Số lần xem
Đang xem 1317 Toàn hệ thống 2444 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Cánh cò ông Noel
Vầng trăng mẹ hiền
Vang đến cho em
Giấc mơ hạnh phúc
Khi ban mai tỉnh thức
Mọc sớm sao tình yêu
Thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
Ca dao em và tôi
Cánh cò bay trong mơ
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.‘
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
Bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
(ca dao cổ)
Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay Minh Không thầy hái thuốc
Lững lờ mây trắng bay.
Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.
Hoa Lư, Tứ giác nước
Kẽm Trống, Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.
Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng Hoàng Long sông chảy hoài …
SÔNG HOÀNG LONGCHẢY HOÀI Hoàng Kim
Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không.
NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh,.là em út của năm anh chi em trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà cũ của cha mẹ tôi ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng ngôi nhà tuổi thơ thì lại ở phía sau gốc bần, và rặng tre gần Chợ Mới Làng Minh Lệ, ngã ba sông Gianh, nơi hợp lưu của hai nhánh phụ là Nguồn Son và Rào Nan
Linh Giangsông quê hương
Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
Bài thơ “Linh Giang” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi . Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không thể quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Mẹ tôi mất sớm (Mồng Ba Tết Giáp Thìn 1964), cha tôi bị bom Mỹ giết hại (29 tháng 8 Mậu Thân 1968).anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Nguồn Son và chợ Mới
Cha mẹ tôi sau lần chuyển nhà từ nơi gần Đình Minh Lệ về Chợ Mới, thì sinh kế chính của cha tôi từ đó cho đến ngày cha mất năm 1968 là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, và chèo đò dọc từ chợ Mới đến chợ Đồn Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường là suốt ngày, trừ những hôm làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm vườn và bán rau với nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng cha tôi chèo đò trên sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua, trời gần sáng rất lạnh, tôi khi nhớ về lại thắt lòng.
Chuyện ông gia mù Cao Hạ
Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.
Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên
Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.
Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.
– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.
– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?
– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.
Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?
– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.
– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.
– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?
– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.
– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.
– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .
– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.
Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.
Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
Cám ơn thầy Trần Đình Lý giới thiệu bài hát mới TÌNH KHÚC NÔNG LÂM https://youtu.be/nKfd3YE5cNc nhạc và lời Nguyễn Văn Thông ngành Quản trị Kinh doanh Khóa 29 Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Video bài ca thật tuyệt vời, hình ảnh đẹp, sự trình diễn và ca từ hay, ấm áp tự hào, xin được tích hợp vào chuyên trang “Về trường để nhớ thương” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/
XANH MỘT TRỜI HI VỌNG Hoàng Kim
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ
Chợt thấy lòng rưng rưng
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa vui hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Cánh cò ông Noel
Vầng trăng mẹ hiền
Vang đến cho em
Giấc mơ hạnh phúc
Khi ban mai tỉnh thức
Mọc sớm sao tình yêu
Thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
Ca dao em và tôi
Cánh cò bay trong mơ
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.‘
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
Bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
(ca dao cổ)
Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay Minh Không thầy hái thuốc
Lững lờ mây trắng bay.
Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.
Hoa Lư, Tứ giác nước
Kẽm Trống, Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.
Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng Hoàng Long sông chảy hoài …
SÔNG HOÀNG LONGCHẢY HOÀI Hoàng Kim
Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không.
NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh,.là em út của năm anh chi em trong một gia đình nông dân nghèo. Nhà cũ của cha mẹ tôi ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng ngôi nhà tuổi thơ thì lại ở phía sau gốc bần, và rặng tre gần Chợ Mới Làng Minh Lệ, ngã ba sông Gianh, nơi hợp lưu của hai nhánh phụ là Nguồn Son và Rào Nan
Linh Giangsông quê hương
Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con
“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“
Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ
Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.
