Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 496
Toàn hệ thống 1078
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Một trong những thông tin nông nghiệp nước ngoài mới nhất là tóc người cũng có thể dùng làm... phân bón...

 

1. Tăng cường gen làm khuẩn E-Coli biến thành nhiên liệu sinh học

Tạp chí khoa học PNAS của Mỹ số ra cuối năm 2008 đăng tải một nghiên cứu mới của các chuyên gia ở Trung tâm khoa học ứng dụng thuộc Đại học UCLA Mỹ về việc tăng cường gen, chuyển đổi khuẩn Escheriachia Coli (E.Coli), thủ phạm gây nhiễm độc thực phẩm để nó sản xuất ra các chất cồn chuỗi dài, nguyên liệu để sản xuất ra các loại nhiên liệu sinh học. Các chất cồn chuỗi dài này có chứa tới 8 nguyên tử carbon có khả năng chứa được nhiều năng lượng hơn trong khoảng không gian nhỏ và dễ tách được ra khỏi nước, ít bay hơi và ăn mòn hơn so với nhiên liệu ethanol được sản xuất từ ngô, mía vì nó chỉ có chứa 2 nguyên tử carbon.

Theo ông Liao, đứng đầu nhóm đề tài thì về cơ bản các cơ cấu sinh học thường sản sinh ra một lượng lớn axít amino để hình thành nên các khối protein, riêng khuẩn E.Coli người ta đã làm thay đổi phương thức chuyển hoá của nó bằng cách cài xen vào 2 gen đã được mã hoá đặc biệt. Một gen từ khuẩn tạo pho mát và một gen từ một loại nấm dùng trong sản xuất bia, tất cả các gen này đã được thay đổi để giúp cho khuẩn E.Coli có thể xử lý và tạo ra các chuỗi cồn dài (longer-chain-alcohols).

2. Ra đời 2 giống mía trồng trên cát

Các chuyên gia ở ĐH Florida và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp (ARS) Mỹ vừa lai tạo thành công 2 loại giống mía trồng trên cát, có tên là mía CP00-1446 và CP00-2180. Qua trồng thử nghiệm cho thấy cả hai đều có chất lượng và cho năng suất cao. Cụ thể, mía CP00-1446 cho năng suất cao tới 32% và mía CP00-2180 năng suất cao 15% so với loại mía thông thường và rất phù hợp trồng tại các chân ruộng cát.

Riêng mía CP00-2180 được lai tạo từ giống mía HoCP 91-552 thông qua kỹ thuật lai tạo ngang. Florida là bang sản xuất mía lớn nhất của Mỹ hiện nay, chủ yếu được trồng trên đất hữu cơ dọc theo khu vực hồ Lake Okeechobee, chỉ có 12% được trồng trên cát vì vậy việc lai tạo thành công 2 giống mía mới này có tác dụng tốt đối với những chân ruộng pha cát ngoài ra nó còn có khả năng chịu được sâu bệnh cao và có chất lượng sản phẩm tốt hơn so với các loại mía truyền thống.

3. Tóc người - nguồn phân bón tiềm ẩn cho cây trồng

Một nhóm chuyên gia ở ĐH Mississipi (Mỹ) đã kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy tóc người là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu sử dụng 4 loại cây trồng được bón tóc người sống chưa qua xử lý ở những mức độ khác nhau và được cấp nước phù hợp. Kết quả loại cây trồng được bón tóc đã tăng lên rõ rệt, nhưng nếu được xử lý bằng các chất vô cơ thì năng suất cao hơn, nhất là dùng để bón rau.

Qua nghiên cứu cho thấy khi phân huỷ, tóc người đã cung cấp một lượng lớn đạm, hoá chất vừa đủ giúp cây trồng phát triển giống như những loại cây trồng được bón phân đạm, tuy nhiên thời gian phân huỷ của tóc chậm hơn nên việc xử lý bằng các chất vô cơ sẽ mang lại tác dụng cao nhất. Với kết quả trên, nhóm đề tài khuyến cáo mọi người không nên để phí nguồn tóc, vừa giữ vệ sinh cho môi trường lại có lợi cho cây trồng vì vậy nên thu gom và xử lý sau đó dùng để bón cho cây trồng.

