Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5768
Toàn hệ thống 6228
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Dù mới học hết lớp 7 nhưng cách tính toán, làm ăn của Lê Trung Hiếu ở xã Long Hòa (Bình Đại - Bến Tre) khiến nhiều người phải nể phục. Năm nay mới 32 tuổi nhưng anh đã nắm trong tay tài sản bạc tỉ.

 

Gập ngềnh khởi nghiệp

 

Không ít người e ngại khi nói về chuyện làm ăn của mình, nhưng Hiếu thì sốt sắng trước những thành quả anh đang có, bởi như lời anh nói: “Tôi từ nghèo khó đi lên bằng chính đôi tay của mình thì có gì phải giấu. Chuyện làm ăn mỗi người một cách, nhưng theo suy nghĩ của tôi, có quyết tâm thì trước sau cũng thành công”. Nhìn lại quãng thời gian lập nghiệp của anh mới thấy đó thực sự là con đường gập ghềnh. Sau khi lập gia đình và ra ở riêng, vợ chồng anh được cha mẹ hai bên cho 8 công (1 công = 1.000m2) đất cùng hơn 1 lượng vàng. Lúc đầu, anh chủ yếu trồng mía, nhưng do giá mía thấp, chưa tới 200.000 đồng/tấn nên cuộc sống của gia đình rất chật vật.

 

Anh bàn với vợ bán vàng mua ghe đi buôn. Đôi vợ chồng trẻ từ Bến Tre theo đường sông về đến Kinh Cùng (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) mua mật đường về bán lại cho các lò kết ở Bến Tre kiếm lời. Hơn 1 năm sống nghề sông nước, nhìn lại cuộc sống vẫn không dư giả, anh quyết định bỏ nghề buôn mật, chuyển sang làm đường. Năm 1995, gom góp vốn liếng trong nhà, mượn thêm tiền người thân được gần 100 triệu đồng, anh đầu tư xây dựng lò đường ở xã Long Hòa, lúc đó, anh mới 20 tuổi. Tuy nhiên, đường làm ăn của anh vẫn chưa hanh thông, lò đường hoạt động không hiệu quả nên phải giải thể.

 

Làm giàu nhờ trái nhãn

 

Hưởng ứng phong trào trồng nhãn ở địa phương, năm 1996, Hiếu chuyển phần đất vườn sang trồng nhãn long. Với chiếc ghe 7 tấn sẵn có, anh vừa thu hoạch nhãn của nhà vừa làm thương lái thu gom nhãn cho người dân các xã lân cận để cung cấp cho các vựa nhãn lớn ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) và huyện Cái Bè (Tiền Giang). Trong thời gian làm lái nhãn, anh nảy ra ý tưởng đầu tư lò sấy nhãn để thu mua sản phẩm cho bà con. Anh bàn với cha mẹ đầu tư xây lò sấy và làm cơ sở thu mua nhãn cho các chủ vựa ở nơi khác đến thuê. Bản thân anh nhận nhiệm vụ thu mua nhãn cung cấp cho các vựa. Với cách làm này, vào vụ nhãn (từ tháng 5 đến tháng 11) anh có trong tay vài chục triệu đồng lợi nhuận.

 

Thấy thuận lợi, năm 2000, Hiếu đầu tư xây dựng thêm 3 vựa mua nhãn và tiếp tục mời các thương lái lớn về làm ăn. Chỉ tính riêng việc cho thuê điểm mua nhãn và chở nhãn, mỗi tháng anh thu lợi nhuận gần 20 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2001, việc kết hợp làm ăn bị tan rã do các chủ cơ sở mua nhãn thường xuyên gây khó khăn trong việc trả tiền cho anh và các chủ vườn. Sợ mất uy tín khi việc làm ăn của mình đang tiến triển, Hiếu quyết định không kết hợp với các chủ vựa thu mua nữa mà tự mua nhãn thông qua trung gian, xuất đi Trung Quốc. Nhưng một lần nữa, anh không hài lòng vì thường xuyên bị ép giá, Hiếu quyết phải xuất hàng trực tiếp.

 

Nhớ lại quyết định xuất khẩu nhãn trực tiếp, Hiếu kể: “Mang tiếng là buôn bán chứ thật ra tôi không khác gì một nông dân thích “ăn chắc mặc bền”, nhưng bị ép quá phải tìm lối thoát. Nếu không có vợ tôi động viên “liều” đi Trung Quốc một chuyến thì cuộc sống của tôi bây giờ vẫn không thay đổi.

 

Được vợ động viên, gần Tết Nguyên đán năm 2005, Hiếu trực tiếp theo xe chở nhãn đi thẳng sang Trung Quốc chào hàng. Kết quả, anh đã ký được hợp đồng với khách hàng bên đó. Tính ra, nếu xuất trực tiếp, anh đạt lợi nhuận gấp 10 lần so với xuất qua trung gian. Nhờ quyết định này mà mùa nhãn vừa qua, mỗi ngày Hiếu thu mua 20 - 30 tấn nhãn. Giá nhãn tiêu được cơ sở của anh mua ở mức thấp nhất là 3.500 đồng/kg, cao nhất 12.000 đồng/kg. Vào vụ, cơ sở của anh giải quyết việc làm thường xuyên cho 200 công nhân với mức thu nhập 40.000 - 80.000 đồng/người/ngày.

Mỗi mùa anh thu lợi trên 200 triệu đồng, cùng với việc cho thuê 1 điểm thu mua nhãn và 1 lò sấy khoán khác, gia đình anh có thu nhập 300 triệu đồng/năm.

Thành Dũng

 

Số lần xem trang : 15198
Nhập ngày : 09-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 11-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Người chế tạo thành công hệ thống máy cắt tách hạt điều tự động (báo KTNT - Số ra ngày /1/2009) (05-01-2009)

  TỔNG ĐÀI NÔNG NGHIỆP ĐẦU TIÊN CỦA NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 02/01/2009) (02-01-2009)

  GIÀN PHUN THUỐC DIỆT RẦY NÂU "MADE IN HAI THUẬN" (Báo KTNT - Số ra ngày 29/12/2008) (30-12-2008)

  LÀM GIÀU NHỜ CÀ PHÊ GHÉP (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  BỆNH VIÊM MÀNG PHỔI Ở BÒ (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  "VUA XƯƠNG RỒNG" (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  "KHỦNG HOẢNG THỪA" RAU Ở HÀ NỘI: THÊM MỘT BÀI HỌC VỀ DỰ BÁO, QUY HOẠCH (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  XUẤT KHẨU GẠO CHẠM NGƯỠNG 4,5 TRIỆU TẤN (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG GHẸ XANH (Báo KTNT - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  BÙNG NỔ XU HƯỚNG THUÊ ĐẤT CỦA NƯỚC NGOÀI (Báo KTNT - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007