Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 428
Toàn hệ thống 1016
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trâm ổi là một loại cây hoang dã sống nhiều ở các vùng đồi núi của Đà Lạt, Nha Trang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai... tùy từng nơi mà chúng có những kích thước, mầu sắc hoa và tên gọi khác nhau. Có nơi gọi là cây trâm hôi, nhiều nơi kêu là cây ngũ sắc...

 

Ở Đà Lạt có lẽ do điều kiện thời tiết phù hợp nên thường có hoa to và đẹp, ở Nha Trang đa phần hoa có mầu hường và tím... Đã có những “nghệ nhân tài tử” sưu tầm được đến 7 mầu hoa khác nhau, đó là: hường, tím, trắng, đỏ, vàng chanh, vàng cam, vàng nghệ. Loại hoa này khi để đơn độc thường không mấy “sắc sảo”, thế nhưng nếu biết cách ghép nhiều mầu hoa lên cùng một gốc ghép thì sẽ cho một cây rất đẹp và lạ mắt.

Cách nay vài năm với một gốc trâm ổi được ghép 7 mầu hoa của nghệ nhân Ba Thật (ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp. HCM) đã giành được Huy chương vàng tại Hội hoa xuân Tp. HCM.

Nhân một lần đi tham quan vùng trồng hoa kiểng của Tp. HCM, chúng tôi đã may mắn gặp được chủ nhân của chiếc huy chương vàng đó tại nhà riêng của ông. Ông nói: để tạo ra cây ghép như thế không khó, chỉ cần có sự say mê và hiểu biết về cách ghép một chút là có thể làm được.

Ông cho biết: muốn cây ghép có thế đẹp, thì phải kiếm được một cây làm gốc ghép tương đối lớn và có dáng cổ thụ một chút. Những cây này thường mọc ở các bờ rào, bờ dậu hay các gò đống ở những “vùng sâu, vùng xa” (chứ không có bán sẵn ở các điểm bán hoa kiểng). Khi đã có gốc ghép, dùng cưa, kéo cắt tỉa tạo thế cho cây theo ý muốn của mình rồi trồng vào trong chậu lớn có trộn sẵn phân mục và cát. Chăm sóc chu đáo để cây khỏe mạnh. Sau trồng khoảng một tháng, cây sẽ ra nhiều chồi mới, chọn để lại những chồi ưng ý để ghép giống hoa khác vào, số còn lại tỉa bỏ (hãy tạm gọi mỗi chồi này là một “gốc ghép”). Khi “gốc ghép” có độ dài khoảng 5-7 cm, lớn cỡ ruột cây viết bi trở lên là ghép được.

Cách ghép như sau: trên “gốc ghép” cắt bỏ một đoạn ngọn dài khoảng 5-6 cm, cắt bỏ những lá ở dưới chỗ vừa cắt rồi dùng lưỡi dao lam chẻ đôi “gốc ghép” một đoạn dài 1,5-2 cm để tạo “miệng ghép”. Trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”. Cắt lấy một đoạn dài 5-7 cm (có 2-3 mắt lá), mỗi lá cắt bỏ 2/3 đến ½ lá, để cành ghép đỡ bị mất nước sau khi ghép (phần này gọi là “cành ghép”).

Tại phần gốc của “cành ghép” dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên tạo thành một hình nêm (vết cắt vạt dài 1,5-2 cm). Cắt vạt xong, nhanh chóng đưa phần vạt nêm vào “miệng ghép” rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt. Xong xuôi dùng một bao nilon loại trong trùm kín lên “cành ghép” và chỗ ghép để “cành ghép” không bị khô, che nắng cho chỗ ghép (hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát - nếu gốc ghép được trồng trong chậu), sau ghép khoảng 15 ngày, nếu thấy “cành ghép” còn sống thì tháo bỏ bao nilon. Khoảng 15-20 ngày sau, tháo bỏ dây nilon quấn chỗ ghép. Sau khi ghép một thời gian tại chỗ nách lá của “cành ghép” sẽ nhẩy tược mới và ra hoa.

Muốn cây ghép có thế đẹp, thì sửa tạo tán cho cây giống như việc tạo tán cho những cây kiểng khác.

                          Nguyễn Danh Vàn

Số lần xem trang : 16835
Nhập ngày : 09-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007