ThS. ĐỖ THỊ LỢI Bộ NN- PTNT vừa họp giao ban với ngành NN-PTNT các tỉnh vùng ĐNB, nhằm đánh giá lại tình hình SXNN trong khu vực năm 2008 và bàn các giải pháp vượt qua khó khăn thời gian tới.
Nhìn chung 2008 là năm được mùa đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp ở ĐNB. Tuy được mùa nhưng chưa đem lại nhiều niềm vui cho nông dân. Theo đại diện của Sở NN- PTNT Ninh Thuận, tỉnh này có 2.800 ha mì, cho sản lượng 64.000 tấn.
Mì đã tới lúc thu hoạch nhưng nông dân không tiêu thụ được, vì NM tinh bột mì chưa mở cửa hoạt động. Giá khoai mì vì thế cũng đã giảm thấp xuống chỉ còn 400.000-500.000 đ/tấn. Diện tích nho của tỉnh chỉ còn 1.400 ha, giảm 200 ha so với năm 2007 vì bế tắc trong tiêu thụ. Giá lúa ở Ninh Thuận cũng bị ảnh hưởng chung của giá lúa cả nước, hiện chỉ còn 3.400-3.500 đ/kg…
Cây điều cũng đang là một mối lo lớn của các tỉnh trong khu vực. Ông Nguyễn Văn Tới, GĐ Sở NN-PTNT Bình Phước cho biết, do hiệu quả kinh tế thấp nên cây điều ở đây không còn lợi thế cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác. Chính vì vậy, trong 2 năm qua, diện tích điều ở tỉnh này đã giảm mạnh. Năm 2008 đã có 4.000-5000 ha điều bị nông dân chặt bỏ để trồng cao su. Đại diện của Sở NN-PTNT Đồng Nai cũng thừa nhận giá trị sản xuất điều trên địa bàn tỉnh chỉ còn rất thấp so với cao su, cà phê, hồ tiêu…Nhiều khả năng trong thời gian tới, Đồng Nai sẽ loại cây điều ra khỏi danh sách những loại cây trồng chủ lực.
Đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh, TP cũng lên tiếng về phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y…giả, kém chất lượng, gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Vừa rồi thanh tra Sở NN- PTNT Ninh Thuận đã sử dụng mức phạt cao nhất (20 triệu đồng) đối với một số nhãn hiệu phân bón giả, kém chất lượng, đồng thời cho công bố tên các đơn vị vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tình trạng phân giảm, phân kém chất lượng vẫn không giảm. Còn theo ông Nguyễn Văn Tới, GĐ Sở NN-PTNT Bình Phước, các DNSX phân giả, phân kém chất lượng không bao giờ tổ chức tiêu thụ sản phẩm ở địa phương mà DN đặt trụ sở, nhà máy. Thay vào đó, họ lén lút chở đi tiêu thụ ở các tỉnh khác nên chỉ có thể tịch thu và xử phạt trên lô hàng đó mà không thể xử phạt tận gốc DN đó được.
Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, các tỉnh trong khu vực cần phải rà soát kỹ từng mặt hàng nông sản. Mặt hàng nào vẫn còn thị trường, giá vẫn còn tốt thì tập trung đẩy mạnh sản xuất. Còn với những mặt hàng khác, phải tìm mọi cách nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, hạ giá thành để nông dân và DN có thể chịu đựng được qua cơn bĩ cực. Các tỉnh ĐNB cần phải đẩy mạnh sản xuất bắp, đậu tương để làm TĂCN. Diện tích rau an toàn cũng phải nâng lên. Năm 2009 sẽ là năm Bộ tập trung làm mạnh rau an toàn. Các tỉnh ĐNB cũng phải tiếp tục duy trì chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sở NN- PTNT các tỉnh phải làm tốt công tác thống kê nông nghiệp, có những số liệu chính xác để dự báo đúng về thị trường. Với những trường hợp SXKD các loại VTNN giả, kém chất lượng, phải xử lý thật mạnh mẽ, kiên quyết…
THANH SƠN Số lần xem trang : 17002 Nhập ngày : 12-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) NÊN MỞ TOANG CỬA NHẬP KHẨU TĂCN? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) MÁY GẶT VÀ SUỐT LÚA CỦA NÔNG DÂN ĐBSCL: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG DÀI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TÂY NGUYÊN: KHÔNG XỨNG TIỀM NĂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) TỶ PHÚ CÁ HỒI (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009) BĂN KHOĂN VÙNG CHÈ LÂM ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009) NHÂN GIỐNG THÀNH CÔNG NHIỀU LOẠI THỦY SẢN MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) Bảo tồn và phát triển cây trồng, vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) GÀ ĐẺ CẦN ĂN BÍ ĐỎ VÀ UỐNG NƯỚC TRÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) PHÒNG TRỊ BỆNH CÁ BỐNG TƯỢNG (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|