Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 168
Toàn hệ thống 765
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Các chuyên gia ở ĐH Georgia, Mỹ vừa lai tạo thành công một giống lạc không tạo ra các phản ứng dị ứng, đây là căn bệnh mà ở Mỹ có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Giống lạc mới này có tên là HP (Hypoallergenic peanut) hay còn gọi là lạc không gây dị ứng.

1. Lạc tăng cường gen có tác dụng chữa bệnh

Các chuyên gia ở ĐH Georgia, Mỹ vừa lai tạo thành công một giống lạc không tạo ra các phản ứng dị ứng, đây là căn bệnh mà ở Mỹ có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Giống lạc mới này có tên là HP (Hypoallergenic peanut) hay còn gọi là lạc không gây dị ứng. Hầu hết các phản ứng dị ứng do lạc gây ra đều có nguồn gốc từ 11 phân tử (molecules) còn loại lạc HP nói trên lại không có các gen có liên quan đến các phân tử nói trên nên khả năng gây dị ứng là rất thấp.

Ngoài các phân tử trên, một số protein nhất định cũng là thủ phạm làm tăng các phản ứng dị ứng. Để tạo ra lạc HP các nhà khoa học đã đưa một trật tự DNA vào trong cây lạc, làm cho nó sản xuất ra các phân tử RNA hình cặp tóc, có khả năng phong bế quá trình sản xuất ra hai loại protein thủ phạm gây các phản ứng dị ứng. Nhờ mã di truyền này mà cây trồng sản xuất ra loại hạt không theo quy ước, có chất lượng hạt khác hơn, hay nói cách khác là hạn chế khả năng nhiễm nấm.

2. Cây trồng chuyển đổi gen tạo ra nhiều nhiên liệu sinh học

Các chuyên gia ở ĐH Penn State Mỹ đã lai tạo cho ra đời một số giống cây bằng kỹ thuật chuyển đổi gen, có thể tạo ra lượng gỗ nhanh hơn và nhiều hơn cho ngành công nghiệp sản xuất năng lượng sinh học, đặc biệt là sản xuất ethanol. Hợp chất chính của các loại cây trồng lấy gỗ là lignin, nó được liên kết với cellulose để giúp cây trồng khả năng chịu được gió bão và tấn công của vi khuẩn, tuy nhiên hợp chất bảo vệ này lại hạn chế sản xuất cellulose, thậm chí nó còn giam cầm cellulose trong gỗ, làm cho khâu xử lý phức tạp hơn, nhất là sử dụng nhựa và hoá chất xút.

Để giảm lượng lignin của cây trồng người ta đã lai tạo và cho ra đời những giống cây mới, có hàm lượng lignin thấp nhưng cây trồng vẫn khoẻ mạnh, không bị đổ vì gió bão. Sử dụng một gen lấy từ các loại đậu đưa vào cho cây dương (poplar). Loại gen này có thể sản xuất ra một protein và tự nó cài xen vào giữa hai phần tử lignin trong quá trình polymer lignin được sản xuất ra.

Đây là loại lignin mới, khoẻ hơn lignin nguyên thuỷ và khi khử lignin người ta có thể bẻ gẫy polymer bằng cách dùng các enzyme gắn vào protein chứ không phải enzyme liên kết với nó, giống như quy trình tẩy rửa của máy giặt, nên giảm được chi phí, trong khi đó việc tăng cường gen lại không làm suy yếu khả năng chống đỡ gió và tác động tự nhiên của cây trồng. Ngoài việc dùng kỹ thuật trên để tạo ra giống cây sản xuất nhiều gỗ, tới đây nó còn được áp dụng cho các loại cây trồng lương thực để tận dụng sản phẩm phụ của nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc có hàm lượng lignin thấp không gây bệnh cho động vật.

