ThS. ĐỖ THỊ LỢI Việt Nam còn là quốc gia nông nghiệp. Trong quá trình hội nhập, chúng ta phải hướng tới sản xuất an toàn để phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, để làm được điều đó không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà cần có sự cải tiến của cả ngành nông nghiệp trong một quá trình có chọn lọc. Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) xung quanh vấn đề này.
Ông có thể đánh giá vài nét về tình hình sản xuất nông nghiệp thời gian qua?
Có thể nói, năm 2008 ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, đầu năm rét đậm, rét hại kéo dài, tiếp đến là thiên tai, lũ lụt xảy ra liên miên,... Bên cạnh đó, thị trường biến động phức tạp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của chúng ta vẫn đạt được những thành tựu đáng tự hào, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng như gạo đạt hơn 3 tỷ USD, càphê 2,2 tỷ USD, cao su 1,6 tỷ USD...
Song, lĩnh vực trồng trọt vẫn còn nhiều hạn chế, bởi nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm thấp, sản xuất gặp nhiều khó khăn bởi đất đai phân tán, trình độ canh tác của người dân lạc hậu, hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung theo đúng khái niệm của nền sản xuất hàng hóa... Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chất lượng nông sản chưa cao, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ít được chú trọng. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường.
Hiện, nhiều quan điểm cho rằng, muốn hội nhập chúng ta phải sản xuất nông nghiệp theo quy trình an toàn. ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đây không chỉ là vấn đề của hội nhập mà đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Muốn xuất khẩu, ta càng phải nâng cao hơn nữa chất lượng nông sản.
Hiện, có những mặt hàng chúng ta xác định mục tiêu đi theo số lượng, từng bước nâng cao chất lượng. Ví dụ, mặt hàng gạo chúng ta không thể làm như Thái Lan, vì Việt Nam có 85 triệu dân nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ có hơn 4 triệu hécta; Thái Lan 65 triệu dân nhưng diện tích đất sản xuất 10 triệu hécta. Đương nhiên, chúng ta phải giải quyết bài toán đi theo hướng số lượng là chính. Mỗi quốc gia đều có một thế mạnh, Thái Lan hướng tới thị trường xuất khẩu chất lượng cao, còn Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường trung bình. So với tình hình thế giới hiện nay, thị trường này đang chiếm số đông và chúng ta hoàn toàn có lợi thế.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm tới chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sẽ có nhiều nông sản chúng ta phải phấn đấu đi theo con đường đó, ví dụ, càphê phải nâng cao chất lượng từ khâu sản xuất đến thu hoạch, phải thu quả chín, không nên “ép” cả chín lẫn xanh khiến chất lượng giảm sút; tuyệt đối không nhập – xuất tạp nham mà phải có chọn lọc.
Xét về mặt nào đó, nông sản Việt Nam vẫn còn những hạn chế về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là nhược điểm phải nhìn rõ để có lộ trình nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó chúng ta phải thay đổi tập quán canh tác, tư duy sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Điều này cần cả một quá trình có chọn lọc chứ không thể ngày một ngày hai là xong.
Ông có thể cho biết những định hướng của Cục Trồng trọt trong thời gian tới là gì?
Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh vừa là hướng đi trước mắt vừa là mục tiêu lâu dài trong việc đưa ngày càng nhiều sản phẩm nông sản tham gia thị trường xuất khẩu.
Để giúp nông dân sản xuất theo hướng an toàn, về mặt kỹ thuật, Cục Trồng trọt đã đưa ra những biện pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn, trong đó có quy trình VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) để có những nông sản chất lượng cao. VietGap đang được áp dụng rộng rãi với rau, quả, lúa, càphê và một số loại cây trồng khác. Hiện, với cây lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (nơi chiếm tới 95% sản lượng lúa gạo xuất khẩu của cả nước), chúng tôi đang triển khai xây dựng mô hình 1.000 hộ nông dân sản xuất lúa theo hướng VietGap.
Trên thực tế, trong vụ đông xuân 2008 – 2009, bà con đã và đang triển khai tốt mô hình này. Chúng tôi cũng có chính sách hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ để thực hiện mô hình. Tiến tới, tất cả các sản phẩm nông sản đều cần làm theo quy trình VietGap, nhưng trước mắt, Cục Trồng trọt sẽ tập trung vào 3 sản phẩm chính: rau, quả, chè. Ngoài hỗ trợ kinh phí, Cục sẽ quảng bá và giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm bằng các giải pháp đồng bộ như xây dựng, quy hoạch vùng sản xuất; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để có sản phẩm hàng hoá chất lượng cao, gắn với nhu cầu của thị trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bài liên quan: Rau sạch, từ ước mơ thành hiện thực
Số lần xem trang : 15292 Nhập ngày : 09-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 09-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn TỔNG ĐÀI NÔNG NGHIỆP ĐẦU TIÊN CỦA NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 02/01/2009) (02-01-2009) GIÀN PHUN THUỐC DIỆT RẦY NÂU "MADE IN HAI THUẬN" (Báo KTNT - Số ra ngày 29/12/2008) (30-12-2008) LÀM GIÀU NHỜ CÀ PHÊ GHÉP (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008) BỆNH VIÊM MÀNG PHỔI Ở BÒ (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008) "VUA XƯƠNG RỒNG" (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008) "KHỦNG HOẢNG THỪA" RAU Ở HÀ NỘI: THÊM MỘT BÀI HỌC VỀ DỰ BÁO, QUY HOẠCH (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008) XUẤT KHẨU GẠO CHẠM NGƯỠNG 4,5 TRIỆU TẤN (Báo KTNT - Số ra ngày 24/12/2008) (24-12-2008) KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG GHẸ XANH (Báo KTNT - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008) BÙNG NỔ XU HƯỚNG THUÊ ĐẤT CỦA NƯỚC NGOÀI (Báo KTNT - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008) CAY MẮT VÌ TIÊU (Báo KTNT - Số ra ngày 22/12/2008)(22-12-2008) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|