Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8133
Toàn hệ thống 9120
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Với 2 triệu đồng vay của Tổ chức Phát triển Hà lan (NAPA), nhờ mạnh dạn, sáng tạo trong sản xuất, chị Nguyễn Thị Nhị ở thôn Lộc Long, xã Xuân Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) đã không chỉ thoát nghèo mà đã vươn lên khá. Chị mơ ước sẽ trở thành nhà phân phối hàng hóa nông sản cho bà con.

Khởi nghiệp từ nguồn vốn nhỏ

Nói về quá trình lập nghiệp của mình, chị Nhị khẳng định: “Tài sản của tôi có thể còn rất nhỏ so với nhiều người nhưng tôi tự hào vì đã chọn được hướng đi đúng”.

Sau nhiều năm quanh quẩn với đói, nghèo, chị nhận ra rằng, muốn đổi đời phải mạo hiểm đầu tư. Cuối năm 2004, chị được dự án NAPA cho vay 2 triệu đồng và được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật. Có vốn, có kiến thức, vợ chồng chị đầu tư nuôi 3 con lợn nái cùng mấy chục con gà đẻ trứng, sau một thời gian ngắn chị đã thu lãi 5 triệu đồng. Năm 2006, xã Xuân Ninh có chủ trương phát triển khu chăn nuôi tập trung, chị xin được tham gia. Nhờ đó, diện tích trang trại được mở rộng lên 1ha; chị quy hoạch thành 2 khu, mỗi khu gồm 2 dãy chuồng lợn nái và lợn thịt. Trung bình mỗi năm gia đình chị xuất chuồng 10 tấn lợn thịt, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, anh chị còn chăn nuôi gà, vịt, đào ao thả cá. Trang trại của chị còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức lương 800.000 – 1,2 triệu đồng/người/tháng.

Ước mơ vươn xa

Ngoài ra, chị Nhị còn mở cửa hàng kinh doanh các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Với phương châm cùng giúp nhau làm giàu, chị bán hàng cho mọi người theo phương thức trả sau nhưng không tính lãi. Không chỉ cung cấp lợn thịt cho bà con trong vùng, chị còn liên hệ với thương lái ở các tỉnh để mở rộng thị trường. “Tôi ước một ngày không xa mình có thể mở rộng cơ sở sản xuất để đưa các sản phẩm của trang trại tới mọi miền đất nước và có dịp xuất ngoại”, chị Nhị tâm sự.

                                                                      Thúy Nga

Số lần xem trang : 15202
Nhập ngày : 11-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  Người chế tạo thành công hệ thống máy cắt tách hạt điều tự động (báo KTNT - Số ra ngày /1/2009) (05-01-2009)

  TỔNG ĐÀI NÔNG NGHIỆP ĐẦU TIÊN CỦA NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 02/01/2009) (02-01-2009)

  GIÀN PHUN THUỐC DIỆT RẦY NÂU "MADE IN HAI THUẬN" (Báo KTNT - Số ra ngày 29/12/2008) (30-12-2008)

  LÀM GIÀU NHỜ CÀ PHÊ GHÉP (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  BỆNH VIÊM MÀNG PHỔI Ở BÒ (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  "VUA XƯƠNG RỒNG" (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  "KHỦNG HOẢNG THỪA" RAU Ở HÀ NỘI: THÊM MỘT BÀI HỌC VỀ DỰ BÁO, QUY HOẠCH (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  XUẤT KHẨU GẠO CHẠM NGƯỠNG 4,5 TRIỆU TẤN (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008)

  KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG GHẸ XANH (Báo KTNT - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  BÙNG NỔ XU HƯỚNG THUÊ ĐẤT CỦA NƯỚC NGOÀI (Báo KTNT - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007