Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8973
Toàn hệ thống 10776
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Lúa lai đã được nghiên cứu và phát triển rất thành công tại Trung Quốc, được nhiều nhà khoa học coi đây như cuộc cách mạng xanh của thế giới lần thứ hai.

 

 

Diện tích lúa lai của Trung Quốc đã tăng trở lại từ 14 triệu ha năm 2003 lên 15,8 triệu ha năm 2007, chiếm 53,4% diện tích lúa toàn Trung Quốc (85% diện tích lúa lai toàn châu Á), đóng góp một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia đông dân nhất thế giới này. Hiện tại có tới 40 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi tham gia vào tiến trình nghiên cứu phát triển lúa lai.

Chương trình nghiên cứu siêu lúa lai (super hybrid rice) của Trung Quốc được khởi động từ năm 1996 và cho đến nay diện tích siêu lúa lai của Trung Quốc đã đạt trên 1,5 triệu ha với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cao hơn lúa lai 3 dòng tới 20% (một số tổ hợp cho năng suất tới 17-18 tấn/ha trên diện hẹp).

Các nhà khoa học Trung Quốc đang lập kế hoạch nghiên cứu nhằm nâng năng suất siêu lúa lai của họ lên 13,5 tấn/ha trên diện rộng vào năm 2015. Hiện tại các nhà khoa học Trung Quốc đang đẩy mạnh sử dụng những tiến bộ về công nghệ sinh học như lai xa, chuyển gen... nhằm tạo ra những tổ hợp bố mẹ siêu lúa lai không những cho năng suất cao, chất lượng tốt mà còn kháng được những sâu bệnh hại chủ yếu. Dòng phục hồi R8006 mang gen kháng bạc lá dùng để tạo ra các tổ hợp siêu lúa lai mới như Quốc Hào (1,3,6), Nhị ưu 8006, Tiên ưu 6 là ví dụ điển hình.

Thế giới cũng đang được chứng kiến những thành tựu nổi bật về nghiên cứu và phát triển lúa lai của các quốc gia ngoài Trung Quốc như Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam. Trong số các quốc gia kể trên, Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia có sự tiến bộ vượt bậc về nghiên cứu và phát triển lúa lai. Năm 2002 diện tích lúa lai của nước này chỉ vào khoảng 250 ngàn ha, bằng một nửa diện tích lúa lai của Việt Nam, năm 2007 diện tích lúa lai của Ấn Độ đã đạt 1,1 triệu ha, gần gấp đôi diện tích lúa lai của Việt Nam trong cùng thời điểm.

Điều đáng ghi nhận là toàn bộ diện tích lúa lai của Ấn Độ được cung cấp bằng hạt giống do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu chọn tạo. Tính đến nay Ấn Độ đã cho ra đời 33 tổ hợp để phục vụ sản xuất đại trà, trong đó có tổ hợp lúa lai thơm Pusa RH 10 nổi tiếng. Ấn Độ là nước đi tiên phong trong việc nghiên cứu chọn tạo những tổ hợp lúa lai cho những vùng canh tác khó khăn như vùng cao phụ thuộc vào nước trời, vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn và đã cho ra hàng loạt tổ hợp cho những vùng này.

Bangladesh là một quốc gia đông dân với mật độ dân số rất cao 970 người/km2, an ninh lương thực luôn bị đe doạ bởi ngập lụt hằng năm. Chính vì thế lúa lai được quốc gia này đặc biệt quan tâm nhằm góp phần gia tăng sản lượng lương thực. Sau một thời gian tiếp cận công nghệ, họ đã đưa diện tích lúa lai từ 15 ngàn ha năm 2001 lên 700 ngàn ha năm 2007 (tăng tới 47%). Mặc dầu vậy năng lực nghiên cứu lúa lai của quốc gia này còn nhiều hạn chế do chưa tạo được giống cho sản xuất đại trà và phần lớn hạt giống (khoảng 90%) phục vụ sản xuất lúa lai thương phẩm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Lúa lai cũng đã phát triển mạnh ra ngoài lãnh thổ châu Á, trong đó đáng chú ý là  Ai Cập, Brazin và đặc biệt là Mỹ. Mỹ là quốc gia tiếp cận khá sớm công nghệ lúa lai của Trung Quốc (1979). Tuy vậy, hiện tại chỉ duy nhất có công ty RiceTec tham gia vào nghiên cứu và phát triển lúa lai tại Mỹ. Năm 2000 RiceTec mới cho ra đời tổ hợp lúa lai đầu tiên XL6, đến năm 2004 diện tích lúa lai của Mỹ đạt 40 ngàn ha và năm 2007 vừa qua đã có tới 14-16% diện tích lúa của Mỹ (khoảng 150-180 ngàn ha) được trồng bằng giống lúa lai của công ty này. Ở Mỹ yêu cầu về năng suất, chất lượng và mức độ đáp ứng cơ giới hoá đối với giống lúa rất cao, vì vậy thành công của Ricetec chứng minh năng lực của các nhà khoa học Mỹ trong lĩnh vực khó khăn này.

