ThS. ĐỖ THỊ LỢI Chỉ với 7 quả trứng gà rừng vô tình tìm thấy được trong một lần phát cỏ dại, qua hơn 7 năm thuần dưỡng và nhân giống, anh Phạm Văn Hà (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã cho nhân thành công giống gà rừng, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng.
7 quả trứng nhặt được
Sau khi nhận được hơn 1 ha rừng tái sinh dưới chân núi Âm Phương (xã Duy Sơn) của người cha để lại, anh Phạm Văn Hà có ý định cải tạo vườn rừng và trồng thêm cây lấy gỗ nên nhờ người nhà và bà con đến phụ giúp mình phát cây dại. Một ngày của năm 2002, trong lúc mới dọn được hơn 50 m2, anh phát hiện được một ổ trứng gà có 7 quả. Biết đây là trứng gà rừng vì thỉnh thoảng anh có nghe tiếng gáy.
Nhiều người mới thấy trứng gà rừng lần đầu nên bảo anh: "Thôi sẵn cái ấm và củi khô đó, chú Hà luộc ổ trứng đó mỗi người ăn quả, để biết trứng gà rừng như thế nào…". Nghe mọi người xung quanh nói đến chuyện luộc mấy quả trứng ăn thử cho biết thì trong đầu anh hiện một dòng suy nghĩ, sao mình không lấy những quả trứng này về cho ấp thử, biết đâu sẽ nở thành những con gà rừng.
Anh đấu tranh tư tưởng một lúc, rồi quyết định nói với mọi người không phát cây dại ở khoảnh rừng này nữa. Nghĩ đến nhà mình có con gà mái vừa ấp được 5 ngày nên anh đem 7 quả trứng “trời cho” đó về cho ấp thử. Anh lấy trứng gà nhà ra để đưa ổ trứng gà rừng vào ấp và gà mái nhà chấp nhận "ấp hộ". Sau 20 ngày, 7 trứng gà rừng nở ra 7 chú gà con. Mặc dù anh chăm sóc rất kỹ, sau gần 1 tháng đàn gà rừng chỉ còn lại 3 con gồm 1 trống và 2 mái. Không nản lòng, anh quyết tâm giữ cho được 3 con gà còn sót lại và giữ nguyên khu rừng cho gà rừng sinh sống. Hằng ngày anh vào rừng đào những ổ mối, bắt dế, nhái cùng với ngô, lúa… những món thức ăn đơn giản giúp 3 con gà rừng lớn rất nhanh. Để tập thói quen cho gà, cứ chiều tối hằng ngày, trước khi cho gà ăn anh huýt sáo, 3 con gà rừng như hiểu được tiếng người chủ nên lâu dần trở thành thói quen, người và gà ngày càng “hiểu” nhau hơn.
Thành công
Sau khi nhốt được 3 tháng, anh quyết định thả gà. Chúng loanh quanh chuồng một lúc, rồi tiến xa vào rừng kiếm ăn. Thấy gà mất hút vào rừng, vợ anh bồn chồn cho rằng thế là mất, nhưng trong thâm tâm anh vẫn hi vọng đàn gà sẽ trở về nhà với mình vào mỗi buổi chiều như bấy lâu nay chúng đã được huấn luyện. Chiều đó, anh chuẩn bị sẵn thức ăn để đợi 3 con gà trở về. Trời vừa tắt nắng, anh huýt sáo vài hồi, 3 con gà từ xa vỗ cánh bay về. Lòng anh ngập tràn niềm vui, cuộc chơi của anh đã thành công.
Từ đó, cứ mỗi sáng gà trống cất tiếng gáy, là anh thả gà bay vào rừng để nó tự kiếm ăn. Chiều lại anh huýt sáo, 3 con lại bay về như thường lệ. Khi 2 con mái chạy quanh nhà tìm ổ để đẻ, anh Hà lót 2 cái ổ cũng giống như cho gà nhà. Sau gần 10 ngày đẻ 15 trứng, 2 con bắt đầu ấp. Trong thời gian gà mái ấp, con gà trống suốt ngày chỉ quanh quẩn trong sân nhà để canh giữ. Gần 20 ngày ấp, đàn gà con đã chào đời sau hơn 6 tháng vợ chồng anh chị bỏ công chăm sóc.
Nhận thấy việc chăn nuôi gà rừng có thể phát triển, nên anh chị tiếp tục tìm hỏi những người đi rừng, chăn bò chăn trâu để hỏi mua thêm trứng mỗi khi họ vô tình tìm được để đưa về cho ấp. Ban đầu vì thiếu kiến thức, nên việc chăm sóc những con gà rừng của anh gặp rất nhiều khó khăn. Thông qua các phương tiện tivi, sách báo anh tự mình học hỏi kỹ thuật chăm sóc gà rừng nên từ 3 con gà ban đầu, vài năm sau đàn gà đã lên đến gần một trăm con. Trong quá trình nuôi, đàn gà chẳng bao giờ bị dịch, mặc dù không hề chích ngừa vắc-xin, hay uống thuốc. Mỗi tháng, chỉ cần bổ sung thêm độ hơn 10kg lúa, ngô hạt. Cũng có khi, hàng chục con gà rừng lạ bay đến quanh nhà, tối đến chúng không ngủ trong chuồng, mà lại đậu ngủ trên những cành cây rừng.
Vậy ra, đó là gà rừng Mỹ Sơn nhập đàn cùng gà rừng của anh Hà, quen dần tiếng huýt sáo cũng bay về khi chiều sắp tối. Biết anh Hà nuôi gà rừng nguyên bản thành công, bà con dưới chân núi Âm Phương và nhiều người ở các vùng lân cận tìm đến xem, ai cũng đặt mua một cặp về nhân giống. Nhưng mãi đến năm 2006, khi đàn gà đã có số lượng nhiều anh mới xuất bán và bàn giao luôn cả quy trình chăm sóc gà rừng cho người mua. Trang trại của anh tuy có số lượng gà lớn nhưng luôn ở trong tình trạng “cháy hàng”. Anh Hà tâm sự: “Việc mở trang trại nuôi gà rừng ban đầu chỉ là ý tưởng thoáng qua, nhưng đến nay kết quả đạt được là khá tốt. Cái được nhất mà tôi luôn trân trọng đó là đã góp phần bảo vệ, phát triển giống gà rừng này”.
Qua hơn 4 năm kể từ ngày xuất bán, anh đã cung cấp cho thị trường khoảng 800 con gà giống, cho doanh thu 300 triệu đồng. Hiện đàn gà của anh còn lại hơn 200 con lớn nhỏ và tiếp tục phát triển. Cũng từ nguồn thu từ gà rừng, anh đã mạnh dạn đầu tư 60 triệu đồng để xây dựng thêm một khu nuôi nhím trong trang trại, mở ra một hướng đi mới trong làm ăn kinh tế tại một vùng đất nghèo như ở Duy Sơn và hiện trang trại của anh đang phát triển tốt.
THIÊN LÝ Số lần xem trang : 16913 Nhập ngày : 26-08-2010 Điều chỉnh lần cuối : 26-08-2010 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|