ThS. ĐỖ THỊ LỢI Cây thảo quả là cây trồng truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi, từ lâu nó trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tình trạng phát triển cây thảo quả không có qui hoạch và kiểm soát chặt chẽ, đang phá vỡ sự đa dạng sinh thái của rừng, hủy hoại tài nguyên rừng… Cây thảo quả có tên gọi khác: đò ho, thảo đậu khấu, tên khoa học là Amomum Tsao, sống dưới tán rừng tự nhiên, nơi ánh sáng yếu, ở độ cao từ 800m trở lên. Thảo quả được dùng làm gia vị thức ăn, đồng thời cũng là vị thuốc.
Thảo quả được trồng tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La… trong những khu rừng già trên núi cao. Cho đến nay chưa có thống kê chính xác tổng diện tích thảo quả của các tỉnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo các tài liệu khác nhau thì diện tích thảo quả ước khoảng trên 15.000ha. Trong đó tỉnh Lào Cai 7.200 ha, Lai Châu khoảng 2.500 ha, Yên Bái gần 2.000 ha, Hà Giang trên 1.000 ha…
Cây thảo quả vốn là cây mọc hoang trong rừng, trước đây bà con các dân tộc khai thác theo kiểu tự nhiên. Khi phát hiện loài cây này có giá trị kinh tế, không chỉ dùng để chế biến thức ăn mà còn được dùng trong y học, nhất là Trung Quốc nhập thảo quả của Việt Nam qua đường tiểu ngạch thì giá thảo quả có năm đẩy lên 120.000-150.000đ/kg, hiện giá đang ổn định 60.000-70.000đ/kg. Từ khai thác tự nhiên bà con tiến hành trồng, mở rộng diện tích thảo quả để tạo nguồn thu nhập, đồng thời giữ rừng tốt hơn. Mỗi ha thảo quả trồng 1.400-1.600 khóm, năng suất từ 300-500kg/ha. Với giá thấp nhất hiện nay thì mỗi ha thảo quả cũng cho người dân thu nhập từ 18-20 triệu/ha.
Do trồng cây thảo quả mà nhiều hộ sống gần rừng có thu nhập cao, nhờ đó mà xóa đói, giảm nghèo. Không ít hộ mua được ti vi, xe máy, máy xát gạo, trâu bò… từ cây thảo quả. Cây thảo quả đã mang lại lợi ích không nhỏ cho người dân, nhờ trồng thảo quả mà rừng được bảo vệ, rừng nơi nào trồng thảo quả thì không bị cháy, bị phá. Nhiều xã có tới 50- 80% số hộ trồng thảo quả, như xã Ý Tý, Phìn Ngan, Dền Sáng (Lào Cai), Sì Lờ Lầu, Dào San, Thu Lũm, Ka Lăng, Khun Há (Lai Châu), Cao Phạ (Yên Bái)…
Người dân miền núi sống cạnh rừng trồng thảo quả là một nhu cầu kinh tế, không ít hộ có diện tích từ 3-5 ha thảo quả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, việc phát triển cây thảo quả không có qui hoạch đang tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng, xâm hại và phá hủy nghiêm trọng tới sự đa dạng sinh học của nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Do đặc tính tự nhiên của cây thảo quả là sống dưới tán rừng, với ánh sáng tán xạ, nên người trồng thảo quả đã phát dọn những cây nhỏ, chỉ để những cây to, tán rộng làm tàn che cho cây thảo quả. Nếu để cây rậm quá, sẽ thiếu ánh nắng mặt trời, cây thảo quả không phát triển được, nếu nắng quá thì cây cũng bị chết.
Từ đó người trồng thảo quả dọn cây rừng rất sạch, trong diện tích rừng trồng thảo quả các cây mọc tự nhiên không có thế hệ nối tiếp, khi những cây to đến lúc gãy đổ, thì diện tích cây che bóng đó trở thành đất trống đồi núi trọc. Đấy là chưa kể mùa thu hoạch bà con chặt cây làm lò sấy, mỗi tấn thảo quả khi được sấy khô phải cần từ 10-12 m3 củi. Như vậy, việc phát triển cây thảo quả mặt trái của nó đang hủy hoại tài nguyên rừng, nhiều loài động thực vật quí hiếm trong khu vực trồng thảo quả bị tiêu diệt.
Như đã nói giá thảo quả có xuống nhưng vẫn là giá hấp dẫn đối với người trồng thảo quả. Việc mở rộng diện tích trồng thảo quả đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Mới đây Kiểm lâm Yên Bái phát hiện người dân xã Cao Phạ phát diện tích rừng khá lớn để trồng thảo quả. Vườn quốc gia Hoàng Liên, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn... cũng đang bị thảo quả gặm nhấm. Nguy cơ rừng bị hủy hoại, tàn kiệt từ những diện tích rừng trồng thảo quả là rất cao.
Các địa phương cần qui hoạch lại diện tích trồng thảo quả, hạn chế việc trồng thảo quả trong rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ việc trồng thảo quả tự phát, xây dựng các mô hình trồng thảo quả khu vực rừng trồng, rừng khoanh nuôi, giúp người dân bảo vệ rừng và phát triển kinh tế.
THÁI SINH Số lần xem trang : 16803 Nhập ngày : 15-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 15-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|