Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 663
Toàn hệ thống 2463
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Theo TS. Võ Văn Sự - Trưởng Bộ môn Động vật quý hiếm và ĐDSH - Viện Chăn nuôi, định hướng chung của việc nuôi lợn rừng là: trang trại, bán hoang dã, hữu cơ, quản lý theo công nghiệp và bảo vệ môi trường xanh, sạch.

 

 

TS Sự kể với tôi những chuyện cười ra nước mắt khi nhiều người chăn nuôi ngộ nhận lợn rừng cái gì cũng ăn nên cho ăn rất ít, toàn rau xanh khiến lợn còi cọc, thiếu chất hoặc ngược lại cho ăn thái quá chất tinh bột khiến lợn béo phì. Cho rằng lợn sống ở rừng thì chẳng cần lo chuyện bẩn sạch nên để chuồng trại rất bẩn. Rồi đủ thứ ngộ nhận khác như không cần lo phòng tránh bệnh vì lợn rừng rất khoẻ…

Về cách thức nuôi nhốt có thể chia làm 3 dạng gồm: Dạng 1: chuồng đơn giản, ra vào tự do kết hợp với vườn chăn thả lớn, như trang trại của Cty Khánh Gia, trại Xương Giang (Bắc Giang). Dạng 2: Chuồng đơn giản kết hợp với sân chơi bé. Có thể thấy hệ thống này tại trại ông Bảy Dũng (Bình Phước), ông Đông (Phú Yên), ông Nguyên (Nha Trang). Dạng 3: Nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng xi măng như thể lợn địa phương. Yêu cầu chung về khu chăn nuôi lợn rừng phải rộng rãi, thoáng mát, không ẩm ướt, tốt nhất nên là sườn đồi có nhiều cây xanh, bóng mát và xung quanh nên được rào cẩn thận bằng gạch hoặc lưới sắt B40 (cao khoảng 1,5m). Khu chăn nuôi phải được chia thành từng ô nhỏ để nuôi các đối tượng khác nhau như: lợn chửa, lợn đẻ, lợn con, lợn hậu bị, và lợn đực cần được nhốt riêng để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn.

Khu chăn nuôi cần được thiết kế liên hoàn, có đường liên thông nối các ô để tiện việc di chuyển lợn. Cụ thể trong mỗi khu chăn nuôi nên có chuồng với diện tích đủ rộng, ít nhất là 2m2/con, xung quanh phải thoáng mát, không ẩm ướt, ấm về mùa đông, nền chuồng phải cao hơn mặt đất khoảng 30 cm. Nền chuồng có thể làm bằng xi măng để dễ quét dọn, vệ sinh chuồng trại, đồng thời bổ sung rơm rạ cho lợn ủ ấm vào mùa đông. Chuồng nên có cửa để có thể nhốt lợn khi thời tiết quá khắc nghiệt. Sân chơi phải được để diện tích rộng nhất có thể, ít nhất là 5m2/con. Ở sân chơi có chỗ cho lợn ăn, đằm tắm. Hệ thống tắm có thể làm bằng vòi phun nước trực tiếp hoặc xây bể nhỏ. Thả tự do, trừ trường hợp đặc biệt phải nhốt.

Về phân nhóm nuôi nhốt, tại các trang trại miền Bắc, theo hướng dẫn của Bộ môn, lợn được phân thành nhóm theo sinh lý, sinh trưởng như thể lợn công nghiệp để nuôi dưỡng phù hợp. Ở phía Nam một vài trại nhỏ cũng làm như thế nhưng nhiều trại lớn lại nuôi kiểu bầy cả bố, mẹ, con cái vào một chỗ. Họ cho rằng đó là “tự nhiên”. Nuôi thế dễ bị hiện tượng lợn lớn ăn tranh khẩu phần lợn nhỏ, khẩu phần không phù hợp với từng loại, rất khó theo dõi để chọn lọc, lấy giống cá thể vượt trội và đặc biệt lợn con dễ bị con lớn cắn chết. Về theo dõi năng suất, chọn lọc trong 25 trang trại, chủ hộ nuôi chỉ có 8 trại có đeo tai, theo dõi lý lịch. Như vậy việc phối giống tránh đồng huyết, chọn lọc nâng cao năng suất sẽ khó khăn. Lợn rừng nói chung do không được chọn lọc nên năng suất khá dao động, như số con đẻ ra chẳng hạn từ 2-9 con.

