Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 95
Toàn hệ thống 687
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Thành công trong việc dùng ethanol pha xăng để chạy các loại động cơ, máy dùng trong công- nông nghiệp, sản xuất điện dân dụng qui mô nhỏ gần như đã được khẳng định, chỉ còn lại vấn đề tỷ lệ thích hợp và cải tiến các máy móc cho đạt hiệu quả và bền hơn mà thôi.
 

Tỷ lệ ethanol (có thể là cả methanol) hiện dùng 10% gần như được khẳng định và đã có tiêu chuẩn quốc tế, Nhật đã nghiên cứu loại mô tô sử dụng xăng pha ethanol 15% và chắc rằng các số máy móc khác dùng trong công nghiệp: nông nghiệp, phát điện dân dụng cỡ nhỏ cần cho vùng dân cư không có mạng lưới phát điện, tỷ lệ pha cồn có thể cao hơn. Trung Quốc đã thử dùng xe chạy ethanol hàng trăm cây số an toàn. Như vậy nhu cầu ethanol thế giới sẽ rất lớn và ngày càng lớn.

Vấn đề chế biến một số nguyên liệu thực vật để sản xuất ethanol cũng đã được giải quyết. Sản xuất ethanol từ xellulose có khó nhưng các nước phương Tây và Chi Lê đã thành công; còn công nghệ sản xuất ethanol từ đường, bột thì ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm chỉ còn chọn lọc quy trình, loại men thích hợp từ đường bột mà thôi.

Một số nhà khoa học bày tỏ e ngại rằng sản xuất ethanol sẽ mất an toàn lương thực. Thực ra, mất an toàn lương thực chỉ xảy ra nếu chúng ta lặp lại sai lầm cũ, thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu để giá lúa thấp. Nông dân sản xuất không có lãi họ bỏ ruộng kéo nhau ra thành phố.

Mối lo thiếu đất cũng không có cơ sở, theo GS. Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên thì diện tích đất đồi núi nước ta là 14,9 triệu ha chiếm 69% đất cả nước trừ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất chuyên dùng còn đến 7 triệu ha đất trống chưa sử dụng, chiếm 49%. Không lo thiếu đất, kế hoạch Nhà nước trồng mới 5 triệu ha rừng từ 1998-2010 đã được Quốc hội khóa X thông qua với 3 mục tiêu, tuy nhiên cho đến nay đã thể hiện là khó thực hiện được vì hiệu quả kinh tế thấp. Câu hỏi đặt ra là tại sao cứ phải trồng rừng mới bảo vệ được môi trường mà không dùng cây nông nghiệp để bảo vệ đất và bảo vệ môi trường?

Các nhà khoa học tỉnh Phú Thọ khi đề xuất dự án “trồng sắn điều chế ethanol” chắc cũng xuất phát từ tình hình thực tiễn của nghề trồng sắn địa phương và cả nước- nông dân không tiêu thụ được sắn, giá sắn quá rẻ. Đã thấy rõ triển vọng khi dự án này thành công, triển khai sẽ thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh Phú Thọ. Và chắc chắn sẽ triển khai ra nhiều tỉnh trong cả nước và bè bạn ở châu Phi bằng con đường chuyên gia và nhà kinh doanh. Công việc còn phải làm không ít, chỉ sợ 80 triệu USD đầu tư cho dự án này không đủ chứ không phải là quá nhiều.

Trước hết cần xây dựng một mô hình sản xuất ethanol từ bột sắn vừa kinh doanh vừa là cơ sở nghiên cứu sản xuất ethanol từ các loại cây trồng khác. Sau đó là mô hình cây trồng trên đất trống đồi núi trọc, trồng các cây cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

Chúng tôi xin cung cấp một vài tư liệu: Một ha sắn trong 1 năm có thể sản xuất được 10 tấn hydrate carbon và có thể chế biến được 4.300 lít ethanol/ha (tại Alabama, Hoa Kỳ), lượng cồn này tương đương với lượng cồn chế biến từ 1 ha ngô. Ngoài ra ưu điểm của cây sắn là loại cây dễ trồng, yêu cầu dinh dưỡng không cao và còn có tác dụng chống xói mòn.

Một loại cây trồng khác mà chúng tôi muốn nói đến là cây cao lương (Sorghum Bicolor) có thể sử dụng làm lương thực, làm thức ăn cho gia súc, và cao lương ngọt còn được sử dụng với mục đích sản xuất nhiên liệu sinh học (Biofuel). Nguyên liệu được dùng có thể là thân tươi hoặc hạt, do vậy xu hướng sử dụng cao lương trong công nghiệp sản xuất ethanol đang ngày càng phát triển. Năng suất cao lương trên 1ha đạt 32 tấn thân lá và 3 tấn hạt sẽ có thể mang lại từ 3.000–4.000 lit ethanol (Coombs và Vlitos, 1978).

