ThS. ĐỖ THỊ LỢI Từ xa xưa loài người đã biết lợi dụng một số cây chứa độc đánh bắt cá phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng này. Sau đó là sử dụng nó vào mục đích phục sản xuất như diệt cá dữ cho vùng nuôi tôm và những vùng chuẩn bị nuôi cá bột... Loài cây được sử dụng rộng rãi nhất là cây cổ rùa có tên khoa học là Derris elliptica, cây cóc kèn có tên khoa học là Derris trifolia thuộc nhóm cây họ đậu, một số địa phương thường gọi hai loài trên là cây thuốc cá, bởi trong rễ của chúng có chứa độ tố Rotenone có tác dụng giết cá rất tốt.
Cây Derris s p. thường được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Nam á, đặc biệt là ở Việt Nam cây này được sử dụng từ lâu đời. Bên cạnh đó còn nhiều loài cây khác cũng có khả năng tiết ra độc tố giết cá cao như Tử châu chói trắng (Callicarpa candicans) được sử dụng rộng rãi ở quần đảo Phillipine; cây mã đậu (Huracrepitans) được sử dụng ở Nam Mỹ; cây mù u (Calophyllum inophyllum) được dùng nhiều ở Malaysia vv... Những cây kể trên đều có chứa độ tố đối với cá, tuy nhiên chúng ít có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, ngoại trừ có sự tác động của con người bởi chúng là những cây sống trên cạn.
Trong những năm gần đây, các nhà chuyên môn đã tập trung nghiên cứu và đề cập tới một số loài cỏ thủy sinh có chứa độ tố đối với cá rất mạnh. Đây quả thực là một vấn đề rất nan giải, nếu những người nuôi cá không nhận thức hết được tầm quan trọng của nó. Khi nói tới ô nhiễm nguồn nước, người ta chỉ đề cập tới nguyên nhân do chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, các loại nông dược được sử dụng trên đồng ruộng mà thôi, còn các tác nhân khác thì ít được đề cập tới. Ở hầu hết các nước thuộc khu vực Đông Nam Á thường tận dụng tối đa mặt nước để nuôi trồng thủy sản và đây cũng được coi là nơi sản xuất protein cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Ở nước ta có khu vực ĐBSCL với hệ thống sông rạch chằng chịt cùng thời gian ngập lũ kéo dài. Trong môi trường nước nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các ruộng trồng lúa có rất nhiều loài cỏ thủy sinh cùng tồn tại, đây cũng là nguồn thức ăn chính của cá. Nhưng thực chất có một vài loài cỏ thủy sinh có chứa độ tố có khả năng phóng thích vào môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, hoặc cá ăn phải các loài cỏ này gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt.
Để nghiên cứu khả năng giết cá của các độc tố tiết ra từ một số loài cỏ, các công trình đã tập trung thử nghiệm trên 54 loài cỏ thủy sinh khác nhau thuộc khu vực nhiệt đới. Kết quả đã xác định được 12 loài cỏ chứa độc tố giết cá nhanh với hiệu quả cao (bảng sau). Trong 12 loài cỏ đó thì rễ của cây Ammannia baccifera có chứa nhiều loại hoạt chất giết cá cực mạnh. Trong tất cả các hoạt chất được trích từ các loài cỏ thủy sinh kể trên thì methanol có hiệu lực giết cá mạnh nhất.
Như vậy, việc cô lập và phân loại được các chất diệt cá từ cỏ dại là vấn đề hết sức quan trọng, không những đưa ra các thông tin về ô nhiễm môi trường nước mà còn giúp các nhà chuyên môn tìm ra những hoạt chất sinh học mới phục vụ cho tương lai.
KS. Phương Thanh Số lần xem trang : 16850 Nhập ngày : 07-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012) Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011) ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011) Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011) "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|