Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 50
Toàn hệ thống 650
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hiện Kiên Giang là địa phương duy nhất trên địa bàn cả nước có mô hình Tổ kinh tế kỹ thuật (KTKT) nông nghiệp ở các xã, phường, thị trấn. Đây được coi là cách làm hay và đầy tính sáng tạo. Kiên Giang đã là tỉnh đứng thứ nhì cả nước về sản lượng lúa, với tổng sản lượng năm 2008 đạt trên 3,3 triệu tấn và cũng là một trong những địa phương có thế mạnh về đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.

Bước đột phá

Nhằm triển khai mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư xuống tận tuyến cơ sở, năm 2006 UBND tỉnh Kiên Giang đã quyết định thành lập Tổ KTKT nông nghiệp, nông thôn xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Sau 2 năm triển khai, đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 113 Tổ KTKT ở các xã, phường, thị trấn (phủ kín 100% các xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp) với tổng số 279 cán bộ, trong đó có 43 người có trình độ đại học. Mỗi Tổ KTKT được bố trí 3 cán bộ khuyến nông với các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi - thú y và nuôi trồng thủy sản.

TS. Đỗ Minh Nhựt – GĐ Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh cho biết: Nhờ có mạng lưới Tổ KTKT mà hoạt động khuyến nông, khuyến ngư ở Kiên Giang những năm qua đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Vì những cán bộ khuyến nông cơ sở không chỉ là cầu nối để chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà còn là người trực tiếp cùng nông dân bắt tay thực hiện những mô hình khuyến nông mới.

Qua đó, người dân không chỉ nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật mà còn được tận mắt chứng kiến những cách làm hay để về áp dụng trên đồng ruộng của mình. Thực tế cho thấy, cán bộ khuyến nông cơ sở có vai trò rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp tại địa phương, ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, họ còn là người cùng với chính quyền địa phương triển khai tốt lịch thời vụ sản xuất, phát hiện kịp thời và khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đồng thời kết hợp với các ban ngành đoàn thể để dạy nghề cho nông dân…

Không chỉ mạnh dạn đột phá trong việc đưa cán bộ khuyến nông về cơ sở mà Kiên Giang còn là một trong những tỉnh tiên phong thực hiện các mô hình khuyến nông mới do Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc gia triển khai. Trong đó, mô hình Cánh đồng liên kết bốn nhà là một ví dụ. Trong 2 vụ ĐX (2007-2008) và HT (2008), Kiên Giang được chọn thực hiện thí điểm mô hình cánh đồng liên kết với tổng diện tích gần 180ha trên địa bàn 3 huyện trọng điểm về nông nghiệp là Tân Hiệp, Giồng Riềng và Hòn Đất. Mô hình được thực hiện với sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp đã giúp nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất, tăng sản lượng, chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Hiệu quả từ những mô hình mới

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Kiên Giang đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông mới và đã đạt được những hiệu quả rất khả quan như mô hình nuôi gà an toàn sinh học, nuôi rắn ri voi, nuôi cá chình suối, nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa, nuôi heo rừng… Hầu hết các mô hình khuyến nông triển khai trên địa bàn tỉnh đều mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được nông dân nhiệt tình hưởng ứng.

Nông dân Nguyễn Văn Rê, ở xã Hòa An, Giồng Riềng vui mừng cho biết: “Gia đình tôi có 10.000m2 đất sản xuất, trước đây làm lúa 2 vụ chỉ đủ ăn. Năm 2008, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh, tôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi luân canh tôm càng xanh. Vụ tôm đầu tiên gia đình tôi đã thu được gần 1,4 tấn tôm thương phẩm, bán được 140 triệu đồng, trừ hết chi phí còn lãi ròng hơn 61 triệu đồng”. TS. Đỗ Minh Nhựt nhận xét, mô hình nuôi tôm càng xanh không xa lạ với nông dân Đồng Tháp, An Giang nhưng đối với Kiên Giang đây là mô hình mới, đầy triển vọng, góp phần phá thế độc canh cây lúa ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Tiếp đến là các mô hình mới như trồng rau mầm, trồng nấm bào ngư… đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, trong đó nhân tố chính đem đến thành công là khuyến nông cơ sở. 

                       Đ.T. CHÁNH

Số lần xem trang : 16928
Nhập ngày : 30-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007