Phát triển lúa lai của Việt Nam được các nhà khoa học quốc tế đánh giá cao, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra một loạt các dòng bố mẹ có nhiều đặc tính tốt, từ đó cho ra đời một số tổ hợp lai cho năng suất, chất lượng gạo khá và đặc biệt là ngắn ngày. Hiện nay, một số tổ hợp VL, TH, HYT đang được các công ty giống trong và ngoài nước mua bản quyền để sản xuất hạt giống với quy mô lớn.

Tuy vậy, trong mấy năm gần đây diện tích lúa lai của Việt Nam đang có xu hướng chững lại, xung quanh khoảng 600 ngàn ha, trong khi đó có tới 80% lượng hạt giống phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc. Nguyên nhân chính là do sản xuất hạt giống lúa lai ở nước ta còn nặng về phong trào, năng lực của các cơ sở sản xuất hạt giống còn yếu. Mặt khác, cán bộ khoa học nghiên cứu lúa lai rất mỏng, trình độ hạn chế. Thêm vào đó việc quản lý chất lượng hạt giống chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất. Để lúa lai ở nước ta phát triển bền vững thì các lĩnh vực trên cần được tăng cường, đồng thời rất cần có sự cam kết hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Bộ chủ quản và sự tham gia của các bên liên đới.

Nhìn chung đã có sự tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng lúa lai vào sản xuất ở các nước ngoài Trung Quốc kể từ Hội thảo Lúa lai quốc tế lần thứ 4 tại Hà Nội. Tuy nhiên, nhìn từ Hội thảo Lúa lai quốc tế lần thứ nhất (năm 1986) tại Trung Quốc cho đến nay, sau hơn 20 năm, hầu hết các quốc gia tham gia vào tiến trình này (trừ Trung Quốc) đã đầu tư khá nhiều công sức và tiền của nhưng thành quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn. Dù vậy, khi dân số thế giới vẫn tăng nhanh trong khi đất đai và nguồn nước cho sản xuất lúa thì ngày càng khan hiếm nên áp dụng rộng rãi lúa lai để gia tăng sản lượng lúa là giải pháp mà nhiều quốc gia lựa chọn và theo đuổi.

                    Nguyễn Khắc Quỳnh

 
 

 

Số lần xem trang : 16841
Nhập ngày : 05-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  "Không có loại vacxin tai xanh nào bảo hộ như mong muốn" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/9/2010) (08-09-2010)

  LÀM GIÀU BẰNG HOA THIÊN LÝ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/9/2010) (08-09-2010)

  Dưa bao tử cao sản Mimoza (Báo NNVN - Số ra ngày 6/9/2010) (08-09-2010)

  ĐIỀU KỲ DIỆU NGÔ BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 2/9/2010) (08-09-2010)

  QUẢN LÝ SÂU TƠ TRÊN RAU HỌC THẬP TỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  Phòng trừ bệnh hại lúa mùa giai đoạn đòng - trổ (Báo NNVN - Số ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  Treppach Bul 607SL - Thuốc trừ bệnh mới trên cây trồng (Báo NNVN - Số ngày 24/8/2010) (26-08-2010)

  Trung tâm Giống cây trồng- Vật nuôi Quảng Trị: Giới thiệu nhiều giống lúa mới chất lượng (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  LÀM GIÀU TỪ GÀ RỪNG (Báo NNVN - Số ra ngày 15/8/2010) (26-08-2010)

  Phân hữu cơ khoáng Vedagro cho chanh không hạt (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007