ThS. ĐỖ THỊ LỢI Dù công cụ sạ hàng do người trong Nam nghĩ ra, áp dụng trước miền Bắc cả một quãng thời gian dài nhưng hiện tại lại đang có xu hướng ngược là nông dân Nam Bộ muốn ra Bắc để học hỏi cách gieo sạ rất tiết kiệm giống. Có thể nói Hà Tây cũ là một địa phương thành công nhất trong việc ứng dụng gieo sạ bằng công cụ ở miền Bắc với diện tích gieo thẳng đạt xấp xỉ 2.000ha. Qua 2 năm, 4 vụ sản xuất trên địa bàn, có thể khẳng định những ưu điểm và hạn chế của gieo thẳng bằng công cụ kéo tay như sau: Ưu điểm áp dụng được cho cả 2 vụ xuân và mùa ở những nơi chủ động tưới tiêu trong thời kỳ mạ; giảm chi phí sản xuất, nhất là công lao động, trung bình một giàn sạ 2 người phụ nhau gieo 1 ngày được 2 ha.
Như vậy mỗi người kéo một ngày bằng 40 người cấy và nhổ mạ. Lượng giống gieo 0,8-1kg/sào, giảm ½ so với lúa cấy. Rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 7-10 ngày, năng suất tăng từ 7-10% so với cấy. Do gieo thưa, nông nên lúa đẻ sớm ngay từ nách lá đầu tiên, đẻ khoẻ, tỷ lệ bông hữu hiệu cao. Gieo theo hàng nên tiện cho việc chăm sóc, ruộng lúa thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Từ việc chi phí giảm, tăng năng suất nên cho lợi nhuận cao hơn ruộng cấy từ 5,95 triệu/ha (vụ mùa) - 6,25 triệu/ha (vụ xuân), giải phóng sức lao động, đặc biệt những vùng có nghề phụ. Tuy nhiên, qua quá trình làm gieo thẳng ở Hà Tây cũ vẫn còn những hạn chế như lãnh đạo một số cơ sở chưa thực sự vào cuộc, một số nơi hệ thống thuỷ lợi chưa chủ động đáp ứng tưới, tiêu và đặc biệt là tư tưởng một số cán bộ và bà con nông dân còn chưa tin tưởng vào biện pháp kỹ thuật mới.
Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kể rằng chính mình đã phải đứng ra bảo đảm đền năng suất cho một số địa phương trong trường hợp gieo sạ bị mất mùa thì cán bộ và nông dân nơi đó mới chịu áp dụng. Mật độ gieo của công cụ sạ hàng khi ra Bắc dần được cải tiến, được đặt hàng cho nhà sản xuất trong Nam làm phải giảm đi chỉ còn 30-40kg/ha thậm chí còn ít hơn nữa.
Để thành công trong việc gieo sạ hàng, bài học kinh nghiệm của Hà Tây cũ là: Về kỹ thuật phải sản xuất thành vùng tập trung, chủ động tưới tiêu; ngâm ủ giống đúng kỹ thuật, khi bắt đầu nứt nanh dùng tro bếp theo tỷ lệ 5 lạng tro bếp ngâm với 10 kg thóc trong 15 phút rồi xả sạch lại ủ tiếp để điều khiển mầm dài hơn rễ, khi mầm bằng 1/3-1/2 hạt thóc là đạt chuẩn; làm đất kỹ, trước khi gieo mới tháo cạn nước, trang phẳng để có một lớp bùn loãng trên mặt sau đó gieo ngay để mống chìm nhưng không lọt; phun thuốc trừ cỏ là yêu cầu bắt buộc, phun ngay sau khi làm đất lần cuối từ 1-3 ngày; thực hiện việc tiêu nước lộ ruộng, bón phân cân đối; thời vụ gieo vụ xuân sau tiết lập xuân đến 20/2, vụ mùa từ 10-20/6, mật độ gieo 0,8-1kg/sào (20-28kg/ha).
TS. Tống Khiêm - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia: “Ở trong Nam thói quen sạ hàng rất tốn giống, từ 100-200kg/ha trong khi đó ở ngoài Bắc chỉ có 35-50kg/ha mà vẫn hiệu quả. Hiện tại có rất nhiều nông dân trong Nam liên lạc với khuyến nông với mong ước được ra ngoài Bắc tham quan, học tập cách sạ ít tốn giống này”.
|
Về tổ chức chỉ đạo cần có sự quan tâm, chỉ đạo tập trung và tuyên truyền thật tốt. Lưu ý, vụ xuân thường gặp rét đầu vụ, vụ mùa sau gieo thường gặp mưa nên trong vòng 10-15 ngày đầu lúa phát triển chậm, nhìn ruộng không thấy cây vì gieo thưa nên cần vận động bà con nông dân không nên vội vàng phá bỏ mà phải đứng ra bảo hành để bà con yên tâm. Kinh nghiệm từ thực tế các huyện và xã làm tốt là trước hết xây dựng các mô hình điểm gieo thẳng có sức thuyết phục sau đó làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nhân rộng. Có chính sách hỗ trợ làm đất, ngâm ủ giống tập trung…cũng như có công văn chỉ đạo và cam kết bảo đảm năng suất…
Năm ngoái, Hà Tây có 500 bộ công cụ gieo thẳng được cấp cho các huyện, thành phố để mở rộng diện tích, ngoài ra còn hàng trăm công cụ nông dân tự mua. Nhờ hiệu quả rõ ràng so với cấy, năm nay Hà Nội dự kiến sẽ mua thêm 1.000 cái nữa để có thể gieo sạ được cỡ 7.000ha lúa. Những nơi được cấp công cụ sẽ được cấp kèm theo cả đĩa hình hướng dẫn kỹ thuật cùng quy trình gieo sạ để đưa về là có thể triển khai ngay.
Dương Đình Tường Số lần xem trang : 16991 Nhập ngày : 06-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam LÚA LAI VẪN ĐƯỢC THẾ GIỚI LỰA CHỌN VÀ THEO ĐUỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009) CHUYỆN HAI NGƯỜI TRỒNG NẤM TRONG HANG ĐÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009) QUY TRÌNH TRỒNG ỚT CAY F1 BIG HOT (P22) (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009) GIỐNG SIÊU ỚT Ở BIG HOT (Báo NNVN - Số ra ngày 5/1/2009) (05-01-2009) CHUYÊN GIA RẮN RI VOI (Báo NNVN - số ra ngày 01/01/2009) (02-01-2009) NHIỆM VỤ CỦA NÔNG NGHIỆP THẾ KỶ 21 (Báo NNVN - Số ra ngày 01/01/2009) (02-01-2009) LÀM GÌ ĐỂ CỨU CÂY BÔNG ? (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (02-01-2009) TRỒNG CÂY GỖ LÁT MÊHICÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008) "VUA CHÌNH" TRÊN ĐỈNH BÌNH THÀNH (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008) Ủ CHUA BÃ SẮN LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 31/12/2008) (31-12-2008) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|