Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5710
Toàn hệ thống 7215
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Cá hồng bạc là một trong những loài cá nuôi truyền thống ở các nước Đông Nam Á và một số nước ven biển Thái Bình Dương, Trung Mỹ… Cá hồng bạc có tên khoa học là Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775 thuộc họ cá Hồng: Lutjanidae.

Đây là loài cá có kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi, ít bị bệnh, nguồn thức ăn rẻ tiền dễ tìm, thịt thơm ngon có giá trị xuất khẩu, được thị trường thế giới ưa chuộng nhất là thị trường châu Á như: Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo… Cá hồng bạc phân bố trên khắp vùng biển của nước ta, chúng sống ở độ sâu từ 10 – 120m nước, nhiệt độ 16-33oC, sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-33oC, tốt nhất 27-30oC.

Trong thời kì cá còn nhỏ chúng sống chủ yếu ở vùng nước lợ cửa sông và rừng ngập mặn nơi có độ sâu 0,3-0,4m, độ mặn lớn hơn 15ppt. Khi cá sắp trưởng thành chúng di cư dần ra vùng xa bờ, nước sâu nơi có đáy rạn đá san hô, nền đáy cứng, có nhiều rong biển, độ mặn cao 30-35ppt, độ pH ổn định lớn hơn 7,5, ta có thể tìm thấy những con trưởng thành ở vùng biển có độ sâu lớn hơn 100m nước.

Cá hồng bạc có thân hình bầu dục dài, dẹp bên, viền lưng cong, đều, viền bụng từ mép miệng dưới đến hậu môn gần như thẳng. Đầu lớn vừa, mặt lưng hơi lõm ở phía mắt, chiều dài thân bằng 2,7 lần chiều cao và bằng 2,4 lần chiều dài đầu. Mõm dài nhọn, miệng rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên. Thân phủ vẩy lược lớn, có mầu hơi đỏ hồng tía, bụng có mầu trắng xám bạc. Đây là loài cá dữ ăn thịt, thích bắt mồi sống, thức ăn chủ yếu là các loại cá nhỏ, giáp xác và các loại động vật không xương sống khác.

Trong điều kiện nuôi thương phẩm có thể cho cá ăn tạp, thức ăn chế biến dạng viên, thức ăn tổng hợp. Cá hồng bạc là loại có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, kích thước bình thường 40-80cm, tối đa có thể đạt 1,5m chiều dài, khối lượng cơ thể lớn nhất 8-10kg/con và đạt độ tuổi lớn nhất là 18 tuổi. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, cá mới nở có chiều dài 1,56-1,87mm, sau 30-40 ngày đạt chiều dài 2,5-3cm, đạt khối lượng 7,5g/con, sau 10 tháng nuôi cá đạt trọng lượng khoảng 1kg/con với mật độ nuôi 90 con/m2, tỷ lệ sống đạt trên dưới 90%. Cá hồng bạc ngoài tự nhiên có sức sinh sản 1-2 triệu trứng/cá cái/lần đẻ.

Trong điều kiện cho sinh sản nhân tạo, khi cho sinh sản bằng phương pháp kích thích sinh thái trong bể bê tông đối với cá có trọng lượng từ 4-7kg/con, cỡ 4-5 tuổi, tỷ lệ đực cái là 1,5:1 thì số lượng trứng đẻ ra được 0,1 triệu trứng/1kg cá cái/ngày, khi cho sinh sản bằng phương pháp tiêm hormone đối với cá có trọng lượng từ 3-7kg/con thì số lượng trứng cá đẻ ra từ 0,15-0,25 triệu trứng/kg cá cái/ngày. Thời gian sinh sản của cá hồng bạc từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, chúng thường đẻ từ 1-4h sáng. Trên thị trường hiện nay giá của 1kg cá hồng bạc thương phẩm dao dộng từ 80-100 nghìn.

Trong những năm vừa qua việc nghiên cứu cá hồng bạc ở nước ta còn rất ít, mặc dù loài này đã được sản xuất giống nhân tạo, nuôi thương phẩm ở nhiều nước trên thế giới như: Thái Lan, Đài Loan, Australia… Để từng bước đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi kinh tế cho các vùng nước ven bờ và lồng nuôi, đưa ra một giống nuôi mới cho người dân, hiện nay, sau 2 năm thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc” do Th.S Nguyễn Địch Thanh, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm đã thành công trong việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo loài cá này, và đây là lần đầu tiên nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc ở Việt Nam.

Đề tài đã sản xuất được hơn 30.000 con đưa ra lồng nuôi thương phẩm tại Nha Trang, Khánh Hòa. Sự thành công này có ý nghĩa rất to lớn trong việc ứng dụng kỹ thuật nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo các loài cá biển kinh tế khác, tạo ra nhiều sản phẩm và hàng hóa thủy sản xuất khẩu.

                      Ngọc Hòa

Số lần xem trang : 17147
Nhập ngày : 30-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  AN NINH LƯƠNG THỰC NHÌN TỪ BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  LÚA LAI VẪN ĐƯỢC THẾ GIỚI LỰA CHỌN VÀ THEO ĐUỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  CHUYỆN HAI NGƯỜI TRỒNG NẤM TRONG HANG ĐÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  QUY TRÌNH TRỒNG ỚT CAY F1 BIG HOT (P22) (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  GIỐNG SIÊU ỚT Ở BIG HOT (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009)

  CHUYÊN GIA RẮN RI VOI (Báo NNVN - số ra ngày 01/01/2009) (02-01-2009)

  NHIỆM VỤ CỦA NÔNG NGHIỆP THẾ KỶ 21 (Báo NNVN - Số ra ngày 01/01/2009) (02-01-2009)

  LÀM GÌ ĐỂ CỨU CÂY BÔNG ? (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (02-01-2009)

  TRỒNG CÂY GỖ LÁT MÊHICÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008)

  "VUA CHÌNH" TRÊN ĐỈNH BÌNH THÀNH (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007