Đường ở trong thân tạo ra tới 80% lượng cồn và nó chiếm tới 15% trong thân tươi. Ở bang Louisiana (Hoa Kỳ), năng suất cồn có thể đạt từ 1.070 đến 1.635 gallon/ha (4.050-6.190 lit/ha), tương đương với 25–40 thùng ethanol/ha. Ở Trung Quốc, chỉ với 4,5 kg hạt giống người nông dân có thể gieo cho 1ha và thu về từ 45–60 tấn thân tươi để sản xuất tới 7.000 lit ethanol. Do đó Bộ Nông nghiệp và Bộ Khoa học công nghệ Trung Quốc đã thực hiện chương trình trồng nửa triệu ha cao lương từ 2003-2005 ở khu vực phía Tây mục đích sản xuất nhiên liệu sinh học.

Tại Ấn Độ, 1ha cao lương sau 4 tháng thu được 2 tấn hạt và 35 tấn thân lá tươi sẽ sản xuất được 3.160 lit ethanol với chi phí 476USD, giá bán từ 0,39-0,6USD/lit ethanol (1.232-1.896 USD/ha). Ngoài ra cao lương ngọt đã được sử dụng tại Ấn Độ, Nam Mỹ và Philippin để sản xuất ethanol. Dưới hệ thống này, cao lương được thu hoạch sau đó thân được ép lấy nước bằng trục xay giống như đối với việc ép mía lấy đường. Có thể ép lấy nước tại cánh đồng và phần còn lại cộng với lá được dùng làm thức ăn gia súc và sẽ được thu lại sau đó. Sau khi nước được ép, nó được lên men để chuyển hóa thành ethanol thô. Ethanol này sau đó được chưng cất và dehydrat hóa giống như sản xuất ethanol từ hạt. Tại Mỹ bã ép thường được sử dụng để làm chất đốt để sản xuất điện năng do đó nó được bán cho nhà máy nhiệt điện, hoặc bã thải cũng có thể được sử dụng làm phân bón.

Ở nước ta, tuỳ theo vùng cây cao lương được gọi theo một số tên khác nhau như lúa miến, cù làng, mì... Cao lương được trồng ở các khu vực núi cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên… hoặc khu vực Tây Nguyên. Cao lương đã được đồng bào các dân tộc vùng núi dùng làm thức ăn chăn nuôi từ lâu đời nay. Hiện nay TS. Phạm Văn Cường, ĐHNN Hà Nội, đã thu thập và nhập nội một số giống cao lương ngọt, đang tiến hành phối hợp với các nhà khoa học

chăn nuôi và các nhà khoa học chế biến trong và ngoài nước để sử dụng cây cao lương làm thức ăn gia súc trong vụ đông và chế biến cồn. Cao lương ở 120 ngày sau trồng tại Hà Nội có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 21g/m2/ngày sẽ cho năng suất 25,2 tấn/ha thân tươi và 2-3 tấn hạt, như vậy có thể chế biến được 3.000-3.500 lít ethanol.

Để kết thúc cho bài này xin nói ngắn gọn đến nhiệm vụ thứ hai của nông nghiệp thế kỷ 21 là: Bằng nông nghiệp giải quyết vấn đề nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính gây ra. Chúng ta mới nói đến năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, thuỷ điện, điện nguyên tử); môi trường xanh mới chỉ nói đến trồng rừng; tại sao không nghĩ đến dùng nông nghiệp?

Hoạt động nông nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời làm tăng khí O2 và làm giảm lượng khí CO2 còn hơn rừng nhiều. Xin lấy vài số liệu đơn giản: 1 hecta rừng nhiệt đới một năm hấp thụ khoảng 500 kg CO2 thải ra 363,6 kg O2 (Zhou Guoyi, 2008). Một hecta trồng lúa với năng suất 4 tấn/vụ hấp thụ được 3,1 tấn CO2 thải ra 8,3 tấn O2 (Rodel, 2000). Trong khi đó một hecta sắn với năng suất 10 tấn/ha có thể hấp thụ khoảng 2,5 tấn CO2 thải ra 5,3 tấn O2 (Red Badger, 2008). Một hecta cao lương năng suất cao hiện nay đạt 30 tấn chất tươi cũng hấp thụ khoảng 7 tấn CO2 thải ra 17 tấn O2. Như vậy Trái đất sẽ không còn nóng lên khi nhiệm vụ mới của nông nghiệp được đầu tư thích đáng.

Hy vọng nước ta sẽ là nước đi đầu trong chiến lược xác định và thực hiện nhiệm vụ mới này của nông nghiệp thế kỷ 21.

                       GS.TS Võ Minh Kha / TS. Phạm Văn Cường  

Số lần xem trang : 16883
Nhập ngày : 02-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 02-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007