Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 135
Toàn hệ thống 726
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sau chuyến đi công tác sang các nước láng giềng Lào và Camphuchia trở về, PGS TS Dương Văn Chín, Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL đã viết bài cho NNVN xoay quanh vấn đề an ninh lương thực trước những dự báo sắp tới về ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Điều kiện cần

Trên bán đảo Đông Dương gồm ba nước Camphuchia, Lào, Việt Nam hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề ANLT cho những cộng đồng dân cư sống trong vùng thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn từng quốc gia tự lực giải quyết riêng rẽ.

Việt Nam được Liên Hiệp Quốc công nhận là nước thành công nhất trong chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ. Kinh nghiệm này nếu truyền đạt thành công cho Camphuchia và Lào thì đời sống dân nghèo được nâng lên và người dân có đủ tiền để mua lương thực đảm bảo cuộc sống của họ.

Những vùng đất thấp ven biển của Việt Nam, đặc biệt là hai vùng trồng lúa quan trọng nhất là ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mực nước biển dâng cao trong quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Diện tích trồng lúa bị thu hẹp dẫn đến sản lượng sẽ bấp bênh. Trong khi đó đất đai ở Lào và Camphuchia có cao trình cao hơn, sẽ ít bị ảnh hưởng, thậm chí một số vùng sẽ được tiếp cận nguồn nước ngọt dễ dàng hơn vào những đợt triều cường.

Sông Cửu Long là con sông dài thứ 10 trên thế giới, với lưu vực rộng lớn và nguồn nước ngọt dồi dào. Các đập thủy điện được thiết lập trên thượng nguồn trong đó có nước Lào sẽ sản xuất dồi dào nguồn điện và giữ một phần nước vào mùa mưa. Thác Khone Pha Pheng là con đập tự nhiên lớn nhất chặn ngang dòng sông Cửu Long ở Nam Lào làm chậm dòng chảy và giữ nước lại trên thượng nguồn. Những đập ở thượng nguồn với mục đích đơn thuần sản xuất điện, không phục vụ trồng trọt, sẽ có tác dụng tốt hơn khi xả lũ, đẩy nước mặn ra xa ở hạ nguồn.

Hồ Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Diện tích mặt hồ vào mùa mưa tăng lên gấp ba so với mùa nắng. Đây là hồ dự trữ nước ngọt để cung cấp dần cho hạ nguồn ở Việt Nam trong mùa nước kiệt. Ủy ban quốc tế sông Mekong, trong đó có thành viên đại diện của ba nước Đông Dương xem xét, đánh giá, khuyến cáo việc sử dụng hợp lý nguồn nước sông Mekong trong vùng. Việc xây đập, vận hành đập, điều tiết nước khoa học phù hợp theo chu kỳ triều cường sẽ tạo điều kiện sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả và góp phần giảm nhẹ tác động xấu của mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hướng tới liên kết

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á nói chung và ba nước Đông Dương nói riêng. Nói đến vấn đề an ninh lương thực trong vùng thì phải đề cập đến cây lúa. Ba nước cần có chiến lược hợp tác dài hạn để hình thành một khu vực liên kết sản xuất lúa gạo với khối lượng lớn cho thế giới. Mục tiêu đặt ra là sản xuất được nhiều chủng loại gạo, với sản lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ để cung cấp cho thị trường châu Phi và các nơi khác có nhu cầu.

Trước năm 1975, cung và cầu gạo tại châu Phi là tương đương, nhưng hiện nay thì cầu đã vượt cung rất xa. Châu Phi nhập khẩu 1/3 lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới, khoảng 10 triệu tấn gạo mỗi năm. Ba nước Đông Dương phấn đấu xuất khẩu sang châu Phi càng nhiều càng tốt để khích lệ sản xuất trong nước. Lượng gạo xuất khẩu là lượng dự trữ di động để đảm bảo an ninh lương thực cho ba nước anh em.

