Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8623
Toàn hệ thống 10423
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Với sự phát triển mạnh của công nghệ giống, nhiều sản phẩm cà chua lai đã được ứng dụng góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đồng ruộng. Giống cà chua mới Hồng Châu của công ty Syngenta là một trong những điển hình đó.

Thực tế sản xuất cà chua Hồng Châu trái vụ ở miền Bắc và mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long đem lại lợi nhuận khá cao cho người dân, có thể đạt giá trị sản xuất 7-10 triệu đồng/sào Bắc bộ(360m2)/vụ.

Giống cà chua Hồng Châu có ưu điểm nổi bật là khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái. Khả năng chịu nhiệt cao, trồng được trái vụ ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam, kháng được bệnh vàng xoăn lá (TYLCV), đậu quả rất tốt trong các điều kiện bất thuận, dạng quả hình trứng, quả chín đỏ, đẹp rất bắt mắt. Quả cứng, thịt quả dày, không bị nứt quả, ít hao hụt khi vận chuyển xa. Khối lượng quả từ 80-120g/quả, năng suất trung bình từ 2,5 – 3,5 kg/cây. Độ Brix 4,5-5,0% phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế biến.

Quy trình kỹ thuật

1. Thời vụ

- Miền Bắc: Có thể trồng ở nhiều thời vụ khác nhau. Vụ sớm: tháng 7 (dương lịch), chính vụ: tháng 8 - 10. Vụ muộn: tháng 12 - tháng 2 năm sau.

- Miền Nam: Trồng trong mùa mưa. Gieo hạt tháng 4, 5m, thu hoạch tháng 8, 9.

2. Đất trồng

- Chọn những chân đất thịt nhẹ, đất phù sa cổ, đất cát pha. Ruộng trồng cà chua cần chủ động tưới tiêu. Cần cày bừa kỹ và dọn sạch cỏ dại trước khi trồng. Nên luân canh cây cà chua với các cây trồng khác, không nên trồng cà chua nhiều vụ liên tiếp hoặc trồng trên đất đã trồng các cây họ cà trước đó.

3. Mật độ trồng

- Trồng luống (hàng) đôi 1,2 - 1,4 m, luống cao 20 - 30 cm, trồng hàng cách hàng 50 - 60 cm, cây cách cây 40 - 45 cm. Luống đơn 0,9 - 1m, trồng cây cách cây 40 - 50 cm.

- Mật độ trồng khoảng 2.200 - 2.500 cây/1.000 m2 tương đương 800 - 900 cây/sào Bắc bộ.

4. Chăm sóc

- Làm giàn: Làm giàn cao 1,6 - 2m, có 2 - 3 tầng giàn ngang (cắm chà cao 1,5 – 2m, giăng 2 tầng dây).

- Tỉa cành: Mỗi cây giữ lại 1 thân chính và một nhánh bên, tỉa bỏ các nhánh còn lại, tỉa bỏ lá già, lá bệnh.

- Tưới tiêu: Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây cà chua đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và quả non. Cần chú ý thoát nước tốt, tránh ngập úng.

5. Phân bón (lượng dùng cho 1.000 m2)

- Phân chuồng 1.500 kg + 50 kg vôi bột + 40 kg super lân. Bón lót toàn bộ trước khi trồng.

(Ở phía Nam có thể bón nhử sau trồng 7-10 ngày với lượng 7-10 kg ure/1.000m2).

+ Thúc 1 (sau trồng 20 - 25 ngày): 15 - 30 kg NPK + 7 - 10 kg canxi nitrate.

+ Thúc 2 (sau trồng 40 - 45 ngày): 20 - 25 kg NPK + 7 - 10 kg KCl.

+ Sau mỗi lần thu quả cần bón bổ sung cho cây từ 10 - 15 kg NPK.

Chú ý: Hạn chế sử dụng các loại phân đơn bón cho cà chua, đặc biệt không nên bón nhiều đạm. Nên dùng các loại phân NPK phức hợp... Nên căn cứ vào tình trạng cây trên đồng ruộng, có thể bón bổ sung cho phù hợp, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá, phân chuyên dụng như Agriviet, Delta... nhằm giúp cho cây tăng khả năng kháng bệnh, tăng năng suất và chất lượng (nên căn cứ vào tình trạng sinh trưởng cây trồng trên đồng ruộng và điều kiện thời tiết để tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp).

Trước khi ra ruộng 5 - 7ngày, dùng Actara 25 WG tưới gốc vườn ươm, giúp cây con sạch côn trùng chích hút (bọ phấn), giảm tác hại của bọ phấn lan truyền bệnh virus ngay từ đầu, hơn nữa, Actara 25 WG giúp rễ phát triển mạnh, cây con xanh khoẻ, nhanh phục hồi sau khi trồng. Phòng bệnh héo xanh vi khuẩn bằng hỗn hợp 1 lọ Steptomixin + 1 lọ Penicilin + 1 lít nước tưới cây con trước khi trồng 3 ngày.

6. Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu hại: Phòng trừ dòi đục lá bằng Trigard (20cc/16 lít) hoặc Vertimec (20cc/16 lít); sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu ăn lá bằng Proclaim (20cc/16 lít), Pegasus (20cc/16 lít). Chú ý phòng trừ rầy mềm đặc biệt là bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh vàng xoăn lá bằng Actara (4g/16 lít).

- Bệnh hại: Phòng trị bệnh đốm vòng hại cà chua bằng Score (10cc/16 lít); bệnh sương mai dùng Ridomil Gold (50g/16 lít), chú ý phun phòng bệnh sương mai theo định kỳ bằng các loại thuốc gốc đồng (Cu). Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra, cần áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh trên đất lúa, bón lót vôi bột (500kg/ha), sử dụng màng phủ nông nghiệp, thoát nước tốt trong mùa mưa, nhổ cách ly sớm cây bệnh. Sử dụng Actara 25WG phun khi phát hiện thấy bọ phấn trắng.

- Cỏ dại: Phun Gramoxone (100cc/16 lít) giữa hàng, giữa luống. Chú ý: Tránh phun tiếp xúc lá cà chua.

Ths. Đặng Văn Niên

Số lần xem trang : 16781
Nhập ngày : 19-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 22-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  QUY TRÌNH TRỒNG CAM V2 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009)

  CHUYỆN ÔNG NÔNG DÂN MÊ LAI GIỐNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009)

  Trò chuyện đầu năm với người đoạt giải “Nobel lúa gạo”: Lúa gạo - Thế giới thực và ảo (Báo NNVN - Số ra ngày 26/1/2009) (29-01-2009)

  Prefit 300EC: Giải pháp trừ cỏ cho lúa gieo thẳng (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  TRỒNG CAM, BƯỞI LÀM CẢNH (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  MẸO NHỎ VỚI NGƯỜI CHƠI HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  SÂU ĂN TẠP HẠI HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 19/1/2009) (21-01-2009)

  CHĂN NUÔI VỊT AN TOÀN SINH HỌC TẠI PHÍA NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (18-01-2009)

  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (18-01-2009)

  NHỮNG Ý TƯỞNG MÔI TRƯỜNG ĐỘC ĐÁO CHO TƯƠNG LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007