ThS. ĐỖ THỊ LỢI Để cung cấp đủ mai cho nhu cầu tại chỗ và xuất ra miền Bắc, những năm gần đây nhiều nhà vườn ở vùng nông thôn ở các tỉnh Nam Trung bộ, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là vùng ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức, quận 12…) đã trồng mai theo hướng tập trung chuyên canh, tạo ra sản phẩm mai hàng hoá cung cấp cho thị trường, những làng mai được hình thành và phát triển ngày một nhiều hơn. Giống như những loại cây trồng khác, khi trồng rải rác mỗi nhà vài cây thì sâu bệnh hại không có gì đáng ngại, nhưng một khi đã trồng trên diện rộng thành những vùng tập trung chuyên canh thì sâu bệnh hại sẽ phát sinh và gây hại ngày một nhiều hơn, đôi khi rất trầm trọng.
Qua tham quan một số vùng trồng mai chuyên canh ở ngoại thành TPHCM và các tỉnh lân cận chúng tôi thấy ngoài một số sâu bệnh hại thường gặp trên cây mai như nhện đỏ, sâu ăn lá, rệp sáp, bệnh mốc hồng… thì bù lạch (còn gọi là bọ trĩ) cũng là một đối tượng gây hại khá nhiều mỗi khi cây mai ra đọt non, lá non.
Bù lạch có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra đọt non, lá non con trưởng thành sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non đó, vài ngày sau trứng sẽ nở ra bù lạch non (ấu trùng).
Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của những đọt non, lá non, tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti. Nếu nặng có thể làm cho mép lá bị khô cháy, bị rách. Những lá bị hại sẽ mất dần mầu xanh, phát triển không bình thường, còi cọc, nhỏ lại, mép lá bị cong xuống phía dưới như hình lòng mo, và dần trở nên thô cứng. Khi những lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không còn phù hợp, bù lạch sẽ di chuyển sang những lá non khác để gây hại tiếp.
Do cơ thể của bù lạch rất nhỏ (đẫy sức cũng chỉ dài khoảng hơn 1mm), lại nằm bên trong những lá non chưa mở ra hoặc phía dưới của lá nên rất khó phát hiện, những nhà vườn chưa có kinh nghiệm khi thấy triệu chứng lá bị hại tưởng đó là do nấm bệnh gây ra đã dùng nhiều loại thuốc trừ bệnh để phun xịt nhưng “bệnh” không thuyên giảm, đã tỏ ra lúng túng không biết cách ngăn chặn kịp thời, khiến bù lạch gây hại ngày một nặng, làm cho bộ lá của cây mai bị xơ xác, cây trở nên còi cọc.
Để hạn chế tác hại của bù lạch, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Không nên trồng mai quá dầy xít tán với nhau, nên trồng thưa để vườn mai luôn thông thoáng.
- Khi tưới nước cho cây mai nên dùng loại máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng tia nước vào những chỗ mà bù lạch thường “cư trú” để rửa trôi bớt chúng. Với cách làm này còn làm giảm được mật số của dịch hại khác gây hại cây mai như nhện đỏ, rệp sáp...
- Kiểm tra vườn mai thường xuyên, nhất là những đợt cây mai ra đọt non, lá non, nếu thấy mật số cao, có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Vimite 10ND; Bifentox 30ND; Virigent 800WG; Confidor 100SL; Admire 050EC... Về liều lượng và cách pha chế nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc. Khi phun, nhớ phun tập trung vào đọt non, lá non nơi có nhiều bù lạch bu bám, phun ướt đều cả mặt trên và mặt dưới của lá mai.
Nguyễn Vũ Số lần xem trang : 17003 Nhập ngày : 26-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam QUY TRÌNH TRỒNG CAM V2 (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009) CHUYỆN ÔNG NÔNG DÂN MÊ LAI GIỐNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009) Trò chuyện đầu năm với người đoạt giải “Nobel lúa gạo”: Lúa gạo - Thế giới thực và ảo (Báo NNVN - Số ra ngày 26/1/2009) (29-01-2009) Prefit 300EC: Giải pháp trừ cỏ cho lúa gieo thẳng (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009) TRỒNG CAM, BƯỞI LÀM CẢNH (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009) MẸO NHỎ VỚI NGƯỜI CHƠI HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009) SÂU ĂN TẠP HẠI HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 19/1/2009) (21-01-2009) CHĂN NUÔI VỊT AN TOÀN SINH HỌC TẠI PHÍA NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (18-01-2009) THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (18-01-2009) NHỮNG Ý TƯỞNG MÔI TRƯỜNG ĐỘC ĐÁO CHO TƯƠNG LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|