồ là các Kỹ sư tốt nghiệp ở Liên Xô, Bungari. Ở cấp tỉnh và huyện là các cán bộ tốt nghiệp từ Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và trung cấp Bỉm Sơn Thanh Hóa (miền Bắc ); Nông lâm thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; Trung cấp Long Thành Đồng Nai (Miền Nam), cấp xã cán bộ địa chính: trung cấp (Bỉm Sơn, Long Thành)
Thời kỳ 1994-2002: Tổng cục Địa chính được thành lập. Lúc này lãnh đạo Tổng cục phần lớn có học vị Tiến Sỹ , một số được đào tạo trong nước, một số đào tạo ở Nga, Ba Lan, Bungari , Ở cấp tỉnh, cấp huyện cán bộ có trình độ Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sỹ, được đào tạo ở các trường trong nước. Thời kỳ nầy nhiều trường mở Khoa Địa chính hoặc Quản lý đất đai: (Đào tạo Đại học, Sau đại hoc) Nông nghiệp Hà Nội, Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; Khoa học tự nhiên, Kinh tế quốc dân , Mỏ Địa chất
Thời kỳ 2002 đến nay: Từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, nhiều trường mở Khoa Quản lý đất đai, hoặc Tài nguyên Môi trường (Đào tạo Đại học, Sau đại hoc) Nông nghiệp Hà Nội, Khoa học tự nhiên, Kinh tế quốc dân, Nông Lâm Thái Nguyên , Nông Lâm Bắc Giang, Lâm nghiệp, Nông Lâm Huế, Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Nông nghiệp Cần Thơ; sau đó là Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh …Một số trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cũng đưa môn học Quản lý Đất đai và bất động sản vào Khoa Quản lý đô thị. Thời kỳ này các trường đã thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch đào tào cán bộ chuyên ngành quản lý đất đai. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đã có bước phát triển lớn: Ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trình độ Thạc sỹ phổ cập, một số có trình độ Tiến sỹ, ở cấp xã phường trình độ Cử nhân, Kỹ sư , một số có trình độ Thạc sỹ. Công tác đào tạo cán bộ không ngừng phát triển đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Quản lý Đất đaitrong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
Có thể thấy rõ điều này từ kết quả đào tạo cán bộ của Khoa Quản lý Đất đai Học viện Nông nghiệp Việt Nam (1976-2016) như sau: Đào tạo Đại học (1982-1991- Khóa 22-31): Quản lý Đất đai: 269,Thổ nhưỡng – Nông hóa : 199; (1992-2001-Khóa 32-41) Quản lý Đất đai: 866, Thổ nhưỡng – Nông hóa: 156; ( 2002-2011- Khóa 42-51): Quản lý Đất đai 1463, Thổ nhưỡng – Nông hóa 256; (2012-2016 – Khóa 52-57) Quản lý đất đai : 2448, Khoa học đất: 464. Đào tạo Thạc sỹ (1976-2016) Quản lý Đất đai: 2.132 ; Khoa học Đất: 250. Đào tạo Tiến sỹ (1976-2016) Quản lý Đất đai: 35 , Khoa học Đất: 36
GSTS NGND Lê Duy Thước người đặt nền móng thành lập Khoa quản lý ruộng đất , đại học Nông nghiệp I (1976). Ban chủ nhiệm khoa quản lý ruộng đất khóa đầu (1976-1988): GSTS NGUT Cao Liêm (Trưởng khoa); PGSTS NGUT Nguyễn Thanh Tùng, GVC; TS NGUT Nguyễn Đường, PGSTS NGUT Phan Xuân Vận (Phó trưởng khoa) (ảnh 1,2). Nhiều Nhà Khoa học Đất đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp đào tạo cán bộ Quản lý Đất đai, đặc biệt các bậc tiền bối có mặt từ khi thành lập Đại học Nông Lâm (1956-1958): Thầy Phạm Gia Tu (tham tá canh nông thời Pháp), Nguyễn Văn Chiển, Cao Liêm (Địa chất); Lê Văn Căn (Nông hóa); Trần Khải (Vi sinh vật đất). Thời kỳ Học viện Nông Lâm (1959-1963) là các thầy: Vũ Ngọc Tuyên, Ngô Nhật Tiến Nguyễn Văn Thọ (từ Viện Khảo cứu trồng trọt về ), các thầy Trần Khải và Nguyễn Mười từ Trung Quốc về, Thầy Đỗ Ánh, Nguyễn Vi từ Liên Xô về cùng các thầy Võ Minh Kha, Nguyễn Thanh Trung (Khóa 1) , Hà Huy Khuê (Khóa 4) . Thời kỳ Đại học Nông nghiệp (1963-1967) có thêm các thầy: Đặng Đình Mỹ, Trương Công Tín, Nguyễn Đường, Vũ Hữu Yêm, Phan Thị Lãng, Nguyễn Phương Diệp…(ảnh 3,4) [Nguồn: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý Đất đai, Kỷ yếu 40 năm xây dựng và phát triển]
CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ hội giáo dục nhằm mục đích tôn vinh nghề giáo và là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn những người Thầy, cũng là dịp để đánh giá và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Ngày 20 tháng 11 năm 1989, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, xác lập những quyền cơ bản như quyền được sống trong môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử, quyền tiếp cận nước, thức ăn, quyền được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ. Ngày 20 tháng 11 năm 1910, ngày mất của Lev Nikolayevich Tolstoy, (sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828), đại văn hào Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục. Tolstoy được yêu mến hầu như khắp mọi nơi trên thế giới như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình,Anna Karenina và Đường sống. Ông là một nhà luân lý nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, có ảnh hưởng tới Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Bài khảo cứu chọn lọc Chiến tranh và Hòa bình