Giải pháp là liên kết giữa Việt Nam và từng nước còn lại và cả những liên kết tay ba. Đối với Camphuchia, phải thiết lập những hệ thống thủy lợi tưới tiêu khoa học cho từng vùng sẽ tăng lên hai vụ lúa trong một năm thay vì một lúa năng suất thấp như hiện nay. Chính phủ hai nước nên có chương trình phối hợp chung để biến một phần đáng kể nguồn ngân sách của Camphuchia và của các tổ chức quốc tế, cùng với tri thức, kỹ thuật và kinh nghiệm của các chuyên gia Việt Nam, những công trình thuỷ lợi trên đất nước bạn sẽ được hình thành và phục vụ hiệu quả. Những biện pháp trước mắt khác nên đi theo qui trình ngược thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Chuyên viên của các công ty hai nước nên phối hợp nghiên cứu thị trường cho các loại lúa gạo đặc sản từ các giống lúa mùa địa phương trên xứ chùa Tháp. Doanh nghiệp kinh doanh lương thực Việt Nam nên phối hợp với doanh nghiệp xay xát nước bạn để tổ chức thu mua, xay xát, đánh bóng, bao bì, tồn trữ, tạo dựng thương hiệu... để có thể xuất khẩu đi bất cứ nơi đâu với thương hiệu và logo chung (thí dụ hình vịnh Hạ Long bên cạnh đền Angkor Wat, hay con voi đứng bên cạnh chùa Một Cột v.v…).

Vào tháng 10-11, lúc giáp hạt tại Việt nam, việc thu mua lúa Camphuchia về xay xát kinh doanh lại Việt Nam là một hình thức làm ăn nhỏ lẻ sẽ không tồn tại lâu dài. Giống lúa nào cho chất lượng gạo cao, nhu cầu thế giới nhiều, sẽ được mở rộng vùng gieo trồng và doanh nghiệp sẽ đặt hàng các cơ quan nghiên cứu vào cuộc. Các hoạt động kế tiếp là chọn lọc dòng thuần các giống đó, nhân giống cấp xác nhận với khối lượng lớn, tác động khoa học kỹ thuật vào như bón phân, diệt cỏ, phòng trừ sâu bệnh, tưới nước, thu hoạch, phơi sấy để tiếp tục nâng cao chất lượng lúa gạo. Bước tiếp theo là giới thiệu các giống lúa trung mùa chất lượng cao của Việt Nam vào trồng thử nghiệm ở các vùng lúa một vụ như: Khaodak Mali, Sóc Trăng 5, B-TE 1... Những giống lúa cao sản, năng suất cao, chất lượng gạo cao đang được trồng phổ biến tại ĐBSCL cũng sẽ được trồng khảo sát, thực nghiệm để ứng dụng ở những vùng đã có kinh mương tưới tiêu và trồng hai vụ lúa trong năm…

Đối với nước Lào, nếp trung mùa được gieo cấy phổ biến vào tháng 6 đầu mùa mưa và thu hoạch vào khoảng tháng 10. Nếp được trồng một vụ là chính. Nếp có năng suất thấp và độ nở cơm thấp. Tuy nhiên chưa ai nghiên cứu tìm hiểu xem có dân tộc nào trên thế giới thích ăn nếp Lào hay không? Người Nhật Bản có truyền thống ăn gạo dẻo nhưng có thích nếp Lào hay không? Lúa tẻ cũng trồng được ở đất nước Lào. Các giống lúa và nếp của Việt Nam cho năng suất cao, chất lượng cao cũng nên được thử nghiệm tại quốc gia này.

Ba nước Đông Dương nếu có sự phối hợp một cách chiến lược lâu dài, khích lệ các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào toàn vùng, không phân biệt ranh giới quốc gia, sẽ tạo ra một sản lượng lúa gạo lớn phục vụ tiêu dùng trong vùng và xuất khẩu, sánh vai tương đương với Thái Lan trong những năm sắp tới. Hy vọng trong tương lai sự hợp tác để đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng cao nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cũng sẽ thành công như đã từng thành công trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc trong quá khứ và phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Số lần xem trang : 17420
Nhập ngày : 06-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 06-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007