ThS. ĐỖ THỊ LỢI Bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non là do dụng cụ cắt rốn không được khử trùng hoặc do sử dụng sợi garo buộc không sạch khiến trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn gây bệnh. Trực khuẩn uốn ván là loại khuẩn yếm khí, tồn tại trong đất, phân và nước tiểu hoặc ở trong đường ruột của người và động vật. Nếu như không làm tốt công tác vệ sinh và diệt trừ mầm bệnh ở môi trường xung quanh và chuồng nhốt dê, cừu non, cộng thêm với việc một số hộ dùng các dụng cụ không được vệ sinh tốt đỡ đẻ cho bò, dê, tất cả những nguyên nhân này đều có thể khiến con vật mới sinh bị mắc uốn ván.
Trạng thái đầu tiên của bệnh là bê, dê, cừu 3 – 6 ngày tuổi bú sữa gặp khó khăn, khớp hàm dần dần đóng lại, không thể mở miệng được nữa, cơ bắp bị co giật, mắt nhỏ dần đi, miệng có xu hướng chu ra ngoài. Khi toàn thân co giật, đầu con vật cứ ngoảnh về phía sau, con vật mắc tật ưỡn cột sống, lâm vào trạng thái uốn người ra phía sau. Lúc rơi vào tình trạng bệnh nghiêm trọng rồi, cơ hô hấp và các cơ khác đều phát sinh chứng co giật, sau cùng con vật khó thở rồi ngạt mà chết.
Cách phòng trừ bệnh
1. Tiêu diệt mầm bệnh
Trực khuẩn uốn ván là loại trực khuẩn yếm khí, nó thường ẩn nấp ở những vùng đất không sạch sẽ, trong phân và nước tiểu, chính vì thế cần phải làm tốt công tác vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày, cần định kỳ tiêu độc và vệ sinh phân, nước tiểu trong chuồng, cứ 5 – 7 ngày dùng dịch sát trùng khử độc chuồng nuôi một lần. Phân và nước tiểu vật nuôi cần làm sạch hàng ngày, thường xuyên thay và vệ sinh lót sàn chuồng vật nuôi. Đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ và khô thoáng.
2. Làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng cho rốn của con vật mới sinh
Sau khi con vật sinh ra, lập tức dùng khăn khô sạch lau hết dịch nhầy ở miệng, tai, mũi và toàn thân con vật. Lấy nước o xy già 3% làm sạch miệng vết thương của rốn, dùng kéo đã được khử trùng cắt rốn con vật, sau đó bôi cồn iot 5% vào đầu vết cắt đó.
3. Tiêm phòng bệnh: Có thể tiêm phòng uốn ván 5000IU cho con vật mới sinh. Số lần xem trang : 16891 Nhập ngày : 09-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 09-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam CHĂN NUÔI TRANG TRẠI LỢN ĐẶC SẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009) KHÁNH HÒA: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG RONG XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (15-01-2009) XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: BÀI TOÁN KHÓ VỚI BÌNH PHƯỚC (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (15-01-2009) GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN SSC 557 (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) CÁCH TIÊM VÀ CHO THỎ UỐNG THUỐC THÚ Y (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009) CẢNH BÁO VỀ VIỆC TRỒNG ĐU ĐỦ BIẾN ĐỔI GEN Ở THÁI LAN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) CHẤT KÍCH THÍCH KHÁNG SAR3 PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009) MUỐN CÂY TRÂM ỔI CÓ NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009) CÁCH BẢO QUẢN CỦ KHOAI TÂY SAU THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2008) (09-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|