ThS. ĐỖ THỊ LỢI Chỉ mất 1 giây và 500 đồng /tin nhắn, nông dân hay nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ có được đầy đủ các thông tin về giá cả nông sản, dịch bệnh, thời tiết, kỹ thuật, tư vấn vốn tín dụng... trong cả nước. Đây là một trong những chương trình nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam làm truyền thông tích hợp (truyền hình đến tin nhắn SMS, tổng đài, WAP.... do Trung tâm Viettel Media (Tổng công ty Viễn thông Quân đội) kết hợp cùng Trung tâm tin học thống kê (Bộ NN&PTNT) triển khai.
Theo ông Bùi Quang Huy, Giám đốc Trung tâm Viettel Media, dịch vụ tra cứu thông tin nông nghiệp và các tiện ích ở nông thôn qua kênh nhắn tin SMS hoặc tra cứu qua phần mềm cài trên Mobile giúp nông dân tiến gần hơn tới nền nông nghiệp công nghệ cao. “Đã có rất nhiều nông dân ngậm đắng nuốt cay với lái buôn vì thiếu thông tin giá cả thị trường, nhiều người muốn được tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt thì lại không biết lấy kiến thức ở đâu..., thấu hiểu được điều này, Viettel Media đã quyết tâm làm một “tổng đài” nông nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin cho họ. Chúng tôi hy vọng, với tổng đài nông nghiệp mới này, nông dân sẽ tiến sâu, tiến nhanh hơn nữa vào quá trình hội nhập” – ông Huy cho hay.
Với phương châm bình dân hoá dịch vụ, Viettel mong muốn đem đến cho mọi khách hàng, mọi đối tượng các dịch vụ hiện đại nhưng dễ sử dụng nhất và điều quan trọng hơn chính là giá cả phải rẻ, phù hợp với thu nhập của nông dân. Xuất phát từ quan điểm này, mỗi tin nhắn SMS gửi tới nông dân chỉ cần mất 500 đồng /tin nhắn. Viettel cũng đã kết hợp với các nhà tổ chức khác cùng thực hiện dịch vụ này và tiến tới cho phép nông dân tra cứu thông tin mà không phải trả tiền.
Chị Mai Thị Yến ở Liên Phương (thị xã Hưng Yên – Hưng Yên) nói: “Với các dịch vụ tiện ích như rao vặt, giá cả nông sản, tôi hy vọng đây sẽ là cầu nối hữu hiệu giúp người sản xuất bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng với giá tốt nhất mà không phải qua khâu trung gian là thương lái. Lâu nay các dịch vụ SMS hay tra cứu thông tin thường hướng tới các đối tượng “xịn” còn nông dân thì chưa thấy có”. Với dịch vụ này, nông dân không cần phải mang theo máy tính có nối mạng internet, chỉ cần điện thoại homephone của Viettel hay chiếc di động nhỏ bé là họ có thể dễ dàng có được những thông tin cần. Bên cạnh đó, dịch vụ này còn thiết lập hẳn một “tổng đài” về nông nghiệp để bà con có thể gọi điện đến và hỏi các nội dung liên quan đến lĩnh vực này. Theo đó, số điện thoại, thông tin về địa phương của người gọi sẽ được hệ thống lưu lại và kết nạp họ thành thành viên của chương trình. Từ đó, nông dân hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ như hiển thị rao vặt, mua bán, tư vấn...
Thúy Nga Số lần xem trang : 15230 Nhập ngày : 02-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 02-01-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn Medicated Feed For Farm (MFF): Dòng sản phẩm tối ưu tăng cường miễn dịch cho heo (KTNT - Ngày 28/3/2011) (06-04-2011) BIẾN RƠM THÀNH ... NHIÊN LIỆU (Báo KTNT - Ngày 21/3/2011) (06-04-2011) WEVIRO: Chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường - KTNT ngày 27/10/2010 (10-03-2011) KHI NÀO DÂN TA KHÔNG "SẢN XUẤT THEO PHONG TRÀO" ? (Báo KTNT - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009) NỮ THẠC SĨ "ĐỠ ĐẺ" CHO CÁ (Báo KTNT - Số ra ngày 7/5/2009) (11-05-2009) TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH H1N1 TRÊN ĐÀN LỢN (Báo KTNT - Số ra ngày 29/4/2009) (29-04-2009) NÔNG DÂN TRỒNG HOA HÀ LAN LAO ĐAO VI CẠNH TRANH (Báo NNVN - Số ra ngày 20/4/2009) (23-04-2009) KINH NGHIỆM CHO CÁ BỐNG TƯỢNG SINH SẢN NHÂN TẠO (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) NGƯỜI KHÔI PHỤC GIỐNG CHUỐI LABA (Báo KTNT - Số ra ngày 13/4/2009) (23-04-2009) THANH LONG MẮC "BỆNH LẠ" DO THAM BÓN THÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 11/4/2009) (23-04-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|