Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 402
Toàn hệ thống 996
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia vừa phối hợp với Sở NN&PTNT Kiên Giang tổ chức diễn đàn KN@CN với chủ đề “Bảo tồn và phát triển cây trồng, vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái. Tham gia diễn đàn có các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và trên 100 nông dân đến từ 22 tỉnh, thành khu vực phía Nam.

 

Những năm gần đây, mô hình du lịch sinh thái phát triển khá mạnh ở hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển cây, con bản địa để khai thác lợi thế du lịch sinh thái lại ít được những người làm du lịch quan tâm từ đó dẫn đến các mô hình này thường có đặc điểm na ná giống nhau, không thu hút được du khách. ThS. Nguyễn Văn Biện (Đại học Cần Thơ) cho rằng, Phú Quốc có rất nhiều cây, con bản địa để có thể phát triển du lịch sinh thái như hồ tiêu, sim rừng, chó Phú Quốc…

Tuy nhiên, hầu như các lợi thế này vẫn chưa được đầu tư quan tâm đúng mức. Chẳng hạn loài chó Phú Quốc đang đứng trước rất nhiều mối đe dọa như buôn bán chó con, dịch bệnh, bị ăn thịt hoặc sự lai tạp với các giống chó khác. Trong đó, nguy cơ bán chó là nguy cơ thường xuyên và nghiêm trọng nhất đối với sự tồn tại của chúng. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến việc bảo tồn giống chó quý hiếm này trước khi còn chưa quá trễ. Công việc này nếu được làm tốt sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho người dân trong vùng và chính sách phát triển du lịch của đảo. Về khai thác du lịch sinh thái từ loài chó này, ông Biện đã chỉ ra một số loại hình như tour du lịch săn thú trong rừng (quy hoạch khu vực rừng săn du lịch, thả một số loài động vật như heo rừng, thỏ, trăn cho du khách vào săn), huấn luyện chó để tổ chức những show trình diện cho du khách…

GS.TS. Ngyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng, phát triển cây trồng bản địa kết hợp với du lịch sinh thái là một hướng hoạt động có nhiều cơ hội đạt hiệu quả cao. Khi được kết hợp một cách hài hòa thì sản phẩm của ngành này sẽ “kích cầu” ngành kia, thúc đẩy cùng nhau phát triển. Nếu làm tốt thì điểm du lịch sẽ trở thành “điểm hẹn” thu hút khách đến đông hơn, qua đó các mặt hàng nông lâm hải sản được tiêu thụ nhiều hơn, đồng thời góp phần “quảng bá” nông sản xuất khẩu.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì việc khai thác du lịch từ các loài cây con bản địa có rất nhiều hình thức, tùy theo du khách thuộc kiểu nào: già trẻ; giới tính; khách nội địa hay ngoại quốc…

Nhưng chủ yếu được khai thác ở 3 cấp độ: 1- Xem: mức độ thông thường nhất; 2- Thử nghiệm: cưỡi (đà điểu, trâu, bò), nếm, thưởng thức (chẳng hạn ăn thịt cá sấu, uống rượu sim…), sử dụng thử (thử điều khiển trâu kéo cày, bừa); chụp ảnh chung… 3- Sở hữu: mua cây, con đó mang về nhà hoặc mua cả mô hình đó…

Thực tế cho thấy, nếu các loài cây, con bản địa được bảo tồn và phát triển đồng thời gắn với khai thác du lịch sinh thái sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Chẳng hạn như Làng du lịch Mỹ Khánh (Phong Điền, Tp. Cần Thơ), Vườn cò Bằng Lăng (Thốt Nốt, Cần Thơ), Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ (Củ Chi, Tp. Hồ Chính Minh), Làng cá sấu Sài Gòn (Q. 12, Tp. Hồ Chí Minh)

Ông Nguyễn Ngọc Thuyền, Chủ vườn cò Bằng Lăng - Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm, muốn khai thác du lịch sinh thái từ cây, con gì thì người làm du lịch phải có sự am hiểu cũng như phải thật sự yêu mến chúng mới mong có được thành công. “Gia đình tôi chỉ có hơn 1,6ha đất, tôi chỉ có ý định lên liếp vườn trồng cây ăn trái nhưng không ngờ cò về ngày càng nhiều. Từ đó, tôi mới bắt đầu nghĩ đến việc bảo vệ chúng và kinh doanh du lịch sinh thái. Tôi hợp tác với Cty du lịch Cần Thơ để đưa khách đến tham quan, Cty hỗ trợ kinh phí để đầu tư cải tạo vườn cò” – ông Thuyền nói. Được biết, vào năm 2006, vườn cò của ông Thuyền đã được Cty TNHH thương mại du lịch Đang (An Giang) thỏa thuận mua lại với giá 5 tỷ đồng.

Cần đưa lễ hội vật nuôi truyền thống vào chương trình du lịch sinh thái

Theo PGS.TS Hoàng Văn Tiệu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi thì từ năm 1990, Viện Chăn nuôi là đơn vị bảo tồn chính các giống vật nuôi bản địa. Cả nước có 40 cơ sở tham gia công tác này. Đến nay chương trình đã cứu thoát khỏi tuyệt chủng các giống lợn ỉ, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà mía. Đồng thời đã phát hiện thêm 40 giống nâng nguồn gen lên là 70, trong đó có các giống đặc sắc như gà H’mông, ngựa bạch, lợn hung. Hiện nay ở nước ta có rất nhiều các lễ hội vật nuôi gắn với du lịch sinh thái như lễ hội tịch điền ở Hà Nam, lễ hội đua bò Bảy Núi ở An giang, lễ hội đua ngựa ở Phú Yên, lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng, lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.

Tuy nhiên, một số lễ hội sau khi con vật thắng hay thua đều bị đem giết thịt, làm mất đi nguồn gen quí. PGS.TS Hoàng Văn Tiệu đề nghị để bảo tồn và phát triển vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái cần: (1) Đưa các lễ hội truyền thống như Hội đua bò Bảy Núi, Hội chọi Trâu Đồ sơn… vào các chương trình du lịch sinh thái; (2) Gây dựng các đàn vật nuôi đặc sắc của Việt Nam mà trước tiên là gà ở những vùng có năng lực du lịch; (3) Đa dạng hoá các hoạt động săn bắn, ăn uống, cưỡi, giải trí trên các loài vật nội địa...

TS Nguyễn Văn Bắc

Số lần xem trang : 17053
Nhập ngày : 12-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007