ThS. ĐỖ THỊ LỢI THÔNG TIN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
1. Lập xong bản đồ gen cây kê
Các chuyên gia ở Bộ nông nghiệp và Viện nghiên cứu di truyền Mỹ vừa lập xong bản đồ gen của cây kê (hay còn gọi là lúa miến), một loại cây lương thực khá phổ biến ở các vùng có khí hậu ấm. Đây là cây lương thực chủ đạo ở Mỹ, chỉ đứng sau cây ngô và cũng là loại cây lương thực đầu vào rất phổ biến cho ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học rất khả thi vì hạt kê có hàm lượng ethanol cao, sử dụng ít hơn tới 1/3 lượng nước khi chế biến, ngoài ra thân cây kê cũng có giá trị rất cao trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học.
Theo các chuyên gia của dự án thì hệ ADN của kê cũng có những nét tương đồng với hệ gen của lúa, nhưng có những vùng lại mang tính lặp lại phức tạp và kích thước cũng có sự khác biệt. Với việc giải mã thành công hệ gen của cây kê đã giúp khoa học hiểu sâu thêm về các loại cây lương thực đầu vào cho ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học, như loại cỏ có tên là switchgrass hay giống mía cho năng suất cao. Cho đến nay kê là loại cây lương thực thứ hai sau lúa được giải mã thành công, với xấp xỉ 730 triệu nucleotides, kê có hệ gen lớn gấp 75% so với hệ gen của cây lúa.
2. Phát hiện hệ miễn dịch đặc biệt của cá hồi
Sau thời gian dài nghiên cứu các chuyên gia ở Viện nghiên cứu dịch tễ hải dương của Nauy đã phát hiện ra hệ miễn dịch rất đặc biệt của cá hồi, nằm trong các tế bào miễn dịch ở mang của loài cá này, nó có khả năng hưởng ứng miễn dịch với vaccine, các tế bào miễn dịch có thể sản xuất ra sắc tố màu nâu. Từ lâu việc nuôi cá hồi thành công phụ thuộc chủ yếu vào việc tiêm phòng vaccine để bảo vệ trước nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh, tuy nhiên mặt trái của việc tiêm phòng vaccine là để lại các phản ứng phụ nghiêm trọng, trong đó có cả việc viêm nhiễm cục bộ ngay tại vị trí tiêm dẫn đến chậm lớn, giảm chất lượng thịt cá, gây biến dạng... vì vậy hiện nay người ta đang nghiên cứu để tìm phương án khác thay thế.
Việc phát hiện ra hệ miễn dịch đặc biệt nói trên của cá hồi sẽ giúp khoa học tìm ra những loại vaccine mới, hạn chế các phản ứng phụ, giúp cá nhanh lớn và đảm bảo chất lượng thực phẩm. Đặc biệt là việc hiểu được các tế bào có chứa các melamine sắc tố hay còn gọi là melanomacrophages, nơi có nhiệm vụ giúp cho cá chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
3. Thận trọng khi cưng chiều vật nuôi
Sau khi làm một cuộc điều tra, các chuyên gia ở ĐH Kansas Mỹ đã phát hiện thấy có tới 84% chủ hộ nuôi chó ở Mỹ coi chó như con cái nên có thói quen cho ngủ chung và ăn cùng, đôi khi còn hôn hít, đây chính là nguyên nhân gây lan truyền các loại bệnh, kể cả khuẩn E-coli. Cụ thể qua nghiên cứu người ta phát hiện thấy có tới 75% các loại bệnh xuất hiện gần đây có nguồn gốc từ vật nuôi. Ví dụ như khuẩn E-coli được tìm thấy trong hệ thống tiêu hoá của cả người lẫn chó, nếu chủ nhân có khuẩn này thì chó của họ cũng mắc bệnh hoặc ngược lại, thậm chí mức kháng khuẩn cũng có những nét giống nhau.
Để có kết luận, nhóm đề tài đã tiến hành phân tích rất nhiều yếu tố, ví dụ như phân tích nước tiểu, phân của người, chó và tìm hiểu về hệ AND. Riêng việc kháng khuẩn khuẩn E-coli ở chó các nhà khoa học vẫn chưa tường hết, nhưng rất có thể có yếu tố lan truyền từ người hay từ thức ăn hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi hay do vệ sinh kém gây ra. Với nghiên cứu trên giới khoa học đã khuyến cáo mọi người nên hạn chế tiếp xúc với động vật cảnh, nhất là tiếp xúc trực tiếp, cho ngủ hoặc cho ăn chung, ngoài ra khi ăn uống cần rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
4. Sẽ khủng hoảng lương thực vào năm 2100
Đó là cảnh báo dựa trên một nghiên cứu đăng tải trên tờ Science Magazine của Mỹ số ra đầu tháng hai vừa qua dựa trên nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia ở ĐH Washington. Theo nghiên cứu này thì do ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu nên sản lượng lương thực sẽ suy giảm mạnh, nhất là ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới vì vậy nếu không có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu thì đến cuối thế kỷ 21 sẽ có trên một nửa dân số thế giới phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực, trong đó các quốc gia nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trong nghiên cứu các nhà khoa học đã sử dụng 23 chế độ khí hậu khác nhau để tính toán và kiểm chứng mức độ dao động cũng như những ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống con người và quá trình canh tác tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Theo nghiên cứu, đến năm 2100 có tới 90% nhiệt độ ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới thay đổi, nhiệt độ sẽ cao hơn rất nhiều so với hiện nay. Khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm giảm năng suất của các loại cây lương thực. Ví dụ ngô giảm 20% và lúa giảm 40% năng suất. Bằng chứng, trong quá khứ tại các quốc gia Tây Âu nhiệt độ trong tháng 7 và 8 năm 2003 đã tăng đột biến, những cơn sóng nhiệt mùa hè đã kéo dài hơn tại Pháp và Italia và hậu quả làm cho sản lượng lúa mì ở các quốc gia này giảm tới 1/3.
Khắc Nam Số lần xem trang : 17031 Nhập ngày : 05-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 09-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) NÊN MỞ TOANG CỬA NHẬP KHẨU TĂCN? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) MÁY GẶT VÀ SUỐT LÚA CỦA NÔNG DÂN ĐBSCL: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG DÀI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TÂY NGUYÊN: KHÔNG XỨNG TIỀM NĂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009) TỶ PHÚ CÁ HỒI (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009) BĂN KHOĂN VÙNG CHÈ LÂM ĐỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 13/3/2009) (13-03-2009) NHÂN GIỐNG THÀNH CÔNG NHIỀU LOẠI THỦY SẢN MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) Bảo tồn và phát triển cây trồng, vật nuôi bản địa gắn với du lịch sinh thái (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) GÀ ĐẺ CẦN ĂN BÍ ĐỎ VÀ UỐNG NƯỚC TRÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) PHÒNG TRỊ BỆNH CÁ BỐNG TƯỢNG (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|