3. Phát hiện  cơ chế nhạy ánh sáng UV-B trong cây trồng

Sau thời gian dài nghiên cứu các chuyên gia ở ĐH San Francisco Mỹ đã phát hiện ra cơ chế nhạy ánh sáng UV-B trong rễ cây. Quá trình này gây nên bởi gen đặc trưng có tên là RUS1, nó có khả năng tạo ra tín hiệu và giúp cho các tế bào trong cây trồng giao tiếp với nhau. Nói cách khác là nó có khả năng đo được mức độ ánh sáng tia UV-B và truyền thông tin này tới cho các bộ phận của cây trồng làm nhiệm vụ phát triển.

Ví dụ những cây trồng sống dưới tán lá hay bóng râm của những cây khác thường có ánh sáng UV-B thấp nên cây không phát triển bình thường được, tuy nhiên nếu nhiều ánh sáng UV-B cũng không tốt. Gen RUS1 có tác dụng rất tích cực đối với giai đoạn phát triển đầu đời của cây trồng, nhất là giai đoạn nảy mầm. Việc phát hiện ra gen RUS1 còn giúp khoa học hiểu sâu thêm về các loại gen chính khác làm nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng và chuyển ánh sáng này cho các bộ phận khác để giúp cây trồng phát triển.

4. Cà chua tưới nước biển có hàm lượng chất chống ô xy hoá  cao

Trên tạp chí Hoá nông số 14 của Mỹ có đăng tải nguồn tin cho biết, các loại cà chua nếu được tưới nước pha lẫn nước biển sẽ có hàm lượng chất chống ôxy hoá  cao, đây là hợp chất giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều loại bệnh nan y, ngoài ra nếu dùng làm thực phẩm cũng sẽ tăng tính ngon miệng, nhất là làm súp, sa lát, đặc biệt là loại cà chua hạt nhỏ. Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu của các nhà khoa học Italia, trong nghiên cứu này người ta trồng loại cà chua hạt nhỏ (cherry tomatoes) được tưới cả nước ngọt lẫn nước pha 12% nước biển.

Kết quả, cà chua được tưới nước pha nước biển có hàm lượng vitamin C, vitamin E, dihydrolipoic acid, chlorogenic acid cao, đây là những chất được xem là nhóm chống ôxy hoá khử (antioxidant) rất tiềm ẩn, giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều loại bệnh nan y như ung thư, lão hoá, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

5. Nhân bản thành công gen có ảnh hưởng đến hình dạng hoa quả

Các chuyên gia ở Viện nghiên cứu và phát triển cây nông nghiệp trực thuộc ĐH Ohio Mỹ (OAD) đã nhân bản thành công một loại gen có khả năng quyết định hình dạng của hoa quả, đặc biệt là quả cà chua, mở ra một hướng đi mới tạo ra các sản phẩm hoa quả theo ý muốn. Loại gen này có tên là SUN và là loại gen thứ 2 được khoa học tìm ra có khả năng làm cho cà chua có dạng dài, giống như ớt.

                      Khắc Nam

Số lần xem trang : 16843
Nhập ngày : 09-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nông nghiệp sạch - Lợi đủ đường: NUÔI HEO AN TOÀN TỪ A - Z(03-05-2012)

  Mulato - giống cỏ số 1 cho chăn nuôi bò sữa (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  VISEN 20SC - THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH VI KHUẨN (Báo NNVN - Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC BẮP HẠI NGÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/4/2011) (22-04-2011)

  ỨNG PHÓ VỚI THỜI ĐẠI HẠN (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  NGUY CƠ TỪ 2 TRIỆU TẤN … PHÂN VỊT (Báo NNVN – Số 75 – Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp? (Báo NNVN - Số 75 - Ngày 15/4/2011) (16-04-2011)

  Thêm một giống ngô lai được bán bản quyền (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  "Sóng thần" rầy nâu đe dọa toàn châu Á - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

  DỊCH BỆNH TẤN CÔNG VỤ TÔM MỚI - Báo NNVN số ra ngày 4/4/2011 (04-04-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007