Một vấn đề rất quan trọng mà người nuôi lợn rừng lưu ý là thức ăn. Lợn rừng ăn rất tạp nhưng không phải cái gì chúng cũng ăn và cái gì ăn cũng giúp chúng đầy đủ dưỡng chất và tăng trọng. Chủ yếu dùng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, lợn được cho ăn tự do 2 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Khẩu phần ăn cho từng đối lượng lợn sẽ khác nhau: Lợn đực giống: 3.000 kcal/kg; lợn nái sinh sản: 2.800 - 2.900 kcal/kg; lợn nái nuôi con: 3.000 kcal/kg. Cần đặc biệt lưu ý đối với lợn nái nuôi con luôn luôn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh cũng như thức ăn tinh để có đủ sữa nuôi con. Trong trường hợp thức ăn thô xanh không đảm bảo chất lượng và số lượng, chúng ta có thể bổ sung cám, thậm chí là cám tổng hợp cho lợn. Đối với lợn con cai sữa: cần cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, và cho ăn tăng dần theo tuổi. Đối với lợn đực: dùng để phối giống cần được cho ăn bồi dưỡng thêm như lợn nuôi bình thường. Đối với các loại khác như lợn thịt, hậu bị... cần tăng cường cho ăn rau xanh, củ quả các loại, thậm chí các cây thuốc để tăng chất lượng thịt, hướng tới lợn thịt rừng “hương thảo”. Lợn rừng tận dụng rất tốt nguồn cây củ quả và rất tạp ăn – đó là yếu tố để giảm giá thành.

Công tác thú y phải lấy phòng bệnh là chính, nên cách ly khỏi đàn vật nuôi khác, khu dân cư và các phương tiện có thể mang bệnh. Trong điều kiện nuôi nhốt lợn rừng thường mắc bệnh tiêu chảy, nếu vậy cần xem lại chế độ ăn, điều chỉnh cho hợp lý. Với các bệnh khác, chỉ cần điều trị bình thường. Không nên nuôi chung với các vật nuôi khác để tránh bệnh tật. Việc phối giống theo phương pháp tự nhiên. Lợn đực cần được nuôi nhốt riêng, thời điểm cần phối giống thì dẫn lợn cái vào chuồng và sau khi phối giống thành công thì đưa lợn cái ra. Tất cả lợn phải được đánh số tai như lợn công nghiệp. Theo dõi, ghi chép sổ sách đầy đủ cho từng cá thể. Có thể quản lý đàn bằng phần mềm Vietpig để thuận tiện cho việc chọn lọc và tránh cận huyết giữa các đàn. Công tác chọn lọc, cần chọn lọc kỹ nhằm hướng tới tăng số lượng con, chọn lọc để đảm bảo các đặc điểm thích nghi của lợn rừng.

            Dương Đình Tường

Số lần xem trang : 16952
Nhập ngày : 12-02-2009
Điều chỉnh lần cuối : 13-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  THOÁI HOÁ GIỐNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (13-05-2009)

  NUÔI CÁ BÓP, LỢI NHUẬN CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (13-05-2009)

  ĐƯA TRANG TRẠI VÀO ... THÀNH PHỐ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (13-05-2009)

  KỸ THUẬT TRỒNG LÚA CẠN CHO NĂNG SUẤT CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 12/5/2009) (12-05-2009)

  QUY TRÌNH KHAI THÁC GIỐNG TÔM HÙM (Báo NNVN - Số ra ngày 12/5/2009) (12-05-2009)

  LÀNG NUÔI HEO RỪNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  GIỐNG LÚA ĐB5 (Báo NNVN - Số ra ngày 11/5/2009) (11-05-2009)

  MIỀN BẮC: 80.000 HA LÚA ĐX NHIỄM RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 8/5/2009) (08-05-2009)

  ĐẮC ƯU 11 - GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY TRIỂN VỌNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/5/2009) (08-05-2009)

  NUÔI KỲ NHÔNG KHÔNG CẦN CÁT (Báo NNVN - Số ra ngày 8/5/2009) (08-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007