4. Khí hậu ảnh hưởng lớn đến hàm lượng chất chống ôxy hoá của đậu nành

Đó là kết luận mới nhất rút ra từ một nghiên cứu của các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Florida, Mỹ (ARS) phối hợp với ĐH Maryland vừa công bố trên tờ Science Daily số ra ngày 28/12/2008. Theo nghiên cứu này thì khí hậu thời tiết, nhất là khi thay đổi đột biến có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng chất chống ôxy hoá của đậu nành, nhất là hợp chất có tên là tocopherol.

Nó có tác dụng bảo vệ các màng sinh học trong cơ thể, hay còn gọi là vitamin E hoạt hoá, nguồn dưỡng chất rất cần cho con người, nhất là nhóm người từ 14 tuổi trở lên. Để có kết luận, nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu hàm lượng tocopherol ở đậu nành trồng tại nhiều địa điểm khác nhau trong thời gian từ năm 1999-2002. Từ năm 1999 đến 2001 thời tiết ôn hoà, hàm lượng tocopherol khá ổn định nhưng từ năm 2002 thời tiết bắt đầu hạn hán nặng, nhiệt độ tăng cao nên hàm lượng các chất chống ôxy hoá (antioxidant) cũng thay đổi đột biến, đặc biệt là hợp chất alpha-tocopherol (hàm lượng này tăng 3,5 lần) so với những năm khí hậu ổn định.

5. Tìm ra cách tăng sản lượng lúa gấp đôi trong điều kiện canh tác hạn hán

Các chuyên gia ở ĐH Alberta, Canada vừa nghiên cứu phát hiện ra cách làm tăng gấp đôi sản lượng lúa trong điều kiện canh tác hạn hán phù hợp cho những vùng đất nghèo thuộc các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu này người ta đã tìm thấy một nhóm gen có trong lúa là những gen có khả năng chịu hạn tốt. Nói chính xác hơn là các nhà khoa học đã tìm thấy 126 chất tạo gen có ảnh hưởng đến các loại lúa gieo trồng trên cạn. Đặc biệt là tìm thấy một số gen mới có thể làm cho những giống lúa này có thể cho năng suất tăng gấp đôi. Những gen này có khả năng kích thích lúa phát triển rễ sâu hơn, giúp cho nó hút được nguồn nước sâu trong lòng đất.

6. Lai tạo thành công giống lúa tiêu thụ ít nước nhưng cho sản lượng cao

Viện thông tin nông nghiệp Virginia Mỹ (VBI) đã hợp tác với các chuyên gia ở Ấn Độ, Indonexxia, Israel, Italia, Mehico và Hà Lan tạo ra một giống lúa tiêu thụ ít nước nhưng lại cho sản lượng cao. Thực chất của nghiên cứu này là khai thác triệt để gen có tên là HARDY, đây là loại gen có khả năng giúp lúa tiêu thụ ít nước hơn so với các loại lúa truyền thống. Người ta gọi giống lúa này là HARDY, nó có thể phát triển mạnh cả trong môi trường khô hạn lẫn môi trường bình thường và lượng sinh khối của nó tăng tới trên 50% trong môi trường hạn hán so với các loại lúa cùng loại nhưng không được chuyển đổi gen.

Nguyên thuỷ, gen HARDY được tìm thấy ở giống cây có tên là Arabidopsis, cây trồng vừa sống ở môi trường nước lẫn khô cằn, sau đó người ta đưa gen này vào cho cây lúa và cũng phát huy tính năng tương tự nhưng khả năng tăng sinh khối (biomass) mạnh hơn so với ở cây Arabidopsis. Ngoài ra gen HARDY còn có tác dụng giúp cây quang hợp ánh sáng tốt hơn nên giữ được lượng nước khi cây trồng hấp thụ.

                   Khắc Nam

Số lần xem trang : 16954
Nhập ngày : 18-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007