Bài thơ “Linh Giang” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi . Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không thể quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen. Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân. Mẹ tôi mất sớm (Mồng Ba Tết Giáp Thìn 1964), cha tôi bị bom Mỹ giết hại (29 tháng 8 Mậu Thân 1968).anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Nguồn Son và chợ Mới
Cha mẹ tôi sau lần chuyển nhà từ nơi gần Đình Minh Lệ về Chợ Mới, thì sinh kế chính của cha tôi từ đó cho đến ngày cha mất năm 1968 là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, và chèo đò dọc từ chợ Mới đến chợ Đồn Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường là suốt ngày, trừ những hôm làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm vườn và bán rau với nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh. Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng cha tôi chèo đò trên sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua, trời gần sáng rất lạnh, tôi khi nhớ về lại thắt lòng.
Chuyện ông gia mù Cao Hạ
Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.
Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên
Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.
Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.
– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.
– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?
– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.
Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?
– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.
– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.
– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?
– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.
– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.
– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .
– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.
Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.
Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
Cám ơn thầy Trần Đình Lý giới thiệu bài hát mới TÌNH KHÚC NÔNG LÂM https://youtu.be/nKfd3YE5cNc nhạc và lời Nguyễn Văn Thông ngành Quản trị Kinh doanh Khóa 29 Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Video bài ca thật tuyệt vời, hình ảnh đẹp, sự trình diễn và ca từ hay, ấm áp tự hào, xin được tích hợp vào chuyên trang “Về trường để nhớ thương” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/
XANH MỘT TRỜI HI VỌNG Hoàng Kim
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ
Chợt thấy lòng rưng rưng
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa vui hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Tôi ngồi ở góc khuất, chọn lại mấy truyện ngắn ưa thích nhất của anh Thiệp và lắng nghe lời trò chuyện. Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đêm nhớ Nguyễn Huy Thiệp đang sửa liên tục. Nhiều người đến thăm, tưởng nhớ, thương tiếc, hồi tưởng, bàn luận, nhiều sự việc, được công bố, việc chính của người chép văn sử CNM365 là tuyển chọn và cập nhật
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thái Nguyên, mất ngày 20 tháng 3 năm 2021 tại Hà Nội thọ 72 tuổi. Ông là nhà văn Việt Nam đương đại, về truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch với những góc nhìn mới, táo bạo. Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn (1986) nhưng được coi là người đạt đỉnh cao nghệ thuật của truyện ngắn với các tác phẩm nổi bật Giăng lưới bắt chim, Mưa Nhã Nam, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Những ngọn gió Hua Tat, Tướng về hưu, Thời của tiểu thuyết, Tuổi 20 yêu dấu, Những người thợ xẻ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, …. Câu nói ấn tượng ám ảnh nhất , bài học sâu sắc nhất của chính anh “đậy nắp quan tài đình luận”. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói (trên trang Văn hóa Nghệ An): “Nhà văn là người biết sống trung dung, phong lưu, tri túc, “cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm”. Không dễ gì tổ chức được một cuộc đời như thế. Rất khó, khó nhất không phải chỉ là tiền bạc, cũng khó nhất không phải chỉ là tri thức, mà khó nhất lại là đạo đức! Các cụ ngày xưa nói “có đức mặc sức mà ăn” là vô cùng sâu sắc, vô cùng tế nhị. Ngày xưa có đạo hơn, con người sống giản dị nên ít bệnh. Bây giờ đuổi theo vật chất, vô đạo. Tôi là một trong những ca điển hình. Mình phải trả giá. Ngày xưa sống thanh đạm, gần đạo hơn, nét mặt vô tâm thư giãn chứ không cố ý thư giãn”.
1
Bạn ưa nhất văn chương anh Thiệp cuốn nào? Tôi thì chọn đầu tiên là Giăng lưới bắt chim, Hôm nay tôi cẩn thận đọc lại sáu tác phẩm tâm đắc nhất ‘Nguyễn Huy Thiệp lắng đọng”, Lắng lòng trước lời điếu thật hay của nhà văn Nguyễn Quang Thiều; Thật thích bài tổng kết bình giảng của thầy văn Nguyễn Hữu Sơn, Thật biết ơn sự đánh giá trãi lòng của nhà văn nghề thủy lợi Chiêm Lưu Huy… xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-huy-thiep-lang-dong/.